intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi ôn thi môn Lý luận và pháp luật về quyền con người

Chia sẻ: Huyền Huyền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

1.170
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tổng hợp các câu hỏi ôn thi môn Lý luận và pháp luật về quyền con người với từng chủ đề cụ thể: Lý luận, khái quát về quyền con người; các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người;... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi ôn thi môn Lý luận và pháp luật về quyền con người

  1. CÂU HỎI ÔN THI Môn “Lý luận và pháp luật về quyền con người” CHỦ ĐỀ 1: LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 1. Vì sao nghiên cứu, giảng dạy về quyền con người cần tiếp cận đa ngành, liên ngành? 2. Phân tích khái niệm “quyền con người”. Phân biệt với “quyền công dân”. 3. Phân tích các tính chất (nguyên tắc) của quyền con người. 4. Trình bày và phân tích nội dung những “thế hệ quyền con người”. 5. Phân tích những yêu cầu đặc thù trong việc bảo đảm thực hiện hai nhóm quyền dân sự, chính trị và nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. 6. Phân tích nội hàm của nghĩa vụ quốc gia về quyền con người. Nêu ví dụ minh họa. 7. Tạm dừng (tạm đình chỉ) thực hiện quyền là gì? Nêu và phân tích những yêu cầu với các quốc gia trong việc tạm dừng thực hiện một số quyền con người. 8. Giới hạn áp dụng quyền là gì? Nêu và phân tích điều kiện và những yêu cầu với các quốc gia trong việc giới hạn áp dụng một số quyền con người. 9. Liệt kê những chủ thể của quyền và chủ thể có trách nhiệm thực hiện quyền con người. Vì sao các nhà nước là những thủ phạm chính của những vi phạm quyền con người đồng thời là những chủ thể chính có nghĩa vụ bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người? CHỦ ĐỀ 2: CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 10. Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế về quyền con người và pháp luật quốc gia. 11. “Bộ luật quốc tế về quyền con người” là gì? Vì sao nó được coi là “xương sống” của luật quốc tế về quyền con người? 12. Thế nào là luật tập quán quốc tế về quyền con người? Vì sao Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 được xem là luật tập quán quốc tế về quyền con người?
  2. 13. Nêu tên 9 công ước được coi là “các văn kiện quốc tế cốt lõi về nhân quyền”. 14. Liệt kê và phân loại những quyền và tự do cơ bản được nêu trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966). 15. Nêu nội dung cơ bản của quyền sống theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966). 16. Nêu nội dung cơ bản của quyền được xét xử công bằng theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966). 17. Nêu nội dung cơ bản của quyền tự do quan điểm và biểu đạt theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966). 18. Nêu nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý đất nước theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966). 19. Liệt kê và phân loại những quyền và tự do cơ bản được nêu trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966). 20. Nêu nội dung cơ bản của quyền lao động theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966). 21. Nêu nội dung cơ bản của quyền có mức sống thích đáng theo Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966). 22. Nêu nội dung cơ bản của quyền về sức khỏe theo Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966). 23. Nêu nội dung cơ bản của quyền về giáo dục theo Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966). 24. Phân tích khái niệm “sự phân biệt đối xử với phụ nữ” trong CEDAW. 25. Phân tích nội hàm và ý nghĩa của các biện pháp đặc biệt tạm thời quy định trong Điều 4 của CEDAW. 26. Phân tích các nguyên tắc của Công ước về quyền trẻ em (CRC). 27. Phân tích khái niệm “người khuyết tật” và “sự phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật” theo Công ước về quyền của người khuyết tật (CRPD).
  3. 28. Phân tích các nguyên tắc của Công ước về quyền của người khuyết tật (Điều 3, CRPD). 29. Phân tích nội hàm của khái niệm “tra tấn” theo quy định của Công ước chống tra tấn (CAT). CHỦ ĐỀ 3: CÁC CƠ CHẾ BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI 30. Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa hai nhóm cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của Liên hợp quốc (cơ chế dựa trên Hiến chương và cơ chế dựa trên công ước). 31. Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc có cơ cấu như thế nào? Có những thẩm quyền gì? 32. Phân tích những nội dung cơ bản của Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể (UPR) về quyền con người của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. 33. Các chủ thể theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (chuyên gia độc lập, báo cáo viên đặc biệt…) có những thẩm quyền gì? 34. Nêu tên các ủy ban giám sát công ước của Liên Hợp quốc. 35. Các ủy ban giám sát công ước của Liên Hợp quốc có những thẩm quyền gì? CHỦ ĐỀ 4: CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 36. Việt Nam đã gia nhập những công ước quốc tế về quyền con người nào? 37. Quyền tự do biểu đạt hiện được quy định trong những văn bản pháp luật nào của Việt Nam? Nêu một số điểm chưa tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan. 38. Quyền tự do lập hội, hội họp hiện được quy định trong những văn bản pháp luật nào của Việt Nam? Nêu một số điểm chưa tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan. 39. Quyền tham gia quản lý đất nước hiện được quy định trong những văn bản pháp luật nào của Việt Nam? Nêu một số điểm chưa tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
  4. 40. Phân tích một số quy định trong chính sách, pháp luật Việt Nam chưa tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến các quyền kinh tế (lao động, việc làm, công đoàn, mức sống bảo đảm). 41. Phân tích một số quy định trong chính sách, pháp luật Việt Nam chưa tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến các quyền xã hội và văn hóa. 42. Quyền trẻ em hiện được quy định trong những văn bản pháp luật nào của Việt Nam? Nhận xét khái quát về việc thực thi quyền trẻ em trong thực tế. 43. Việt Nam đã thực hiện việc báo cáo định kỳ theo các công ước nhân quyền quốc tế và theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền như thế nào? 44. Việt Nam đã đón tiếp những chủ thể có thẩm quyền theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (chuyên gia độc lập, báo cáo viên đặc biệt…) nào? BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 1. Bình luận về nhận định cho rằng “Việc quốc gia A phê phán thực trạng nhân quyền tại quốc gia B là đã can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia B”. 2. Bình luận về nhận định cho rằng “Quyền con người có tính đặc thù, bên cạnh tính phổ quát.” 3. Bình luận về quy định tại Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp Việt Nam (2013): “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. này. 4. Bình luận về quy định tại Khoản 1 Điều 15 Hiến pháp Việt Nam (2013): “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”. 5. Bình luận về quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Xuất bản (2012): “Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản: a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ
  5. chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.” 6. Bình luận về quy định tại Điều 96 của Luật Giáo dục (2005): “Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục. Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh liên trường và ở các cấp hành chính.” 7. Bình luận về nhận định: “Quyền im lặng khác với quyền bào chữa. Quyền im lặng không phải quyền con người.” 8. Bình luận về nhận định cho rằng “Khi nhà nước chưa ban hành Luật Biểu tình, mọi cuộc biểu tình đều là bất hợp pháp.” 9. Một hành phố ở Tân Cương, Trung Quốc, là nơi có nhiều người Hồi giáo sinh sống, đã ra một quy định cấm các hành khách sau lên xe buýt: những người đeo mạng che mặt, khăn trùm đầu, mặc quần áo rộng thùng thình (bộ quần áo dài của người Hồi giáo có tên gọi jilbab) và những người để râu dài. Quy định này sẽ áp dụng trong vòng 2 tháng, nhằm giúp tăng cường an ninh, cho tới ngày tổ chức xong một sự kiện thể thao quốc tế tại thành phố. Bình luận về biện pháp đó dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế. 10. Một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng đã không có chuyện diệt chủng xảy ở châu Âu ra vào thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II. Tuy nhiên, một số quốc gia (như Pháp, Đức, Bỉ…) lại quy định việc phủ nhận, chối bỏ diệt chủng trong lịch sử (Holocaust denial) là một tội phạm trong luật hình sự quốc gia. Một số nhà nghiên cứu lịch sử (như David Irving) đã bị kết án tù vì vi phạm các quy định này. Bình luận về những quy định đó dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế. 11. Cơ quan an ninh của một quốc gia đã được phép dùng các biện pháp tra tấn với nghi can khủng bố với lý do là để lấy lời khai, qua đó ngăn chặn các vụ khủng bố gây thiệt hại tính mạng cho nhiều người. Bình luận về biện pháp đó dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế. 12. Công ty X treo bảng tuyển dụng lao động trước cổng công ty. Bảng này có dòng chữ “Không tuyển phụ nữ đang mang thai, không tuyển người có hộ khẩu tỉnh M và tỉnh N”. Bình luận về nội dung của bảng này.
  6. 13. Một công dân Việt Nam cho rằng quyền tự do ngôn luận của mình bị xâm phạm và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước nhưng không được bảo vệ. Công dân này có thể gửi đơn khiếu nại đến Ủy ban Nhân quyền (HRC) Liên Hợp quốc yêu cầu xem xét vụ việc của mình không? 14. Một công dân Việt Nam cho rằng quyền tự do ngôn luận của mình bị xâm phạm và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước nhưng không được bảo vệ. Công dân này có thể gửi đơn khiếu nại đến Báo cáo viên đặc biệt về tự do biểu đạt của Liên Hợp quốc yêu cầu xem xét vụ việc của mình không? 15. Một công dân Việt Nam cho rằng quyền tự do lập hội của mình bị xâm phạm và đã sử dụng hết các cơ chế khiếu nại, khiếu kiện ở trong nước nhưng không được bảo vệ. Công dân này có thể gửi đơn khiếu nại đến Báo cáo viên đặc biệt về tự do hội họp hòa bình và lập hội của Liên Hợp quốc yêu cầu xem xét vụ việc của mình không? 16. Việc cha mẹ dùng roi để đánh, răn dạy con có vi phạm quyền trẻ em hay không? 17. Vào tháng 7/2013, do mất điện và cẩu thả, y tá của tại Bệnh viện đa khoa huyện H, tỉnh Q đã tiêm nhầm thuốc cho 3 trẻ sơ sinh, khiến các em này tử vong. Quyền nào của các em đã bị xâm phạm? Ai là chủ thể vi phạm quyền? 18. Theo số liệu “Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: nghiên cứu của Việt Nam” do Bộ Giáo dục - Đào tạo và UNICEF phối hợp thực hiện, công bố vào tháng 9/2014, có hơn 80% trẻ em khuyết tật không được đi học (chưa từng đi học hoặc thôi học). Nhà nước cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này? 19. Một số xe bus tại Thành phố T ấn định 3 vị trí thuận lợi nhất dành cho người khuyết tật. Điều này có vi phạm nguyên tắc bình đẳng không? 20. Quốc gia A ấn định trong luật rằng sẽ dành tối thiểu 20% số ghế đại biểu quốc hội cho phụ nữ. Điều này có vi phạm nguyên tắc bình đẳng không?
  7. 21. Do bị đánh đập trong giai đoạn điều tra, ông X đã liều thú nhận rằng mình là thủ phạm giết người. Tòa án đã xét xử và kết án ông hình phạt tù chung thân. Tuy nhiên, sau 10 năm, các cơ quan tố tụng phát hiện tình tiết mới, và đã kết luận rằng ông X vô tội, ông đã ngồi tù oan. Những quyền nào của ông X đã bị xâm phạm? Các cơ quan nhà nước liên quan đã không thực thi đúng các nghĩa vụ nào theo luật nhân quyền? Có những thủ tục nào để khôi phục quyền lợi cho ông X? 22. Một số hộ dân tại xã D, quận H, do bị thu hồi đất với giá đền bù quá thấp, đã đi khiếu nại ở nhiều cấp chính quyền trong nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Quyền nào của họ đã bị vi phạm? Nhà nước có những nghĩa vụ gì liên quan đến những trường hợp như vậy? 23. Nhận xét về cơ chế bảo vệ quyền con người tại Việt Nam hiện nay. Việt Nam đã có “cơ quan nhân quyền quốc gia” chưa? 24. Sau khi bố mất vì HIV/AIDS, cháu M đang học lớp mẫu giáo đã không muốn đi học nữa vì đến lớp không có bạn nào muốn nói chuyện với mình. Giáo viên phụ trách lớp đã đề nghị với chị L (mẹ của cháu M) là cho cháu nghỉ học để tránh việc bị các bạn trong lớp xa lánh và bố mẹ của các học sinh khác đều cấm con mình chơi với cháu M. Đến năm học mới, chị L cho cháu M đi học lớp 1 thì giáo viên phụ trách lớp yêu cầu chị L xuất trình giấy xét nghiệm HIV của cháu. Chị L đành phải làm theo yêu cầu này. Mặc dù nhà trường biết rõ kết quả xét nghiệm của M là âm tính, nhưng không thể làm cho các học sinh khác hết xa lánh M. Cháu M đã bị vi phạm những quyền nào? Các chủ thể nào có trách nhiệm và những thủ tục cần thiết để bảo vệ quyền của M là gì? 25. Theo đơn tố giác của quần chúng, Công an Quận B đã tiến hành kiểm tra nhà hàng T.T và phát hiện ra một người phụ nữ có dấu hiệu tâm thần đang làm việc tại đây. Quá trình xác minh cho thấy người phụ nữ đó tên là NTX, 23 tuổi, đã mắc bệnh tâm thần từ 2 năm trước. Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó, hàng ngày từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối chị vẫn phải làm mọi công việc do chủ nhà hàng sai khiến, mà không được hưởng bất kỳ một khoản tiền công nào. Ngoài việc thường xuyên phải ăn thức ăn thừa của khách và gia đình chủ, chị X còn bị chủ nhà hàng đánh đập một cách tùy tiện và dã man, thậm chí có lúc còn hắt nước sôi lên người chị. Chị X đã bị vi phạm những quyền nào? Các chủ thể có trách nhiệm và những thủ tục cần thiết để bảo vệ quyền của chị X là gì?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2