intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÂU KỶ, Wolfberry và Goji berry

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

237
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong tập Đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của Trái cây, chùng tôi có trình bày vài chi tiết về cây Thù lù hay Lồng đèn (Physalis spp trong họ thực vật Solanaceae ; trong họ này còn có một cây berry khác, tuy đã được dùng từ lâu trong Dược học cổ truyền Trung Hoa để trị bệnh, nhưng đang được quảng cáo như một loại trái cây mới, 'thần kỳ' 'siêu bổ' có nhiều dược tính trị liệu.. (theo kiểu như nưóc noni, nước lựu, nứớc măng cụt..!) ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÂU KỶ, Wolfberry và Goji berry

  1. CÂU KỶ, Wolfberry và Goji berry Trong tập Đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của Trái cây, chùng tôi có trình bày vài chi tiết về cây Thù lù hay Lồng đèn (Physalis spp trong họ thực vật Solanaceae ; trong họ này còn có một cây berry khác, tuy đã được dùng từ lâu trong Dược học cổ truyền Trung Hoa để trị bệnh, nhưng đang được quảng cáo như một loại trái cây mới, 'thần kỳ' 'siêu bổ' có nhiều dược tính trị liệu.. (theo kiểu như nưóc noni, nước lựu, nứớc măng cụt..!) Từ đầu thế kỷ 21 một số khá nhiều trái cây nhiệt đới đã được đưa vào các thị trường Âu Mỹ dưới dạng trái phơi khô hay thông dụng hơn là nước cốt, pha chế sẵn thành các loại nước giải khát, kèm theo những quảng cáo, tuy không được chứng minh bằng khoa học, là giúp chữa trị hay phòng ngừa nhiều bệnh nan y kể cả ung thư.. Câu kỷ là một trong số các trái cây đang được khai thác theo kiểu 'tiếp thị' này dưới các tên như Tibetan goji berry, Himalayan goji berry
  2. Các tên gọi : Tên khoa học : Lycium barbarum và Lycium chinense thuộc họ thực vật Solanacea. Tên Trung Hoa và Hán việt : Quả : Câu kỷ tử (Gou-qi-zi; Kou-ch'i tzu) Vỏ rễ : Địa cốt bì (Di-gu pi, Ti-ku-pi) Tên Anh-Mỹ và các nơi khác : Chinese matrimony vine (L.chinense)., Goji berry, Mede berry, Duke of Argyll's tea tree (L. barbarum), boxthorn, wolfberry..; Pháp : lyciet. Nhật : kuko, quả là kuko no mi hay kuko no kajitsu ; Triều tiên : gujija ; Thái lan : gào gèe. Tên dược liệu : Fructus Lycii (dùng chung cho quả của cả 2 loài Lycium), Cortex Lycìi, vỏ rễ của cả 2 loài. Chi Lycium, thuộc họ thực vật Solanacea (họ Cà) gồm khoảng 100 loài cây mọc thành bụi nơi khí hậu nóng ấm, rất phong phú trong vùng Tây Hoa Kỳ và Nam Mỹ. Tại Arizona có đến 10 trong số 14 loài của Bắc Mỹ. Châu Âu có 3 loài, Trung Hoa có ít nhất là 6 loài. Chi này tại Việt Nam, theo Võ văn Chi, có 2 loài và dùng trong dân gian dưới tên Rau khởi.
  3. Tên chi Lycium được giải thích là phát xuất từ tiếng Hy lạp lykion, một tên trước đây dùng để gọi những loài cây gai buckthorn từ vùng Lycia và nhà Thực vật học Linnaeus đã chuyển tên này sang cho nhóm cây mà ngày nay gọi là lycium. Đặc tính thực vật : Lycium chinensis : Cây đã được Phillip Miller mô tả và đặt tên từ 1768 trong tập sách Dictionary of Gardening. L. chinensis thường mọc tại các ven suới nơi vùng núi hay ven các sông nhỏ dọc ven đường, đến cao độ chừng 7500 ft. Cây rất thông dụng tại vùng Đông Á kể cả vùng Đông Trung Hoa, Nhật và Triều tiên. Cây đã được 'địa phương hóa' tại cả Âu châu lẫn Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ cây mọc trong các vùng đất bỏ hoang, bên ven đường từ Nam Massachu setts xuống đến Virginia và Louisiana, tại vùng phía Tây cho đến Oklahoma và lên phía Bắc đến Michigan. Cây được du nhập vào các nước Á châu như Malaisia, Indonesia, Việt Nam (hiện được trồng nhiều nhất tại Thanh Hóa) Lycium chinensis, thuộc loại cây trung bình, dai, cao đến 1.5m, cành cong và ngả xuống, có thể dài đến 4m, vỏ cành mầu vàng xậm có thể có gai. Lá mọc so le hay từng nhóm 4-5 lá, cuống dài 2-5 mm, phiến lá hình trái
  4. soan hay hình ngọn giáo, dài 2-6 cm, màu xanh xậm, bóng. Hoa mọc đơn độc hay từng nhóm 3-4 hoa nơi nách lá, hoa có 5 thùy, màu đỏ tía, thùy dài gần bằng ống hoa. Quả loại quả mọng màu đò xậm hay đỏ cam, hình trứng lớn chừng 2 cm trong chứa nhiều hạt hình quả thận. Cây cho quả vào các tháng từ 6 đến 9. Lycium barbarum : Lycium barbarum còn được gọi là Ninh hạ câu kỷ hay Trung ninh câu kỷ. Cây mọc tại những vùng có cao độ 2000 đến 3000 m, nơi đất cát, khô hay vùng rừng sát ven suối, thường nơi vùng đất lạnh ở Hà Bắc, Nội Mông, Sơn tây, Thanh hải, Tân cương vả được trồng rất nhiều tại Ninh hạ. Câu k ỷ trồng và sản xuất tại Cam túc được gọi riêng là Cam câu kỷ. Cây được trồng tại một số vùng hoang dại tại phía Đông Hoa Kỳ.. Lycium barbarum nhỏ hơn L.chinensis, mọc thành bụi rụng lá thường niên, cành mảnh, cong và dài đến 3.2 m. Lá hình mũi giáo dài 2-4 cm rộng 2-5 mm. Hoa màu hồng nhạt. Quả màu hồng hay da cam lớn 1-2 cm. Vài loài Lycium khác :
  5. - Tại Trung Hoa còn có một số loài Lycium được dùng làm dược liệu như Lycium turcomanium và L. potaninii được dùng tại Tân cương, Tây giang.. - Tại Việt Nam, Lycium ruthenicum gọi là Câu kỷ quả đen. Cây có thể cao đến 2m, cành có gai dài, lá mọc tụ 4-5 cái ở một mấu, phiến lá hẹp, quả màu đen. Lá dùng nấu canh gọi là Rau khởi. Cây ra hoa quanh năm và hiện được trồng tại Đà lạt, Hà nội Việc trồng và khai thác Câu kỷ trên thế giới : Từ đầu thế kỷ 21, Câu kỷ đã được khai thác rộng rãi trên thế giới nhất là tại Trung Hoa sau khi được quảng bá như một loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất và chất chống oxy-hóa. Các quảng cáo 'thổi phồng quá mức' đã đưa câu kỷ thành món hàng 'thần diệu'.. Tại Trung Hoa : Phần lớn câu kỷ khai thác trên thị trường thương mãi được trồng trong các Vùng Tự trị Ninh Hạ và Tân cương. Tại hạt Trung ninh (Ninh Hạ), các đồn điền trồng câu kỷ rộng trung bình từ 100-1000 acres, riêng trong năm 2005 khoảng trên 10 triệu mẫu đã được trồng câu kỷ. Theo số liệu của chính phủ Trung Hoa thì tổng sản lượng quả câu kỷ năm 2001 lên đến 33 triệu kg và trong năm 2004, Trung Hoa đã bán sang Hoa Kỳ
  6. lượng câu kỷ khô trị giá khoảng 12 triệu USD. Việc nhập cảng câu kỷ từ Trung Hoa cũng đã gây một số vấn đề liên quan đến phẩm chất của sản phẩm: Cơ quan FDA đã tịch thu và phá hủy một số thành phẩm câu kỷ còn nhiều chất diệt côn trùng (như fenvalerate, cypermethrin và acetamiprid), chất diệt nấm (triadi menol, isoprothiolane) cao hơn mức cho phép. Tại Anh quốc: Công tước Archibald Campbell, vị công tước thứ 3 của Argyll (1682-1761) đã đưa câu kỷ về trồng tại Anh vào năm 1730, cây do đó được đặt tên là Duke of Argyll's Tea tree. Hiện nay cây vẫn được trồng làm cây hàng rào, nhất là tại các vùng ven biển, quả màu đỏ là thức ăn rất được chim chóc ưa thích. Câu kỷ đã được thuần hóa, dùng làm một loại cây cảnh và cây thực phẩm tại Anh từ trên 300 năm. Cơ quan FSA=UK Food Standard Agency, từ 2007, xếp câu kỷ vào loại trái cây ăn được và được phép bán tại các chợ.. - Thành phần hóa học : Quả chứa : - Các carotenoids (0.03-0.5% trong quả khô) gồm phần chính là zeaxanthin dưới dạng zeaxanthin dipalmitate ( hàm lượng thay đổi từ 2.4
  7. đến 82.4 mg/ 100 gram quả khô); lycopene là phần sắc tố tạo màu đỏ cho lycium; beta carotene. (7mg/100g quả khô).. - Các polysaccharides có phân tử lượng cao, các glycerogacto lipids Hợp chất có dạng như amino-acid : Betaine (Betaine là một dạng choline bị oxy-hóa, dạng này sẽ chuyển trở lại thành choline nơi gan). Hợp chất loại sterol như betasitosterol, daucosterol.. - Flavonoids (0.15%) gồm cả rutin, chlorogenic acid. Tinh dầu bốc hơi gồm 2 chất chính là các sesquiterpene cype rone và solavetivone. Methyl linoleate chiếm khoảng 18% Vỏ rễ chứa : Các amides loại glycopyranoside và phenolic, một alkaloid được đặt tên là kukoamin và một dipeptid đặt là lyciumamid. Hạt chứa nhiều hợp chất loại sterol như dimethylsterol, cyclo artanol, các chất dẫn xuất từ lanosterol.. Lá chứa nhiều flavonoids (21mg/ g lá) trong đó phần lớn là rutin (16.3 mg/ g lá). Ngoài ra cũng có betaine, các hợp chất lycinum-withanolid A và B, tinh dầu trong đó có hydroxy-de hydro-beta-ionol.
  8. Thành phần dinh dưỡng của Quả : 100 gram quả Câu kỷ khô chứa (quả tươi chỉ được bán ngay tại các nơi địa phương trồng và thu hoạch tại chỗ) - Calories 370 - Chất đạm 12 g - Chất béo 3-4 g - Carbohydrates 68 g - Calcium 112 mg - Potassium 1132 mg - Sắt 9 mg - Kẽm 2 mg - Selenium 50 microgram - Thiamine 0.08 mg - Riboflavine (B2) 0.13 mg
  9. thay đổi nhiều tùy cách chế biến từ 29-148 mg - Vitamin C Theo A.Y Leung, quả chứa 8-10 % acid amin trong đó khoảng 50% ở dạng tự do gồm aspastic acid 1.2%, prolin 0.65%, glutamic acid 0.63 %, alanin 0.37%, arginin 0.19%, serin 0.14% và 9 acid amin khác Câu kỷ trong Dược học Trung Hoa : Dược học cổ truyền : Dược học cổ truyền Trung Hoa dùng quả và vỏ rễ Câu kỷ để làm dược liệu. Vị thuốc Địa cốt bì đã được ghi chép trong Thần nông Bản thảo kinh, và được xem là một vị thuốc thượng đẳng; còn vị Câu kỷ tử thì được Đào Hoằng Cảnh ghi trong Danh Y Biệt lục ( năm 500 Tây lịch) và sau đó được Lý thời Trân ghi và bàn luận nhiều hơn trong Bản thảo Cương mục. Đa số các sách thuốc cổ của dược học cổ truyền Trung Hoa như Cảnh nhạc Toàn thư (Trương giới Tân), Thang dịch bản thảo (Vương Hiếu cổ), Bản thảo cầu chân (Hoàng chung Tú)... đều lập lại các đặc tính của Câu kỷ dựa theo Đào Hoằng Cảnh.
  10. Quả câu kỷ hay Câu kỷ tử được xem là có vị ngọt, tính bình, tác động vào các kinh mạch thuộc Can và Thận với các tác dụng 'minh mục', 'dưỡng can', 'bổ thận', ích tinh, nhuận phế.. Vỏ rễ hay Địa cốt bì có vị ngọt, tính hàn tác động vào các kinh mạch thuộc Phế, Can và Thận với các tác dụng 'lương huyết, thanh phế và giáng hỏa'.. Các sách như Kinh nghiệm phương, Thánh huệ phương, Nhiếp sinh phương.. đều ghi chép nhiều thang thuốc có vị câu kỷ tử.. Theo Đ ào Hoằng Cảnh thì Câu kỷ tử là một vị thuốc : 'Ly gia thiên lý nhân vật phục' với ý nghĩa là khi đi xa nhà hằng nghìn dặm thì không nên dùng.. vì Câu kỷ tử có tác dụng bổ..thận rất mạnh. Lý sỉ Tài thì cho rằng : 'Câu kỷ tử là một vị thuốc cốt yếu của thận kinh vì nó bổ thận ích tinh'. Hoàng nguyên Ngự bàn luận kỹ hơn trong tập Ngọc Thụ dược (đời Thanh) : 'Câu kỷ vị đắng mà hơi ngọt, tính hàn, có thể tác động vào kinh túc thiếu âm Thận và kinh túc thiếu âm Can' 'có tính cách bổ Âm, tráng Thủy..tư nhuận cho Thận và Can..' Cũng trong Đông Y 'cổ' Câu kỷ tử thường được dùng phối hợp với những vị thuốc khác như Sinh địa, Thục địa, Ngũ vị tử, Sơn dược.. trong các
  11. thang thuốc bổ, vả phối hợp với Cúc hoa khi muốn trị bệnh về mắt, làm sáng mắt.. Dược học Trung Hoa 'mới' : Quả được sử dụng trong các thang thuốc trị chóng mặt và choáng váng, ù tai, mắt kém, ho, đau lưng, yếu thận, bất lực, nhức đầu, thoát tinh và tiểu đường.. Vỏ rễ dùng trong các thang trị sốt nhẹ kéo dài do ho lao, trị ho và suyển do phổi bị 'nóng', tiểu đường, ói ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu, huyết áp cao.. Quả của cả hai loài Lycìum chinensis và L. barbarum đều được gọi chung là Câu kỷ tử = guo-qi-zi đã được dùng từ lâu để làm thuốc bổ toàn diện, được cho là có khả năng nuôi dưỡng 'tinh khí'.và giúp sáng mắt. Theo Trung Quốc Dược học Đại từ điển : Câu kỷ tại Cam châu có màu đỏ, thịt dẻo, it hột là loại tốt nhất Dùng hạt Câu kỷ cam châu nấu chín, giã nát trộn với men gạo hay lấy hạt trộn với Sinh địa hoàng chế thành rượu hay Câu kỷ tửu. Dùng hạt trộn
  12. gạo nấu cháo hay Câu kỷ từ chúc có tác dụng bổ tinh huyết, ích thận khí, trị thiếu huyết, thận suy. Mầm cây hay Câu kỷ miêu có vị đắng tính hàn có tác dụng giải trừ ưu phiền, ích chí, khu phong, minh mục, tiêu nhiệt độc, tán sang thủy.. Lá và đọt non của lá hay Câu kỷ hành diệp có vị đắng, tính hàn có thể nấu với thịt dê, ăn bổ có tác dụng trừ phong, sáng mắt. Có thể uống thay trà với công dụng chỉ khát, giải trừ nóng nẩy, bổ sinh dục.. Một công thức thuốc bổ toàn diện giúp cải thiện màu da và tăng cường sinh lực được pha chế bằng cách ngâm 60 gram quả khô trong 1 lít rượu vodka trong 1 tuần, luợc và uống mỗi ngày một chung nhỏ. Quả bị bầm dập có thể ngâm nước ấm và dùng nước này để rửa mắt khi mắt bị đỏ, ngứa do 'nóng'. Trong mùa hè, người đau yếu nên dùng trà dược pha chế bằng câu kỷ tử và ngũ vị tử ngâm nước ấm trong 3 ngày.. Trong Chế dược thư Trung Hoa 1985, chỉ có quả của L. barbarum được ghi là vị thuốc chính thức. Một số các nghiên cứu khoa học và lâm sàng tại Trung Hoa đã được thực hiện để chứng minh hoạt tính trị liệu của quả câu tử. Các nghiên cứu này được công bố trên các tạp chí như Sổ tay lâm sàng Trung dược; Trung Dược học : Trung Quốc Trung dược Tạp chí = Zhongguo Zhong Yao Za Zhi... (Xin đọc phần nghiên cứu khoa học)
  13. Trong Tân Trung Tạp chí Số 2-1987, bài Kỷ từ trị vô sinh nam giới, các tác giả ghi lại :Thử nghiệm dùng Câu kỷ tử để tri vô sinh nơi nam giới do rối loạn về tinh trùng. 42 bệnh nhân được điều trị bằng cho nhai mỗi tối 15 gram câu kỷ tử, liên tục trong 1 tháng, sau khi tinh dịch trở lại bình thường, dùng thêm 1 tháng nữa, trong thời gian điều trị cần kiêng phòng dục. Kết quả là 23 trường hợp hồi phục tinh trùng trở về các trị số bình thường sau 1 tháng, 10 trường hợp sau 2 tháng, 6 trường hợp không kết quả vì không có tinh trùng..Theo dõi sau đó 2 năm ghi nhận 3 trường hợp sinh con.. Vỏ rễ của cả 2 loài Lycium đều được ghi là những vị thuốc chính thức trong Chế dược thư dưới tên Địa cốt bì= di-gu-pi . Địa cốt bì được dùng phần chính là để làm giảm nóng sốt, hạ huyết áp và để cầm máu. Nước sắc từ vỏ rễ và lá đã được dùng làm phương thuốc dân gian để trị sốt rét , uống trước khi lên cơn sốt từ 2-3 giờ. Môt cách để trị ói ra màu và tiểu ra máu là uống nước sắc từ vỏ rễ và quả..và nước sắc cũng dùng để xúc miệng khi bị đau răng. Các nghiên cứu khoa học về Câu kỷ : Đa số các nghiên cứu về Câu kỷ được thực hiện tại Trung Hoa.
  14. Các nghiên cứu về Polysaccharides của Câu kỷ : Polysaccharides trong quả Câu kỷ là những chuỗi dài các phân tử 'đường' có trọng lượng phân tử khá cao (mỗi chuỗi gồm đến hàng trăm phân tử). Quả câu kỷ khô chứa từ 5-8 % polysaccharides. Các nghiên cứu sâu rộng hơn ghi nhận các polysaccharides chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có cấu trúc và phân tử lượng hơi khác nhau và tuy được gọi chung là polysaccharides, nhưng chất thật sự có hoạt tính điều hoà hệ Miễn nhiễm là một hợp chất loại polysaccharides-peptide và dây amino-acid giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo cấu trúc của polysaccharide. Ngoài ra cũng rất khó để xác định các tác dụng lâm sàng của các polysaccharides vì việc hấp thu các polysaccha rides sau khi uống vào cơ thể rất giới hạn, ước lượng chỉ khoảng dưới 10% được hấp thu và có thể chỉ 1 %. Đa số các nghiên cứu khoa học về polysaccharides được thực hiện trên các tế bào đã cô lập hay chich các thành phần đã được tinh khiết hóa vào thú vật thử nghiệm., đưa đến những kết quả có thể có hay không xẩy ra khi d ùng thành phẩm bằng cách uống ! Trong một thử nghiệm, các bệnh nhân ung thư đã được điều trị bằng một hỗn hợp IL-2 và các tế bào sát thủ lymphokines có thêm các polysaccharides của Câu kỷ (được quảng bá là có thể kích khởi cơ thể sinh
  15. ra thêm các chất trên), bệnh nhân được cho uống liều 1.7 mg/kg polysaccharides, tương ứng chừng 100 mg cho một người nặng 60 kg, và kết quả là tác dụng không khác gì hơn là không dùng polysaccharides (China Journal of Oncology Số 16-1994). Các polysaccharides trích từ Câu kỷ, cũng giống như các chất trích từ Nấm và một số cây cỏ khác như Astragalus có thể có một số hoạt tính hữu ích như kích thích sự hoạt động của hệ miễn nhiễm, giúp giảm bớt kác khó chịu nơi bao tử, và bảo vệ cơ thễ chống lại các hư hại thần kinh (hoạt tính này đang được nghiên cứu khá nhiều tại ĐH HongKong dựa trên các thử nghiệm nơi các thế bào thần kinh đả được cô lập, nhẳm mục đích chữa trị bệnh Alzheimer's) (International Journal of Molecular Medicine Số 20- 2007) Theo Zhou Jinhuang trong Recent Advances in Chinese Herbal Drugs thì polysaccharides trích từ Câu kỷ có khả năng cải thiện các đáp ứng miển nhiễm của cơ thể : một nghiên cứu nơi thú vật trong phòng thí nghiệm, dùng liều 5-10 mg/ kg polyssaccharides từ quả câu kỷ, mỗi ngày liên tục trong1 tuần đã làm tăng các hoạt động của những tế bào loại T-cells, T-cells độc bào (cytotoxic) và các tế bào sát thủ tự nhiên; các nghiên cứu khác ghi nhận cơ chế hoạt động này phần lơn là qua sự kich khởi IL-2. Cac hoạt tinh khác ,
  16. cũng trong phòng thí nghiệm, ghi nhận câu kỷ có một số đáp ứng IgE như gây giảm số lượng các kháng thể liên hệ đến các phản ứng loại dị ứng, có lẽ qua các cơ chế tạo tế bào T-cells loại CD8 và điều hợp các cytokines . Thử nghiệm trên chuột 'già' ghi nhận polysaccharides từ quả câu kỷ có khả năng chống lại các tác hại của một số tiến trình oxy hóa như peroxy hóa các lipid nội sinh (định giá bằng superoxide dismutase=SOD, catalase (CAT), gluthione peroxidase (GSH-Px) Hoạt tính chống oxyhóa của polysaccharides trong Câu kỷ có thể so sánh với hoạt tính của Vitamine C, và khi thêm Vitamin C vào các thử nghiệm điều trị bằng polysaccharides trích từ câu kỷ, kết quả kháng oxy-hóa 'in vitro' gia tăng rõ rệt (PubMed 17224253) Hoạt tính của Betaine trong Câu kỷ : Betaine là một chất tương tự như acid amin, liên hệ vơi dưỡng chất choline. Khi thêm betaine vào thực phẩm nuôi gà, betaine giúp gia tăng sự tăng trưởng của gà và tăng việc sản xuất trứng, và betaine hiện đang được sử dụng trong công nghiệp nuôi gà. Trong những năm gần đây, betaine được thêm vào thành phần của một số 'thực phẩm chức năng' để giúp tăng 'khối lượng' bắp thịt. Số lượng dùng mỗi ngày có thể lên đến cả gram. Betaine đã được ghi nhận là có thể bảo vệ gan chống lại tác động gây hại của các hóa
  17. chất độc (khi thử nghiệm trên thú vật), các nghiên cứu dược lý học khác cũng cho thấy betaine có hoạt tính chống co giật, làm dịu đau và giãn mạch. Betaine đã được dùng để trợ giúp trị liệu các trường hợp bệnh gan kinh niên, như gan nhiễm mỡ không do rượu. Hàm lượng betaine trong quả câu tử khoảng 1 %, do đó muốn có lượng betaine cần thiết để giúp điều trị cần phải dùng đến lượng câu kỷ khá cao : 20-30 gram (Zhou Jinhuang : Chinese Materia Medica : Chemistry, Pharmacology and Applications) Hoạt tính của các carotenoids trong Câu kỷ : Quả câu kỷ khô chứa khoảng 0.03 đến 0.5 % carotenoids trong đó phần lớn là zeaxanthin, dưới dạng zeaxanthin dipalmitate (còn gọi là physalien hay physalin). Zeaxanthin chiếm từ 1/3 đến 1/2 tổng số lượng carotenoids có trong câu kỷ. Zeaxanthin là một sắc tố màu vàng (một chất đồng phân với lutein và là chất chuyển hóa của beta-caroten). Khi được đưa vào cơ thể, zeaxanthin tập trung tại các mô mỡ, nhất là nơi điểm vàng (macula) tại võng mạc của mắt và theo quan niệm y học thì nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ zeaxanthin thì có thể ngừa được sự thoái hóa của các tế bào nơi macula. Zeaxanthin thường được phối hợp với Lutein (một carotenoid khác, có nhiều trong hoa Cúc) để giúp 'bổ dưỡng' mắt, ngừa suy thoái thị
  18. giác nơi người cao niên. Liều hữu dụng của 2 sắc tố khi dùng chung là khoảng 10 mg. Sắc tố tạo màu đỏ trong quả Câu kỷ chưa được nghiên cứu rỏ ràng, và được cho là phát xuất từ Lycopene (sắc tố tạo màu đỏ cho cà chua và ớt). Sắc tố này được tạm gọi là renieratene. (Plant Foods for Human Nutrition Số 60-2006) (Tác dụng dược lý của Câu kỷ được trình bày khá chi tiết trong Cây thuốc và Động vật lảm Thuốc ở Việt Nam (Viện Dược liệu VN) Tập 1, các trang 364-365) Các thử nghiệm điều trị về Vỏ rễ Câu kỷ : Vỏ rễ Câu kỷ được dùng trong dân gian tại Trung Hoa để trị đau răng. Một thử nghiệm dùng nước chiết từ 30 gram vỏ rễ trong 500 ml nước, sắc đến khi còn lại 50 ml, lọc và đắp trực tiếp nước lọc vào nơi nướu răng bị sưng, thử nghiệm trên 11 bệnh nhân, tất cả đều bớt đau, tác dụng giảm đau xuất hiện sau khi đắp khoảng 1 phút. Vỏ rễ hiện cũng đang được thử nghiệm về các hoạt tính hạ huyết áp, hạ sốt, kháng sinh và hạ đường trong máu :
  19. Nước chiết của vỏ rễ có thể làm hạ huyết áp do ở tác động làm giãn mạch máu ngoại biên. Trong một thử nghiệm trên 36 bệnh nhân dùng nước sắc từ 60 gram vỏ rễ tươi hay 30 gram vỏ rễ khô, uống mỗi ngày 2 lần trong 30 ngày đưa đến kết quả là 20 người có tác dụng rõ rệt, 5 người khả quan hơn và 11 người không đáp ứng, tuy nhiên tất cả đều cảm thấy khỏe khoắn hơn. Nước sắc vỏ rễ có hoạt tính ức chế cá vi khuẩn gây bệnh đ ường ruột như B. typhi, B. paratyphi, Shigella shigae, và ức chế được siêu vi gây cúm. Khi thử trên thỏ, nước sắc vỏ rễ cho uống với liều 8g/kg có hoạt tính làm hạ đường trong máu khoảng 14 %, hoạt tính xuất hiện sau khi d ùng thuốc khoảng 4-5 giờ. Thử nghiệm trên thỏ, nước trích cô đặc khi cho uống làm giảm cholesterol rõ rệt, nhưng không tác động trên triglycerides. Các phương thức sử dụng khác : Lá câu kỷ cũng được dùng trong dược học cổ truyền Trung Hoa, nhât là các đọt non, ăn thay rau và có thể phơi khô dùng như nước trà để tăng cường sinh lực. Tại Ấn độ, là tươi của L.barbarum được cho là độc khi dùng nuôi trâu bò, lạc đà. Tại Hoa Kỳ đã có những trường hợp bị lở đường tiêu hóa nơi trừu, bò ăn lá L. barbarum.
  20. Quả được dùng chưng cất rượu Câu kỷ tửu = Gouji jìu, có thể pha trộn thêm rượu nho. Một công ty Trung Hoa đã đưa ra thị trường loại bia câu kỷ và Công ty New Belgium Brewery đã thêm Câu kỷ vào bia Springboard ale để tạo thêm hương vị. Ngoài ra, củng tại Trung Hoa còn có một loại càphê tan liền có chứa trích tinh câu kỷ. Khi dùng trong ẩ m thực, quả câu kỷ khô thường được nấu chín. Quả khô được thêm vào cháo, canh. Canh bổ thường nấu từ thịt gà, heo gồm thêm các vị như hoài sơn, đương quy, đảng sâm, câu kỷ và rễ cam thảo.. Những vấn đề cần chú ý về các sản phẩm từ Câu kỷ : Hiện nay trên thị trường' Thực phẩm chức năng' có một số sản phẩm chế biến từ Câu kỷ được bán trên thị trường với những quảng cáo về các tàc dụng không được chứng minh bằng các nghiên cứu jhoa học thực sự có giá trị. Quả Câu kỷ khô được bán dưới tên Tibetan goji berry (để người tiêu dùng tin là quả đến từ Tây tạng ?) và thành phẩm được quảng cáo mạnh nhất là Himalayan Goji juice : đây là một 'sáng chế' của Earl Mindell, tác giả của tập sách bán rất chạy 'Vitamin Bible'. Ông biết đến Câu kỷ vào năm 1995 qua lời giới thiệu của một thầy thuốc Bắc, và đã đưa món nước uống này ra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2