intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm của ổ lăn (vòng bi, bạc đạn)

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

730
lượt xem
124
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ổ lăn (ball/roller bearing) - gồm 4 bộ phận chính: vòng ngoài, vòng trong, con lăn và vòng cách - con lăn có các dạng sau: bi (ball), đũa trụ (cyclindrical roller), đũa côn (taper roller), đũa hình trống đối xứng hoặc không đối xứng (spherical roller), đũa kim (needle roller).Phân loại: + theo hình dạng con lăn: ổ bi, ổ đũa + theo khả năng chịu lực: ổ đỡ, ổ chặn, ổ đỡ chặn. + theo s dãy con lăn: m t dãy, hai ố ộ dãy....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm của ổ lăn (vòng bi, bạc đạn)

  1. Cấu tạo, phân loại và ưu nhược điểm của ổ lăn (vòng bi, bạc đạn) Ổ lăn (ball/roller bearing) - gồm 4 bộ phận chính: vòng ngoài, vòng trong, con lăn và vòng cách Cấu tạo ổ lăn: - con lăn có các dạng sau: bi (ball), đũa trụ (cyclindrical roller), đũa côn (taper roller), đũa hình trống đối xứng hoặc không đối xứng (spherical roller), đũa kim (needle roller). - Phân loại: + theo hình dạng con lăn: ổ bi, ổ đũa + theo khả năng chịu lực: ổ đỡ, ổ chặn, ổ đỡ chặn.
  2. + theo số dãy con lăn: một dãy, hai dãy. + theo đường kính ngoài: đặc biệt nhẹ, rất nhẹ, trung bình, nặng, … + theo cỡ chiều rộng: ổ hẹp, bình thường, rộng, rất rộng, … - Một số ổ lăn thường dùng: - Vỏ ổ lăn (bearing house)
  3. - Vỏ tự lựa thường dùng và một số ứng dụng - Ưu điểm của ổ lăn: + Ma sát nhỏ (ổ bi:f=0,00012~0,0015, ổ đũa: f=0,002~0,006) + Chăm sóc và bôi trơn đơn giản + Kích thước chiều rộng nhỏ + Mức độ tiêu chuẩn hóa cao, giá thành rẻ. - Nhược điểm: + Kích thước hướng kính lớn + Lắp ghép tương đối khó khăn + Làm việc có nhiều tiếng ồn, khả năng giảm chấn kém nguồn http://xalooto.com
  4. Ổ đỡ chặn: có 2 loại là đỡ chặn 1 dãy ( bi cầu ) và đỡ chặn 2 dãy. Đối với ổ đỡ chặn 1 dãy chia làm 2 loại cơ bản - loại thiết kế cơ bản lắp trong những ứng dụng chỉ dùng một ổ đỡ chặn tại mỗi vị trí lắp. - loại lắp cặp bất kỳ, được lắp theo thứ tự ngẫu nhiên nhưng phải kế cận nhau, có khả năng đạt 1 khe hở bên trong hoặc có 1 dự ứng lực hay phân bố tải trọng cho trước mà không cần sử dụng các miếng can... - Lắp cặp được sử dụng khi khả năng chịu tải của ổ bi đơn lẻ không đủ ( bố trí lắp theo kiểu cùng chiều - Tandem arrangerment, đường tải trọng trong cách lắp này theo phương song song với nhau, tải hướng kính và dọc trục được chia đều cho 2 ổ bi, kiểu lắp này thích hợp khi tải trọng dọc trục tác động theo 1 hướng và khi có tải trọng dọc trục theo hướng ngược lại hay chịu tải tổng hợp thì nên sử dụng thêm ổ thứ 3 được chỉnh kết hợp với bộ cùng chiều ). Khi chịu tải kết hợp hay có lực dọc trục theo 2 hướng thì lắp cặp theo các kiểu lưng đối lưng ( back to back arrangerment ) hoặc mặt đối mặt ( face to face arrangerment ). + lắp cặp theo kiểu lưng đối lưng thì đường tải trọng hướng ra ngoài trục ổ bi. kiểu lắp này thích hợp khi chịu tải dọc trục tác động theo 2 hướng, nhưng mỗi hướng chỉ có 1 ổ bi chịu tải, vững về kết cấu và phù hợp trong các ứng dụng có moment uốn. + Lắp cặp theo kiểu mặt đối mặt, đường tải trọng hướng vào trục ổ bi, cũng thích hợp khi chịu tải dọc trục theo 2 hướng nhưng mỗi hướng chỉ có 1 ổ bị chịu tải, kết cấu này không vững như kiểu lắp lưng đối lưng, kém phù hợp trong các ứng dụng chịu moment uốn. - ổ bi đỡ chặn 2 dãy có thiết kế tương đương với 2 ổ bi đỡ chặn 1 dãy ghép lại nhưng có bề dày nhỏ hơn. Phù hợp với các ứng dụng chịu tải trọng dọc trục và hướng kính theo cả 2 chiều. Thích hợp trong các cơ cấu yêu cầu độ cứng vững cao và có khả năng chịu moment uốn. * Ký hiệu ổ bi 6309 bạn đưa ra đó thường là ổ bi đỡ một dãy cầu ( đường kính vòng trong 45mm ) ( học đại học mà theo giáo trình thường theo ký hiệu của nga hoặc liên xô cũ nhưng kiến thức cung cấp quá quá ít ỏi.. ) các ký hiệu theo sau như: đối với ổ bi SKF + Z: nắp chặn bằng thép dập lắp ở 1 bên ổ + 2Z: nắp chặn bằng thép dập lắp ở 2 bên ổ + RS1/ RSH: Phớt tiếp xúc bằng cao su lắp ở 1 bên ổ + 2RS1/ 2RSH: Phớt tiếp xúc bằng cao su lắp ở 2 bên ổ ( thông thường ra mua hàng thường hỏi: ổ bi trống hay có nắp, nắp sắt hay nắp su chính là mấy cái ký hiệu trên. ). Còn ký hiệu vòng cách ( hay gọi là rá ) thì khác, nó cũng có nhiều loại: vòng cách bằng thép, bằng đồng thau....... hai hình vẽ dưới là hai loại ổ đỡ chặn 1 dãy và 2 dãy:3 Kiến thức mình có vậy, nhờ các bạn chỉ thêm và có thể cung cấp thêm nhiều thông tin khác nữa!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2