intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn 2013

Chia sẻ: Junlee Tuannguyen | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

152
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn, tài liệu tham khảo dành cho các bạn học sinh và giáo viên hướng dẫn các bạn ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp đến

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Văn 2013

  1. I. Phần chung dành cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài. * Văn học Việt Nam - Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX - Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng - Tây Tiến – Quang Dũng - Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu - Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo - Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường - Vợ nhặt (trích) – Kim Lân - Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài - Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành - Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi - Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ * Văn học nước ngoài - Thuốc – Lỗ Tấn - Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp - Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê. Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ). - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý. - Nghị luận về một hiện tượng đời sống. II. Phần riêng (5,0 điểm) Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) - Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng - Tây Tiến – Quang Dũng - Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu - Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo - Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường - Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài - Vợ nhặt – Kim Lân - Rừng xà nu (trích) – Nguyễn Trung Thành - Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi - Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm). - Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh - Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc – Phạm Văn Đồng - Tây Tiến – Quang Dũng - Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên - Việt Bắc (trích) – Tố Hữu - Tố Hữu - Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm - Sóng – Xuân Quỳnh - Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo - Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân - Nguyễn Tuân - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ - Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài - Vợ nhặt – Kim Lân - Những đứa con trong gia đình (trích) – Nguyễn Thi
  2. - Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành - Một người Hà Nội (trích) – Nguyễn Khải - Chiếc thuyền ngoài xa (trích) – Nguyễn Minh Châu Bên cạnh Cau truc de thi tot nghiep mon Van 2013 , chúng tôi gửi đến bạn đọc Cách phân tích và làm bài môn Văn hiệu quả : * Phần mở bài bao giờ cũng phải giới thiệu chung về tác giả, nội dung sáng tác, phong cách nghệ thuật, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tác phẩm. Nếu có phần mở bài riêng thì phần này sẽ được đẩy xuống phần đầu tiên của thân bài. (Ví dụ: giới thiệu về bài thơ Sóng: Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của Xuân Quỳnh là tiếng nói của tâm hồn người phụ nữ đầy trắc ẩn và luôn da diết với hạnh phúc đời thường/ Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967 tại biển Diêm Điền, bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh hồn hậu, tự nhiên, đằm thắm, chân thành/ Sóng là lời tự bạch chân thành, tha thiết và sâu sắc của trái tim người con gái đang yêu, khi yêu trạng thái tâm lý của người con gái có bao nhiêu biểu hiện thì soi vào bài thơ Sóng ta thấy có bấy nhiêu biểu hiện: từ trạng thái đối cực đến nỗi nhớ mong chờ đợi và khát vọng vươn tới một tình yêu vĩnh hằng) * Phần thân bài chú ý phân tích theo đặc điểm thể loại. Về văn xuôi 1. Phải làm nổi bật được đặc điểm của nhân vật trên các phương diện: ngoại hình, tính cách, tâm trạng, số phận. (Ngoại hình của nhân vật người đàn bà và người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa, của nhân vật Chiến – những đứa con trong gia đình - ngoại hình bao giờ cũng góp phần thể hiện tính cách, số phận và thành phần xuất thân của nhân vật. Về tính cách, Tnú: dũng cảm gan dạ, kiên cường, bất khuất, yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, người đàn bà: cam chịu nhẫn nhục, giàu lòng vị tha và đức hi sinh, thấu hiểu sâu sắc lẽ đời. Về tâm trạng – thường đi theo trục thời gian - tâm trạng của nhân vật Tràng: khi ở trên phố, khi nhặt vợ, khi đưa về nhà và sau khi đưa vợ về nhà; tâm trạng của nhân vật thị: trước khi là vợ nhặt, khi là vợ nhặt, sau khi là vợ nhặt; diễn biến tâm trạng của Mỵ trong đêm tình mùa xuân và khi cứu A Phủ. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bao giờ cũng chú ý làm rõ tính cách số phận của nhân vật. Về số phận, kết thúc tác phẩm nhân vật có kết cục như thế nào. Sống trong bạo hành dã man của người chồng, hay một tương lai tươi sáng hé mở cho vợ chồng anh Tràng với hình ảnh đoàn người đói với lá cờ đỏ đi phá kho thóc của Nhật. - Sau khi phân tích phải đánh giá về nhân vật: đại diện cho tầng lớp nào, thể hiện ý đồ gì của tác giả và giá trị gì của tư tưởng của tác phẩm. Dù phân tích ở mức độ nào, một đoạn văn, một nhân vật hay một chi tiết nghệ thuật, khi phân tích xong đều phải đúc kết được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. 2. Những biểu hiện của giá trị hiện thực và nhân đạo - Nói lên nỗi khổ đau của con người: bị bóc lột về vật chất, bị chà đạp về tinh thần, bị tước đoạt sự sống, hạnh phúc… - Tố cáo giai cấp thống trị và xã hội thối nát – nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ bất hạnh của con người. - Ngợi ca vẻ đẹp của con người: vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp về tài năng, nhân cách. - Thái độ cảm thông của nhà văn đối với nỗi bất hạnh của nhân vật. - Đề cao khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người, hướng nhân vật đến một tương lai tươi sáng. 3. Bên cạnh giá tri nội dung tư tưởng của tác phẩm, cần phải phân tích những phương tiện nghệ thuật để biểu đạt nội dung đó: - Tình huống truyện (tình huống éo le độc đáo trong Vợ nhặt, tình huống nhận thức và phát hiện trong Chiếc thuyền ngoài xa, tình huống lựa chọn có tính chất bi kịch trong Chữ người tử tù, tình huống dữ dội đột ngột bất ngờ trong Rừng xà nu) . - Cách xây dựng nhân vật: miêu tả ngoại hình, tính cách, phân tích diễn biến tâm lý (ngoại hình cao lớn, lam lũ của người đàn bà, ngoại hình dữ tợn của người đàn ông - Chiếc thuyền ngoài xa; ngoại hình khật khưỡng của Tràng trong mỗi chiều hôm chạng vạng, ngoại hình lọng khọng của bà cụ Tứ - Vợ nhặt; diễn biến tâm lý của Mỵ trong đêm tình mùa xuân và khi cứu A Phủ, diễn biến tâm lý của bà cụ Tứ khi Tràng dẫn vợ về nhà). - Ngôn ngữ tác phẩm: mang dấu ấn vùng miền nào, có đặc điểm gì, ngôn ngữ đó góp phần như thế nào trong việc làm nên giọng văn của tác giả (ngôn ngữ mang đậm sắc thái miền núi - Rừng xà nu; ngôn ngữ đậm sắc thái Nam bộ - Những đứa con trong gia đình; đậm sắc thái Bắc bộ - Vợ nhặt). - Bút pháp được sử dụng chủ yếu trong thiên truyện: sử thi, lãng mạn, miêu tả, hiện thực, trào phúng, đối lập (sử thi, lãng mạng - Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình - hiện thực lãng mạn - Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ - hiện thực trào phúng - Hạnh phúc của một tang gia - vừa hiện thực lãng mạn lại vừa tương phản đối lập - Vợ nhặt). - Giọng kể: theo ngôi thứ mấy - thứ nhất hay thứ ba – lạnh lùng hay cảm xúc khách quan hay theo cảm xúc chủ quan, theo trình tự thời gian hay là đảo ngược – quá khứ, hiện tại , quá khứ gần quá khứ xa – mỗi ngôi kể sẽ có một tác dụng riêng tạo nên sự sinh động của câu chuyện (“Chiếc thuyền ngoài xa ” kể theo ngôi thứ ba , nhưng cũng có những lúc tác giả để cho nhân vật kể chuyện mình theo ngôi thứ nhất; “Vợ nhặt”, “Vợ chồng A Phủ” theo ngôi thứ ba , “Rừng xà nu ” ngôi kể là một nhân vật trong truyện – cụ Mết ). Về thơ Chú ý khai thác những yếu tố nghệ thuật thường được sử dụng trong thơ: 1. Thể loại thơ ( “Sóng” thể thơ năm chữ ngắt nhịp đa dạng có tác dụng diễn tả một cách sâu sắc sự chuyển hóa đa dạng, phong phú của những con sóng, ” Đất nước” thể thơ tự do không bị gò bó về mặt câu chữ tuôn theo mạch cảm xúc, “Đàn ghi ta” thể thơ tự do những câu thơ dài ngắn khác nhau chữ cái đầu dòng không viết hoa sự đổi mới cách tân về nghệ thuật của Thanh Thảo, “Việt Bắc” thể thơ lục bát đậm tính dân tộc, phù hợp với giọng điệu trữ tình thương mến góp phần gợi lên sự da diết trong buổi chia ly. ”Đất nước” thể thơ tự do không bị gò bó về câu chữ vần điệu thể hiện sự phóng túng trong cảm xúc). 2 . Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, phép đối, từ láy, từ trường nghĩa… 3. Ngắt nhịp, phối thanh, gieo vần, hình ảnh (Dốc lên/khúc khuỷu /dốc/ thăm thẳm Nhịp thơ từ 3/4 gãy thành 2//2/1/2, câu thơ có tới 5/7 thanh trắc, hai cặp từ láy có tác dụng diễn tả: những cái dốc như dựng đứng trước mặt, lên đến tận trời cao, hơi thở nặng nhọc dồn dập của người leo núi, những con đường khúc khuỷu cheo leo…) 4. Hình tượng thơ (Hình tượng sóng, hình tượng đàn ghita của Lorca, hình tượng Lorca, hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến, hình tượng đất nước…)
  3. 5. Sau khi phân tích xong phải chú ý nêu lên cảm xúc, cái tôi trữ tình của nhà thơ qua bài thơ, đoạn thơ (Sự ngưỡng mộ tài năng và thương tiếc cho số phận nghiệt ngã của Lorca – Đàn ghita của Lorca – cái tôi mãnh liệt sôi nổi nhưng cũng rất giàu nữ tính của tâm hồn của người phụ nữ hồn hậu và khao khát hạnh phúc – “Sóng” của Xuân Quỳnh) Các bước làm một bài văn nghị luận xã hội 1. Về tư tưởng đạo lý : - Giới thiệu vấn đề - Giải thích khái niệm - Bàn luận: lý do – biểu hiện – ý nghĩa - Thái độ đối lập - Nâng cao đánh giá - Bài học nhận thức và hành động 2. Về một hiện tượng xã hội - Giới thiệu vấn đề - Giải thích khái niệm - Phân tích thực trạng – hậu quả - Tìm nguyên nhân - Biện pháp khắc phục - Bài học nhận thức và hành động cho bản thân + Khi làm bài các em có thể thay đổi thứ tự các bước, nhưng không nên bỏ bất cứ bước nào. 3. Về dẫn chứng - Trong bài văn nghị luận dẫn chứng rất quan trọng, dẫn chứng hay, xác đáng cũng giống như nụ cười làm sáng bừng khuôn mặt. Dẫn chứng phải tiêu biểu, cụ thể, chính xác, toàn diện, vừa đủ. Trong bài văn nghị luận xã hội nên hạn chế lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học. - Dẫn chứng cần có độ khái quát chỉ chắt lọc những điều cơ bản nhất, tránh tình trạng sa vào kể lại dẫn chứng. Một yếu tố khác cũng quan trọng là chữ viết phải rõ ràng, cẩn thận sẽ giúp người đọc có thiện cảm hơn với bài viết của mình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2