intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: ViRyucha2711 ViRyucha2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

37
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày kết quả đã xác định được cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam sẽ nhằm cung cấp số liệu cơ bản về đa dạng sinh học cá, từ đó góp phần vào việc quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở HỆ THỐNG<br /> SUỐI, HỒ THỦY LỢI THUỘC HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH<br /> QUẢNG NAM<br /> Vũ Thị Phương Anh<br /> 1<br /> Lê Thị Thu Hà2<br /> Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013 và thu<br /> mẫu bổ sung năm 2016 tại 7 điểm: Suối Tiên - Xã Quế Hiệp, Suối Lớn - Xã Quế Long,<br /> Suối Nước Mát - Xã Quế Long, Suối Lồ Lồ - Xã Quế Phong, Suối Một Mua - Xã Quế<br /> Phong, Hồ An Long - Xã Quế Phong, Hồ Giang - Xã Quế Long thuộc huyện Quế Sơn.<br /> Kết quả đã xác định được cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi ở<br /> huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam khá phong phú gồm 75 loài với 50 giống, nằm trong<br /> 17 họ, thuộc 7 bộ khác nhau. Ưu thế họ thuộc về bộ cá Vược (Perciformes) với 6 họ<br /> chiếm 35,29% trong tổng số họ. Bộ có nhiều giống nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes)<br /> với 25 giống (chiếm 50,00%). Đa dạng về loài thuộc về bộ cá Chép (Cyprinformes) có<br /> 41 loài chiếm 54,67% trong tổng số loài.<br /> 1. Mở đầu<br /> Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của<br /> huyện 251,17 km2, nằm cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố<br /> Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Đây là huyện có nhiều khe suối và hồ thủy lợi. trong<br /> thời gian qua việc đánh bắt ngày càng gia tăng đặc biệt với hình thức đánh bắt nguồn<br /> lợi cá bằng các phương tiện tận diệt như xung điện, mìn,... và sự phát triển của du lịch<br /> tại khu vực đã làm suy giảm đáng kể nguồn lợi thuỷ sản ở hệ thống suối cũng như ở<br /> hồ thủy lợi. Tuy nhiên có thể thấy, công tác quản lý của các cấp chính quyền và tình<br /> trạng nuôi trồng, khai thác nguồn lợi thủy sản của người dân ở các khe suối và hồ thủy<br /> lợi còn chưa được quan tâm và nhiều bất cập. Điều này đã gây nên tình trạng ô nhiễm<br /> môi trường, suy giảm nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài cá. Chính vì vậy, việc<br /> nghiên cứu thành phần loài cá và đề xuất những giải pháp phát triển bền vững nguồn<br /> lợi là rất cần thiết. Bài báo này sẽ cung cấp số liệu cơ bản về đa dạng sinh học cá, từ<br /> đó góp phần vào việc quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở đây.<br /> 2. Nội dung<br /> 2.1 . Địa điểm thu mẫu và phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2013 và thu mẫu bổ<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> . TS. Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Quảng Nam<br /> . ThS. Trường PTTH Quế Sơn<br /> <br /> VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà<br /> <br /> sung năm 2016 tại 7 điểm: Suối Tiên - Xã Quế Hiệp, Suối Lớn - Xã Quế Long, Suối<br /> Nước Mát - Xã Quế Long, Suối Lồ Lồ - Xã Quế Phong, Suối Một Mua - Xã Quế<br /> Phong, Hồ An Long - Xã Quế Phong, Hồ Giang - Xã Quế Long thuộc huyện Quế Sơn.<br /> Mẫu cá được thu trực tiếp tại các điểm nghiên cứu bằng cách theo ngư dân đánh<br /> bắt, thu mẫu cá của người dân và các chợ quanh khu vực nghiên cứu. Phân loại cá bằng<br /> phương pháp so sánh hình thái, chủ yếu dựa vào các khóa định loại của Mai Đình Yên<br /> (1978, 1992) [8,9], Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005) [4,5], Kottelat (2001) [6], ...Mỗi<br /> loài cá được nêu tên khoa học và tên Việt Nam. Trình tự các bộ, họ, giống, loài được<br /> sắp xếp theo hệ thống phân loại của FAO (1998, 1999, 2001) [3], Eschermeyer (2005)<br /> [2].<br /> 2.2 . Kết quả nghiên cứu<br /> 2.2.1 . Cấu trúc thành phần loài<br /> Qua nghiên cứu đã xác định được danh lục thành phần loài cá ở khe suối, hồ<br /> thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gồm 75 loài, với 50 giống, nằm trong 17<br /> họ, thuộc 7 bộ khác nhau. Danh lục thành phần loài được cá được sắp xếp theo hệ<br /> thống phân loại của Eschemeyer (2005).<br /> Bảng 1. Cấu trúc thành phần loài cá ở khe suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn<br /> Số lượng<br /> TT<br /> <br /> Họ<br /> <br /> Tên Bộ cá<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Giống<br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Loài<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> Tỷ lệ<br /> (%)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Osteoglossiformes<br /> <br /> 1<br /> <br /> 5,88<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,00<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1 , 33<br /> <br /> 2<br /> <br /> Anguillrormes<br /> <br /> 1<br /> <br /> 5,88<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,00<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2 , 67<br /> <br /> 3<br /> <br /> Cyprinformes<br /> <br /> 3<br /> <br /> 17,65<br /> <br /> 25<br /> <br /> 50,00<br /> <br /> 41<br /> <br /> 54 , 67<br /> <br /> 4<br /> <br /> Characiformes<br /> <br /> 1<br /> <br /> 5,88<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,00<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1 , 33<br /> <br /> 5<br /> <br /> Siluriformes<br /> <br /> 3<br /> <br /> 17,65<br /> <br /> 5<br /> <br /> 10,00<br /> <br /> 6<br /> <br /> 8 , 00<br /> <br /> 6<br /> <br /> Synbranchyformes<br /> <br /> 2<br /> <br /> 11,76<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8,00<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6 , 67<br /> <br /> 2<br /> <br /> VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà<br /> <br /> 7<br /> <br /> Perciformes<br /> <br /> 6<br /> <br /> 35,30<br /> <br /> 13<br /> <br /> 26,00<br /> <br /> 19<br /> <br /> 25 , 33<br /> <br /> Tổng số<br /> <br /> 17<br /> <br /> 100<br /> <br /> 50<br /> <br /> 100<br /> <br /> 75<br /> <br /> 100<br /> <br /> Trong tổng số các loài cá thu được ở hệ thống suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn,<br /> tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy bộ cá Chép (Cyprinformes), bộ cá Nheo<br /> (Siluriformes) mỗi bộ có 3 họ (chiếm 17,65%), trong đó bộ cá Chép (Cyprinformes)<br /> có 25 giống (chiếm 50%), 41 loài (chiếm 54,67% tổng số loài), bộ cá Nheo<br /> (Siluriformes) có 5 giống (chiếm 10%), 6 loài (chiếm 8% tổng số loài). Bộ cá Vược<br /> (Perciformes) có 6 họ (chiếm 35,29%),13 giống (26%), 19 loài (chiếm 25,3%). Bộ cá<br /> Mang liền (Synbranchyformes) có 2 họ (11,76%), 4 giống (8%) với 5 loài (6,67%);<br /> Các bộ còn lại mỗi bộ chỉ có 1 họ (5,88%), 1 giống (2%) và 1 loài (chiếm 1,33%),<br /> riêng bộ các Chình ( Anguillformes) có 2 loài chiếm (2,67% ).<br /> <br /> Hình 1. Biểu đồ số lượng các họ, giống và loài trong thành phần loài cá ở hệ thống<br /> suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam<br /> Trong thành phần loài cá ở khe suối, hồ thủy lợi huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng<br /> Nam, tính đa dạng về thành phần loài và cấu trúc các bậc taxon khá phức tạp và được<br /> thể hiện như sau:<br /> Xét về taxon bậc họ: Trong tổng số 17 họ, đa dạng nhất là bộ cá Vược<br /> (Perciformes) với 6 họ (35,29%), tiếp đến là bộ cá Chép (Cyprinformes) và bộ cá<br /> Nheo (Siluriformes) cùng có 3 họ (17,65%); bộ cá Mang liền (Synbranchyformes), với<br /> 2 họ (11,76%) và sau cùng là các bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Chình<br /> (Anguillformes), bộ cá Hồng nhung (Characiformes), mỗi bộ chỉ có một họ chiếm tỉ<br /> lệ thấp (5,88%).<br /> <br /> 3<br /> <br /> VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà<br /> <br /> Về taxon bậc giống, đa dạng nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) với 25 giống<br /> chiếm 50% trong tổng số giống. Tiếp đến là bộ cá Vược (Perciformes) có 13 giống<br /> chiếm 26%; bộ cá Nheo (Siluriformes) có 5 giống chiếm 10%; bộ cá<br /> Mang liền (Synbranchyformes) với 4 giống chiếm 8%. Các bộ còn lại là bộ cá Thát lát<br /> (Osteoglossiformes), bộ cá Chình (Anguillformes), bộ cá Hồng nhung<br /> (Characiformes), mỗi bộ có 1 giống chiếm 2%.<br /> Về taxon bậc loài, phong phú nhất là bộ cá Chép (Cyprinformes) có 41 loài<br /> chiếm 54,67% trong tổng số loài, tiếp đến là bộ cá Vược (Perciformes) có 19 loài<br /> (25,33%). Bộ cá Nheo (Siluriformes) với 6 loài, chiếm 8,00% trong tổng số loài; bộ<br /> cá Mang liền (Synbranchyformes) có 5 loài và chiếm 6,67% trong tổng số loài; bộ cá<br /> Chình (Anguillformes) có 2 loài, chiếm 2,67% và các bộ còn lại là bộ cá Thát lát<br /> (Osteoglossiformes), bộ cá Hồng nhung (Characiformes), mỗi bộ chỉ có 1 loài chiếm<br /> tỉ lệ 1,33%.<br /> 2.2.2 . Các loài cá kinh tế<br /> Trong 75 loài cá ở hệ thống suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam<br /> đã thống kê được 12 loài cá kinh tế thuộc 8 giống trong 7 họ của 5 bộ khác nhau chiếm<br /> 16% tổng số loài đã biết. Trong đó, các loài như cá Thát lát (Notopterus notopterus,<br /> cá Diếc (Carassius auratus), Cá Chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus), Lươn đồng<br /> (Monopterus albus), cá Quả (Channa striata), cá Rô đồng (Anabas testudineus),... có<br /> thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng rất được ưa chuộng không những với người dân<br /> địa phương mà còn với khách thập phương.<br /> Bảng 2. Các loài cá kinh tế ở khe suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn<br /> Tên khoa học<br /> <br /> STT<br /> <br /> Tên Việt Nam<br /> <br /> 1<br /> <br /> Notopterus notopterus<br /> <br /> Cá Thát lát<br /> <br /> 2<br /> <br /> Cyprinus carpio<br /> <br /> Cá Chép<br /> <br /> 3<br /> <br /> Carassius auratus<br /> <br /> Cá Diếc<br /> <br /> 4<br /> <br /> Hypophthalmichthys molitrix<br /> <br /> Cá Mè trắng<br /> <br /> 5<br /> <br /> Osteochilus prosemion<br /> <br /> Cá Lúi<br /> <br /> 6<br /> <br /> Misgurnus anguillicaudatus<br /> <br /> Cá Chạch bùn<br /> <br /> 7<br /> <br /> Claria macrocephalus<br /> <br /> Cá Trê vàng<br /> <br /> 4<br /> <br /> VŨ thỊ phƯƠnG Anh - Lê thỊ thu hà<br /> <br /> 8<br /> <br /> Monopterus albus<br /> <br /> Lươn đồng<br /> <br /> 9<br /> <br /> Anabas testudineus<br /> <br /> Cá Rô đồng<br /> <br /> 10<br /> <br /> Channa striata<br /> <br /> Cá Quả<br /> <br /> 11<br /> <br /> Oreochromis niloticus<br /> <br /> Cá Rô phi vằn<br /> <br /> Oreochromis mossambicus<br /> Cá Rô phi đen<br /> Trong tổng số loài cá kinh tế, bộ cá Chép (Cypryniformes) chiếm ưu thế với 5<br /> loài (chiếm 6,67% tổng số loài), tiếp theo là bộ cá Vược (Perciformes) có 4 loài (chiếm<br /> 5,33%); bộ cá Mang liền (Synbranchyformes), bộ cá Nheo (Siluriformes), Bộ cá Thát<br /> lát ( Osteoglossiformes) mỗi bộ có 1 loài (chiếm 1,33 % ).<br /> 12<br /> <br /> Ngoài giá trị kinh tế, cá Chép (Cyprinus carpio), cá Trê vàng (Claria<br /> macrocephalus), cá Rô đồng (Anabas testudineus), cá Quả (Channa striata)... còn có<br /> đặc tính ăn côn trùng, ấu trùng của côn trùng nên đã được dùng vào việc diệt các loại<br /> côn trùng hại lúa, ấu trùng muỗi chống bệnh sốt rét và bệnh sốt xuất huyết. Đây có thể<br /> xem là biện pháp sinh học có hiệu quả cao, giá thành rẻ và không gây ô nhiễm môi<br /> trường.<br /> 2.2.3 . Đặc điểm phân bố cá ở khe suối, hồ thủy lợi, huyện Quế Sơn<br /> *Nhóm cá phân bố ở thủy vực nước chảy<br /> Ở hệ thống suối, với đặc điểm nhiều thác ngềnh, có độ dốc lớn nên tốc độ dòng<br /> chảy mạnh, khối nước luôn được xáo trộn, lượng oxy hòa tan nhiều và phân bố đồng<br /> đều. Mặt khác độ trong của các khe suối rất lớn, ánh sáng và chế độ nhiệt ổn định cho<br /> thực vật thủy sinh phát triển, do đó làm tăng đáng kể hàm lượng oxy hòa tan. Các loài<br /> cá phân bố ở khe suối thường là những loài bơi lội giỏi, thích ứng với môi trường nước<br /> có nồng độ oxy hòa tan cao, thức ăn là những loại thực vật bám đá. Đặc trưng của các<br /> loài này là không có cơ quan hô hấp phụ, có cơ quan giác bám miệng như Garra<br /> orientalis, Garra pingi hay kiểu giác bám vây bụng gồm Cá Đép thường (Sewllia<br /> lineolata), Cá Đép ngắn (Sewllia brevis)..., cá Vây bằng (Annamia normani), cơ thể<br /> dạng thủy lôi cá Cá Sỉnh Onychostoma gerlachi dạng rắn hoặc dạng mũi tên: Cá Chình<br /> hoa (Anguilla marmorata), Cá chình mun (Anguilla bicolor).<br /> Đặc trưng cho nhóm sinh thái này chủ yếu là các loài cá hẹp sinh cảnh, phân bố<br /> chủ yếu ở hệ thống suối vùng núi, nước chảy mạnh, nhiều thác gềnh.<br /> Một số loài cá nhỏ kém thích nghi với dòng nước chảy mạnh, thường sống ở<br /> vùng nước sâu, xoáy hoặc có những chướng ngại ngăn dòng chảy như cá Lòng tong<br /> đá (Rasbora argyrotaenia) hoặc những loài cá sống ở các kè đá, nền đáy có nhiều mùn<br /> bã hữu cơ gồm Cá Chạch đá nâu (Schistura incerta), Cá Chạch suối (Schistura<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2