intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA LONG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

163
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ĐỊA LONG (地 龍) Tên khác: Khâu dẫn, Giun đất, Khúc đàn, Ca nữ, Phụ dẫn. Tên khoa học: Vị thuốc là toàn thân bỏ ruột phơi khô của con Giun đất (Pheretima sp.), họ Cự dẫn (Megascolecidae). Mô tả: Toàn thể đã được cắt phẫu, biểu hiện một phiến dài nhỏ cong nhăn teo, dài chừng 12cm-20cm, rộng chừng 10mm-17mm, toàn thân có nhiều khoang vòng, hai đầu dầy mà cứng còn có sợi thịt mỏng tồn tại, chính giữa rất nhỏ, bán trong suốt, hai bên có màu đen tro, chính giữa màu vàng nâu, chất thu khó bẻ gẫy. Phân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA LONG

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y - ĐỊA LONG Vị thuốc Địa long ĐỊA LONG (地 龍) Tên khác: Khâu dẫn, Giun đất, Khúc đàn, Ca nữ, Phụ dẫn. Tên khoa học: Vị thuốc là toàn thân bỏ ruột phơi khô của con Giun đất
  2. (Pheretima sp.), họ Cự dẫn (Megascolecidae). Mô tả: Toàn thể đã được cắt phẫu, biểu hiện một phiến dài nhỏ cong nhăn teo, dài chừng 12cm-20cm, rộng chừng 10mm-17mm, toàn thân có nhiều khoang vòng, hai đầu dầy mà cứng còn có sợi thịt mỏng tồn tại, chính giữa rất nhỏ, bán trong suốt, hai bên có màu đen tro, chính giữa màu vàng nâu, chất thu khó bẻ gẫy. Phân bố: Giun đất ưa sống ở những nơi đất ẩm và gìau mùn hữu cơ. Ban ngày chúng lẫn ở dưới đất, đêm khuya khi sương xuống mới ngoi lên. Mật độ của giun đất thay đổi tùy theo đặc điểm lý hóa của đất, và chính hoạt động của giun đất đã đóng góp phần đáng kể trong việc thay đổi đặc điểm lý hóa được. Giun đất thường phân bố hẹp. Loại có khoang trắng tốt nhất. Bộ phận dùng: Vị thuốc là toàn thân bỏ ruột phơi khô của con Giun đất (Pheretima sp.). Thu bắt: Đào lấy thứ khoang cổ, loại gìa. Hay gặp nơi mô đất ẩm, đền đình chùa, gốc bụi chuối lâu năm. Muốn bắt dễ dàng, lấy nước lá Nghễ răm hay nước Bồ kết, nước Chè, ngâm nước đổ lên đất thì giun bò trườn lên. Người ta bắt bỏ nó vào thùng có chứa sẵn lá tre, rơm hoặc tro, rồi rửa sạch bằng nước ấm cho sạch chất nhớt, ép đuôi vào gỗ sau đó mổ dọc thân giun, rửa sạch đất trong bụng, phơi hoặc sấy khô cất dùng. Không dùng giun tự nhiên lên mặt đất (có bệnh mới lên).
  3. Thành phần hoá học: Chất béo, acid amin. Công năng: Thanh nhiệt và kiềm phong nội sinh, dịu cơn hen, lợi tiểu. Công dụng: Dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa sốt rét, sốt, ho hen do tác dụng làm dãn phế quản. Dùng chữa bệnh cao huyết áp, cứng mạch máu, nhức đầu. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc 2- 4g dưới dạng thuốc bột. Bài thuốc: +Co giật và co thắt do sốt cao: dùng phối hợp địa long với câu đằng, bạch cương tàm và toàn hạt. +Hội chứng ứ bế thấp nhiệt biểu hiện như các khớp đau, đỏ và sưng và suy yếu vận động: dùng phối hợp địa long với tang chi, nhẫn đông đằng và xích thược. +Hội chứng ứ phong-hàn-thấp biểu hiện như các khớp đau và lạnh kèm suy yếu vận động: dùng phối hợp dịa long với thảo ô và thiên nam tinh dưới dạng tiểu hoạt lạc đan. +Bán thân bất toại do tắc kinh lạc do thiếu khí và ứ máu: dùng phối hợp
  4. địa long với đương qui, xuyên khung và hoàng kỳ dưới dạng bổ dương hoàn ngũ thang. +Tích nhiệt ở bàng quang biểu hiện như đi tiểu ít: dùng phối hợp địa long với xa tiền tử và mộc thông. +Hen: dùng phối hợp địa long với ma hoàng và hạnh nhân. Kiêng kỵ: Hư hàn mà không có thực nhiệt thì cấm dùng. Sợ Hành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2