intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây thuốc vị thuốc Đông y – KEO GIẬU & CÂY BƯỚM BẠC

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

130
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÂY BƯỚM BẠC Caulis et Radix Mussaendae Pubescentis. Tên khác: Bươm bướm, Hoa bướm. Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait.f., họ Cà phê (Rubiaceae). Mô tả: Cây nhỏ mọc trườn 1-2m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính. Ra hoa kết quả vào mùa hè. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây thuốc vị thuốc Đông y – KEO GIẬU & CÂY BƯỚM BẠC

  1. Cây thuốc vị thuốc Đông y – KEO GIẬU & CÂY BƯỚM BẠC CÂY BƯỚM BẠC Cây bướm bạc CÂY BƯỚM BẠC Caulis et Radix Mussaendae Pubescentis. Tên khác: Bươm bướm, Hoa bướm. Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait.f., họ Cà phê (Rubiaceae).
  2. Mô tả: Cây nhỏ mọc trườn 1-2m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính. Ra hoa kết quả vào mùa hè. Bộ phận dùng: Hoa, rễ, cành lá. Phân bố: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, theo tài liệu của Viện Dược liệu, loài này có gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Thành phần hóa học chính: saponin (Mussaendosides D, E and H). Công năng: Thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm. Công dụng: Lợi tiểu, chữa ho, hen, gẫy xương, chữa tê thấp. Cách dùng, liều lượng: - Hoa làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, hen, ngày 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng giã nát đắp lên nơi viêm tấy, gẫy xương. - Rễ làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc, cành, thân lá cũng dùng như rễ ngày 6-12g. Bài thuốc: 1. Phòng ngừa say nắng, dùng Bướm bạc 60-90g, nấu nước uống như trà.
  3. 2. Sổ mũi, say nắng: Thân Bướm bạc 12g, lá Ngũ tráo 10g, Bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi mà uống. 3. Giảm niệu: Thân Bướm bạc 30g, dây Kim ngân tươi 60g, Mã đề 30g sắc nước uống. KEO GIẬU Cây Keo giậu KEO GIẬU Semen Leucaenae leucocephalae
  4. Tên khác: Táo nhơn, Bình linh, Bọ chét, Keo giun, Bồ kết dại, Phắc căn thin (Tày), Nàng dung điẳng (Dao). Tên khoa học: Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit (tên đồng nghĩa Leucaena glauca Benth.), họ Đậu (Fabaceae). Mô tả: Cây nhỏ cao tới 5m, không có gai, vỏ thân màu nâu nhạt. Lá kép lông chim hai lần; cuống chung dài 12-20mm; lá lông chim 4-8 đôi; lá chét 12-18 đôi gần như không cuống và hình lưỡi liềm, dài 10-15mm, rộng 3-4mm. Cụm hoa hình đầu ở nách lá, gồm nhiều hoa màu trắng. Quả đậu dẹt màu nâu, dài 13-14cm, rộng 15mm, đầu quả có mỏ nhọn; hạt 15-20, dẹt, lúc non màu lục; khi già màu nâu nhạt, cứng, nhẵn. Mùa hoa tháng 4-6; quả tháng 7-9. Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, thường được trồng ở nhiều nơi làm hàng rào giậu, làm cây che bóng và cải tạo đất, lấy lá làm thức ăn cho gia súc và làm phân xanh. Thu hái: Thu hoạch quả chín vào mùa hè – thu, rồi đập lấy hạt, đem phơi hay sấy khô. Có thể dùng hạt tươi. Bộ phận dùng: Hạt (Semen Leucaenae leucocephalae), còn dùng cả rễ. Thành phần hoá học: Lá chứa tanin, quercitrin và là nguyên liệu cho protein và caroten. Còn có alcaloid độc là leucenin hoặc leucenol tương tự chất mimosin trong các loài thuộc chi Mimosa. Hạt chứa dầu béo, trong đó có các acid béo (palmitic, stearic, behenic, lignoceric, oleic và linoleic); hạt còn chứa chất nhầy gồm mannan, galactan và xylan.
  5. Công năng: Trị giun đũa. Vỏ rễ có tác dụng giải uất, tiêu thũng, chỉ thống. Công dụng: Để trị giun, thường dùng hạt tươi ăn hoặc dùng hạt khô rang lên cho nở, tán bột uống, hoặc thêm đường làm thành bánh. Cách dùng, liều lượng: Hạt khô rang cho nở, tán bột dùng hoặc thêm đường làm thành bánh. Ngày dùng 10 - 15g (trẻ em) hoặc 25 - 50g (người lớn), uống vào sáng sớm lúc đói, uống liền trong 3 - 5 buổi sáng. Chú ý: Ăn nhiều hạt keo có thể bị rụng tóc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2