intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Châm biếm - tư duy nghệ thuật độc đáo của W.Thackeray

Chia sẻ: ViNaruto2711 ViNaruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

78
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu từ góc độ sự kết hợp ngòi bút châm biếm của nhiều thể loại trong tiểu thuyết, bài viết làm rõ nghệ thuật châm biếm của Thackeray không đơn thuần là kĩ thuật ở mặt hình thức mà nó trở thành tư duy nghệ thuật chủ đạo của nhà văn, chi phối mạnh đến cách tổ chức tiểu thuyết và tạo ra màu sắc châm biếm độc đáo cũng như màu sắc hiện thực riêng biệt của tiểu thuyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Châm biếm - tư duy nghệ thuật độc đáo của W.Thackeray

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 36-43<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0086<br /> <br /> CHÂM BIẾM – TƯ DUY NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA W.THACKERAY<br /> Nguyễn Thị Thu Dung<br /> <br /> Phòng Đào tạo, Xúc tiến nghiên cứu và Phát triển, Trường Đại học Việt Nhật<br /> Tóm tắt. Nghiên cứu từ góc độ sự kết hợp ngòi bút châm biếm của nhiều thể loại trong tiểu<br /> thuyết, bài viết làm rõ nghệ thuật châm biếm của Thackeray không đơn thuần là kĩ thuật ở<br /> mặt hình thức mà nó trở thành tư duy nghệ thuật chủ đạo của nhà văn, chi phối mạnh đến<br /> cách tổ chức tiểu thuyết và tạo ra màu sắc châm biếm độc đáo cũng như màu sắc hiện thực<br /> riêng biệt của tiểu thuyết. Nó là kết tinh tuyệt vời giữa tư duy của một nhà hiện thực và tư<br /> duy của một nghệ sĩ thấm đẫm óc hài hước và tài năng châm biếm.<br /> Từ khóa: Châm biếm, tư duy nghệ thuật, thực tế, hư cấu.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Tư duy nghệ thuật là một loại tư duy mang tính chỉnh thể nhằm phản ánh và biểu hiện đời<br /> sống vô cùng phong phú, phức tạp muôn màu muôn vẻ. Ngoài tư duy hình tượng là cơ sở, nó có<br /> tính tổng hợp nhiều loại hình tư duy khác nhằm hướng tới sự sáng tạo mang giá trị thẩm mỹ cao, đi<br /> sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của đời sống, quy luật của Đẹp. Châm biếm trở thành<br /> tư duy chủ đạo trong tư duy nghệ thuật của Thackeray, chi phối cách tổ chức hình thức thể hiện<br /> tiểu thuyết, nhào nặn chất liệu để tạo ra thế giới nghệ thuật, hệ thống nhân vật, người kể chuyện,<br /> ngôn ngữ và giọng điệu mang màu sắc độc đáo trong tiểu thuyết Hội chợ phù hoa.<br /> Nghiên cứu về Thackeray và nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết của ông, các tài liệu<br /> trong nước và nước ngoài chủ yếu dừng lại ở tính chất giới thiệu hoặc khái quát có tính chất gợi mở<br /> [1, 2, 3, 5, 6, 10]. Các nhà nghiên cứu còn chưa nhìn nhận đánh giá ngòi bút châm biếm sắc sảo<br /> của ông một cách hệ thống, chưa nhận diện phong cách nghệ thuật của ông một cách đồng bộ. Tuy<br /> nhiên những lời nhận xét đó là nét “chấm phá”, “điểm huyệt” sắc sảo về phong cách nghệ thuật<br /> Thackeray là những định hướng quý báu cho chúng tôi. Trong bài viết này chúng tôi nhìn nhận tư<br /> duy châm biếm đã chi phối toàn bộ hệ thống nghệ thuật của Thackeray. Tư duy ấy thể hiện môt<br /> giá trị nội dung dân chủ từ cái nhìn, quan điểm không giống như quan điểm chính thống, phổ biến<br /> đương thời. Nó khác biệt, thậm chí lộn trái bản chất của sự vật, hiện tượng để đánh giá, bàn luận<br /> dù méo mó, hài hước đáng cười nhưng phản ánh đúng quy luật đời sống và nói lên được cái cần<br /> nói.<br /> Nói đến nghệ thuật châm biếm là trước hết nói đến việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ<br /> và những cách thức để châm biếm, tạo nên tiếng cười trào lộng, đầy ý nghĩa. Và thông thường khái<br /> niệm châm biếm được cho là thiên về đả kích, phê phán. Thackeray đã phối hợp các cách châm<br /> Ngày nhận bài: 15/6/2017. Ngày sửa bài: 2/9/2017. Ngày nhận đăng: 2/10/2017<br /> Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Dung, e-mail: thudung.dhhd@gmail.com<br /> <br /> 36<br /> <br /> Châm biếm – tư duy nghệ thuật độc đáo của W.Thackeray<br /> <br /> biếm ở nhiều thể loại khác nhau để tạo nên sức cuốn hút rất riêng của mình, nhẹ nhàng, dí dỏm,<br /> triết lí, phân tích lí lẽ, biện luận mang đặc trưng hài hước, trào phúng của người Anh thế kỉ XVIII,<br /> XIX. Trước hết, chúng ta có thể nhận thấy rất rõ tiểu thuyết của ông được cấu trúc như một vở<br /> kịch. Ông xây dựng vai diễn hề đảm nhiệm vai trò dẫn dắt, bàn luận, châm biếm các thói đời đang<br /> diễn ra ngang nhiên trước mắt con người.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Vận dụng cách châm biếm của kịch<br /> <br /> Một trong những cách thức tạo hài và màu sắc châm biếm của kịch là xây dựng nhân vật<br /> hề. Chủ ý của hề là làm sao cho khán giả phải cười, cười cho thật thoải mái thỏa thuê, có lúc lại<br /> châm chọc mỉa mai, cạnh khóe mà chẳng ai giận được. Thi thoảng anh ta lại đóng vai trò người<br /> phản biện, một vị thánh có vòng hào quang bao quanh, một kẻ tội đồ ngoan cố, một nhân cách bị<br /> phân chia, một người bình thường. Có lẽ có một chút gì đó giống tất cả chúng ta.<br /> Hội chợ phù hoa có xu hướng kịch hoá tiểu thuyết ngay từ đầu, trong lời nói đầu (nhan đề:<br /> Before the curtain - trước màn sân khấu) với cách xưng danh người dẫn trò hề và trò chuyện bên<br /> ngoài màn sân khấu cùng bạn đọc trước và sau khi hạ màn, tác giả tạo nên tiếng nói châm biếm<br /> trực tiếp, trực diện. Dụng ý của Thackeray là xây dựng câu chuyện này giống như một sân khấu<br /> trình diễn vở kịch, một hội chợ có rất nhiều con rối đang làm trò. Cảm hứng nghệ thuật này cũng<br /> đồng thời chi phối cách xây dựng các chương, hành động, tính cách nhân vật trong tiểu thuyết. Đặc<br /> biệt ở đây vị trí của người dẫn trò rất quan trọng. Độc giả chắc không thể quên bức tranh chính tay<br /> ông tự vẽ minh họa. Bức tranh này được Thackeray giải thích giống như lời đề từ trong Hội chợ<br /> phù hoa: “Trong khi ấy nhà đạo đức đứng trước tấm màn sân khấu (đúng là hình ảnh của kẻ hèn<br /> này) còn đang tuyên bố rằng nhất định không chịu đội mũ đi hia, mà vẫn chỉ mặc bộ áo nhà nghề<br /> có hai tai dài của người làm trò hề” [6;tr.169]. Nhân vật dẫn trò hề không dấu giếm mà cất lên<br /> tiếng nói phê phán mãnh liệt của mình, đánh thẳng vào cái thế giới xấu xa, sặc sỡ sắc màu mà thực<br /> ra rất nhem nhuốc, nơi “vô khối trò đủ loại” cám dỗ, làm tha hóa con người. Hắn quan sát tinh vi<br /> và bóc trần thói tật hài hước, sự phù hoa giả dối của xã hội thượng lưu: “Khi đưa các nhân vật ra<br /> trò với tư cách là một con người, và một người anh em trong nghề, tôi xin phép không những chỉ<br /> giới thiệu họ mà còn thỉnh thoảng được rời sân khấu bước xuống dẫn giải thêm vài lời về họ; nếu<br /> họ tồi, xin được phép che tay áo mà cười; còn nếu chúng đểu quá thì xin được dùng những tiếng<br /> thô bạo nhất mà sự lễ độ có thể cho phép để chửi vào mặt chúng” [6;tr.169]. Tiếng nói ấy đanh<br /> thép, phẫn nộ lên án nghiêm khắc tình trạng xã hội đang phá sản về mặt đạo đức, tinh thần. Với<br /> vai trò là một anh hề - xuất thân từ tầng lớp bình dân, gây cười, Thackeray bằng tiếng nói gần gũi<br /> thân mật đã truyền sang bạn đọc lòng căm ghét sự xấu xa đồi bại của giai cấp quý tộc thượng lưu,<br /> tính cách xảo quyệt tàn nhẫn, sự sa đoạ cùng những dục vọng thấp hèn nơi con người.<br /> Ở đoạn kết cuối cùng của vở kịch chính người dẫn trò ấy cũng bước ra sân khấu trực tiếp lên<br /> tiếng châm biếm mỉa mai “Ôi! Phù hoa giả dối! Thử ngẫm xem chúng ta trên đời này ai là người<br /> sung sướng?Ai là người đạt được ước vọng của mình? Ví thử đạt được chăng nữa, thì chắc đâu đã<br /> thoả mãn?....” [6;tr.599]. Vậy thì hỡi các cô cậu khán giả tí hon của tôi, chúng ta hãy xếp các con<br /> rối vào hộp; buổi biểu diễn của chúng ta đến đây là kết thúc”.<br /> Lời nhắn nhủ cuối cùng ngắn gọn súc tích của nhà đạo diễn đã ôm trọn tinh thần, ý nghĩa<br /> của cả vở kịch. Nó là lời cảm thán, suy ngẫm triết lí của một trí tuệ uyên bác, sắc sảo. Đó là những<br /> câu hỏi còn treo lơ lửng trên đầu mỗi cá nhân con người, khi nào loài người còn tồn tại trên nhân<br /> gian này thì các vấn đề ấy đâu phải là xa lạ.<br /> Thackeray từ lời kết đã tạo điểm nhấn lắng đọng trong lòng người đọc, ông đã chạm tới cái<br /> 37<br /> <br /> Nguyễn Thị Thu Dung<br /> <br /> sâu xa về các chủ đề mang tính vĩnh cửu của thói đời: tính kiêu căng hợm hĩnh, tính xa hoa, giả<br /> dối, thói đạo đức giả, những ảo tưởng yêu đương, hạnh phúc, sự vượt ngưỡng của dục vọng... Như<br /> một triết nhân trải đời và ngẫm nghĩ, nhân vật hề châm biếm các thói đời và khái quát chúng thành<br /> vấn đề phổ quát để bạn đọc nghiền ngẫm, suy lắng dần. Bản chất của dục vọng là gì, phải chăng<br /> đó là sự “không bao giờ thoả mãn”, vậy ai là người trên đời này sung sướng, ai là kẻ đã chạm tay<br /> tới đỉnh cao của dục vọng, ai đã đạt được ước mơ khôn cùng của mình? Những câu hỏi không lời<br /> đáp gieo vào lòng người đọc, chỉ như thế thôi đã khép lại “vở kịch cuộc đời” day dứt khôn nguôi.<br /> Lời người kể chuyện gợi nhớ đến câu nói cuối cùng trong vở kịch Macbeth của W. Shakespeare:<br /> cảnh cuối cùng bầy phù thuỷ hét vang: “Macbeth, tham vọng, cuồng vọng, hy vọng, khát vọng của<br /> ngươi đâu?”. Và trước khi hạ màn người đầu trò cùng các con rối cúi chào khán giả, để lại câu hỏi<br /> đầy day dứt, trăn trở về con người.<br /> Cách châm biếm của nhân vật hề kịch rất khác với nghệ thuật châm biếm của truyện cười,<br /> tiểu thuyết vì trong truyện chất châm biếm ẩn trong câu chữ tránh sự đối đầu với đối tượng bị<br /> cười. Nghệ thuật công diễn của hề công khai giữa thanh thiên bạch nhật, trực tiếp xuất hiện trên<br /> sân khấu, trực tiếp nói, giễu, mỉa mai, ứng tác trào phúng vì vậy tiếng nói ấy trực diện, quyết liệt<br /> nhưng lại vẫn gây cười. Nhân vật ấy rất thông minh, bản lĩnh trước búa rìu của giai cấp thống trị.<br /> Điều đó thể hiện tài năng, nhân cách của nhân vật hề và dụng ý nghệ thuật châm biếm của nhà văn<br /> Thackeray.<br /> Bên cạnh tiếng nói châm biếm trực diện, Thackeray không ngừng mở mang tư duy hài hước<br /> và tiếng cười cho bạn đọc bằng một loại hình độc đáo không kém, thuộc sở trường và tài năng của<br /> ông: vận dụng tiếng cười châm biếm của tranh biếm họa vào trong tiểu thuyết.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Châm biếm mang phong cách tranh biếm họa: Nhại và tự trào cái tôi của<br /> nhà tiểu thuyết<br /> <br /> Không có bất kì tờ báo hàng ngày uy tín trên thế giới này mà lại không có tranh biếm họa.<br /> Nhu cầu xã hội về biếm họa ngày càng lớn. Các nhà khảo cổ đã chứng minh, hình biếm họa đã<br /> có trên giấy cổ Papyri của Ai Cập cổ đại, trên tượng nhỏ và lọ gốm cổ Hi Lạp, trên tranh tường<br /> Pompei... tường và cột nhà ở Roma cũng đã được sử dụng để vẽ tranh biếm họa chính trị.. Biếm<br /> họa, có thể hiểu một cách đơn giản là sự phác họa hình ảnh hài hước, lố bịch của con người hoặc<br /> vấn đề xã hội nhằm gây tiếng cười. Biếm họa cố ý tạo ra các nét chấm phá thái quá, cường điệu<br /> thêm thắt vào nét vẽ để bộc lộ rõ bản chất của đối tượng. Dòng tranh đó chưa bao giờ là chủ lưu<br /> trong cuộc sống của mọi thời đại, nhưng từ lâu, nhiều người đã xem nó như một phần tư liệu lịch<br /> sử chân thật. Bởi vì nó phản ánh con người thời đại bằng một góc nhìn khác với cái nhìn truyền<br /> thống, mang tính tự do, dân chủ hơn thông qua màu sắc châm biếm.<br /> Thế giới của chúng ta chính là một bức tranh biếm họa vĩ đại, Thackeray cũng quan niệm<br /> như thế nên tư duy châm biếm của ông càng sắc nét. Thật bất hạnh cho ai không biết và không<br /> hiểu nổi tiếng cười. Cao hơn, trí tuệ hơn là tự cười mình. Trong Hội chợ phù hoa ông đã tự trào<br /> về mình một cách dí dỏm và hài hước bằng giọng điệu ngôn từ và tranh biếm họa: nhại và tự trào<br /> cái tôi của nhà tiểu thuyết. Cũng trong phần Trước khi mở màn ông đã tự vẽ mình trong tay cầm<br /> một cái mặt nạ và cây quyền trượng của anh hề, biểu thị ý nghĩa của một người làm trò hài hước<br /> trước khi vở kịch bắt đầu. Lần này thì không thể nhầm lẫn với ai khác, vì gương mặt hài hước, ngộ<br /> nghĩnh trên hình ấy chính là Thackeray.<br /> Tinh thần chung trong quan niệm về văn chương và tranh biếm họa của Thackeray là sự<br /> hoài nghi, mỉa mai quyền lực của tiểu thuyết và nhà văn. Người ta coi tiểu thuyết có một sức ảnh<br /> hưởng mạnh mẽ to lớn, là tấm gương soi chiếu cuộc đời, Thackeray cho tiểu thuyết chỉ là một trò<br /> 38<br /> <br /> Châm biếm – tư duy nghệ thuật độc đáo của W.Thackeray<br /> <br /> giải trí khôi hài theo cách nói của ông: “cuốn truyện khôi hài này”, “Trong một cuốn tiểu thuyết<br /> tầm thường như cuốn này không phải là chỗ kể lể dài dòng về những lời giảng đạo bên giường<br /> bệnh cũng như những sự suy tưởng về tín ngưỡng (như một nhà tiểu thuyết hiện đại thường làm);<br /> độc giả mất tiền để mua vui với một tấn hài kịch, không nên thuyết lí làm người ta buồn ngủ”<br /> [6;tr.357].<br /> Phải nói rằng không ít lần ông xưng tên mình khiêm tốn, nhún nhường, tự giễu cợt trong<br /> tác phẩm với vai trò là nhà tiểu thuyết: “kẻ viết truyện”, “... ngòi bút thô thiển dốt nát này”, “...<br /> tác giả xin để bạn đọc tuỳ ý...”. Nếu người ta coi nhà văn là thượng đế tối cao, Thackeray cho rằng<br /> đó cũng chỉ là một người bình thường bị giới hạn trong thân thể cá nhân nhỏ bé, hiểu biết có giới<br /> hạn. Trong tiểu thuyết đương thời nhà văn thông hiểu biết tuốt, rất tự tin, tin tưởng vào những điều<br /> mình kể. Niềm tin mãnh liệt ấy truyền sang cả bạn đọc và nhiều khi dẫn dắt bạn đọc đến chân lí<br /> tận cùng quy luật cuộc sống. Người kể chuyện của Thackeray thì ngược lại, anh ta không toàn tri,<br /> không phải là người đáng tin cậy, anh kể chuyện nhưng không có được niềm tin tuyệt đối mà hay<br /> thắc mắc và tự phán xét lại.<br /> Sự thật cho thấy, các họa sĩ biếm họa nổi tiếng không những là những người hài hước mà<br /> còn là những người đầy trí tuệ. Để hiểu được biếm họa, người xem phải suy nghĩ tìm tòi cho được<br /> cái lõi ẩn ý, lấp lửng của tranh. Biếm họa đòi hỏi chính người xem phải tự hoàn thiện bản thân<br /> mình và nhà họa sĩ biếm họa với khả năng châm biếm hài hước chính là những người dũng cảm<br /> đương đầu với “sự ngu dốt của đám đông” và sự ngu dốt của chính mình. Tiếng cười dí dỏm, thông<br /> minh của tranh biếm họa trong tiểu thuyết của ông góp phần tự trào, chế nhạo nhà tiểu thuyết uy<br /> quyền toàn năng “có con mắt thấu suốt nghìn đời”. Từ đó ông đưa ra quan niệm người trần thuật<br /> khiêm tốn nhún nhường và vai trò nhà văn kể chuyện không tin cậy, bị giới hạn, không có quyền<br /> phán quyết chỉ dám đưa ra nhiều tình huống để bạn đọc tùy ý lựa chọn.<br /> Ngòi bút châm biếm của ông rất linh động, khéo léo, nhẹ nhàng mà chế giễu, mỉa mai sâu<br /> sắc. Chính bởi vì giọng văn ấy đã kết tinh một trí tuệ sắc sảo, tư duy biện luận của nhà phê bình<br /> đầy tâm huyết.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Châm biếm qua giễu nhại tiểu thuyết bằng ngòi bút phê bình<br /> <br /> Bàn về vấn đề tiểu thuyết, Thackeray bộc lộ rõ hơn hết tâm niệm, những điều trăn trở của<br /> ông về vai trò nhà văn và nghệ thuật tiểu thuyết nhưng qua hình thức thể hiện rất độc đáo: giễu<br /> nhại tiểu thuyết bằng ngòi bút phê bình. Nhưng dù ở cách thể hiện nào chúng ta đều cảm nhận sâu<br /> sắc tâm huyết của ông và bao dự định nung nấu tìm một hướng đi mới cho tiểu thuyết.<br /> Ông giễu nhại kiểu nhân vật chính diện hay những cuốn truyện phong nhã sướt mướt tình<br /> cảm, giễu nhại cách xây dựng tình huống “tình tiết gay go của những nhân vật tiểu thuyết thông<br /> thường”, có lúc tự trào, chế nhạo nhà tiểu thuyết uy quyền toàn năng. Phê bình văn chương của<br /> Thackeray tạo ra bút pháp phân tích tế nhị, tươi tắn trẻ trung pha chút ranh mãnh, tinh quái, có sắc<br /> thái khiêm tốn nhún nhường và tinh tế, duyên dáng. Ở đây, sự trào lộng hóm hỉnh cũng đầy chất<br /> nhân hậu, trầm lắng suy tư.<br /> Nhà tiểu thuyết này ý thức rất rõ về vai trò, tư cách nhà văn và nghề nghiệp của mình. Ông<br /> so sánh đối chiếu với cách xây dựng nhân vật, kết cấu ở nhiều tiểu thuyết khác để tìm kiếm nhận<br /> thức, tư tưởng về thể loại. “Trong mấy trang trước, kẻ viết truyện này đã mạn phép tự cho mình cái<br /> quyền được tò mò ngó vào trong phòng ngủ của Amelia Sedley và với con mắt “thấu suốt nghìn<br /> đời” của nhà viết tiểu thuyết, hiểu được những nỗi lo nghĩ, đau khổ êm đềm đang trằn trọc trên<br /> tấm gỗ vô tội kia” [6;tr.297]. Thackeray luôn giễu cợt sự toàn quyền, biết tuốt của nhà văn trong<br /> tác phẩm: “Và chắc anh ta đang tơ tưởng đến cô gái ở trên gác (vì các nhà tiểu thuyết vẫn có đặc<br /> 39<br /> <br /> Nguyễn Thị Thu Dung<br /> <br /> quyền biết tất cả mọi sự)” [6;tr.81]. Ông như một con người cần mẫn muốn phá bỏ những cái cổ<br /> hủ ngự trị lâu đời trong tư duy tiểu thuyết nên thường nhắc nhở bạn đọc về “ảo giác hiện thực”.<br /> Tiểu thuyết là tiểu thuyết, nó được viết như thế đấy, nó là thế giới được bàn tay nhà văn sắp đặt chứ<br /> không phải là cuộc đời thực.<br /> Ý thức đối thoại với các nhà tiểu thuyết và các loại tiểu thuyết bao trùm trong Hội chợ phù<br /> hoa. Phát biểu ở ngoài đời, Thackeray mỉa mai loại tiểu thuyết sính viết những điều cao xa, bay<br /> bổng lãng mạn khi đó: “Công chúng lịch sự không thể chịu đựng nổi một cuốn tiểu thuyết mô<br /> tả chân thực những thói ô uế của người đời, cũng như những phụ nữ chân chính lịch sự người<br /> Anh hoặc người Mỹ không bao giờ chịu để cho danh từ “cái quần” lọt vào tai tinh khiết của họ”<br /> [6;tr.373]. Ở đây chúng tôi muốn nói tới những lời văn có chất giọng nhại mà Thackeray sử dụng<br /> rất nhiều trong tác phẩm. Khi thì ông giễu nhại kiểu xây dựng nhân vật chính truyền thống, lúc<br /> ông giễu nhại kiểu tác giả toàn tri biết tuốt hay nhại kiểu tiểu thuyết dành phần thưởng hạnh phúc<br /> vĩnh cửu cho nhân vật, nhại thể loại tiểu thuyết lịch sử... Giọng điệu khi ấy vừa có vẻ nghiêm túc<br /> vừa hài hước, vừa nghiêm chỉnh vừa bông đùa nhiều khi tinh quái khiến bạn đọc cũng lưỡng lự<br /> phân vân trong sự tự suy xét đánh giá.<br /> Khi bàn về những vấn đề hết sức nghiêm túc, Thackeray lại tìm cho nó hình thức truyền<br /> đạt ngược lại và tiếng cười dí dỏm lập tức bật ra từ nghịch lí. M.Kundera đã đánh giá rất xác đáng<br /> rằng con người nói chung ưa cảm xúc bi kịch hơn, trước cái bi chúng ta cảm thấy mình cao thượng,<br /> được cảm thán, được xót xa, còn cái hài bao giờ cũng tàn nhẫn vì cái gì trước nó cũng mất giá vì bị<br /> hạ bệ. Thackeray rất tâm đắc với nghệ thuật và hiệu quả của hài hước. Những lời nói tự trào, giễu<br /> nhại ấy bắt nguồn từ nhu cầu nhận thức lại, tinh thần này ông đã truyền sang cho cả bạn đọc. Lời<br /> văn nhại tạo ra độ gián cách cho việc nhận xét, bình luận, tránh áp đặt đối với người đọc đồng thời<br /> nó làm cho sự vật hiện tượng được lật đi lật lại từ nhiều góc nhìn khác nhau nên không còn trở nên<br /> cũ kĩ quen thuộc. Bạn đọc tiếp nhận trong tâm trạng thoải mái cởi mở.<br /> Không dừng lại ở đó, Thackeray tiếp tục vận dụng một phong cách châm biếm khác. Đó là<br /> cách tư duy và cách biện luận của một nhà báo, tạo ra tiếng nói kích thích, muốn tranh luận khích<br /> bác, đưa lí lẽ... Với việc vận dụng cách viết đa phong cách trong tiểu thuyết, ông càng ngày càng<br /> tạo ra chiều sâu cho ngòi bút châm biếm.<br /> <br /> 2.4.<br /> <br /> Châm biếm theo phong cách phóng sự, báo chí<br /> <br /> Thackeray sống mãi trong nền văn học Anh không chỉ là nhà tiểu thuyết mà còn là nhà tùy<br /> bút nổi tiếng, một cây bút báo chí có tư tưởng tiên tiến và tinh thần nhiệt tình luận chiến. Có thể<br /> nói, ở lĩnh vực tiểu luận và phê bình, thì Thackeray thực sự đạt đến tầm cỡ không có đối thủ cạnh<br /> tranh trong thời ông.<br /> Cảm hứng này xuyên suốt trong các lời bình luận của Hội chợ phù hoa. Có thể nói bất cứ<br /> lúc nào nói về nhân vật, sự kiện, người kể có thể đưa ra những lời nhận xét đánh giá thoải mái và tự<br /> do, từ đó mọi giọng điệu mỉa mai, giễu cợt, nhại, phê phán được tăng cường một cách tối đa. Ông<br /> vận dụng người kể xưng “tôi” mang đậm tính chất chủ quan cá nhân, bộc lộ rõ cái tôi bản ngã của<br /> mình bằng những quan điểm, triết luận, phóng sự điều tra theo phong cách báo chí. Có thể nói khó<br /> ai dám bộc lộ thắng thắn quan điểm phê bình khi trực tiếp đánh động tới quan niệm của cả cộng<br /> đồng. Nhưng với cảm hứng của nhà tuỳ bút, tinh thần luận chiến của nhà báo tiến bộ, Thackeray<br /> luôn tích cực chiến đấu với thói quen tật xấu của cộng đồng, dân tộc: “Nếu cha mẹ và thầy giáo<br /> hãy cứ để mặc trẻ con sống một mình thêm chút ít. . . thì chắc những chuyện tai hại sẽ bớt được<br /> nhiều, tuy rằng chúng có thể thâu lượm bớt đôi chút về kiến thức. . . ” [6;tr.108-109].<br /> Là một nhà báo chuyên hoạt động xã hội, một nhà văn quan sát tinh tường những thói đời,<br /> 40<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2