intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHÂM TÊ (Kỳ 5)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chọn huyệt ở loa tai: Thường thực hiện việc chọn huyệt như sau: - Huyệt quan hệ với da: phổi (nếu mổ qua da). - Huyệt quan hệ với cơ quan định mổ. - Huyệt thần môn (để an thần). - Huyệt giao cảm (nếu mổ nội tạng). Một số nơi đã phối hợp huyệt ở thân thể với huyệt ở loa tai. Dùng tổng hợp như vậy có hiệu quả hơn, hay dùng đơn thuần huyệt ở thân thể hoặc huyệt ở loa tai hơn, hiện nay chưa kết luận. 6. Dùng thuốc hỗ trợ: Trong các ca...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHÂM TÊ (Kỳ 5)

  1. CHÂM TÊ (Kỳ 5) c) Chọn huyệt ở loa tai: Thường thực hiện việc chọn huyệt như sau: - Huyệt quan hệ với da: phổi (nếu mổ qua da). - Huyệt quan hệ với cơ quan định mổ. - Huyệt thần môn (để an thần). - Huyệt giao cảm (nếu mổ nội tạng). Một số nơi đã phối hợp huyệt ở thân thể với huyệt ở loa tai. Dùng tổng hợp như vậy có hiệu quả hơn, hay dùng đơn thuần huyệt ở thân thể hoặc huyệt ở loa tai hơn, hiện nay chưa kết luận. 6. Dùng thuốc hỗ trợ: Trong các ca mổ bằng phương pháp gây tê, gây mê, thuốc hỗ trợ vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả gây tê (hoặc mê), vừa bảo đảm cho chức năng tuần hoàn và hô hấp được bình thường. Châm tê cũng vậy, trước trong khi mổ cần có thuốc
  2. hỗ trợ, lượng thuốc dùng có thể ít hơn so với gây tê (hoặc mê). Cũng có ca mổ không phải dùng thuốc hỗ trợ. a) Thuốc hỗ trợ trước khi mổ: Để trấn tĩnh, chống đau, người ta dùng Dolargan, Phenergan, Aminazin; có nơi chỉ dùng Dolargan (hoặc các chế phẩm tương tự khác) hoặc kết hợp với các thuốc khác dưới dạng Coctailitic. Cần nhớ không nên dùng Dolargan cho trẻ em dưới 1 tuổi; những bệnh gan - thận suy không nên dùng Phenergan, Aminazin. Để ức chế tiết dịch của các tuyến nước bọt, mồ hôi, đường hô hấp, dạ dày, ruột, có lợi cho việc giữ gìn thông suốt đường hô hấp, người ta dùng thuốc chống tiết cholin như: Atropin, Scopolamin; bệnh tăng nhãn áp không dùng Atropin; người già, trẻ em không nên dùng Scopolamin. b) Thuốc hỗ trợ trong khi mổ: Nói chung trong khi mổ nếu người bệnh đau nhiều có thể cho thuốc tê như Novocain, Procain... tiêm tại chỗ hoặc phong bế. Trước khi tác động tới các khu vực nhạy cảm như màng bụng, màng xương hoặc khi co kéo mạnh các nội tạng, nên phong bế trước các vùng đó. Trong việc cho thuốc hỗ trợ, nói chung nên giữ sao cho bệnh nhân vẫn tỉnh để phối hợp được với kíp mổ. IV. LỢI ÍCH VÀ TỒN TẠI CỦA CHÂM TÊ A. LỢI ÍCH CỦA CHÂM TÊ
  3. 1. Khi mổ châm tê chức năng sinh lý ít bị rối loạn: Khi gây tê bằng châm, ngoài tác dụng làm tê thì phương pháp này còn có tác dụng điều chỉnh chức năng của cơ thể, cho nên nói chung khi mổ châm tê, các chức năng sinh lý của bệnh nhân không bị ảnh hưởng nghiêm trọng (huyết áp, mạch, hơi thở đều tương đối ổn định). Tuy nhiên, đối với một số ca mổ thì nó gây nhiều kích thích cho bệnh nhân (như tổn thương bệnh lý nặng, ổ bệnh dính nhiều ...) hoặc là gặp bệnh nhân đáp ứng không thật tốt (mức độ tê không thật nhiều) thì các chức năng sinh lý nhất thời có thể bị rối loạn nhiều nhưng qua thì mổ căng thẳng, các chức năng này mau chóng ổn định lại nhờ ảnh hưởng liên tục của tác dụng điều chỉnh của châm tê. Tuy vậy, trong mổ châm tê cần theo dõi chặt chẽ phản ứng của bệnh nhân để kịp thời phát hiện tình huống không bình thường và kịp thời xử lý. 2. Mổ châm tê bệnh nhân chóng lại sức: Nhờ ăn uống sớm, ít bị ảnh hưởng có hại của thuốc tê, mê, nên thời gian nằm viện được rút ngắn. 3. Áp dụng được cho bệnh nhân có chống chỉ định thuốc tê, mê: Châm tê được áp dụng tốt cho các trường hợp bệnh nhân mạn tính, suy mòn, suy dinh dưỡng, lão suy, sức khỏe toàn thân kém, dị ứng với thuốc tê hoặc mê, chức năng gan, thận, phổi kém. 4. Trang thiết bị dùng cho châm tê:
  4. Trong thiết bị dùng cho châm tê rất đơn giản, bao gồm: một ít kim châm, một máy phát xung để gây tê (tham khảo ở phần điện châm); một ít kim tiêm, bông, cồn. Trong trường hợp nhất định, có thể dùng tay vê kim gây tê thay máy. B. NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÂM TÊ Ngoài những điểm ưu việt của châm tê đã nêu ở trên thì châm tê cũng còn nhược điểm và tồn tại nhất định cụ thể như: 1. Chưa đạt đến giảm đau hoàn toàn: Khi châm tê, ngưỡng đau của bệnh nhân được nâng cao, nhưng cảm giác chưa hoàn toàn mất, trong thì nào đó của cuộc mổ có thể có bệnh nhân vẫn thấy đau. 2. Chưa hoàn toàn khống chế được phản ứng nội tạng: Khi thăm dò ổ bụng hoặc co kéo nội tạng hoặc khi mở màng phổi người bệnh còn có thể bứt rứt, khó chịu, nôn nao, khó thở. 3. Giãn cơ chưa vừa ý thầy thuốc mổ: Trong mổ bụng, khi cơ bụng giãn chưa vừa ý nhất định thao tác ngoại khoa bị trở ngại. Ba tồn tại trên biểu hiện ở mức độ khác nhau trong từng ca mổ. Nhưng nhìn chung, phần lớn các ca mổ châm tê đều có kết quả tương đối tốt. Người ta đã và đang không ngừng tìm cách khắc phục các tồn tại này (như chọn huyệt và các kích thích thỏa đáng; cải tiến thao tác mổ, dùng thuốc hỗ trợ cho thật phù hợp ...).
  5. Như vậy, châm tê cũng có chỗ mạnh và yếu như các phương pháp gây tê, mê bằng thuốc. Do vậy khi châm tê, nếu muốn phát huy hết mặt ưu và hạn chế mặt nhược, phải chọn đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2