intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán ung thư: cần một cái nhìn tòan cục

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước đây, các nhà nghiên cứu thường gặp nhiều khó khăn để phân biệt và phân chia các khối u ung thư mà thọat nhìn chúng khá giống nhau nhưng lại có những dấu hiệu bệnh lý khác nhau. Nhưng hiện nay, vấn đề khó khăn này có vẻ như được gỡ bỏ qua sự giúp sức của cái gọi là phổ biểu hiện gene tòan cục (global gene-expression profiles).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán ung thư: cần một cái nhìn tòan cục

  1. Chẩn đoán ung thư: cần một cái nhìn tòan cục Trước đây, các nhà nghiên cứu thường gặp nhiều khó khăn để phân biệt và phân chia các khối u ung thư mà thọat nhìn
  2. chúng khá giống nhau nhưng lại có những dấu hiệu bệnh lý khác nhau. Nhưng hiện nay, vấn đề khó khăn này có vẻ như được gỡ bỏ qua sự giúp sức của cái gọi là phổ biểu hiện gene tòan cục (global gene-expression profiles). Tuy thế phương pháp này còn phải vượt qua rất nhiều thử thách từ mặt kỹ thuật đến trang thiết bị dụng cụ trước khi thực sự trở thành một phương pháp chẩn đóan y học lâm sàng được áp dụng rộng rãi. Trên tờ Nature số đầu tháng bảy 2005 (Vol 435, 1262−1266), Siavash Kurdistani và cộng sự đã xem xét một phổ tòan cục khác – phổ hiệu
  3. chỉnh histone – để đi tìm câu trả lời rằng liệu phổ mới này có giúp cung cấp những yếu tố chỉ thị tương tự như phổ biểu hiện gene trong việc chẩn đóan ung thư, ít nhất là với ung thư tuyến tiền liệt, và có thể chuyển sang ứng dụng lâm sàng hay không? Các protein histones, vốn là một cái lõi cho DNA quấn quanh, có thể chịu một vài sự hiệu chỉnh hóa học ở một vài vị trí như là thêm nhóm acetyl hay nhóm methyl. Quá trình hiệu chỉnh này mang tính thuận nghịch và hơn nữa nó còn tác động lên sự biểu hiện của gene đang liên đới với lõi histone chịu sự hiệu
  4. chỉnh. Khi sự hiệu chỉnh histone này diễn ra bất thường có thể khiến cho quá trình phát sinh tế bào ung thư diễn ra. Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các nghiên cứu đều tập trung xem xét một hoặc một vài gene đơn lẻ, đánh giá vai trò của gene hoặc vài gene này trong sự hình thành và tiến triển ung thư. Đối nghịch với hướng trên, nhóm của Kurdistani đã xem xét mức độ tòan cục sự acetyl hóa hay methyl hóa của 5 gốc khác nhau trên histone H3 và H4 trong mẫu khối u tuyến tiền liệt. Công cụ chính mà nhóm tác giả sử dụng chính là các kháng thể đặc hiệu. Theo đó mỗi
  5. kháng thể sẽ giúp nhận diện bất kỳ sự hiệu chỉnh khác biệt nào. Ví dụ, hình ở đây cho thấy một lắt cát mô ung thư tuyến tiền liệt ở mức thấp (tức là điểm theo Gleason là 6) được nhuộm với kháng thể giúp nhận diện agrinine số 3 của histon H4 bị dimethyl hóa. Bằng cách quan sát trên 2 lọat mẫu ung thư tuyến tiền liệt khác nhau, các tác giả thấy rằng các cách thức hiệu chỉnh histone có thể giúp dự báo liệu rằng khối u mức thấp sau khi đã trãi qua phẫu thuật cắt bỏ hòan tòan có thể tái phát bệnh hay không. Tuy nhiên, các tác giả đã không tìm được mối liên hệ giữa
  6. quá trình hiệu chỉnh hitone tòan cục và sự điều hòa biểu hiện gene trong sự phát triển ưng thư tuyến tiền liệt. Mặc dù còn vài vấn đề chưa được giải đáp đầy đủ nhưng kết quả nghiên cứu của Siavash Kurdistani và cộng sự cũng như kỹ thuật hóa miễn dịch (immunochemistry) hòan tòan có thể ứng dụng lâm sàng để dò tìm sự hiệu chỉnh histone ở quy mô lớn với các mẫu bệnh ung thư hầu giúp bác sỹ nhanh chóng chẩn đóan bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2