intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiền đình: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

51
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Bệnh tiền đình - chẩn đoán và điều trị": Phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Giải phẫu và chức năng cơ quan tiền đình, các nguyên nhân gây chóng mặt, các phương pháp thăm dò chức năng tiền đình, những bệnh lý tiền đình thường gặp,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chẩn đoán và điều trị bệnh tiền đình: Phần 1

  1. PGS.ĨS. Phọm Khánh Hòa (Chủ biên) ĨS. Phgm ĩràn Anh - ĩh$. Phgm Thị Bích Đào
  2. PG S.TS. PHẠM KHÁNH HOÀ (CHỦ BIÊN) TS. PHẠM TRẦN ANH - THS. PHẠM THỊ BÍCH ĐÀO íỉệNH TI€N ĐÌNH CHÔN ĐOÁN vồ Điếu TRỊ NHÀ XU Ấ T BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2009
  3. LỜI NỒI ĐẦU Bệnh lí tiền đình đóng một vai trò rấ t quan trọng trong chuyên ngành Tai - Mũi - Họng và các chuyên ngành khác như: Nội khoa, th ầ n kinh, tâm thần, nhãn khoa, lão khoa... Bệnh lí tiền đình mà biểu hiện lâm sàng là "Chóng mặt", m ất thăng bằng và định hướng trong không gian là những triệu chứng thường gặp trong bệnh lí Tai-Mũi-Họng và các chuyên ngành kề trên. "Chóng mặt" đôi khi là khởi đầu của một bệnh lí quan trọng khác của các chuyên ngành này. Ở các nước có nền y học p h át triển, người ta đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực này, nó đi kèm với sự p h át triển khoa học và kỹ th u ậ t của họ. ở nước ta, trả i qua nhiều cuộc chiến tra n h kéo dài, chúng ta đã phải tập tru n g sức lực giải quyết những bệnh lí nhiễm trù n g và một sô" bệnh lí khác đe doạ đến tín h m ạng nhiều người trong xã hội. Sau nhiều năm, chúng ta chưa thực sự quan tâm đến những bệnh lí chức năng như tiền đình và các chức năng khác. Ngày nay, với sự p h át triển m ạnh mẽ của khoa học và kĩ th u ậ t, nền kinh tế của chúng ta đang p h át triển th ì mỗi người thầy thuốc cần phải tran g bị cho m ình những kiến thức cơ bản về Tiền đình học và các môn học khác. Chúng tôi biên soạn cuốn "Bệnh tiền đình" này nhằm muôn giúp cho những sinh viên đang học ngành y, các thầy thuốc chuyên khoa mới ra trường và các bạn đồng nghiệp tham khảo. Lần đầu tiên biên soạn, chúng tôi không khỏi có những thiếu sót n h ất định. R ất mong các thầy thuốc trẻ, các bạn đồng nghiệp xa gần góp ý để lần sau tái bản được tốt hơn Các tá c giả 3
  4. MỤC LỤC Lời nói đầu 3 P h an I: Giải phẫu và chức năng cơ quan tiền đình 7 P h ần II: Các nguyên n h ân gây chóng m ặt 23 K hai thác bệnh án tiền đình 31 Hệ thông lại các dấu hiệu bệnh lý trước một bệnh nhân chóng m ặt 35 P h an III: Các phương pháp th ăm dò chức năng tiền đình 36 N hững rối loạn tự phát: 36 Chóng m ặt 36 Rung giật nh ãn cầu tự p h át 38 Nghiệm pháp chỉ ngón tay 45 Nghiệm pháp Romberg 47 Nghiệm pháp Babinski-W eil 48 Nghiệm pháp F ukuda 48 N hững dấu hiệu gây nên: 50 Nghiệm pháp nhiệt 50 Nghiệm pháp ghế quay 54 Nghiệm pháp bơm nén 57 Nghiệm pháp điện một chiều 58 Khám tư thê 59 Khám Optokinetic 60 5
  5. Thực hành ghi điện động m ắt và ứng dụng trong các bệnh lý tiền đình 63 Phần IV: Những bệnh lýtiền đình thường gặp 79 Chấn động mê nhĩ 79 Viêm mê nhĩ 81 Nhiễm độc streptom ycin lên cơ quan tiền đình và ốc tai 86 Chóng m ặt kịch p h át tư thê lành tính 91 Viêm dây th ầ n kinh tiền đình 94 Bệnh M enière 97 Hội chứng có trong Tai-Mũi-Họng 108 u th ầ n kinh VIII 132 Những triệu chứng của tắc động mạch tiểu não sau dưới 140 Chẩn đoán Tai-Thần kinh trong bệnh sơ hoá rải rác (Multiple Sclerosis) 142 Chóng m ặt ở trẻ em 149 Những chóng m ặt khác hay gặp 159 Bệnh m ất điều hoà thăng bằng ở người có tuổi 169 Chứng bệnh vận động (Motion Sickness) 172 P hần V: Luyện tập tiền đình 190 Tài liệu tham khảo 214 6
  6. Phần I GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG cơ QUAN TIỀN ĐÌNH Nhắc đến cơ quan tiền đình, ở phần này chúng tôi nhắc kỹ đến tai trong là chủ yếu. Tai trong bao gồm có hai phần là tiền đình (tham gia vào giữ th ăn g bằng và định hướng trong không gian) và ốc tai đảm n h ận chức năng nghe và định hướng tiếng động trong môi trường. Trong phần viết này, chúng tôi không nói gì về cấu trúc và chức năng của ở cơ quan nghe mà nói chủ yếu là cơ quan tiền đình tai trong. Trong thực tế khi nghiên cứu về tiền đình, không th ể tách rời với cơ quan nghe được. Nói đến sức nghe, đánh giá về chức năng nghe và định hướng tiếng động trong môi trường là một vấn đề lớn và phức tạp, có dịp chúng ta sẽ để cập đến nó trong một phần riêng. Trong thực tế, th am gia vào hệ thông giữ th ăn g bằng của cơ th ể bao gồm ba bộ phận lớn sau: - Bộ phận giữ th ăn g bằng và định hướng trong không gian bao gồm: Cơ quan th ị giác, cơ quan xúc giác và cơ quan th ụ cảm bản thể, bộ phận chi phối và cảm th ụ vận động, cơ quan tiền đình bao gồm tiền đình ngoại vi do cầu nang, soan nang và các ông bán khuyên đảm nhận, tiền đình rễ, tiền định tru n g ương. - Trung tâm điều chỉnh bao gồm: Tiểu não, cầu não, vỏ não, hành não và tuỷ sông. - Các cơ và hệ thông th ầ n kinh điều khiển nó bao gồm cả hệ tháp, ngoại tháp, giao cảm và phó giao cảm... 7
  7. Riêng cơ quan tiền đình ngoại vi chúng tôi đi sâu viết vê vấn để này, còn các phần khác có nhắc tới nhưng là điểm qua mà thôi. 1. GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG MÊ NHĨ 1.1. Mê nhĩ xương Bao gồm toàn bộ phần xương bọc ngoài mê nhĩ màng. Đó là hốc xương nằm trong xương đá. Bên trong mê nhĩ xương có những bọc m àng mềm gọi là mê nhĩ màng. Mê nhĩ xương là một khôi xương rỗng gồm 3 phần: Tiền đình xương, các ông bán khuyên xương, ốc tai xương (Hình 1). Sau >} OBK Trước } cs tròn Hình 1. Mê nhĩ xương 8
  8. - Tiền dinh xương là một hốc rỗng hình xoắn, m ặt trong thông với ông tai trong, m ặt sau và trên thông với ống bán khuyên, mặt trước thông với ốíc tai. Hình 2. Sự sắp xếp của 3 ống bán khuyên trong 3 mặt phăng không gian - Ông bán khuyên xương: Có 3 ông bán khuyên, mỗi ông thông với tiền đình bằng 2 đầu, một đầu phình gọi là đầu bóng và một đầu không phình. Ông bán khuyên sau nằm tru n g bình diện đứng ngang. Ông bán khuyên ngoài nằm hơi chếch 30° về phía trước so với bình diện nằm ngang. Ba ông bán khuyên nằm trong ba bình diện khác n h au trong không gian, xác lập 3 chiều của không gian, có nhiệm vụ giữ cho cơ thề th ăn g bằng dù cơ thể hoặc đầu ở b ấ t cứ vị trí nào trong không gian (Hình 2). 9
  9. 3 4 Hình 3. Ống bán khuyên màng và tiền đình màng 1. Thần kinh từ ống bán khuyên 6. Ốc tai trước 7. Hạch gai 2. Thần kinh cầu nang. 8. Thần kinh soan nang 3. Hạch tiền đình 9. Cửa sổ tròn 4. Thần kinh mặt 10. Thần kinh bán khuyên sau 5. Thần kình ốc tai 11. Thần kinh ống bán khuyên ngang 1.2. Tiền đình màng (Hình 3) Tiền đình màng bao gồm 2 bọng nằm trong tiền đình xương, bọng trên hình túi gọi là soan nang, bọng dưới tròn nhỏ gọi là cầu nang. Hai bọng đều chứa ch ất dịch lỏng gọi là nội dịch. Bên trong bề m ặt của soan nang và cầu nang có một vùng biếu mô nhỏ được biệt hoá cao độ, đường kính 2-3mm gọi là vết th ín h giác (macula). 10
  10. Lông đông Thạch nhĩ Lông rung Lớd keo Sợi thẩn kinh Tế bào lông tién đình Tế bào nang đỡ Hình 4. Cấu trúc vi thể vết thính giác 1.3. Vết thính giác (Hình 4) Vết th ín h giác của soan nang chủ yếu nằm trên m ặt phang nằm ngang và đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự định hướng của đầu đôi với trọng lực và lực gia tốc khi một người đứng thang. M ặt khác, vết th ín h giác của cầu nang nằm chủ yếu trên m ặt phang đứng, vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong vấn đề th ăn g bằng khi một người trong tư th ế nằm . P hủ lên bên trên vết th ín h giác là một lớp dạng keo, trong lớp này có các tinh thề calcium carbonat được gọi là h ạ t thạch nhĩ. Mỗi vết th ín h giác có hàng ngàn các tê bào có lông, các lông này nằm nhô vào trong lớp keo (gelatin). Đáy và các m ặt bên của các tế bào có lông tiếp xúc synapse với các đầu m út tậ n cùng của các sợi th ầ n kinh tiền đình. Mỗi tê bào có lông tru n g bình có khoảng 50-70 lông nhỏ được gọi là lông lập th ể (Stereocilia) và một lông lón hơn gọi là lông động (kinocilium). Khi các lông lập th ể bị cong về phía lông động, sẽ làm mở vài trăm kênh ion n atri trên mỗi m àng lông và một sô’ lượng lớn các ion này từ môi trường dịch xung quanh đi vào trong tê bào, 11
  11. gây nên hiện tượng khử cực. Ngược lại, khi các lông lập th ể bị cong vê hướng ngược lại sẽ làm đóng các kênh ion, gây nên hiện tượng ưu phân cực. Lông động Lồng lập thể Màng tế bào u i 1m a 11.11 a) Lúc nghi Hình 5. Đáp ứng của vết thính giác khi vị trí của đầu thay đổi Trong điều kiện nghỉ bình thường, trên bê m ặt các tế bào có lông luôn tồn tại các điện th ế nghỉ, các sợi th ầ n kinh từ các tế bào có lông dẫn truy ền liên tục các xung động th ầ n kinh với tốc độ khoảng 100 xung động mỗi giây. Khi các lông lập th ể bị cong về phía ngược lại sẽ làm giảm sự dẫn tru y ền xung động, thường làm dừng hoàn toàn các xung động (Hình 5b). Vì vậy, khi sự định hướng của đầu trong không gian th ay đổi, các h ạ t thạch nhĩ do trọng lượng riêng của nó gấp 3 lần trong lượng riêng của môi trường dịch xung quanh sẽ trôi trư ợ t trên lớp keo và làm cong các lông. Sự thay đồi hiệu điện th ế trên bề m ặt các tế bào có lông do sự uô’n cong của các lông sẽ khởi p h á t các tín hiệu 12
  12. th ầ n kinh tương ứng. các tín hiệu này được dẫn truyền vê não đê kiêm soát sự cân bằng. Trong mỗi vết th ín h giác, các tê bào có lông khác n h au được định hướng theo những hướng khác nhau đê một số tê bào có lông bị kích thích khi đầu cúi vể phía trước, một số bị kích thích khi đầu ngửa về phía sau, một sô" khác bị kích thích khi nghiêng đầu vê bên này hoặc bên kia... Vì vậy, có một kiêu kích thích riêng biệt trong các sợi th ần kinh tiền đinh cho mỗi tư th ế của đầu. Kiểu kích thích này báo cho não biết sự định hướng của đầu trong không gian. 1.4. Cấu trúc và chức năng của ống bán khuyên Ba ông bán khuyên màng: Các ông bán khuyên màng nằm trong các ông bán khuyên xương. Các ông này chứa một chất dịch lỏng gọi là nội dịch, ở đầu bóng của ba ông bán khuyên m àng có những bộ phận tiếp n h ận kích thích gây ra do sự chuyên động của dòng nội dịch, các bộ phận này gọi là mào thích giác. (a) (b) Hình 6. Cấu trúc vi thể mào thính giác 13
  13. Mào thính giác là một vùng biếu mô dược biệt hoá ỏ bên trong mỗi đầu bóng. Các tê bào biểu mô biệt hoá này có cấu trúc và chức năng rấ t giông với các tê bào biểu mô biệt hoá của vết th ín h giác. Ớ trên đỉnh của mào th ín h giác là một khôi dạng keo, trong đó không có các tinh th ể calcium carbonate, gọi là đài chén (cupula). Khi đầu b ắt đầu quay về bất kỳ một huống nào, dịch trong các ông bán khuyên do quán tín h nên nó vẫn duy trì trong trạn g thái bất động, trong khi đó các ống bán khuyên vẫn cùng quay với đầu, điểu này làm cho dòng nội dịch từ trong ông đi vào đầu bóng, làm cong đài chén về một bên. Khi quay đầu vê hướng ngược lại làm cho đài chén cong vê hướng ngược lại. Trong đài chén có hàng trăm lông từ các tê hào có lông của mào thính giác nằm nhô vào. Lông lập thế các tế bào có lông luôn luôn hưống trực tiếp về cùng một bên của đài chén và khi làm cong đài th ín h giác vê hướng đó gây nên hiệu ứng khư cực, ngược lại khi làm cong đài th ín h giác vê hướng đôi diện sẽ gây hiện tượng ưu phân cực tế bào (hình 5). Từ các tế bào có lông, các tín hiệu th ần kinh tương ứng được dẫn tru y ền theo dây thần kinh tiền đình để báo cho hệ th ầ n kinh tru n g ương biết những thay đổi về tốc độ và hướng quay của đầu trong 3 m ặt phang khác nhau trong không gian. 1.5. Chức năng của soan nang và cầu nang trong việc duy trì thăng bằng tĩnh và thăng bằng động Điều đặc biệt quan trọng là trong vết th ín h giác của soan nang và cầu nang, các tê bào có lông khác n h au được định hướng theo tấ t cả các hướng khác nhau đê cho ỏ mỗi tư thê riêng biệt của đầu, một nhóm các tê bào có lông riêng biệt bị kích thích. Các kiểu kích thích của các tê bào có lông riêng biệt này báo cho hệ th ần kinh tru n g ương biết tư th ế của đầu so với vec-tơ của trọng lực. Lần lượt, các hệ thông tiền đình, tiểu não, 14
  14. hệ thông vận động lưới được kích thích, tạo ra các phản xạ cơ thích ứng để duy trì thăng hằng thích hợp. Vết thích giác, đặc biệt là vết th ín h giác của soan nang, thực hiện chức năng duy trì th ăn g bằng một cách có hiệu quả n h ấ t khi đầu ỏ trong tư th ế gần như th ẳn g đứng (ta gọi là th ăn g bằng động). Còn cầu nang đóng vai trò điều hành th ăn g bằng tĩnh của cơ thể. Thạch nhĩ Các sợi dây thần kinh tiền đình Tếbầo giác quan có lông Hình 7. Thành phần cấu tạo vết thính giác 1.6. Chức năng của các ông bán khuyên Chức năng của các ống bán khuyên p h át hiện sự quay của đầu, khi đầu bắt đầu quay đột ngột vê b ất kỳ hướng nào (đây được gọi là gia tôc quay), quán tín h nội dịch trong ông bán khuyên có xu hướng duy trì ở trạn g th á i đứng yên trong khi chính ổng bán khuyên quay. Vì vậy, có hiện tượng nội dịch chảy 15
  15. ngược chiều với chiều quay của đầu, dẫn đến sự chuyên động tương đôi giữa đài th ín h giác và nội dịch. Khi đầu tiếp tục quay, nội dịch b ắt đầu chuyên động tương đôi giữa đài th ín h giác và nội dịch, đài thính giác dần dần trở lại vị trí nghỉ ở giữa đầu hóng do tính ch ất đàn hồi của nó. Khi ngừng quay đột ngột, một tác động xảy ra hoàn toàn ngược lại. Nội dịch vẫn tiếp tục quay trong khi các ông bán khuyên đã dừng, lúc nàv đài thích giác bị dịch chuyển theo hướng ngược chiều làm cho các tê bào có lông ngừng p h át xung động hoàn toàn. Sau vài giây nữa, nội dịch ngừng chuyên động và đài thính giác dần dần trở lại vị trí nghỉ khoảng 20 giây sau đó, như vậy cho phép sự p h át xung động của tê bào có lông trỏ về mức trương lực bình thường. Như thế, ông bán khuyên khỏi p h á t một tín hiệu của sự phân cực khi đầu bắt đầu quay và khởi p h á t một tín hiệu đôi phân cực khi đầu ngừng quay. Hơn nữa, ít n h ấ t một số tế bào có lông sẽ luôn luôn đáp ứng với sự quay ở b ất kỳ một m ặt phang nào (ngang, dọc hoặc chéo) để cho chuyển động của nội dịch luôn xảy ra ở ít n h ấ t một ông bán khuyên. Đó là nguyên lý đe khám nghiệm chức năng của từng ông bán khuyên. 2. CÁC ĐƯỜNG LIÊN HỆ THAN KINH CHO HỆ THÔNG THĂNG BẰNG Các tế bào thần kinh tiếp xúc synape với các tê bào có lông của vết thính giác và mào th ín h giác hội tụ về hạch tiên đình, thân của các tê bào này nằm tại đây. Các sợi th ần kinh hướng tâm từ các tế bào th ầ n kinh này tiếp nôi với các sợi hướng tâm từ hạch ốc tai tạo th àn h dây th ầ n kinh tiền đình - ốc tai (dây VIII) và tận cùng tại nhân tiền đình ở h àn h não. Lần lượt, từ nhân tiền đình cho các sợi đi đến tru n g tâm vận n h ãn ở th â n não và đi đến tuỷ sông, tiêu não và vỏ não (Hình 8 - 9 ). Các tế 16
  16. hào th ầ n kinh ở tru n g tâm vận nhãn kiểu soát các vận động của đầu, cố và các chi. Các cử động của n h ãn cầu và cơ th ể được tạo ra nhờ các đường liên hệ th ầ n kinh này giúp cơ th ể duy trì th ă n g bằng và di chuyển n h ãn cầu theo thị trường trong quá trìn h quay. Vùng titn dinh Vùng dưới đồi Tiểu năo llll Nhân Dây TK tién dinh >vận nhãn Hạch tién đinh Đường tiến đình Đường tuỳ sồng tuỳ sííng tién đinh Hình 8. Các đường liên hệ thần kinh của hệ thống thăng bằng 17
  17. Hình 9. Đường dẫn truyền thần kinh 1. Nhân tiền đình giữa 9. Ống bán khuyên sau 2. Nhân tiền đình trên 10. Soan nang 3. Nhân tiền đình bên 11. Cầu nang 4. Hạch tiền đinh 12. Bó tiền đình bên 5. Thần kinh tiền đình 13. Nhân tuỷ sống 6. Nhân tiền đình gai 14. Bó giữa 7. Ống bán khuyên trên 15. Bó tiền đình bên 8. Ống bán khuyên ngang 16. Sừng bên 18
  18. 3. ĐỘNG MẮT VÀ CHÓNG MẶT Đê hiếu cơ chế của chóng m ặt và m ất thăng bằng, cần hiểu rõ cung phản xạ tiền đình-nhãn cầu. Cung phản xạ này được th iết lập từ các đường th ần kinh hướng tâm và ly tâm. - Đường thần kinh hướng tâm bắt đầu từ mê nhĩ liên tục qua dây th ầ n kinh tiền đình. Phần tru n g ương của đường hướng tâm b ắt đầu từ các vùng đi vào của rễ th ần kinh tiền đình trỏ lên, bao gồm nhân tiền đình, n h ân vận nhãn và các đường liên lạc th ầ n kinh từ nhân tiên đình đến n h ân vận nhãn, kể cả các đường liên hệ th ầ n kinh từ nhân tiền đình đến các hệ thông lân cận VỚI phần tru n g ương hướng tâm của phản xạ tiền đình nhãn cầu, đặc biệt là tiểu não. - Đường ly tâm tần kinh b ắt đầu từ nhân vận n h ãn đến các cơ vận nhãn. Chức năng chính của cung phản xạ này là lưu giữ hình ảnh trên võng mạc trong sucít quá trìn h chuyển động của đầu. Nó tạo ra các sự điều chỉnh của nhãn cầu một cách chính xác để bù trừ cho những chuyến động của đầu, vì vậy khi chúng ta đi bộ, chúng ta sẽ thấy những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta một cách rõ ràng. Cung phản xạ này có thể bị tổn thương ở bất kỳ vị trí nào. Việc xác định vị trí tổn thương không chỉ dựa vào sự đánh giá các dấu hiệu đặc hiệu của cung phản xạ này mà còn dựa vào sự có hay không các dấu hiệu rốì loạn chức năng của các cấu trúc lân cận của nó, ví dụ như các dây th ần kinh sọ khác hoặc các cấu trúc có liên hệ vối các phần riêng biệt của cung phản xạ này. Khi một người b ắt đầu quay, quán tính của nội dịch trong các ông bán khuyên làm cho đài chén cong vể phía đôi diện. Tuy nhiên, khi tiếp tục quay, nội dịch chuyến động và đuổi kịp tốc độ chuyên động của ông bán khuyên và đài chén th ẳ n g trở 19
  19. lại. Vào lúc này, nội dịch và đài chén chuyển động cùng một huống và cùng một tốíc độ. Nếu chuyển động dừng lại đột ngột, quán tín h của nội dịch làm cho nó tiếp tục di chuyên theo hướng quay trước đó và làm cong đài chén về hướng đó, khỏi p h át xung động th ầ n tác động đến các cơ vận n h ãn và các cơ trên cơ th ể thông qua các đường liên hệ th ầ n kinh. N hãn cầu sẽ di chuyển chậm về hướng quay và sau đó di chuyển n h an h vể hướng ngược lại tới vị trí giữa, tạo ra các dao động tự phát. Các chuyển động này được gọi là động m ắ t tiền đình. Một người trả i qua tác động này sẽ có cảm giác chính bản th â n m ình hoặc môi trường xung q u an h quay, cảm giác này gọi là chóng mặt. Nếu chóng m ặt nặng hoặc m ột người đặc biệt nhạy cảm, hệ thống th ầ n kinh thực vật có th ể bị ảnh hưởng gây nên nôn mửa, vã mồ hôi, xanh tái. 4. MẠCH MÁU Cơ QUAN TIỀN ĐÌNH P hần tiền đình ngoại biên là phần tiền đình tai trong được cấp máu chủ yếu từ động mạch th â n nền. Động mạch th â n nền do hai động mạch đốt sống hợp lại th àn h . Động mạch tai trong có thể tách ra trực tiếp từ động mạch th â n nền hoặc là từ một nhánh của động mạch th â n nền đó là động mạch tiểu não trước dưới. Sau khi cấp m áu cho dây th ầ n kinh VIII, động mạch tai trong đi tiếp bằng một mạch máu rấ t nhỏ đường kính khoảng 200pm rồi phân ra làm 3 n h án h tận cấp máu cho mê nhĩ màng: - Động mạch tiền đình trước cấp m áu cho phần sau trên cầu nang và soan nang, đầu bóng của hai ống bán khuyên nằm và đứng. - Động mạch ốc tai - tiền đình cấp máu cho soan nang và phần lớn cầu nang rồi chia làm hai ngành, một ngành chạy vào th â n và phần sau của soan nang, đầu bóng ông bán khuyên đứng và ngang, một ngành đến vòng xoắn ốc tai. 20
  20. Hình 10. Động mạch thân nền và các nhánh 1. Đ.M não sau 6. Đ.M gai sống sau 2. Đ.M trung não 7. Đ.M gai sống trước 3. Đ.M tiểu não trên 8. Đ.M thân nền 4. Đ.M tiểu não trước dưới 9. Đ.M đốt sống 5. Đ.M tiểu não sau 10. Đ.M tai trong: Tiền đình và ốc tai. - Động mạch ốc tai đi vào tr ụ ốc và một n h án h nối với động mạch ốc tai tiền đình. N hư vậy sự cấp m áu cho phần tiền đình ngoại biên được đảm nhiệm bởi một mạch m áu r ấ t nhỏ và không có n h án h nối, vì vậy phần tiền đình ngoại biên có thê bị đe doạ khi một trong nhữ ng động mạch sau bị biến dạng: Động mạch tai trong, động mạch tiểu não trước dưới, động mạch th â n nền hoặc động mạch đốt sống. 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2