intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chapter I: Tổng quan về mạng máy tính

Chia sẻ: Li Mu Gi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

141
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- LAN (Local Area Network): mạng cục bộ, là mạng được cài đặt trong một phạm vi tương đối nhỏ (ví dụ trong 1 toà nhà, 1 khu trường học ...) với khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính nút mạng chỉ vài km trở lại. - WAN (Wide Area Network): mạng diện rộng, không bị giới hạn về mặt khoảng cách điạ lý giữa các máy tính. Phạm vi của mạng có thể liên quốc gia trên cả lục địa. Thông thường WAN được hình thành dựa trên sự kết nối của nhiều LAN lại với nhau....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chapter I: Tổng quan về mạng máy tính

  1. Chương I: Tổng quan về mạng máy tính 1. Khái niệm mạng máy tính - Mạng máy tính (networking) là một tập hợp các máy tính được kết nối với nhau bằng các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó đảm bảo cho các máy tính có thể chia sẻ dữ liệu và các thiết bị ngoại vi với nhau. 2. Các yếu tố của một mạng máy tính - Đường truyền vật lý • Đường truyền hữu tuyến gồm có: cáp đồng trục, cáp đôi xoắn, cáp sợi quang • Đường truyền vô tuyến gồm có: Radio, sóng cực ngắn (viba), tia hồng ngoại - Dải thông (bandwidch): là độ đo phạm vi tần số mà đường truyền có thể đáp ứng
  2. - Thông lượng (Throughput): được biểu diễn bằng số bít truyền đi trong 1 giây (bps) - Độ suy hao: là độ đo sự yếu đi của tín hiệu trên đường truyền (phụ thuộc độ dài cáp) - Nhiễu điện từ: gây ra bởi các tín hiệu điện bên ngoài đường truyền - Kiến trúc mạng: Thể hiện cách nối các máy tính (hình trạng – topology) ra sao và giao thức (protocol) truyền tin trên mạng như thế nào Topo mạng: Có 2 kiểu chủ yếu là điểm - điểm (point to point) và quảng bá (Broadcast hay Point To Multipoint) • Topo kiểu P.T.P gồm có các kiểu là star, ring, tree, mesh (complet) • Topo kiểu P.T.MP gồm có các kiểu là ring, bus, satellite hoặc radio
  3. 3. Phân loại mạng máy tính. + Căn cứ vào quy mô, vị trí địa lý - LAN (Local Area Network): mạng cục bộ, là mạng được cài đặt trong một phạm vi tương đối nhỏ (ví dụ trong 1 toà nhà, 1 khu trường học ...) với khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính nút mạng chỉ vài km trở lại. - WAN (Wide Area Network): mạng diện rộng, không bị giới hạn về mặt khoảng cách điạ lý giữa các máy tính. Phạm vi của mạng có thể liên quốc gia trên cả lục địa. Thông thường WAN được hình thành dựa trên sự kết nối của nhiều LAN lại với nhau. - MAN (Metropolitan Area Networks): mạng đô thị - GAN (Global Area Networks): Mạng toàn cầu
  4. + Căn cứ vào cách nối mạng - Bus: Theo đó, các máy tính được nối trực tiếp vào một đường trục (ở hai đầu trục có gắn các thiết bị gọi là Teminator). - Star: Theo cách này, các máy tính không nối trực tiếp với nhau mà qua một thiết bị trung tâm, gọi là Hub - Ring: Gần giống như mô hình Bus, tuy nhiên đường trục nối lại thành vòng tròn, do đó không cần các Teminator. - Mesh: Ở mô hình này, các máy nối trực tiếp với nhau, tạo thành một mạng lưới.
  5. - Hỗn hợp: Ngoài các kiểu trên, người ta có thể kết hợp các mô hình lại với nhau, tạo nên kiểu mạng hỗn hợp + Căn cứ vào kỹ thuật chuyển mạch (switching) - Chuyển mạch kênh (Circuit switched) - Chuyển mạch thông báo (Message switched) - Chuyển mạch gói (Packet switched) + Căn cứ trên vai trò hoạt động của các máy tính - Peer to Peer (mạng ngang quyền): Theo mô hình này, các máy trên mạng có vai trò như nhau. Mạng này thích hợp với các tổ chức có quy mô nhỏ, đơn giản. - Client-Server (mạng phân quyền): Trong mô hình này có một số máy đóng vai trò Server, tức là cung cấp dịch vụ (phục vụ - Server) cho máy khác (Client). Các Server còn được dùng để làm công tác quản lý.
  6. 4. Giao thức mạng - Giao thức (protocol) là các quy tắc quy định cách truyền dữ liệu. Điều này đảm bảo cho mọi máy tính trong mạng có thể đọc được các gói dữ liệu dù máy đó chạy bất kỳ hệ điều hành, phần mềm và phần cứng nào Tại máy gửi: • Dữ liệu được chia thành các gói (packet) mà giao thức có thể xử lý • Địa chỉ máy nhận được bổ sung vào gói tin • Truyền dữ liệu qua NIC để vào mạng Tại máy nhận: • Lấy các gói tin từ mạng • Xử lý dữ liệu địa chỉ, kiểm tra thông tin về gói nhận được • Kết hợp dữ liệu từ các gói lại • Trả về cho ứng dụng
  7. - Giao thức TCP/IP(Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một giao thức chuẩn công nghiệp, được định nghĩa bởi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) + Khái niệm mạng Internet: Là mạng máy tính toàn cầu, nó là mạng của các mạng, sự trao đổi thông tin dựa trên giao thức chuẩn TCP/IP 5. Kiến trúc phân tầng và mô hình OSI (Reference Model for Open Systems Interconnection) + Mục đích của việc phân tầng - Nhằm định rõ tiêu chuẩn được dùng trong việc phát triển các hệ thống mở, làm cho các hệ thống mạng khác nhau dùng những phương thức truyền thông cùng loại hoặc tương tự như nhau, nhằm đảm bảo kết nối giữa các hệ thống mạng khác nhau - Làm giảm độ phức tạp của việc thiết kế và cài đặt mạng - Tìm cách biểu diễn chung cho các thành phần dữ liệu
  8. + Các nguyên tắc để xây dựng các tầng hệ thống mở của ISO - Chỉ thiết lập 1 tầng khi cần đến một cấp độ trừu tượng khác nhau - Mỗi tầng phải thực hiện một chức năng rõ ràng, các chức năng giống nhau được đặt trong cùng một tầng - Chức năng mỗi tầng phải định rõ những giao thức theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, khi có thay đổi cũng không ảnh hưởng đến các tầng khác - Các chức năng khác nhau phải được xây dựng trong những tầng riêng biệt, song số lượng tầng phải vừa đủ để cấu trúc không trở nên quá phức tạp
  9. + Mô hình OSI Năm 1984 ISO đã đưa ra mô hình OSI bao gồm 7 tầng như mô tả sau Hệ thống mở A Hệ thống mở B Giao thức tầng 7 7. Tầng ứng dụng Giao thức tầng 6 6. Tầng trình diễn 5. Tầng phiên 4. Tầng giao vận 3. Tầng mạng 2. Tầng liên kết dl Giao thức tầng 1 1. Tầng vật lý Đường truyền vật lý
  10. + Chức năng của các tầng trong mô hình OSI - Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application Layer) Tầng Ứng dụng là tầng gần gũi với người sử dụng nhất, nó cung cấp các dịch vụ mạng cho các ứng dụng của người dùng, nó làm giao diện giữa người dùng và hệ thống ví dụ như các ứng dụng Email, Trình duyệt Web, ... Nó chứa các giao thức và chức năng cần thiết cho người sử dụng để thực hiện tác vụ truyền thông - Tầng 6: Tầng trình diễn (Presentation Layer) Cung cấp một cách biểu diễn dữ liệu của tầng ứng dụng theo 1 chuẩn chung để cho các tầng dưới xử lý – Nó đóng vai trò như tầng thông dịch - Tầng 5: Tầng phiên (Session Layer) Cung cấp phương tiện quản lý truyền thông giữa các ứng dụng: thiết lập, duy trì, đồng bộ hoá và huỷ bỏ các phiên truyền thông giữa các ứng dụng
  11. - Tầng 4: Tầng giao vận (Transport Layer) Thực hiện việc truyền dữ liệu giữa 2 đầu mút (end to end); thực hiện cả việc kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu giữa 2 đầu mút. (đóng gói lại dữ liệu, đánh số ... tại nơi gửi, mở gói dl trả lại cho lớp trên tại nơi nhận đảm bảo tin cậy và hiệu quả - trong quá trình truyền nhận nếu không được hoặc gặp lỗi sẽ truyền nhận lại, các gói giống nhau sẽ được bỏ bớt) - Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer) Thực hiện việc truyền các gói dữ liệu đến đích dựa theo địa chỉ logic. Nó sẽ chọn đường và điều khiển thông tin tránh tác nghẽn - Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer) Cho phép điều khiển truy nhập đường truyền vật lý và điều khiển truyền dữ liệu tin cậy: Các bit thông tin truyền đi và nhận về theo những khối logic gọi là khung (frame). Tầng liên kết dữ liệu gắn liền với lược đồ đánh địa chỉ vật lý, cấu hình mạng, truy xuất mạng, thông báo lỗi, thứ tự phân phối frame, và điều khiển luồng
  12. - Tầng 1: Tầng vật lý (Physical Layer) Thực hiện truyền dòng bit qua đường truyền vật lý (không quan tâm tới cấu trúc), truy nhập đường truyền vật lý nhờ các phương tiện cơ, điện, hàm, thủ tục + Nguyên tắc truyền dữ liệu giữa các tầng trong mô hình OSI - Theo tiếp cận OSI, trong mỗi tầng của hệ thống có một hoặc nhiều thực thể (entity) hoạt động. Ví dụ thực thể là một tiến trình (process) trong 1 hệ đa xử lý hoặc 1 trình con (subroutine) - Một thực thể của tầng N - entity(N) cài đặt các chức năng của tầng N và giao thức truyền thông với các entity(N) trong các hệ thống khác - Mỗi thực thể truyền thông với các thực thể ở các tầng trên và dưới nó qua 1 giao diện (interface). Giao diện này gồm 1 hoặc nhiều điểm truy nhập dịch vụ (Service Access Point – SAP)
  13. Hệ thống B Hệ thống A Layer (N+1) entity(N+1) SAP(N) SAP(N) Interface Protocol tầng N Layer (N) entity(N) SAP(N-1) SAP(N-1) Interface Layer (N-1) entity(N)
  14. - Tại các SAP người ta xây dựng các hàm nguyên thuỷ (primitive): đây là các hàm chỉ rõ chức năng cần thực hiện được dùng để chuyển dữ liệu và thông tin điều khiển OSI định nghĩa 4 hàm nguyên thuỷ để định nghĩa tương tác giữa các tầng kề nhau • Hàm yêu cầu (Request) • Hàm chỉ báo (Indication) • Hàm trả lời (Response) • Hàm xác nhận (Confirm) Ví dụ: thực thể tầng N của hệ thống A trao đổi với hệ thống B Hệ thống B Hệ thống A entity(N) Layer (N) entity(N) Protocol tầng N REQ (1) CONF (4) RESP (3) IND (2) SAP(N-1) SAP(N-1) Interface Layer (N-1) Protocol tầng N-1
  15. - Giao thức truyền tin trên tầng N (giữa 2 thực thể đồng mức) nào đó có thể được xây dựng theo kiểu có liên kết hoặc không có liên kết - Đơn vị dữ liệu sử dụng trong giao thức ký hiệu là PDU (Protocol Data Unit) còn được gọi là gói tin (Packet) của giao thức - Khi đơn vị dữ liệu từ tầng N (ký hiệu là PDU(N)) chuyển xuống sẽ được xem như một đơn vị dữ liệu cho dịch vụ của tầng N-1 ký hiệu là SDU(N-1). Phần thông tin điều khiển của tầng N-1 ký hiệu là PCI(N-1) được thêm vào đầu của SDU(N-1) để tạo thành PDU(N-1). Trình tự như thế cứ tiếp diễn cho tới tầng vật lý, ở đó dữ liệu được truyền qua đường truyền vật lý - Bên hệ thống nhận, trình tự sẽ diễn ra ngược lại. Qua mỗi tầng PCI tương ứng sẽ được phân tích và sau đó cắt bỏ khỏi các PDU trước khi gửi lên tầng trên.
  16. Hệ thống mở A Hệ thống mở B PDU(N) Data Data PCI(N-1) SDU(N-1) Dòng bít dữ liệu vật lý Dòng bít dữ liệu vật lý Đường truyền vật lý
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2