intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài nghiên cứu là đánh giá chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực trạng chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết được phân tích và đánh giá dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” CHẤT LƯỢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Thị Hà Chinh TÓM TẮT Mục đích của bài nghiên cứu là đánh giá chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực trạng chất lượng công bố thông tin của các công ty niêm yết được phân tích và đánh giá dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN. Bài viết sử dụng phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp bao gồm báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên và các báo cáo khác trên trang thông tin điện tử của các công ty chế biến thủy sản được chọn mẫu nghiên cứu. Dựa trên phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình, kết quả phân tích cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về chất lượng công bố thông tin giữa các công ty chế biến thủy sản niêm yết tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đã đề xuất một số khuyến nghị cho các công ty chế biến thủy sản niêm yết nhằm nâng cao chất lượng công bố thông tin và khẳng định vị thế của công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Công bố thông tin, công ty chế biến thủy sản, quản trị công ty, thị trường chứng khoán. ABSTRACT INFORMATION DISCLOSURE QUALITY OF SEAFOOD PROCESSING COMPANIES LISTED ON THE VIETNAMESE STOCK MARKET The purpose of the study is to evaluate the quality of information disclosure of seafood processing companies listed on the Vietnamese stock market. The current state of information disclosure quality of listed companies is analyzed and evaluated based on the ASEAN Corporate Governance Scorecard. The article uses the method of collecting and processing secondary data including audited financial statements, annual reports and other reports on websites of seafood processing companies selected for the study. Based on the case study method, the analysis results show that there is a significant difference in the quality of information disclosure among listed seafood processing companies in Vietnam. Based on the research results, the study has proposed some recommendations for listed seafood processing companies in order to improve the quality of information disclosure and affirm these companies’ position on the Vietnamese stock market. Keywords: Information disclosure, seafood processing companies, corporate governance, stock market. 1. GIỚI THIỆU Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Để xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững, không thể không kể đến vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán. Việc công bố thông tin đầy đủ, kịp thời, minh bạch của các doanh nghiệp niêm yết là một trong những điều kiện cần thiết để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả và phát triển ổn định. Tại Việt Nam, công nghiệp chế biến thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và được ưu tiên phát triển để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp và nền tảng khác. Ngành chế biến thủy sản là một phần 578
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cơ bản của ngành thủy sản, ngành có hệ thống cơ sở vật chất tương đối lớn, bước đầu tiếp cận với trình độ khu vực, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật có tay nghề giỏi, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước của ngành tăng mạnh trong giai đoạn gần đây. Việt Nam được đánh giá là có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản, hiện nay, nước ta có hơn 1.470.000 ha mặt nước sông ngòi có thể dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, Việt Nam có địa hình trải dài trên 3.000 km bờ biển và dày đặc mạng lưới sông ngòi kết hợp với nhiều vịnh rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề nuôi trồng, đánh bắt và chế biến động thực vật thủy sản. Giai đoạn 2010 – 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt tốc độ tăng trung bình 6,1%/ năm. Năm 2020, GDP ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011 – 2020 đã khẳng định sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản tại Việt Nam. Bảng 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Nguồn: VASEP, Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2011-2016 Tuy nhiên trong vài năm gần đây, ngoài các hạn chế do dịch bệnh Covid-19, các nguyên nhân từ dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, phân trắng, bệnh còi,… đã và đang là mối nguy cơ gây rủi ro lớn cho nghề chế biến thủy sản ở nước ta. Ngoài ra, với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản nội địa hoặc hạn chế nhập khẩu. Những rào cản như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh, bảo vệ nguồn lợi IUU hay chương trình thanh tra riêng biệt (ví dụ như Chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ,…) đang và sẽ được các nước tăng cường áp dụng. Tham gia vào các FTA đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào nhiều thị trường. Tuy nhiên, ngành thủy sản và nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chưa tận dụng được tốt nhất các ưu đãi/cơ hội của FTA. Trong khi đó các nước đối thủ cạnh tranh về thủy sản như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia,... ngày càng gia tăng các sức ép cạnh tranh nhiều hơn qua các chương trình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên cả quy mô về sản lượng, chất lượng, giá thành sản xuất, marketing và xúc tiến thương mại. Ngành nuôi tôm và một số sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam đã được nhìn nhận và so sánh với các ngành tương tự tại Ấn Độ, Thái Lan cho thấy giá thành sản xuất của Việt Nam đang cao hơn từ 10-30%. Có nhiều yếu tố tác động tạo ra giá thành sản phẩm cao ở Việt Nam, ví dụ như chi phí giống, thức ăn, các vật tư đầu vào cao, tổn thất sau thu hoạch, chi phí điện-nước và các chi phí hành chính phát sinh lớn,... Do đó, cần có các giải pháp cấp thiết để hạn chế tác động tiêu cực cho ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam. Có thể nói, việc công bố và minh bạch thông tin phát triển bền vững các ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa chú trọng công bố thông tin cốt lõi mà các cổ đông và các bên liên quan quan tâm như cơ 579
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cấu quản trị công ty, cơ cấu sở hữu, thực tiễn quản trị công ty, hoạt động của HĐQT hay sự tham gia của cổ đông và các bên hữu quan. Do đó, việc nghiên cứu về vai trò của công bố thông tin sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ ràng về trách nhiệm và lợi ích của việc công bố thông tin bền vững cũng như hướng tới các giá trị lâu dài trong tương lai. Chính vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu phân tích chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết để có thể đánh giá thực trạng công bố thông tin của các công ty này trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến nghị nâng cao chất lượng công bố thông tin cho doanh nghiệp, đồng thời kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan khác về điều kiện thực thi các giải pháp này. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Frederic S. Mishkin (2012) đã chỉ ra rằng với thông tin được cung cấp, các nhà đầu tư có cơ sở để đánh giá hoạt động kinh doanh và quản lý của công ty; xác định được triển vọng, cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Nếu thông tin bất cân xứng, các bên tham gia thị trường không có thông tin đầy đủ thì sẽ có tác động tiêu cực tới các hoạt động của thị trường tài chính. Krishna G. Palepu, Paul M. Healy (2016) đã kết luận vấn đề thông tin bất cân xứng làm tăng chi phí huy động vốn của công ty, do nhà đầu tư có thể yêu cầu một tỷ suất sinh lời cao hơn đối với tính rủi ro do thiếu thông tin về dự án đầu tư và sự không tin tưởng vào hoạt động của ban giám đốc. Chỉ có một phương pháp duy nhất để giảm thiểu và giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng, đó là công bố thông tin. Duy Thái (2022) chỉ ra rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua và có sự đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước. Trong quá trình phát triển đó, cơ quan quản lý luôn quan tâm tới vấn đề công bố thông tin trên thị trường, nhằm xây dựng, phát triển thị trường chứng khoán theo hướng ổn định, công khai, minh bạch và bền vững. Bên cạnh những lợi ích của việc CBTT, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rất nhiều chi phí liên quan tới CBTT tự nguyện. Đó có thể là những chi phí trực tiếp như chi phí thu nhập, lưu trữ, kiểm toán, …, các chi phí trực tiếp này được coi là phát sinh khá lớn nếu tính đến chi phí cơ hội của việc đầu tư. Ngoài ra, việc CBTT tự nguyện còn tạo ra các chi phí gián tiếp cho doanh nghiệp bởi vì khi những thông tin đó được công bố rộng rãi ra bên ngoài, chúng có thể được sử dụng bởi các bên liên quan như đối thủ cạnh tranh, cơ quan thuế, cộng đồng dân cư, … để gây bất lợi cho doanh nghiệp (Verrecchia, 1983). Depoes (2000) cũng cho rằng chi phí bất lợi cạnh tranh phát sinh từ việc các thông tin về chiến lược, công nghệ, cải tiến quản trị trong doanh nghiệp,… được công bố rộng rãi ra bên ngoài. Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1408/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030 nhằm phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản và đứng trong số 5 quốc gia hàng đầu thế giới vào năm 2030. Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành chế biến thủy sản đang được Nhà nước quan tâm và hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy ngành, nhất là trong bối cảnh tình hình an ninh lương thực trên thế giới đang gặp khó khăn do chiến tranh giữa hai nước Nga và Ucraina. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho các công ty chế biến thủy sản trong nước. Vì vậy, để tạo ra một thị trường tài chính cạnh tranh bình đẳng, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm công bố thông tin đầy đủ và minh bạch. Ngày 16/11/2020 đã đánh dấu mốc ra đời của Thông tư 96/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng 580
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” khoán, thay thế cho Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 6/10/2015, với nhiều điểm mới cải tiến hơn bao gồm việc mở rộng đối tượng công bố thông tin, siết thời hạn công bố thông tin với công ty đại chúng,... Do vậy, rất cần thiết phải có thêm các nghiên cứu về chất lượng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trong giai đoạn điều chỉnh, cập nhật các quy định pháp lý về công bố thông tin ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện tại thời điểm Thông tư 96/2020/TT-BTC có hiệu lực nhằm bổ khuyết cho các hạn chế nói trên. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thang điểm các tiêu chí đánh giá chất lượng công bố thông tin Dự án Đánh giá Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN (ACGS) là một trong những sáng kiến khu vực quan trọng nhất của Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF) với mục tiêu xây dựng một thị trường vốn hội nhập của khu vực. Sáng kiến này đã được khởi động vào năm 2011 với các mục tiêu chính là nâng cao tiêu chuẩn quản trị của các công ty niêm yết đại chúng của các quốc gia trong khu vực ASEAN, nhằm mang lại hình ảnh quốc tế uy tín hơn cho các doanh nghiệp và thúc đẩy các doanh nghiệp ASEAN trở thành những tài sản đầu tư có giá trị. Thẻ điểm ACGS có cấu trúc hai cấp. Chi tiết phân bố các tiêu chí trong từng lĩnh vực Quản trị công ty được trình bày trong Bảng 2. Điểm cấp 1 là tổng điểm đạt được của tất cả các lĩnh vực, trong đó, điểm đạt được của lĩnh vực được tính là điểm số của lĩnh vực chia cho tổng điểm cao nhất có thể của lĩnh vực nhân với trọng số của lĩnh vực. Các câu hỏi thuộc cấp 2 là các tiêu chí Thưởng và Phạt lần lượt cho các thực hành rất tiến bộ hoặc rất cần phải ngăn ngừa. Thẻ điểm quản trị công ty ASEAN năm 2017 có 13 tiêu chí thưởng và 25 tiêu chí phạt. Kết hợp với điểm cấp 2, tổng điểm đạt được của doanh nghiệp sẽ bao gồm điểm cấp 1 đạt được (tối đa 100 điểm) cộng thêm tối đa 30 điểm của phần thưởng, hoặc mất đi tối đa 67 điểm của phần phạt nếu doanh nghiệp đạt được tối đa điểm thưởng hoặc mất tối đa điểm do các vi phạm nghiêm trọng ở các tiêu chí thuộc nhóm cấp 2. Do vậy, một doanh nghiệp thực hành tốt nhất và không vi phạm lĩnh vực phạt nào ở cấp 2 có thể đạt điểm tối đa 130 điểm, do nhận được điểm cao nhất của cấp 1 là 100 điểm, cộng với điểm cao nhất của cấp 2 là 30 điểm. Tỷ trọng điểm của các lĩnh vực cấp 1 lần lượt là: 10 điểm cho lĩnh vực A - Đảm bảo quyền của cổ đông; 10 điểm cho lĩnh vực B - Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; 15 điểm cho lĩnh vực C - Đảm bảo vai trò các bên hữu quan trong quản trị công ty; 25 điểm cho lĩnh vực D - Đảm bảo minh bạch và công bố thông tin; 40 điểm cho lĩnh vực E - Đảm bảo vai trò và trách nhiệm của Hội đồng quản trị. Cấp 2 bao gồm các tiêu chí thưởng và phạt, trong đó có các tiêu chí thưởng có mức thưởng điểm từ +1 đến +4 điểm, và các tiêu chí phạt có mức phạt từ -1 điểm đến -5 điểm. Bảng 2. Phân bố câu hỏi các lĩnh vực của cấp 1 và cấp 2 Tổng số câu Điểm tối đa Các thành phần thẻ điểm hỏi từng lĩnh vực Thành phần của cấp 1 Lĩnh vực A - Quyền cổ đông 21 10 Lĩnh vực B - Đối xử công bằng với cổ đông 15 10 Lĩnh vực C - Trách nhiệm với các bên hữu quan 13 15 Lĩnh vực D - Công bố và minh bạch thông tin 32 25 Lĩnh vực E - Vai trò và trách nhiệm của HĐQT 65 40 ĐIỂM CẤP 1 146 100 581
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Thành phần của Cấp 2 Lĩnh vực thưởng 13 30 Lĩnh vực phạt 25 -67 ĐIỂM CẤP 2 30 TỔNG ĐIỂM (Điểm cấp 1 + Điểm cấp 2) 130 Nguồn: Báo cáo Quản trị công ty Việt Nam theo Thẻ điểm quản trị công ty ASEAN Kết quả đánh giá 5 năm 2012 – 2017 Vận dụng các tiêu chí trong thẻ điểm ACGS để đánh giá chỉ số D - Công bố và minh bạch thông tin của ngành chế biến thủy sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bài nghiên cứu áp dụng quy ước như sau: Điểm cấp 1 đối với lĩnh vực D tổng điểm tối đa là 25 điểm với tiêu chí 32 câu hỏi: - Công bố thông tin đầy đủ: đạt 25/32 = 0,7825 điểm - Công bố không đầy đủ: đạt 25/32/2 = 0,3906 điểm - Không công bố: 0 điểm Điểm cấp 2 đối với lĩnh vực D, điểm tối đa là 7,5 điểm (30x25%) - Điểm thưởng gồm 2 câu: Có = 3,75 (30x25%/2); Không = 0 - Điểm phạt gồm 4 câu: Có = -4,1875 (-67x25%/4); Không = 0 3.2. Dữ liệu nghiên cứu 3.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu Năm 2015, Thông tư số 155/2015/ TT-BTC ngày 06/10/2015 của Bộ Tài Chính về Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán được ban hành, đặc biệt là quy định về công bố thông tin liên quan đến phát triển bền vững cho các công ty đại chúng. Khởi động vào năm 2011, dự án Đánh giá Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN (ACGS) là một trong những sáng kiến khu vực quan trọng nhất của Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF) với mục tiêu xây dựng một thị trường vốn hội nhập của khu vực. Thẻ điểm Quản trị công ty khu vực ASEAN đang trở thành một công cụ được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm, vì vừa thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp về tính minh bạch trong quản trị công ty và sự phát triển bền vững, vừa giúp nhà đầu tư tìm hiểu và thẩm định tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Dựa vào hai yếu tố thiên thời địa lợi này, các công ty đáp ứng đủ các tiêu chí trong bộ đánh giá thẻ điểm ACGS sẽ có cơ hội giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh và quảng bá hình ảnh đối với nhà đầu tư cũng như tăng khả năng thu hút nguồn vốn trên thị trường, từ đó đẩy mạnh cải thiện chất lượng quản trị công ty, tách bạch bộ máy quản trị và ban điều hành, công bố thông tin minh bạch. Vì vậy, Công ty Cổ phần Nam Việt và Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu thủy sản An Giang được lựa chọn để đánh giá và so sánh theo tiêu chuẩn thẻ điểm ACGS ở lĩnh vực D – Công bố và minh bạch thông tin. Qua đó, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về tầm quan trọng của việc công bố thông tin đầy đủ và minh bạch sẽ góp phần nâng cao vị thế và sự phát triển lâu dài của công ty trong ngành chế biến thủy sản, một trong những ngành đang có đà triển vọng phát triển nhanh do nhận được sự hậu thuẫn từ nhà nước, đồng thời tận dụng tình hình chiến tranh căng thẳng giữa Nga và Ucraina dẫn đến thiếu hụt nguồn lương thực để thúc đẩy xuất nhập khẩu tăng cao ra thị trường nước ngoài đầy tiềm năng. 582
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.2.2. Tổng quan về mẫu chọn nghiên cứu Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng và chức năng kinh doanh chính là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Năm 2000, Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là việc xây dựng Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản Mỹ Quý với tổng vốn đầu tư là 30,8 tỷ đồng, chuyên chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa đông lạnh. Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2004, Nam Việt đã đầu tư thêm hai nhà máy sản xuất thuỷ sản đông lạnh là Nhà máy Nam Việt (được đổi tên từ Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản Mỹ Quý) và Nhà máy Thái Bình Dương với tổng công suất chế biến trung bình của Công ty là 500 tấn cá/ngày. Ngày 18/4/2007, Nam Việt đã phát hành ra công chúng 6 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 660 tỷ đồng. Thị phần của doanh nghiệp bao gồm cả thị trường châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Vào ngày 27/8/2020, Nam Việt là một trong những công ty nằm trong danh sách 200 công ty có doanh thu dưới tỷ đô tốt nhất châu Á theo đánh giá của Forbes Asia vinh danh những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam góp 6 gương mặt, đều là các công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE). Là một đại diện trong lĩnh vực thủy sản, Nam Việt là nhà chế biến và xuất khẩu cá tra nằm trong top 3 nhà xuất khẩu cá tra lớn của cả nước với doanh thu 193 triệu USD, dẫn đầu trong nhóm 6 công ty. Sau khi tái cấu trúc thành công và tập trung cho mảng xuất khẩu thủy sản, kết quả kinh doanh của Nam Việt liên tục tăng trưởng trong 5 năm trở lại đây. Năm 2019, công ty báo doanh thu đạt 4.480 tỉ đồng, lãi sau thuế 704 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 8,8% và 16,5% so với năm 2018. Bảng 3: Biểu đồ biến đổi vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Nam Việt Nguồn: Trang thông tin điện tử tổng hợp CafeF Tiền thân của Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang (AGIFISH ) là nhà máy đông lạnh của Công ty Thuỷ sản An Giang được khởi công xây dựng năm 1985 và đi vào hoạt động vào tháng 03 năm 1987. Tháng 11 năm 1995, Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản An Giang được thành lập theo Quyết định số 964/QĐQU của UBND Tỉnh An Giang ký ngày 20/11/1995. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An giang (AGIFISH Co.) được thành lập theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang là một trong những nhà chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long có mô hình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, sản xuất giống đến nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Công ty Agifish là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội cá tra Việt Nam (VPA), Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang (AFA). Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP, CoC, Global Standard For Food Safety (BRC), ISO 17025:2005, ISO 14001:2004. Các tiêu chuẩn ASC, BAP cho vùng nuôi cá tra 583
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nguyên liệu và nhà máy chế biến của Công ty đã được cấp giấy chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế. Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code: DL07, DL08, DL09, DL360; được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước. Trên thị trường trong nước, sản phẩm chế biến từ cá tra, basa Agifish là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 2003 đến 2018 do người tiêu dùng bình chọn. Đây là hai công ty chế biến Thủy sản có thâm niên lâu đời và có sự phát triển rõ rệt theo từng năm và niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE theo mã giao dịch là NAV và AGF. Đây được coi là hai đại diện công ty niêm yết thể hiện rõ nét các tiêu chí đánh giá theo Thẻ điểm ACGS lĩnh vực D – Công bố và minh bạch thông tin. Nguồn thông tin và dữ liệu phục vụ phân tích được thu thập từ trang web của các công ty, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và các trang web chứng khoán khác. Các tài liệu thu thập được của công ty bao gồm: - Báo cáo tài chính năm 2020, 2021 - Báo cáo thường niên 2020, 2021 - Báo cáo bền vững (nếu có) Dữ liệu sau đó tiếp tục được phân tích bằng Thẻ điểm ACGS lĩnh vực D – Công bố và minh bạch thông tin nhằm xác định tác động của các yếu tố về công bố thông tin bền vững của doanh nghiệp. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Căn cứ theo Bảng đánh giá thẻ điểm ACGS, có thể chấm điểm chất lượng công bố thông tin của hai công ty NAV và AGF (Bảng chi tiết được trình bày trong Phụ lục 01 đính kèm) thông qua Bảng tổng hợp chấm điểm công bố thông tin dưới đây: Bảng 4: Bảng tổng hợp chấm điểm công bố thông tin của NAV và AGF Bình Bình quân quân Số NAV NAV AGF AGF Tên chỉ tiêu từng chỉ từng chỉ TT 2020 2021 2020 2021 số của số của NAV AGF Cấu trúc sở hữu minh 1 3,906 3,906 3,906 3,906 3,906 3,906 bạch 2 Chất lượng của BCTN 6,250 6,250 6,250 6,250 6,250 6,250 3 Công bố GDBLQ 1,563 1,563 1,563 1,563 1,563 1,563 Thành viên/uỷ viên 4 HĐQT giao dịch cổ 0,781 0,781 0,781 0,781 0,781 0,781 phiếu Kiểm toán độc lập và 5 - - - - - - BCKT Phương tiện truyền 6 3,125 3,125 2,344 2,344 3,125 2,344 thông Nộp/công bố 7 2,344 2,344 2,344 0,781 2,344 1,563 BCTN/BCTC Trang thông tin điện tử 8 4,688 4,688 4,688 4,688 4,688 4,688 của công ty 9 Quan hệ nhà đầu tư 0,781 0,781 0,781 0,781 0,781 0,781 10 Điểm cộng - - - - - - 11 Điểm trừ - - - (4,188) - (2,094) Tổng cộng 23,438 23,438 22,657 16,906 23,438 19,782 Bình quân năm 2,131 2,131 2,060 1,537 2,131 1,798 Nguồn: Kết quả chấm điểm dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty 584
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng tổng hợp chấm điểm công bố thông tin của cả hai công ty NAV và AGF cho thấy có sự tương quan ở một số chỉ tiêu, cụ thể như sau: - Bình quân từng chỉ số ở chỉ tiêu Cấu trúc sở hữu minh bạch của cả hai doanh nghiệp đều đạt 3,906 điểm. - Bình quân từng chỉ số ở chỉ tiêu Chất lượng báo cáo thường niên là 6,250 điểm do kết quả tài chính và hoạt động công ty cùng các chính sách thù lao đều được công bố đầy đủ trên báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của 02 công ty. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 02 công ty trên Bảng 4 thuộc năm 2021 - chỉ tiêu Nộp công bố báo cáo tài chính/báo cáo thường niên đúng hạn, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (MCK: AGF) đã công bố thông tin chậm do lý do sau: “Theo thông báo số 3424/TB - SGDHN ngày 18/11/2021 thông báo về việc thay đổi lý do hạn chế giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCOM đối với cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (MCK: AGF). Lý do hạn chế giao dịch do Công ty đăng ký giao dịch chậm công bố thông tin quá bốn mươi lăm (45) ngày so với thời hạn quy định chung đối với báo cáo tài chính bán niên 2021 đã được soát xét và không có biện pháp khắc phục”. Bên cạnh đó, một điểm trừ dành cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (MCK: AGF) do có ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ “Theo tờ trình số 13/CV.CPTS ngày 30/03/2022 về việc giải trình ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh của kiểm toán viên trên BCTC kiểm toán kỳ kế toán từ 01/01/2021 đến ngày 31/12/2021 gửi Ủy ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội”. Bảng 5: Biểu đồ tổng hợp chấm điểm công bố thông tin của NAV và AGF 8,0000 6,0000 6,250000 4,688000 4,0000 3,906250 3,125000 2,0000 2,344000 2,344000 2,343750 2,343750 1,562500 ,781250 ,781000 ,781250 - - - - (2,0000) (4,0000) (4,188000) (6,0000) NAV_2020 NAV_2021 AGF_2020 AGF_2021 Nguồn: Kết quả chấm điểm dựa trên Thẻ điểm Quản trị Công ty Hai sai sót nói trên đã làm cho tổng điểm công bố thông tin năm 2021 của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang là 19,782; giảm 3,656 điểm tương ứng với tỷ trọng giảm 18%. Tổng điểm bình quân năm chênh lệch 0,322 điểm so với điểm chỉ tiêu bình quân năm 2021 của Công ty Cổ phần Nam Việt. Tỷ trọng giảm 18% tổng điểm công bố thông tin của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang so với Công ty Cổ phần Nam Việt mặc dù không chênh lệch quá lớn nhưng đối với các nhà đầu tư thì chỉ cần một vấn đề sai sót nhỏ 585
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cũng sẽ làm cho họ hoài nghi về tính minh bạch của công bố thông tin và đặt ra câu hỏi có nên đầu tư vào Công ty hay không. Chính vì vậy, Công ty Cổ phần Nam Việt lọt vào danh sách những công ty công bố thông tin minh bạch theo thẻ điểm ACGS và đang là công ty triển vọng trên sàn giao dịch chứng khoán còn công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang thì chưa được lọt vào top các doanh nghiệp có chất lượng công bố thông tin tốt nhất trên thị trường. Thực tế cho thấy có sự phân hóa rõ nét đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản niêm yết là những công ty có chất lượng quản trị tốt, hoạt động kinh doanh bền vững thì có khả năng chống chọi tốt hơn với biến động thị trường, đặc biệt trước diễn biến phức tạp và tác động tiêu cực của Covid-19. Nhờ vậy, các nhà đầu tư khi xem xét các thông tin được niêm yết trên sàn chứng khoán, cùng với báo cáo tài chính/báo cáo thường niên được công bố đầy đủ, rõ ràng, minh bạch đã tin tưởng và kỳ vọng vào sự tăng trưởng của Công ty Nam Việt trong tương lai. Bảng 6: Đồ thị kỹ thuật mã giao dịch NAV trên sàn chứng khoán Nguồn: Thư viện biểu đồ của Tradingview.com Kết quả này phần nào cho thấy cái nhìn tổng quan về công bố thông tin minh bạch bền vững của các công ty chế biến thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sở dĩ mức độ công bố thông tin phát triển bền vững được cải thiện qua từng năm là do các công ty đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin minh bạch. Việc này đã giúp quảng bá hình ảnh các tài sản đầu tư có chất lượng ra ngoài ASEAN; bởi nhà đầu tư đặc biệt chú ý những doanh nghiệp có giá trị vốn hoá lớn, thanh khoản cao và quan trọng nhất là có chất lượng quản trị tốt. Căn cứ vào mục tiêu tổng quát của định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp. Và thủy sản là một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, với mục tiêu đó đòi hỏi ngành thủy sản Việt Nam phải nỗ lực không ngừng để đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Do đó, việc ứng dụng những công nghệ mới, kỹ thuật chế biến hiện đại vào quá trình sản xuất nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm từ các nguồn nguyên liệu khác nhau là một xu hướng không thể đảo ngược hiện nay. Quá trình này không chỉ giúp giảm giá thành sản 586
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” xuất, giảm chi phí xả thải ra môi trường mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền, giá trị thấp. Từ đó giúp ngành thủy sản ngày càng phát triển, nâng cao hơn nữa vị thế ngành thủy sản Việt Nam trên trường Quốc tế. Ngày 16/08/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1408/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021-2030. Đề án cho thấy quan điểm, định hướng phát triển bao gồm phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản quy mô hàng hóa lớn, hiện đại, an toàn, hiệu quả và bền vững; là trung tâm và động lực cho phát triển chuỗi giá trị thủy sản; gắn với kế hoạch thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và chiến lược phát triển ngành thủy sản; nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế để sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản toàn cầu. 5. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Kết quả nghiên cứu 02 tình huống điển hình của hai công ty chế biến thủy sản chọn mẫu ở trên cho thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh thực thi các khuyến nghị nâng cao chất lượng công bố thông tin của ngành chế biến thủy sản nói riêng và các doanh nghiệp niêm yết nói chung trên toàn thị trường, cụ thể như sau: - Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin cáo bạch hay thông tin dự báo tương lai cần yêu cầu kiểm toán kiểm chứng các thông tin đầu vào. Việt Nam hiện có 193 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, trong đó chỉ có 34 doanh nghiệp đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Liên quan đến chất lượng kiểm toán, cuối năm 2019, Ủy ban chứng khoán đã công bố báo cáo kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của 10 công ty trong năm, trong đó, báo cáo đã chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót về tính tuân thủ và kỹ thuật hồ sơ kiểm toán. Tại các quốc gia có nền kiểm toán phát triển, Nhà nước thường giao quyền nhiều hơn cho chính các công ty kiểm toán trong kiểm soát chất lượng kiểm toán hoặc thực hiện các cuộc kiểm soát chéo giữa các công ty kiểm toán. Tại Việt Nam, việc tăng cường kiểm soát từ bên ngoài đối với chất lượng kiểm toán sẽ góp phần làm gia tăng chất lượng thông tin báo cáo tài chính được kiểm toán. - Thứ hai, các công ty chế biến thủy sản niêm yết cần nâng cao chất lượng của báo cáo thường niên, đảm bảo sự đầy đủ, chính xác của các thông tin tài chính và phi tài chính, công bố giao dịch của các bên liên quan, ... Đồng thời, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế trong lập và trình bày báo cáo tài chính sẽ giúp giảm thiểu gian lận, sai sót và tăng cường tính minh bạch của thông tin báo cáo tài chính. - Thứ ba, dự án đánh giá thẻ điểm quản trị công ty ASEAN năm 2020 (ACGS) có 6 quốc gia trong khu vực tham dự, mỗi quốc gia được đề cử 100 doanh nghiệp tham gia. Việt Nam chỉ lựa chọn được 82 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn để vào danh sách chấm điểm. Tuy nhiên, đây là sự cải thiện đáng kể khi năm 2017 (lần trao giải gần nhất), Việt Nam chỉ có 70 đại điện. Điều này cho thấy chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam đã được cải thiện qua các năm, năm 2019 tăng hơn 13 điểm so với năm 2017 nhưng vẫn đang đứng ở vị trí thấp nhất trong 6 nước ASEAN tham gia đánh giá. Vì vậy, cơ quan quản lý Nhà nước cần truyền thông mạnh mẽ hơn đến từng doanh nghiệp để bản thân các doanh nghiệp chủ động nhận thức được việc cần vượt qua yêu cầu tuân thủ pháp lý để huy động vốn và duy trì niềm tin của các cổ đông. 587
  11. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 7: Bảng so sánh thẻ điểm Quản trị công ty ASEAN của các quốc gia qua các năm Nguồn: Dự án Thẻ điểm quản trị công ty ASEAN năm 2019 - Thứ tư, sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán ngày càng nhiều. Do đó, Nhà nước cần nghiên cứu ban hành các quy định cụ thể hướng dẫn các tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm kế toán, cũng như triển khai các quy định về kiểm định chất lượng phần mềm kế toán nhằm góp phần gia tăng chất lượng thông tin báo cáo tài chính và có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những doanh nghiệp có hành vi vi phạm công bố thông tin không trung thực. 6. KẾT LUẬN Thông qua phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp, bài nghiên cứu đã đánh giá thực trạng công bố thông tin của các công ty chế biến thủy sản niêm yết Việt Nam dựa vào các tiêu chí của Thẻ điểm Quản trị ASEAN trong giai đoạn 2020-2021. Kết quả đánh giá Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN cho thấy việc công khai, minh bạch thông tin không chỉ mang đến các cơ hội giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh và quảng bá hình ảnh đối với nhà đầu tư mà còn tăng khả năng thu hút nguồn vốn trên thị trường, từ đó đẩy mạnh cải thiện chất lượng quản trị công ty, tách bạch bộ máy quản trị và ban điều hành, công bố thông tin minh bạch. Ngành thủy sản hiện đang là ngành mũi nhọn có tiềm năng tăng trưởng mạnh được Nhà nước trợ giá xuất khẩu và hỗ trợ phát triển. Ngoài một số công ty nổi bật và tăng trưởng mạnh như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Nam Việt thì còn rất nhiều doanh nghiệp thủy sản vừa và nhỏ khác đang chơi vơi tìm chỗ đứng trong ngành. Để thúc đẩy tăng trưởng cho các công ty, ngoài việc tìm nguồn đầu ra cho các doanh nghiệp, thì Nhà nước nên hoàn thiện hành lang pháp lý, khuyến khích các công ty minh bạch hóa thông tin và nâng cao chất lượng công bố thông tin trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Ban tổ chức cuộc thi xếp hạng quản trị của các công ty niêm yết ASEAN (2020). Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN - Báo cáo tóm tắt của Việt Nam, Hà Nội. 2. Chương trình Quản trị công ty Việt Nam (2020). Báo cáo Quản trị công ty Việt Nam theo Thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN - Kết quả đánh giá 5 năm 2012-2017, Hà Nội. 3. Duy Thái (2022). Thị trường chứng khoán: Tăng chất lượng công bố thông tin, “chế ngự” tin đồn thất thiệt. Thời báo tài chính Việt Nam, truy cập từ địa chỉ: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thi-truong-chung-khoan-tang-chat-luong-cong-bo-thong- tin-che-ngu-tin-don-that-thiet-106295.html. 588
  12. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Frederic S. Mishkin (2012), The Economics of Money, Banking, and Financial Markets, Pearson Education, Inc. 2. Krishna G. Palepu, Paul M. Healy (2016), Business Analysis and Valuation, Cengage Learning. 3. Mỹ Phương (2015). Thẻ điểm quản trị công ty - Công cụ hướng tới hội nhập Asean, Tạp chí Việt Nam +, truy cập từ địa chỉ: https://www.vietnamplus.vn/han-che-su-chi-phoi-thao- tung-loi-ich-nhom-cua-ngan-hang/292753.vnp ngày 04/09/2015. 4. Nông nghiệp Việt Nam (2021). 5 vấn đề nổi cộm của ngành thủy sản. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, truy cập từ địa chỉ: https://vasep.com.vn/san-pham-xuat- khau/tin-tong-hop/san-xuat/5-van-de-noi-com-cua-nganh-thuy-san-21480.html. 5. Nguyễn Thị Bích Thủy (2017). Chất lượng công bố thông tin trên thị trường OTC Việt Nam, Tạp chí Tài Chính, truy cập từ địa chỉ: https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/chat- luong-cong-bo-thong-tin-tren-thi-truong-otc-viet-nam-119392.html. 6. Thông tin công bố của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang. Giải trình báo cáo tài chính năm 2021, truy cập từ địa chỉ: http://s.cafef.vn/agf-489734/agf-giai-trinh-bao- cao-tai-chinh-nam-2021.chn. 7. Thông tin công bố của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang. Thông báo về việc thay đổi lý do hạn chế giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM, truy cập từ địa chỉ: https://s.cafef.vn/agf-449054/agf-thong-bao-ve-viec-thay-doi-ly-do-han-che-giao-dich- tren-he thong-giao-dich-upcom.chn. 8. Verrecchia, R. (1983). Discretionary Disclosure, Journal of Accounting and Economics, 5, 179-194. --- Thông tin tác giả: - TS. Nguyễn Thị Hương Liên, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Email: liennth@vnu.edu.vn Điện thoại: 024 3754 7506 Lĩnh vực nghiên cứu: kế toán quản trị môi trường, chất lượng kiểm toán - Nguyễn Thị Hà Chinh, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Email: hachinh1510@gmail.com Điện thoại: 024 3754 7506 Lĩnh vực nghiên cứu: chất lượng công bố thông tin 589
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2