intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương hở nhanh lành

Chia sẻ: Rhea75 Rhea75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

161
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương hở nhanh lành .Khi bạn bị vết thương hở dù nhỏ hay lớn, ngoài biện pháp chữa trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp vết thương nhanh lành và ít bị nhiễm trùng – mưng mủ. Tuy nhiên chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý để giúp vết thương hở nhanh lành? Sự lành của một vết tương bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn có xuất huyết và viêm. Ở giai đoạn này, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng – mưng mủ. Giai đoạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương hở nhanh lành

  1. Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương hở nhanh lành
  2. Khi bạn bị vết thương hở dù nhỏ hay lớn, ngoài biện pháp chữa trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp vết thương nhanh lành và ít bị nhiễm trùng – mưng mủ. Tuy nhiên chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý để giúp vết thương hở nhanh lành? Sự lành của một vết tương bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn có xuất huyết và viêm. Ở giai đoạn này, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng – mưng mủ. Giai đoạn tạo mô hạt để làm đầy vết thương và giai đoạn tái tạo biểu bì để vết thương lành hoàn toàn. Quá trình lành và tạo sẹo Vết thương lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. - Bản chất và mức độ tổn thương: nhỏ, nông có thể không để lại sẹo. Vết thương lớn hay bị bầm dập dễ bị nhiễm trùng – mưng mủ và có thể để lại sẹo xấu.
  3. Để vết thương nhanh lành nên tuân thủ ăn đủ chất đạm. - Một số yếu tố khác như: thiếu đạm, vitamin, selen, kẽm hay người cao tuổi, bị bệnh tiểu đường, đang điều trị bằng thuốc có corticoid, đang được hóa trị bệnh ung thư… Một số quan niệm cho rằng vết thương đang lành sẹo hoặc đang nhiễm trùng – mưng mủ thì không nên ăn tôm, cua, cá biển, thịt bò, rau muống… vì sợ vết thương tấy lên, chảy nước tạo mủ nhiều hơn. Thực ra, chỉ nên kiêng những thực phẩm khi ăn vào bị dị ứng (ngứa, nổi mề đay, sưng tay, chân, sưng mí mắt, khó thở, lên cơn suyễn…) vì dị ứng sẽ gây
  4. tăng hiện tượng viêm tại chỗ, tạo mủ. Nếu không bị dị ứng thì vẫn có thể ăn các thức ăn này bình thường. Kế hoạch làm lành vết thương Để vết thương nhanh lành, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây: - Ăn đủ chất đạm: Có nhiều trong thịt, các, tép, trứng, lươn … và các loại đậu. Đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến quá trình làm lành vết thương. - Ăn các loại thực phẩm có liên quan đến quá trình tạo máu như sắt, axit folic, vitamin B12… có nhiều trong thịt, gan, huyết, trứng, sữa, rau xanh đậm, Vì máu sẽ mang protein, vitamin, khoáng chất và o-xy đến nuôi dưỡng các mô bị tổn thương. Đồng thời, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết. - Các vitamin B, A, E có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ. Rau lá màu xanh đậm, đu đủ, thanh long… có chứa nhiều các vitamin này. Kẽm và selen cũng giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn, có nhiều ở cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2