intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dưới góc nhìn doanh nghiệp: Thực trạng và giải pháp. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Giang, Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dưới góc nhìn doanh nghiệp: Thực trạng và giải pháp. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Giang, Việt Nam" được thực hiện nhằm phân tích thực trạng một số chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (một số chỉ số thuộc nhóm thấp điểm so với các tỉnh thành trong cả nước), xác định xu hướng biến động của các chỉ số đó, xác định những mặt đạt được, những mặt hạn chế trong mỗi chỉ số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dưới góc nhìn doanh nghiệp: Thực trạng và giải pháp. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Giang, Việt Nam

  1. CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH DƯỚI GÓC NHÌN DOANH NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BẮC GIANG, VIỆT NAM ThS. NCS. Trần Thị Thanh Xuân1, TS. Hà Xuân Linh2 (1) Trường Đại học Công nghệ Giao Thông Vận Tải – Cơ sở đào tạo Thái Nguyên (2) Văn Phòng - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng một số chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (một số chỉ số thuộc nhóm thấp điểm so với các tỉnh thành trong cả nước), xác định xu hướng biến động của các chỉ số đó, xác định những mặt đạt được, những mặt hạn chế trong mỗi chỉ số. Đồng thời, tác giả thực hiện tính toán kết quả khảo sát các doanh nghiệp về đánh giá của doanh nghiệp về các thang đo trong từng chỉ số, thang đo nào doanh nghiệp đánh giá thấp, thang đo nào đánh giá cao. Từ đó, tác giả có góc nhìn đa chiều từ kết quả thống kê của cả nước và từ kết quả khảo sát doanh nghiệp tại địa phương để có thể đưa ra các kiến nghị góp phần cải thiện một số chỉ số đang thấp điểm so với các tỉnh thành của Việt Nam Từ khóa: năng lực cạnh tranh, Việt Nam, doanh nghiệp 1. Đặt vấn đề Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền cấp tỉnh và thành phố trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp dân doanh, việc tăng về giá trị của chỉ số và tăng thứ hạng đồng nghĩa với việc các chính sách của cơ quan quản lý đã góp phần tác động tích cực đối với khu vực doanh nghiệp dân doanh và kinh tế chung của địa phương khảo sát. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ tới chính sách cải thiện môi đầu tư của một địa phương, có thể coi năng lực cạnh tranh cấp tỉnh như một thước đo sức khỏe nền kinh tế của tỉnh và chính sách cải thiện môi trường đầu tư như một phương thức hình thành và bảo vệ sức khỏe ấy. Trong giai đoạn từ 2006 đến 2016, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, tuy nhiên với điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh những kết quả đó chưa thực sự tương xứng, một số chỉ số còn mức thấp so với các tỉnh thành khác trong cả nước, nguyên nhân của tình trạng đó có thể là do sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và việc thực thi công vụ của công chức thiếu chặt chẽ; công tác hỗ trợ và tiếp thu xử lý các thông tin cũng như trợ giúp doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh các thủ tục hành chính phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế… Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, xem xét đánh giá của doanh nghiệp về những thang đo trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để từ đó xác định những mặt đạt được và những mặt hạn chế trong các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở địa bàn nghiên cứu 2. Tổng quan nghiên cứu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã nhận được sự quan tâm không chỉ của các nhà hoạch định chính sách mà còn của các nhà nghiên cứu, có nhiều bài viết, ấn phẩm hội thảo liên quan đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã được công bố. Các đại diện của trường phái cổ điển tiêu biểu như Adam Smith, David Ricardo đến trường phái hiện đại như Micheal Porter, Li Tan, w.chan Kim… đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ở các cấp độ khác nhau. Năm 2002, tác giả 140
  2. Bạch Thụ Cường (2002) đã tổng kết tương đối cụ thể và toàn diện các lý thuyết cạnh tranh và đề cập sâu đến cạnh tranh toàn cầu trong nghiên cứu của mình Về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, một trong số những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện đó tại Việt Nam là nghiên cứu của tác giả Vũ Thành Hưng (2005), nghiên cứu đã khái quát một số vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam, thông qua xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa phương trong cả nước, trên cơ sở đó một số kiến nghị được đưa ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam. Cũng lựa chọn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tuy nhiên tác giả Phan Nhật Thanh (2011) tập trung phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010, so sánh chỉ số này của tỉnh Hải Dương với một số địa phương khác trong cả nước để có góc nhìn đa chiều hơn về thực trạng năng lực cạnh tranh của tỉnh. Đồng thời, nghiên cứu đã khẳng định những nỗ lực và chỉ ra những bất cập của chính quyền tỉnh Hải Dương trong cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời xác định rõ trọng tâm đổi mới hoạt động của chính quyền tỉnh trong những năm tới. Trọng tâm của những khuyến nghị nhằm vào những chỉ số thành phần có thứ hạng thấp như Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Thiết chế pháp lý; Đào tạo lao động; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và những chỉ số thành phần có xu hướng giảm, bao gồm tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Chi phí gia nhập thị trường. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả và diễn dịch kết quả nghiên cứu dựa vào số liệu thống kê của VCCI và số liệu khảo sát của tác giả từ các doanh nghiệp và từ đại diện chính quyền địa phương. Tóm lại, các nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay liên quan đến vấn đề năng lực cạnh tranh đang tập trung tương đối nhiều vào việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh chung của cả nước hoặc năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa phương thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh được công bố, và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đó, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu tập trung đi tìm hiểu nội tại nguyên nhân tại sao năng lực cạnh tranh của địa phương lại có đánh giá khác nhau. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu nội tại của vấn đề, các doanh nghiệp- chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá về chỉ số năng lực cạnh tranh là đối tượng hướng tới trực tiếp của khảo sát, để từ đó tác giả có góc nhìn từ chính các doanh nghiệp về đánh giá của các doanh nghiệp về từng chỉ số nghiên cứu hướng tới trong quá trình phân tích. 3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu *) Địa bàn nghiên cứu Tỉnh Bắc Giang là một tỉnh miền núi nằm trong khu vực 14 tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh có nhiều lợi thế phát triển kinh tế đa dạng như thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và trọng tâm là phát triển công nghiệp. Tính đến hết năm 2016, tỉnh Bắc Giang, là địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh đứng trong nhóm không ổn định, có những chỉ số rất thấp chưa khai thác được hết lợi thế về tài nguyên trong tỉnh (bảng 1). *) Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm của tổng cục thống kê, theo báo cáo hàng năm của VCCI và báo cáo tổng kết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, báo cáo khoa học các công trình nghiên cứu trước đây về tỉnh Bắc Giang,.Bên cạnh đó, các dữ liệu được thu thập từ các tài liệu công bố trên các tạp chí, ấn phẩm… cũng được tác giả sử dụng trong nghiên cứu. *) Số liệu sơ cấp Có nhiều cách khác nhau để xác định quy mô mẫu, theo Nguyễn Văn Thắng (2014), để đạt được độ tin cậy cho các phân tích này số quan sát thường có kích thước lớn n ≥ 100, 141
  3. chính vì vậy việc tác giả khảo sát 256 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đáp ứng được yêu cầu số quan sát tối thiểu thực hiện các phép toán thống kê Bảng câu hỏi tác giả sử dụng được thiết kế dựa trên mẫu phiếu khảo sát của VCCI khi khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cụ thể nội dung của phiếu khảo sát có sự kế thừa và điều chỉnh phù hợp với đối tượng khảo sát và nghiên cứu của tác giả, nội dung của bảng hỏi được chia làm 2 phần: Phần 1: Thông tin chung về doanh nghiệp Phần 2: Đánh giá của doanh nghiệp về các tiêu chí Thang đo Likert 5 bậc được tác giả sử dụng cho nghiên cứu này với chiều đánh giá tăng dần từ rất không hài lòng đến rất hài lòng. Sau khi khảo sát, toàn bộ dữ liệu được làm sạch và nhập liệu trên phần mềm excel để thực hiện việc phân tích. 3.1.2. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng nhằm so sánh sự biến động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang và tương quan với các địa phương khác trong khu vực và trong cả nước Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng nhằm phân tích và tính toán đánh giá của doanh nghiệp về các chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được tác giả tính toán để phân tích trong bài báo này 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Nghiên cứu tập trung nghiên cứu ba nhóm tiêu chí trong nhóm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp điểm và giảm điểm của tỉnh Bắc Giang theo thống kê của VCCI năm 2016 đó là 3 chỉ số thấp điểm (Chỉ số gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Thiết chế pháp lý;Cạnh tranh bình đẳng) Bảng 1: Thống kê kết quả điểm số PCI tỉnh Bắc Giang với các tỉnh lân cận 2012 2013 2014 2015 2016 62.26 61.07 60.92 59.91 50.55 Bắc Ninh (10-T) (12-T) (10-T) (13-K) (17-T) 53.4 57.67 58.89 59 60.74 Hà Nội (51-K) (33-K) ((26-K) (24-K) (14-T) 56.29 56.37 58.63 58.37 57.95 Hải Dương (33-K) (41-TB) (31-K) (34-K) (36-K) 56.29 52.76 55.05 54.61 56.29 Lạng Sơn (34-K) (59-Thấp) (54-TĐT) (57-TĐT) (55-TB) 59.55 63.51 62.16 65.75 65.6 Quang Ninh (20-K) (3-RT) (5-RT) (3-RT) (2-RT) 60.07 58.96 61.25 61.21 61.82 Thái Nguyên (12-T) (25-K) (8-T) (7-T) (7-T) 57.08 54.79 57.33 57,61 58.2 Bắc Giang (31-K) (49-TĐT) (44-K) (40-K) (33-K) Nguồn: Tổng hợp số liệu VCCI Ghi chú: T- Tốt; K - Khá; TB - Trung bình; TĐT – Tương đối thấp 142
  4. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 4.1.1. Chi phí gia nhập thị trường Là một trong mười chỉ số thành phần có những thay đổi quan trọng nhất với trong phân tích các chỉ tiêu của chỉ số này có 7 chỉ tiêu mới và loại bỏ 2 chỉ tiêu cũ, đây cũng là chỉ số thành phần năm 2016 tăng nhẹ đạt 8.51 điểm so với năm 2015 xếp thứ 55/63 tỉnh thành của cả nước và số điểm vẫn thấp hơn mức trung vị của cả nước 0.03 điểm. Năm 2015 chỉ đạt 8,00 điểm (54/63), giảm điểm mạnh nhất trong 5 năm gần đây. Cụ thể năm 2014 đạt (8,72 điểm) tăng được 2,51 điểm so với năm 2013. Trong số 5 chỉ tiêu không thay đổi so với năm 2012, có đến 3 chỉ tiêu bị đánh giá kém đi đó là: Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất; % DN phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động; % DN phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để chính thức hoạt động. Bảng 4.1: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Bắc Giang (2006-2016) CHỈ SỐ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nhóm các chỉ số cao điểm Hỗ trợ doanh 6.66 4.54 6.91 5.62 6.3 3.25 4.36 5.57 5.72 4.71 5,28 nghiệp Xếp thứ 28 26 47 17 17 41 16 20 27 27 42 Đào tạo lao 6.41 6.59 3.79 4.29 5.36 4.92 4.69 5.11 5.92 5.69 6.44 động Xếp thứ 13 10 43 49 29 26 41 45 3 26 19 Chi phí thời 4.78 5.16 4.65 5.94 5.83 7.72 6.23 5.6 6.19 6.98 7.11 gian Xếp thứ 24 54 48 46 41 11 21 48 44 22 12 Nhóm các chỉ số thấp điểm Gia nhập thị 8.18 7.49 6.31 8.37 6.44 8.53 8.95 6.21 8.72 8 8.51 trường Xếp thứ 12 44 63 29 40 36 27 61 14 54 35 Tiếp cận đất đai 6.01 6.46 6.61 6.09 4.8 5.98 5.78 6.1 6.03 6.05 5.63 Xếp thứ 32 29 35 42 53 48 54 52 23 27 39 Tính minh bạch 5.81 5.15 6.35 6.99 6.11 6.19 5.91 5.89 5.87 5.83 6.04 Xếp thứ 15 53 31 6 20 18 28 18 40 48 46 Thiết chế pháp 4 4.24 2.76 4.39 4.85 4.18 4.02 5.1 5.91 5.65 4.76 lý Xếp thứ 17 34 61 58 36 59 18 46 2 36 55 Cạnh tranh bình N/A N/A N/A N/A N/A N/A 3.53 4.06 4.64 4.35 đẳng Xếp thứ 53 48 61 54 Nhóm các chỉ số giảm điểm Chi phí không 6.32 6.92 6.6 4.84 6.43 6.7 5.65 5.9 4.51 5.76 5.1 chính thức Xếp thứ 33 15 36 60 26 36 53 45 48 16 40 Tính năng động 4.89 5.19 4.89 4.77 5.5 4.84 4.84 4.96 4.74 4.7 4.67 Xếp thứ 32 27 42 33 24 28 33 44 27 38 40 PCI 56 55.48 47.44 57.5 58 60.8 57.1 54.79 57.3 57.61 58.22 15 33 50 37 32 23 31 49 41 40 33 TĐ TĐ Tốt Khá khá Khá Tốt Khá Khá Khá Khá Thấp Thấp (Nguồn: Số liệu tác giả tự tổng hợp báo cáo của VCCI từ năm 2006 đến năm 2016) 143
  5. Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tăng từ 45 ngày lên 228 ngày (tính theo giá trị trung vị - có nghĩa nhiều doanh nghiệp phải mất hơn 228 ngày để được cấp GCNQSDĐ) và trong năm 2013 rút xuống 60 ngày nhưng so với mức trung vị vẫn cao hơn 30 ngày. Kết quả đánh giá trên có thể chỉ ra nguyên nhân chính khiến chỉ số Chi phí gia nhập thị trường giảm điểm mạnh trong năm 2013 là: các doanh nghiệp được khảo sát đánh giá Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất là quá dài và tăng đột biến so với các năm trước. Đến nay Thời gian để được cấp GCNQSDĐ đã được cải thiện rút ngắn còn 20 ngày song vẫn còn cao hơn so với cả nước 5 ngày, các chỉ tiêu khác như: khó khăn để có được mặt bằng kinh doanh, khó khăn để có đủ loại giấy tờ…. 4.1.2. Chỉ số tiếp cận đất đai Là một trong những chỉ số tăng điểm nhưng không đáng kể trong giai đoạn 2012 đến 2016. Năm 2015 với 6,05 điểm tăng 0,02 điểm so với năm 2014 nhưng lại giảm 0,06 điểm so với năm 2013, đến năm 2016 thì chỉ số này bị giảm điểm xuống còn 5.63 điểm thấp hơn mức trung bình của cả nước là 5.81 điểm so với năm 2015 giảm 0.42 điểm. Chỉ tiêu bị đánh giá tương đối thấp, cụ thể: 19% DN được khảo sát đồng ý rằng DN ngoài quốc doanh không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh và 29% DN được khảo sát đồng ý rằng DN thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục, khó khăn vẫn nằm ở nội dung giải phóng mặt bằng để có được mặt bằng kinh doanh. 4.1.3. Chỉ số thiết chế pháp lý Đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương…Chỉ số Thiết chế pháp lý năm nay là chỉ số giảm điểm mạnh nhất trong 10 chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang. So với năm 2015 giảm 0.89 điểm, so với năm 2014 giảm 1.15 điểm, so với năm 2012 tăng 0.73 điểm. Có thể thấy chỉ số Thiết chế pháp lý có sự tăng giảm không ổn định, mặt khác chỉ số Thiết chế pháp lý của Bắc Giang còn thấp hơn so với giá trị trung bình của cả nước (5,50 điểm) và thấp hơn nhiều so với các tỉnh có chỉ số Thiết chế pháp lý cao (7,91 điểm). Các DN còn chưa đánh giá cao một số chỉ tiêu như: Chỉ có 33% DN cho rằng. Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp DN tố cáo hành vi tham nhũng của các bộ; 64% DN được khảo sát đồng ý rằng Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng. 4.1.4. Chỉ số cạnh tranh bình đẳng Đây là chỉ số mới trong chỉ số PCI năm 2013, chỉ số này đánh giá việc ưu đãi cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước, các công ty lớn, các DN có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh và các doanh nghiệp FDI trong việc: tiếp cận đất đai, tiếp cận các khoản tín dụng, cấp phép khai thác khoáng sản, thủ tục hành chính, tiếp cận các hợp đồng từ cơ quan nhà nước, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ sổ Cạnh tranh bình đẳng của Bắc Giang năm 2016 giảm hơn so với năm 2015 và thấp điểm hơn so với mức trung vị của cả nước chỉ đạt 4.35 điểm vẫn thuộc nhóm có tỉnh có điểm sô thấp về cạnh tranh bình đẳng và xếp thứ 54/63 (thấp hơn giá trị trung bình của cả nước là 0.71 điểm; thấp hơn các tỉnh đứng đầu 3,77 điểm và chỉ hơn tỉnh có số điểm thấp nhất 0,51 điểm). Nhiều doanh nghiệp được khảo sát cho rằng các tập đoàn kinh tế của nhà nước được ưu ái và có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận đất đai, tiếp cận các khoản tín dụng, thuận lợi trong cấp phép khai thác khoáng sản, thủ tục hành chính nhanh chóng hơn và dễ dàng có được các hợp đồng từ cơ quan Nhà nước hơn. Các doanh nghiệp FDI thì được ưu tiên giải quyết các vấn đề khó khăn hơn là DN trong nước; nhiều doanh nghiệp cho rằng tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân; việc tiếp cận đất đai, miễn giảm thuế TNDN, thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản là những đặc quyền của các doanh nghiệp FDI và hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ 144
  6. tỉnh. Đặc biệt có đến 100% các DN đồng ý rằng “Hợp đồng, đất đai, và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các DN có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh” 4.2. Đánh giá của các doanh nghiệp về một số chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang 4.2.1. Chỉ số gia nhập thị trường Bảng 4.2: Đánh giá của các DN trong nước về chỉ số GNTT Điểm Điểm Độ thấp cao TB lệch nhất nhất TT1 Số lượng giấy tờ đăng ký, giấy phép nhiều 1 5 3.24 0.96 TT2 Khó khăn để có đủ loại giấy tờ ở cấp (xã,phường) 1 5 3.16 1.007 TT3 Khó khăn để có đủ loại giấy tờ ở cấp Thành phố (huyện) 1 5 3.13 0.871 TT4 Khó khăn để có đủ loại giấy tờ ở cấp Tỉnh 1 5 3.35 0.793 Cán bộ hướng dẫn về thủ tục tại thôn(xã,phường)không TT5 1 5 3.32 0.719 rõ ràng, đầy đủ Cán bộ hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận 1 cửa Thành TT6 1 5 3.35 0.747 phố(huyện,)không rõ ràng, đầy đủ. TT8 Cấp GCNQSDĐ ở cấp huyện (thành phố) thời gian dài 1 5 3.19 0.856 TT9 Cấp GCNQSDĐ ở cấp UBND tỉnh thời gian dài 1 5 3.25 0.791 Cấp GCNQSDĐ ở cơ quan tài nguyên môi trường thời TT10 1 5 2.98 1.023 gian dài Thời gian chờ đợi để có mặt bằng kinh doanh UBND TT11 cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép 1 5 3.25 0.857 chuyển mục đích sử dụng đất Thời gian chờ đợi để có mặt bằng kinh doanh UBND TT12 Thành phố(huyện) quyết định giao đất, cho thuê đất, cho 2 5 3.27 0.793 phép chuyển mục đích sử dụng đất TT13 Khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn tỉnh 1 5 3.36 0.769 TT14 Trong quá trình tìm kiếm khách hang tại tỉnh 2 5 3.04 0.801 Trong quá trình Mặt bằng kinh doanh tại Thành TT15 1 4 2.64 0.705 phố(huyện) TT16 Trong quá trình Mặt bằng kinh doanh tại tỉnh 1 5 2.89 0.751 TT18 Tìm kiếm đội ngũ lao động phù hợp 2 5 3.43 0.733 TT19 Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính quyền xã, phường 1 4 2.52 0.751 TT20 Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính quyền thành phố (huyện) 1 4 3.04 0.737 TT21 Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính quyền tỉnh 1 5 3.35 0.778 Thủ tục kê khai thuế, nộp thuế chưa được cắt giảm thủ TT22 1 5 2.71 0.703 tục hành chính thuế. Thủ tục thuế chưa được triển khai áp dụng kê khai qua TT23 1 4 2.32 0.761 mạng Khi doanh nghiệp gặp khó khăn cơ quan xúc tiến đầu tư TT24 1 5 3.39 0.727 có đóng vai trò tích cực (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0) Từ Bảng 4.2 cho thấy, trong 24 chỉ tiêu đánh giá về chỉ số gia nhập thị trường, các doanh nghiệp trong nước có đánh giá khác nhau về các tiêu chí trong chỉ số gia nhập thị trường với điểm số dao động trung bình từ 2,32 trên 5 điểm đến 3,39 điểm trên 5 điểm, với điểm số đánh giá bình quân mức 2.56 điểm trên tổng số 5 điểm. Cụ thể những chỉ tiêu được đánh giá là bình thường như là: Các loại giấy tờ đã được đơn giản hoá hơn trước, Không còn quá khó khăn để có đủ loại giấy tờ ở các cấp từ xã(phường) đến huyện (thành phố) hay cấp tỉnh, Cán bộ hướng dẫn tại các bộ phận một cửa cũng đươc cải thiện hơn trong các thao tác làm việc như nắm được nội dung để hướng dẫn các doanh nghiệp, đúng hẹn khi trao trả các loại giấy tờ. Thời gian để được cấp GCNQSDĐ đã được cải thiện rút xuống còn 15 ngày so 145
  7. với mức trung vị của cả nước còn rất cao (TB cả nước: 7 ngày). Tỉnh và huyện rất nỗ lực trong việc hỗ trợ để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều đánh gia cao về các thủ tục thuế, kê khai nộp thuế đặc biệt là ưu đãi chính sách thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với điểm đạt trung bình 3.15 điểm. 4.2.2. Chỉ số tiếp cận đất đai Kết quả tính toán cho thấy, đánh giá của doanh nghiệp trong nước với các tiêu chí của nhóm chỉ tiêu tiếp cận đất đai và sử dụng đất là tương đối thấp, chỉ có 3/25 chỉ tiêu thang đo được đánh giá trên 3 điểm đó là: các chỉ tiêu Thủ tục cấp GCNQSDĐ tại sở tài nguyên môi trường đã được cải thiện nhanh gọn hơn (DD7-3.08 điểm); Đội ngũ cán bộ tại sở về chuyên môn, đạo đức cũng có nhiều tiến chiển tốt (DD8- 3.20 điểm); (DD21-3.18 điểm); Hệ thống pháp lý, luật đất đai có chồng chéo không phù hợp với thực tiễn tại huyện (thành phố) đã được cải thiện rất nhiều.(DD22- 3.22 điểm); Hệ thống pháp lý, luật đất đai có chồng chéo không phù hợp với thực tiễn tại tỉnh (DD23-3.14 điểm) là “tạm hài lòng” và được trình bày trong hình sau: Hình 4.1: Đánh giá của các doanh nghiệp về chỉ tiêu tiếp cận đất đai (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0) 4.2.3. Chỉ số thiết chế Cũng trong bảng thống kê mô tả ở Bảng 4.3 cho thấy các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đánh giá không có chỉ tiêu nào là “Tạm hài lòng”, điểm trung bình của chỉ số thiết chế pháp lý được đánh giá rất thấp không có nhân tố nào được cho điểm từ 3 trở lên. Có 2 chỉ số bị đánh giá rất thấp đó là Thời gian giải quyết tranh chấp đai(PL10- 2.12 điểm) và Doanh nghiệp còn phải trả các chi phí không chính thức khi tham gia các vụ tranh chấp (PL11) ở mức điểm là 2.16 điểm. Nguyên nhân tại sao lại thấp như vậy? Hầu hết các doanh nghiệp đánh giá là cán bộ các đơn vị từ cấp xã đến cấp tỉnh gây sách nhiễu mà họ không biết khiếu nại ở đâu và nếu có sẽ càng cản trở và công việc càng phải chờ đợi lâu và nếu có được giải quyết các khiếu nại đó thì cũng không được thoả đáng. Thậm chí họ còn phải trả các khoản chi phí mà không có trong khoản phí phải nộp, thời gian giải quyết chậm, các kết luận không được thoả đáng. Một số chỉ tiêu của Chỉ số thiết chế pháp lý là nguyên nhân gây ra giảm điểm như: Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế còn chậm (chỉ có 59,29% doanh nghiệp cho rằng Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng; Chỉ có 61,11% doanh nghiệp cho rằng phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng; Tỷ lệ DN sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp là 32,28%.Vậy cần khắc phục ngay những thiếu sót đó để các doanh nghiệp có lòng tin với pháp luật trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. 146
  8. Bảng 4.3: Đánh giá của các doanh nghiệp về chỉ số thiết chế pháp lý Điểm Điểm Độ số số Điểm lệch nhỏ lớn TB chuẩn nhất nhất PL3: Các thiết chế PL chưa được DN xem là công cụ hiệu quả lựa 1 5 2.96 .622 chọn để giải quyết bất đồng, tranh chấp phát sinh trong thực tiễn PL4: DN chưa thể khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm, nhũng 1 5 2.71 .728 nhiễu của cán bộ công quyền tại xã, phường PL5: DN chưa thể khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm, nhũng 1 5 2.67 .704 nhiễu của cán bộ công quyền tại huyện, thành phố PL7: Doanh nghiệp chưa thoả mãn với các kết luận của toà án 1 5 2.87 .665 Thành phố PL8: Doanh nghiệp chưa thoả mãn với các kết luận của toà án 1 5 2.86 .657 Tỉnh PL9: Chi phí giải quyết tranh chấp cao 1 5 2.84 .761 PL10: Thời gian giải quyết tranh chấp dai 1 5 2.12 .402 PL11: Doanh nghiệp còn phải trả các chi phí không chính thức khi 1 5 2.16 .430 tham gia các vụ tranh chấp (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0) 4.2.4. Chỉ số cạnh tranh bình đẳng Kết quả đánh giá của các doanh nghiệp cho thấy chỉ có 2/11 chỉ tiêu đạt mức điểm 3 trên 5 điểm đó là chỉ tiêu: Thủ tục vay vốn (3.13 điểm) và không thể vay vốn nếu không có thế chấp (3.10 điểm). Các chỉ tiêu này nhờ sự can thiệp kip thời của Chính phủ mà các thủ tục vay vốn được đơn giản hơn và các chính sách vay vốn cũng được mềm hoá hơn (Quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự). Như vậy có thể thấy trong cạnh tranh bình đẳng dù doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng nào nhưng đảm bảo các tiêu chí trên thì đều có thể bình đẳng vay vốn tại các ngân hàng Bảng 4.4: Đánh giá của các doanh nghiệp về chỉ số cạnh tranh bình đẳng Điểm Điểm Độ số số Điểm N lệch nhỏ lớn TB chuẩn nhất nhất CT3: Chính quyền tỉnh ưu đãi doanh nghiệp Lớn hơn là 256 1 5 2.71 . 3 doanh nghiệp và CT4- DNNN dễ dàng ó được các ợp đồng kinh tế hơn 256 1 4 2.58 .704 là các DNVVN CT5- Vì DNNN thuận lợi trong tiếp cận đất đa hơn là 256 1 2.66 .599 DNTN CT6: Tỷ trọng nợ của DNNN trong tỉnh lớn hơn s với 256 1 6 2.7 .686 tỷ trọng ợ củ DNDD CT7: Vì DNNN thuận lợi vay ốn tín dụng ngân hàng 256 1 6 2.79 .630 hơn là DNTN CT9: DN không thể vay vốn nếu không có thế chấp 256 1 5 3.10 .640 CT10: Thủ tục vay vốn 256 2 4 3.13 446 CT11: Chi phí cho cán bộ ngân hang 256 1 2.7 1.509 CT12 DN chưa có chính sác nào ưu đãi đ được vay 256 1 6 2.99 .6 7 v n (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0) 147
  9. 5. Một số giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Việt Nam Căn cứ vào lợi thế của tỉnh về vị trí địa lý, về văn hoá xã hội và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó còn có những bất lợi mang ý nghĩa chủ quan của tỉnh như: giáo dục đào tạo, kế hoạch hoạch định của tỉnh … Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp điểm tại tỉnh Bắc Giang, cụ thể như sau: 5.1. Với chỉ số gia nhập thị trường Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế bằng cách tập huấn, hướng dẫn chi tiết kê khai và nộp thuế thông qua mạng, tạo điều kiện tốt nhất để giảm chi phí gia nhập thị trường và thời gian thực hiện các quy định của nhà nước cho các doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" về đầu tư để giải quyết đồng bộ thủ tục từ: chuẩn bị đầu tư, thuê đất đai, đảm bảo môi trường đến thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, thẩm định thiết kế cơ sở và cấp giấy phép xây dựng cho các dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp, giúp cho nhà đầu tư không phải tiếp xúc với nhiều cơ quan, nâng cao sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương. 5.2. Với chỉ số tiếp cận đất đai Cụ thể và đơn giản hoá các chính sách về đất đai phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tạo niềm tin cho nhà đầu tư về chính sách tiếp cận và sử dụng ổn định về đất đai Rà soát và sửa đổi quy định của tỉnh về giao, cho thuê đất sản xuất kinh doanh theo hướng giảm thời gian giải quyết thủ tục, phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng. Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là chính quyền cấp huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn trong việc giúp các nhà đầu tư thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thuê đất. Thực hiện chính sách giá đất ổn định, cạnh tranh, minh bạch; công khai những vị trí đất thuận lợi để đấu giá giao đất, cho thuê đất theo quy định. 5.3. Với chỉ số thiết chế pháp lý Tăng niềm tin của doanh nghiệp vào hệ thống toà án, pháp luật của Việt Nam Nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, nhất là các văn bản liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo tuân thủ tính pháp chế và phù hợp với điều kiện của địa phương. 5.4. Với chỉ số cạnh tranh bình đẳng Đây là chỉ số mới, tuy nhiên tỉnh Bắc Giang cũng cần hết sức chú ý trong việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cụ thể như: Trong quy hoạch phát triển của tỉnh cần có những chính sách phù hợp không vì các doanh nghiệp Nhà nước mà ưu đãi hơn các doanh nghiệp tư nhân. Hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư mở rộng sản xuất, đăng ký thương hiệu để tạo nên những sản phẩm cạnh tranh, có chất lượng cao Củng cố các trung tâm có chức năng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; tổ chức hội nghị hội thảo kết nối giữa các công ty, đơn vị dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp với các hội, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp. Lãnh đạo tỉnh và các huyện, thành phố tiếp tục duy trì đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài các sở, ngành chức năng và các Hội DN tỉnh cần có sự gắn kết phối hợp chặt chẽ hơn nữa để cập nhận phản ánh chính đáng của doanh nghiệp và đề xuất những cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp triển khai dự án SX-KD, cùng vì mục tiêu chung xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư tại tỉnh. 148
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bạch Thu Cường, (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà Nội 2. W.Chan Kim etc, (2005), Blue oceanstrategy, Havard Business school press, Boston 3. Vũ Thành Hưng, (2005), Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam- Một số kiến nghị và giải pháp, tạp chí Kinh tế và phát triển, số 99 tháng 9 năm 2005 4. M.Porter, (1990), the advantage competitiveness of nations, Havard Business school press, Boston 5. Li Tan, (2005), The paradox of catching up, Palgrave Macmillan 6. Phan Nhat Thanh, (2011), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương 7. Nguyễn Văn Thắng,(2014), Giáo trình thực hành trong nghiên cứu kinh tế và quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân 8. VCCI, (2006), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 149
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2