intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chỉ số phát triển tài chính: Tổng quan lý luận và thực tiễn tại các quốc gia ASEAN

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là trình bày tổng quan lý luận và thực tiễn về chỉ số phát triển tài chính tại 10 quốc gia ASEAN, bao gồm: Brunei, Indonesia, Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2002- 2020. Mẫu dữ liệu được tác giả thu thập từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chỉ số phát triển tài chính: Tổng quan lý luận và thực tiễn tại các quốc gia ASEAN

  1. Chỉ số phát triển tài chính: Tổng quan lý luận và thực tiễn tại các quốc gia ASEAN Bùi Ngọc Toản Trường Đại học Tài chính- Marketing Ngày nhận: 29/11/2022 Ngày nhận bản sửa: 21/12/2022 Ngày duyệt đăng: 21/12/2022 Tóm tắt: Mục tiêu của bài nghiên cứu này là trình bày tổng quan lý luận và thực tiễn về chỉ số phát triển tài chính tại 10 quốc gia ASEAN, bao gồm: Brunei, Indonesia, Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, giai đoạn 2002- 2020. Mẫu dữ liệu được tác giả thu thập từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Nhằm làm rõ thực tiễn về chỉ số phát triển tài chính, tác giả sử dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) để ước lượng các yếu tố tác động đến chỉ số này. Kết quả ước lượng cho thấy chỉ số phát triển tài chính bị tác động tích cực bởi tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại. Tuy nhiên, sự gia tăng của lạm phát có thể làm suy giảm chỉ số phát triển tài chính. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia ASEAN, đặc biệt là trong việc đưa ra những chính sách nhằm cải thiện chỉ số phát triển tài chính tại các quốc gia này. Từ khóa: ASEAN, chỉ số phát triển tài chính, yếu tố tác động Financial development index: A theoretical and practical overview in ASEAN countries Abstract: This paper is intended to provide a theoretical and practical overview of financial development index in the 10 ASEAN countries consisting of Brunei, Indonesia, Cambodia, Laos, Myanmar, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand and Vietnam between 2002 and 2020. The data sample was collected by the author from the World Bank database. To practically clarify financial development index, the author has applied the Generalized Method of Moments (GMM) to estimate its determinants and revealed that financial development index is positively correlated to economic growth and trade openness. However, any increase in inflation may lead to a fall in financial development index. These results are valuable empirical evidence to the ASEAN countries, especially in developing new policies to improve their financial development index. Keywords: ASEAN, financial development index, impact factor. Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.07.2456 Bui, Ngoc Toan Email: buingoctoan@ufm.edu.vn University of Finance – Marketing Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 254- Tháng 7. 2023 70 ISSN 1859 - 011X
  2. BÙI NGỌC TOẢN 1. Giới thiệu cứu thực nghiệm sử dụng chỉ số PTTC để phân tích, đây là khoảng trống lớn của các Phát triển tài chính (PTTC) là chủ đề thường nghiên cứu này. Do đó, việc hệ thống tổng được sự quan tâm lớn tại nhiều quốc gia. Bởi quan lý luận về chỉ số PTTC, đặc biệt là sử vì, PTTC có thể được hiểu là sự cải thiện dụng chỉ số PTTC để phân tích trong thực của hệ thống tài chính, mà trọng tâm là thị tiễn là chủ đề nghiên cứu cần thiết. trường tài chính và tổ chức tài chính, tức là Với bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành các dịch vụ tài chính sẽ tốt hơn (King và trình bày tổng quan lý luận và thực tiễn về Levine, 1993). PTTC có vai trò quan trọng chỉ số PTTC tại các quốc gia ASEAN. Đây trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực là khu vực có tốc độ PTTC tương đối cao (Cherif và Dreger, 2016), qua đó thúc đẩy trong giai đoạn gần đây, tuy nhiên còn ít tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tại nhiều gặp các nghiên cứu xem xét về chủ đề này. quốc gia (Beck và cộng sự, 2007). Không Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở đáng tin cậy chỉ vậy, PTTC còn là chủ đề đã được tìm để các quốc gia ASEAN xác định những thấy trong một số lượng lớn các nghiên cứu chính sách phù hợp nhằm cải thiện mức độ thực nghiệm. Tuy nhiên, xu hướng chính PTTC một cách hiệu quả và bền vững hơn. thường được các nhà nghiên cứu quan tâm Phần còn lại của bài nghiên cứu được cấu là xem xét tác động của PTTC đến tăng trúc như sau: phần 2 là cơ sở lý luận về chỉ trưởng kinh tế (Greenwood và Jovanovic, số PTTC; phương pháp nghiên cứu được 1990; Bencivenga và Smith, 1991) và giảm trình bày trong phần 3; phần 4 bao gồm nghèo (Beck và cộng sự, 2007). Điều này các kết quả nghiên cứu thực nghiệm; cuối cho thấy còn thiếu vắng các nghiên cứu cùng, kết luận được rút ra trong phần 5. thực nghiệm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến PTTC. Đặc biệt, việc đo lường PTTC trong 2. Cơ sở lý luận về chỉ số phát triển tài các nghiên cứu trước còn tồn tại nhiều chính hạn chế. Thật vậy, các nghiên cứu trước thường đo lường PTTC thông qua độ sâu 2.1. Tổng quan về chỉ số phát triển tài chính tài chính, tức là quy mô của khu vực tài chính so với nền kinh tế (Bencivenga và Chỉ số PTTC đại diện cho sự cải thiện của Smith, 1998; Klein và Olivei, 2008). Trong hệ thống tài chính, mà trọng tâm là thị khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công trường tài chính và tổ chức tài chính, được bố dữ liệu chỉ số PTTC, đây là chỉ số tổng xác định thông qua ba tiêu chí: độ sâu, hiệu hợp đại diện cho mức độ PTTC của từng quả và khả năng tiếp cận (Greenwood và quốc gia. Chỉ số này được hình thành dựa Jovanovic, 1990; Bencivenga và Smith, trên cơ sở ba khía cạnh của thị trường tài 1991). Trong đó, thị trường tài chính chính và tổ chức tài chính, đó là: độ sâu, thường diễn ra các hoạt động mua bán và hiệu quả và khả năng tiếp cận (Greenwood trao đổi các công cụ tài chính, còn tổ chức và Jovanovic, 1990; Bencivenga và Smith, tài chính bao gồm các định chế với chức 1991). Có thể thấy rằng, chỉ số PTTC được năng chủ yếu là cung cấp những dịch vụ công bố bởi IMF đã thể hiện được mức độ tài chính. Chỉ số PTTC được công bố hàng PTTC theo các tiêu chí khác nhau, tức là năm bởi IMF, đây là chỉ số tổng hợp dựa bao quát hơn so với cách đo lường thường trên cơ sở ba tiêu chí khác nhau, đó là: độ được sử dụng trong các nghiên cứu trước. sâu, hiệu quả và khả năng tiếp cận.. Mặc dù vậy, còn thiếu vắng các nghiên Về độ sâu tài chính: thể hiện quy mô của Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 71
  3. Chỉ số phát triển tài chính: Tổng quan lý luận và thực tiễn tại các quốc gia ASEAN thị trường tài chính và tổ chức tài chính so Trong phần này, tác giả tập trung trình bày với nền kinh tế, cụ thể là tỷ lệ phần trăm những yếu tố có tác động đến chỉ số PTTC giữa quy mô của thị trường tài chính và tổ đã được tìm thấy trong các nghiên cứu trước chức tài chính so với GDP, qua đó phản và sẽ được xem xét trong bài nghiên cứu ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền này, bao gồm: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, kinh tế (Klein và Olivei, 2008; Zaman và chi tiêu chính phủ và độ mở thương mại. cộng sự, 2012; Svirydzenka, 2016). Về hiệu quả tài chính: cho thấy sự cải thiện Tác động của tăng trưởng kinh tế đến chỉ về hiệu quả tài chính của thị trường tài chính số phát triển tài chính và tổ chức tài chính, thường được đo lường Tăng trưởng kinh tế có thể tạo điều kiện thông qua các chỉ số thành phần như: tỷ suất thuận lợi để thị trường tài chính và tổ chức sinh lợi và hiệu quả quản lý chi phí của tổ tài chính mở rộng quy mô, cải thiện hiệu chức tài chính, hiệu quả giao dịch của thị quả cũng như khả năng tiếp cận. Hay nói trường tài chính (Svirydzenka, 2016). Khi cách khác, tăng trưởng kinh tế có thể thúc hiệu quả tài chính được cải thiện, khách đẩy chỉ số PTTC, nhận định này đã được đề hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các cập lần đầu trong nghiên cứu của Robinson dịch vụ tài chính có chất lượng cao. (1952). Sau đó, tác động tích cực của tăng Về khả năng tiếp cận tài chính: thể hiện sự trưởng kinh tế đến chỉ số PTTC cũng được gia tăng về phạm vi tiếp cận của thị trường tìm thấy trong một số nghiên cứu thực tài chính và tổ chức tài chính, tức là mức độ nghiệm, như: Goldsmith (1969) với mẫu bao phủ của khu vực tài chính so với quy dữ liệu của 35 quốc gia, Khan và Senhadji mô dân số, được xác định chủ yếu thông qua (2003) với mẫu dữ liệu của các quốc gia các chỉ số thành phần như: số lượng tổ chức phát triển, Zhang và cộng sự (2015) với mẫu phát hành trái phiếu ở trong nước và quốc dữ liệu của Trung Quốc, Guerra (2017) với tế, giá trị vốn hóa thị trường không bao gồm mẫu dữ liệu của Mexico, Asratie (2021) top 10 doanh nghiệp lớn nhất so với tổng với mẫu dữ liệu của Ethiopia. giá trị vốn hóa toàn thị trường, số lượng Tuy nhiên, một số ý kiến khác đã cho rằng chi nhánh ngân hàng và số lượng máy giao tăng trưởng kinh tế có thể gây cản trở đối dịch tự động (ATM) so với 100.000 người với chỉ số PTTC. Theo đó, tăng trưởng kinh trưởng thành (Svirydzenka, 2016). tế quá cao có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm Cách đo lường này có ưu điểm hơn so với chí là dẫn đến tăng trưởng thiếu bền vững, cách đo lường thường được tìm thấy trong gây cản trở PTTC. Thật vậy, tăng trưởng các nghiên cứu trước. Cụ thể, PTTC được kinh tế có thể thúc đẩy sự phát triển của hệ thể hiện thông qua ba khía cạnh khác nhau thống tài chính, tổ chức tài chính sẽ gia tăng (đó là độ sâu tài chính, hiệu quả tài chính và cung ứng tín dụng và dẫn đến tiềm ẩn rủi ro khả năng tiếp cận tài chính) của thị trường trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng, tài chính và tổ chức tài chính, thay vì chỉ tập thậm chí có thể xuất hiện khủng hoảng và trung vào độ sâu tài chính như các nghiên suy thoái đối với hệ thống tài chính. Nhận cứu thực nghiệm của Bencivenga và Smith định này đã được minh chứng trong nghiên (1998), Klein và Olivei (2008). cứu của Ram (1999) khi phân tích mẫu dữ liệu của 95 quốc gia, hoặc nghiên cứu 2.2. Các yếu tố tác động đến chỉ số phát của Naceur và cộng sự (2014) với mẫu dữ triển tài chính liệu của các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA- Middle East and 72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  4. BÙI NGỌC TOẢN North Africa). Tác động của chi tiêu chính phủ đến chỉ số Nhìn chung, tác động tích cực của tăng phát triển tài chính trưởng kinh tế đến chỉ số PTTC đã được Chi tiêu chính phủ là tiền đề quan trọng minh chứng trong hầu hết các nghiên cứu. giúp cho khu vực tư nhân phát triển, từ đó Với kết quả đó, giả thuyết nghiên cứu thứ kích thích nhu cầu vay vốn và tạo động lực nhất được đề xuất như sau: PTTC. Do đó, chi tiêu chính phủ có thể Giả thuyết H­ : Tăng trưởng kinh tế tác 1 tác động tích cực đến chỉ số PTTC, nhận động tích cực đến chỉ số PTTC. định này đã được tìm thấy lần đầu trong nghiên cứu của Gerschenkron (1962). Sau Tác động của lạm phát đến chỉ số phát đó, tác động tích cực của chi tiêu chính triển tài chính phủ đến chỉ số PTTC cũng được xác nhận Lạm phát là một trong những yếu tố quan bởi Bittencourt (2009) với mẫu dữ liệu của trọng có thể tác động đến chỉ số PTTC Brazil, Cooray (2011) với mẫu dữ liệu của (Naceur và cộng sự, 2014). Thật vậy, lạm các nền kinh tế thu nhập thấp, hoặc Zhang phát tăng cao cho thấy nền kinh tế gặp và cộng sự (2015) với mẫu dữ liệu của nhiều khó khăn, nhu cầu tín dụng giảm sút, Trung Quốc. lượng tiền tiết kiệm sẽ giảm, dẫn đến lượng Tuy nhiên, nếu chi tiêu chính phủ được sử cung tín dụng cho nền kinh tế cũng giảm dụng không hiệu quả thì có thể gây cản trở theo (Moore, 1986; Azariadis và Smith, PTTC (Lopez-de-Silanes và cộng sự, 1997; 1996). Không chỉ vậy, lạm phát tăng cao Porta và cộng sự; 1997; Naceur và cộng sự, còn làm giảm khả năng thanh toán các 2014). Theo đó, sự can thiệp của chính phủ khoản vay nợ, dẫn đến hiệu quả phân bổ có thể làm cho hệ thống tài chính hoạt động tín dụng giảm sút (Boyd và cộng sự, 2001). kém hiệu quả do tăng chi phí hoạt động Tác động tiêu cực của lạm phát đến chỉ số (Kornai, 1979), thậm chí là làm giảm đầu PTTC đã được tìm thấy trong nhiều nghiên tư tư nhân (Cooray, 2011). cứu trước, chẳng hạn như: Dehesa và cộng Vậy còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về sự (2007) với mẫu dữ liệu của 120 quốc tác động của chi tiêu chính phủ đến chỉ số gia, Zoli (2007) với mẫu dữ liệu của các PTTC. Chính phủ tại hầu hết các quốc gia quốc gia mới nổi ở Châu Âu, Andrianaivo đều hướng tới mục tiêu chi tiêu hiệu quả để và Yartey (2009) với mẫu dữ liệu của các góp phần thúc đẩy PTTC. Do vậy, giả thuyết quốc gia Châu Phi, Bittencourt (2009) với nghiên cứu tiếp theo được đề xuất như sau: mẫu dữ liệu của Brazil, Naceur và cộng sự Giả thuyết H­ : Chi tiêu chính phủ tác động 3 (2014) với mẫu dữ liệu của các quốc gia tích cực đến chỉ số PTTC. thuộc khu vực MENA. Với một quan điểm khác, Asratie (2021) cho rằng lạm phát ở Tác động của độ mở thương mại đến chỉ số mức độ phù hợp có thể thúc đẩy PTTC tại phát triển tài chính Ethiopia. Việc mở cửa thương mại có thể làm gia Có thể thấy rằng, hầu hết các nghiên cứu tăng sự không chắc chắn cũng như gia trước đã tìm thấy tác động tiêu cực của lạm tăng sự biến động trong thu nhập của các phát đến chỉ số PTTC. Do đó, giả thuyết công ty, điều này thúc đẩy các công ty tìm nghiên cứu thứ hai được đề xuất như sau: kiếm những công cụ phòng ngừa rủi ro tài Giả thuyết H­ : Lạm phát tác động tiêu cực 2 chính, qua đó thúc đẩy PTTC (Newbery và đến chỉ số PTTC. Stiglitz, 1984; Svaleryd và Vlachos; 2002). Ở góc độ quốc gia, lợi thế so sánh trong Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 73
  5. Chỉ số phát triển tài chính: Tổng quan lý luận và thực tiễn tại các quốc gia ASEAN thương mại quốc tế có thể làm gia tăng GDP bình quân đầu người; INF là lạm quy mô sản xuất của một quốc gia, điều phát, được đo lường bằng tăng trưởng của này thúc đẩy PTTC nhằm đáp ứng nhu cầu chỉ số giá tiêu dùng; GOV là chi tiêu chính về vốn của nền kinh tế (Do và Levchenko, phủ, được đo lường thông qua chi tiêu cho 2007). Tác động tích cực của độ mở thương tiêu dùng cuối cùng của chính phủ so với mại đến chỉ số PTTC cũng được khẳng GDP; TRA là độ mở thương mại, được xác định trong nghiên cứu của Zhang và cộng định thông qua tổng kim ngạch xuất nhập sự (2015) với mẫu dữ liệu của Trung Quốc, khẩu so với GDP. Thông tin chi tiết về các cũng như Asratie (2021) với mẫu dữ liệu biến trong mô hình nghiên cứu (1) được của Ethiopia. trình bày chi tiết trong Bảng 1. Hầu hết các nghiên cứu trước đã tìm thấy tác động tích cực của độ mở thương mại 3.2. Phương pháp ước lượng đến chỉ số PTTC. Do vậy, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu cuối cùng như sau: Để ước lượng mô hình nghiên cứu các Giả thuyết H­ : Độ mở thương mại tác động 4 yếu tố tác động đến chỉ số PTTC, tác giả tích cực đến chỉ số PTTC. sử dụng các phương pháp ước lượng trên dữ liệu dạng bảng, bao gồm: mô hình 3. Phương pháp nghiên cứu bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình 3.1. Mô hình nghiên cứu tác động ngẫu nhiên (REM). Đây là các phương pháp ước lượng cơ bản trên dữ liệu Dựa trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu dạng bảng, các phương pháp ước lượng trước và các giả thuyết đã được tác giả đề này chỉ thật sự phù hợp khi mô hình không xuất, mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác bị vi phạm các giả thuyết hồi quy, tức là động đến chỉ số PTTC có dạng như sau: không bị khuyết tật. Trong trường hợp các FDit = b0 + b1 EGit + b2 INFit + b3 GOVit + b4 giả thuyết hồi quy trong mô hình nghiên TRAit + eit (1) cứu bị vi phạm, tác giả sẽ sử dụng phương Trong đó, biến phụ thuộc FD là chỉ số pháp GMM do Arellano và Bond (1991) PTTC, được công bố bởi IMF. Các biến đề xuất để ước lượng mô hình nghiên cứu. độc lập bao gồm: EG là tăng trưởng kinh Phương pháp ước lượng này có ưu điểm tế, được xác định thông qua logarit của lớn trong việc khắc phục các khuyết tật của Bảng 1. Thông tin chi tiết về các biến Tên biến Ký hiệu Đo lường Biến phụ thuộc Chỉ số PTTC FD Chỉ số tổng hợp về PTTC, được công bố bởi IMF Biến độc lập Tăng trưởng kinh tế EG Logarit của GDP bình quân đầu người Lạm phát INF Tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng Chi tiêu chính phủ GOV Chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng của chính phủ so với GDP Độ mở thương mại TRA Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất 74 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  6. BÙI NGỌC TOẢN Bảng 2. Kết quả thống kê mô tả Biến Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất FD 36,89 21,78 6,81 79,32 EG 8,14 1,50 4,85 11,11 INF 4,61 6,64 -2,32 57,08 GOV 11,71 5,31 3,46 27,17 TRA 132,91 91,82 11,86 437,33 Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả mô hình, đặc biệt là kiểm soát được hiện 4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tượng nội sinh có thể tiềm ẩn trong mô hình (Doytch và Uctum, 2011). Quá trình Mẫu dữ liệu nghiên cứu được mô tả trong phân tích và ước lượng mô hình nghiên cứu Bảng 2. được tác giả thực hiện trên phần mềm Stata Bảng 2 cho thấy FD đạt giá trị trung bình phiên bản 16. là 36,89%, giá trị thấp nhất (6,81%) thuộc về Campuchia vào năm 2005, giá trị cao 3.3. Dữ liệu nghiên cứu nhất (79,32%) thuộc về Singapore vào năm 2008. Đối với Việt Nam, Hình 1 cho thấy Mẫu dữ liệu nghiên cứu bao gồm 10 chỉ số PTTC của Việt Nam ở mức trung quốc gia ASEAN (Brunei, Indonesia, bình của khu vực ASEAN, thậm chí có Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, những giai đoạn cao hơn mức trung bình Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt của các quốc gia ở khu vực này (như giai Nam), trong giai đoạn 2002- 2020. Dữ liệu đoạn 2005- 2010). Tuy nhiên, mức độ chỉ số PTTC được tác giả thu thập từ nguồn PTTC tại các quốc gia ASEAN có sự chênh của IMF. Các biến còn lại trong mô hình lệch tương đối lớn. Cụ thể, vào năm 2020, nghiên cứu được tác giả thu thập từ cơ sở chỉ số PTTC của Malaysia, Singapore và dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Thái Lan đạt giá trị khá cao; trong khi chỉ Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Hình 1. Chỉ số PTTC của Việt Nam và các quốc gia ASEAN Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 75
  7. Chỉ số phát triển tài chính: Tổng quan lý luận và thực tiễn tại các quốc gia ASEAN Đơn vị: % Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Hình 2. Chỉ số PTTC của các quốc gia ASEAN trong năm 2020 Bảng 3. Kết quả hệ số tương quan Biến FD EG INF GOV TRA FD 1,00 EG 0,69 1,00 INF -0,36 -0,53 1,00 GOV 0,14 0,53 -0,41 1,00 TRA 0,65 0,56 -0,21 -0,17 1,00 Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu theo các phương pháp ước lượng cơ bản FD Pooled OLS FEM REM -32,26*** -1,72 -5,26 Hằng số (0,00) (0,75) (0,50) 8,34*** 4,69*** 4,85*** EG (0,00) (0,00) (0,00) -0,27 0,02 0,01 INF (0,40) (0,84) (0,89) -0,53* 0,39*** 0,36** GOV (0,09) (0,01) (0,02) 0,07*** -0,02* -0,01 TRA (0,00) (0,09) (0,22) R2 58,01% 36,02% 35,91% 59,06*** 22,80*** 93,44*** Mức ý nghĩa (0,00) (0,00) (0,00) 312,01*** Kiểm định F (0,00) 7,66 Kiểm định Hausman (0,11) Ghi chú: *, ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả 76 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  8. BÙI NGỌC TOẢN số PTTC của Campuchia, Lào và Myanmar giá là không nghiêm trọng. Tuy nhiên, mô lại khá thấp (Hình 2). hình tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi, Kết quả phân tích hệ số tương quan cho hiện tượng tự tương quan và hiện tượng nội thấy INF tương quan tiêu cực với chỉ số sinh. Để khắc phục các khuyết tật này, tác PTTC. Tuy nhiên, các biến còn lại trong giả tiến hành ước lượng mô hình nghiên mô hình nghiên cứu có tương quan cùng cứu theo phương pháp GMM. chiều với chỉ số PTTC (Bảng 3). Bảng 6 cho thấy kết quả ước lượng mô hình Bảng 4 cho thấy kiểm định F có ý nghĩa nghiên cứu theo phương pháp GMM có ý thống kê ở mức ý nghĩa 1%, trong khi kiểm nghĩa thống kê, các kiểm định khác cũng định Hausman không có ý nghĩa thống kê, hoàn toàn phù hợp. Theo đó, chỉ số PTTC nên phương pháp REM phù hợp hơn so với bị tác động tiêu cực bởi lạm phát, nhưng các phương pháp ước lượng Pooled OLS và chịu tác động tích cực bởi tăng trưởng kinh FEM. Do đó, các giả thuyết hồi quy sẽ được tế và độ mở thương mại. Với mẫu dữ liệu tác giả kiểm định dựa trên cơ sở kết quả ước thu thập được, tác giả chưa tìm thấy bằng lượng mô hình theo phương pháp REM. chứng về tác động có ý nghĩa thống kê của Kết quả kiểm định tại Bảng 5 cho thấy chi tiêu chính phủ đến chỉ số PTTC. VIF trung bình là 2,55, giá trị này nhỏ hơn Tác động của tăng trưởng kinh tế đến chỉ số tiêu chuẩn tối đa là 10 theo quan điểm của PTTC: trong bài nghiên cứu này, tác giả đã Gujarati (2003), tức là hiện tượng đa cộng tìm thấy tác động tích cực của tăng trưởng tuyến trong mô hình nghiên cứu được đánh kinh tế đến chỉ số PTTC, tức là chấp nhận Bảng 5. Kết quả kiểm định các giả thuyết hồi quy Kiểm định LM Kiểm định Wooldridge VIF trung bình Kiểm định nội sinh 1.297,78*** 28,09*** 17,20*** 2,55 (0,00) (0,00) (0,00) Ghi chú: *** mức ý nghĩa 1%. Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Bảng 6. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu theo GMM FD Hệ số hồi quy P>|z| Hằng số -8,78 0,64 EG 5,80** 0,05 INF -1,53*** 0,00 GOV -0,39 0,24 TRA 0,07*** 0,01 129,09*** Mức ý nghĩa (0,00) -1,72* AR (1) (0,09) Kiểm định AR -1,11 AR (2) (0,27) 6,15 Kiểm định Sargan (0,19) Ghi chú: *, ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 77
  9. Chỉ số phát triển tài chính: Tổng quan lý luận và thực tiễn tại các quốc gia ASEAN giả thuyết H1. Theo đó, tăng trưởng kinh tế cứu cho thấy chỉ số PTTC là chỉ số tổng là động lực quan trọng trong việc thúc đẩy hợp đại diện cho mức độ PTTC của từng PTTC tại các quốc gia ASEAN. Kết quả quốc gia, được thể hiện ở các khía cạnh này phù hợp với nhận định trước đó của độ sâu, hiệu quả và khả năng tiếp cận. Do Robinson (1952), Goldsmith (1969), Khan đó, việc sử dụng chỉ số PTTC để phân tích và Senhadji (2003), Zhang và cộng sự trong các tình huống thực tiễn sẽ có nhiều (2015), Guerra (2017) và Asratie (2021). ưu điểm hơn so với việc sử dụng các chỉ số Tác động của lạm phát đến chỉ số PTTC: riêng lẻ, đây là hạn chế mà các nghiên cứu lạm phát có tác động tiêu cực đến chỉ số trước còn gặp phải. Hơn nữa, bài nghiên PTTC, theo đó giả thuyết H2 được chấp cứu này còn tiến hành ước lượng các yếu tố nhận. Điều này cho thấy lạm phát có thể tác động đến chỉ số PTTC tại các quốc gia gây nhiều khó khăn đối với quá trình PTTC ASEAN, đây là chủ đề còn ít gặp trong các tại các quốc gia ASEAN. Những khó khăn nghiên cứu trước. Kết quả ước lượng cho này được thể hiện thông qua nhu cầu tín thấy tăng trưởng kinh tế và độ mở thương dụng giảm sút, lượng tiền tiết kiệm suy mại có vai trò thúc đẩy chỉ số PTTC. Trong giảm, thậm chí là làm giảm hiệu quả phân khi đó, lạm phát có thể gây cản trở đối với bổ nguồn vốn trong nền kinh tế. Phát hiện chỉ số PTTC. Dựa trên kết quả này, các này phù hợp với kết quả nghiên cứu của quốc gia ASEAN sẽ có cơ sở để điều hành Moore (1986), Azariadis và Smith (1996), chính sách kinh tế vĩ mô gắn với PTTC một Boyd và cộng sự (2001), Dehesa và cộng cách bền vững. Một số chính sách cụ thể sự (2007), Zoli (2007), Andrianaivo và nhằm cải thiện chỉ số PTTC tại các quốc Yartey (2009), Bittencourt (2009), Naceur gia ASEAN được tác giả đề xuất như sau: và cộng sự (2014), Asratie (2021). Đối với tăng trưởng kinh tế: các quốc gia Tác động của độ mở thương mại đến chỉ số ASEAN cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô PTTC: kết quả ước lượng cho thấy độ mở thuận lợi, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng thương mại tác động tích cực đến chỉ số kinh tế. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để PTTC, tức là chấp nhận giả thuyết H4. Phát gia tăng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hệ hiện này ủng hộ cho nhận định trước đó của thống tài chính mở rộng quy mô, cải thiện Newbery và Stiglitz (1984), Svaleryd và hiệu quả cũng như khả năng tiếp cận. Vlachos (2002), Do và Levchenko (2007), Đối với lạm phát: các quốc gia ASEAN Zhang và cộng sự (2015), Asratie (2021). cần kiểm soát lạm phát ở mức độ phù Theo đó, mở cửa thương mại có thể thúc hợp nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất đẩy các công ty tìm kiếm những công cụ kinh doanh cũng như quá trình PTTC của phòng ngừa rủi ro tài chính, hệ thống tài từng quốc gia. Bên cạnh đó, các quốc gia chính cũng được cải thiện đáng kể nhằm đáp ASEAN cũng cần cải thiện chất lượng dự ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, qua đó báo diễn biến kinh tế vĩ mô ở trong nước thúc đẩy chỉ số PTTC tại các quốc gia này. cũng như quốc tế, qua đó sẽ chủ động hơn trong việc hạn chế những tác động tiêu cực 5. Kết luận đến hệ thống tài chính. Đối với độ mở thương mại: các quốc gia Bài nghiên cứu này đã đạt được mục tiêu ASEAN cần thúc đẩy mở cửa thương mại. đề ra thông qua việc trình bày tổng quan Tuy nhiên, việc mở cửa thương mại phải lý luận cũng như thực tiễn về chỉ số PTTC gắn với quản lý hiệu quả, đảm bảo phù hợp tại các quốc gia ASEAN. Kết quả nghiên với đặc điểm của từng quốc gia, đặc biệt là 78 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
  10. BÙI NGỌC TOẢN tận dụng được lợi thế của từng quốc gia. từng quốc gia. Dựa trên kết quả nghiên cứu Mặc dù đã đạt được mục tiêu nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu có thể phát triển đề ra, tuy nhiên bài nghiên cứu này còn tồn hướng nghiên cứu mới thông qua việc mở tại một số hạn chế nhất định. Đặc biệt là rộng quy mô mẫu dữ liệu, hoặc phân tích hạn chế về dữ liệu nên các tác giả chỉ có riêng đối với từng quốc gia để có cơ sở so thể tiến hành phân tích mẫu dữ liệu chung sánh kết quả nghiên cứu giữa các quốc gia của các quốc gia ASEAN, tác giả chưa thể này. ■ tiến hành phân tích mẫu dữ liệu riêng của Tài liệu tham khảo Andrianaivo, M., & Yartey, C. A. (2009), Understanding the growth of African financial markets, IMF Working Paper. https://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2009/wp09182.pdf. Arellano, M., & Bond, S. (1991), “Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations”, The Review of Economic Studies, 58(2), 277-279. https://doi.org/10.2307/2297968. Asratie, T. M. (2021), “Determinants of financial development in Ethiopia: ARDL approach”, Cogent Economics & Finance, 9(1), 1963063. https://doi.org/10.1080/23322039.2021.1963063. Azariadis, C., & Smith, B. D. (1996), “Private information, money, and growth: indeterminacy, fluctuations, and the Mundell–Tobin effect”, Journal of Economic Growth, 1(3), 309-332. https://doi.org/10.1007/BF00141041. Beck, T., Demirguc-Kunt, A., & Levine, R. (2007), “Finance, inequality, and the poor”, Journal of Economic Growth, 12(1), 27-49. https://doi.org/10.1007/s10887-007-9010-6. Bencivenga, V. R., & Smith, B. D. (1991), “Financial intermediation and endogenous growth”, Review of Economic Studies, 58, 195-209. https://doi.org/10.2307/2297964. Bencivenga, V. R., & Smith, B. D. (1998), “Economic development and financial depth in a model with costly financial intermediation”, Research in Economics, 52(4), 363-386. https://doi.org/10.1006/reec.1998.0176.Bittencourt, M. (2009), “Macroeconomic performance and inequality: Brazil, 1983–1994”, The Developing Economies, 47(1), 30-52. https://doi.org/10.1111/j.1746-1049.2009.00075.x. Boyd, J. H., Levine, R., & Smith, B. D. (2001), “The impact of inflation on financial sector performance”, Journal of Monetary Economics, 47(2), 221-248. https://doi.org/10.1016/S0304-3932(01)00049-6. Cherif, M., & Dreger, C. (2016), “Institutional determinants of financial development in MENA countries”, Review of Development Economics, 20(3), 670-680. https://doi.org/10.1111/rode.12192. Cooray, A. (2011), “The role of the government in financial sector development”, Economic Modelling, 28(3), 928-938. https://doi.org/10.1016/j.econmod.2010.11.001. Dehesa, M., Druck, P., & Plekhanov, A. (2007), Relative price stability, creditor rights, and financial deepening, IMF Working Paper. https://www.imf.org/en/Publications/WP/Issues/2016/12/31/Relative-Price-Stability-Creditor- Rights-and-Financial-Deepening-20991. Do, Q. -T., & Levchenko, A. A. (2007), “Comparative advantage, demand for external finance, and financial development”, Journal of Financial Economics, 86, 796-834. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2006.11.004. Doytch, N., & Uctum, M. (2011), “Does the worldwide shift of FDI from manufacturing to services accelerate economic growth? A GMM estimation study”, Journal of International Money and Finance, 30(3), 410-427. https://doi. org/10.1016/j.jimonfin.2011.01.001. Gujarati, D. N. (2003), Basic econometrics (4th Edition), New York: McGraw-Hill. Gerschenkron, A. (1962), Economic backwardness in historical perspective, Cambridge, MA: Harvard University Press. Goldsmith, R. W. (1969), Financial structure and development, New Haven, CT: Yale University Press. Greenwood, J., & Jovanovic, B. (1990), “Financial development, growth, and the distribution of income”, Journal of Political Economy, 98(5), 1076-1107. https://www.jstor.org/stable/2937625. Guerra, E. A. R. (2017), “The economic growth and the banking credit in Mexico: Granger causality and short- term effects, 2001Q1 – 2016Q4”, Economía Informa, 406, 46-58. http://www.economia.unam.mx/assets/pdfs/ econinfo/406/04Ramirez.pdf. IMF (2022), Financial development index database, truy cập ngày 01 tháng 9 năm 2022, từ https://data.imf. org/?sk=f8032e80-b36c-43b1-ac26-493c5b1cd33b. Khan, M. S., & Senhadji, A. S. (2003), “Financial development and economic growth: a review and new evidence”, Journal of African Economies, 12(2), 89-110. https://doi.org/10.1093/jae/12.suppl_2.ii89. King, R. G., & Levine, R. (1993), “Finance and growth: Schumpeter might be right”, The Quarterly Journal of Số 254- Tháng 7. 2023- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 79
  11. Chỉ số phát triển tài chính: Tổng quan lý luận và thực tiễn tại các quốc gia ASEAN Economics, 108(3), 717-737. https://doi.org/10.2307/2118406. Klein, M. W., & Olivei, G. P. (2008), “Capital account liberalization, financial depth, and economic growth”, Journal of International Money and Finance, 27(6), 861-875. https://doi.org/10.1016/j.jimonfin.2008.05.002. Kornai, J. (1979), “Resource-Constrained versus demand-constrained systems”, Econometrica, 47, 801-819. https:// doi.org/10.2307/1914132. Lopez-de-Silanes, F., Shleifer, A., & Vishny, R. (1997), “Privatization in the United States”, RAND Journal of Economics, 28(3), 447-471. https://doi.org/10.2307/2556024. Moore, B. J. (1986), “Inflation and financial deepening”, Journal of Development Economics, 20(1), 125-133. https:// doi.org/10.1016/0304-3878(86)90008-8. Naceur, S. B., Cherif, M., & Kandil, M. (2014), “What drives the development of the MENA financial sector?”, Borsa Istanbul Review, 14(4), 212-223. https://doi.org/10.1016/j.bir.2014.09.002. Newbery, D., & Stiglitz, J. (1984), “Pareto inferior trade”, Review of Economic Studies, 51, 1-12. https://doi. org/10.2307/2297701. Porta, R. L., Lopez-de-Silanes, F., Shleifer, A., & Vishny, R. W. (1997), “Legal determinants of external finance”, Journal of Finance, 52(3), 1131-1150. https://doi.org/10.2307/2329518.Ram, R. (1999), “Financial development and economic growth: additional evidence”, The Journal of Development Studies, 35(4), 164-174. https://doi. org/10.1080/00220389908422585. Robinson, J. (1952), The generalisation of the general theory in: the rate of interest and other essays, London, UK: Palgrave Macmillan. Svaleryd, H., & Vlachos, J. (2002), “Markets for risk and openness to trade: how are they related?”, Journal of International Economics, 57, 369-395. https://doi.org/10.1016/S0022-1996(01)00153-2. Svirydzenka, K. (2016), Introducung a new broad-based index of financial development, IMF Working Paper. WB (2022), World Bank open data, truy cập ngày 01 tháng 9 năm 2022, từ https://data.worldbank.org/.Zaman, K., Izhar, Z., Khan, M. M., & Ahmad, M. (2012), “The relationship between financial indicators and human development in Pakistan”, Economic Modelling, 29(5), 1515-1523. https://doi.org/10.1016/j.econmod.2012.05.013. Zhang, C. Zhu, Y., & Lu, Z. (2015), “Trade openness, financial openness, and financial development in China”, Journal of International Money and Finance, 59, 287-309. https://doi.org/10.1016/j.jimonfin.2015.07.010. Zoli, E. (2007), Financial development in emerging Europe: The unfinished agenda, IMF Working Paper. https://www. imf.org/en/Publications/WP/Issues/2016/12/31/Financial-Development-in-Emerging-Europe-The-Unfinished- Agenda-21410 80 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 254- Tháng 7. 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2