intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến dịch Xuân Mậu Thân - Phần II

Chia sẻ: Thuyvan Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

183
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chiến dịch Xuân Mậu Thân - Phần II : Tấn công đợt 2 Ngày 4.5.1968 một tiếng nổ rất to do ta gây ra ở gần đài vôtuyến truyền hình tại Saigon. Khoảng 60 kg chất nổ TNT được dấu trên xe taxi. Lúc 13 giờ trưa, chiếc taxi bùng nổ gây tử thương cho 3 người và khoảng 30 người khác bị thương. Một căn nhà ở gần đài truyền hình cũng bị sập đổ. Đây được coi là hiệu lệnh của ta phát động báo hiệu cho đợt 2 của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tại thành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến dịch Xuân Mậu Thân - Phần II

  1. Chiến dịch Xuân Mậu Thân - Phần II : Tấn công đợt 2 Ngày 4.5.1968 một tiếng nổ rất to do ta gây ra ở gần đài vô- tuyến truyền hình tại Saigon. Khoảng 60 kg chất nổ TNT được dấu trên xe taxi. Lúc 13 giờ trưa, chiếc taxi bùng nổ gây tử thương cho 3 người và khoảng 30 người khác bị thương. Một căn nhà ở gần đài truyền hình cũng bị sập đổ. Đây được coi là hiệu lệnh của ta phát động báo hiệu cho đợt 2 của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tại thành phố Sài Gòn bắt đầu Đợt 2 được bắt đầu lúc 0 giờ 30 phút ngày 5.5.1968, các loạt hỏa tiễn 112 ly, ĐKB bắn dồn dập vào các mục tiêu sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ tổng tham mưu, Sứ quán Mỹ, dinh Độc Lập, Tân cảng Sài Gòn, Bộ tư lệnh Hải quân, Tổng nha cảnh sát. Sau đó quân ta xuất hiện tấn công vào lực lượng Thủy Quân Lục Chiến án ngữ trên trục giao thông xa lộ, tấn công cầu Bình Lợi, tấn công cầu xa lộ, Phan Thanh Giả, tấn công bót Cầu Tre tại vùng Bình Thới. Các cuộc tấn công này xảy ra trong khoảng thời gian từ 03 giờ 30 đến 5 giờ sáng. Qua các cuộc tấn công này, các đơn vị đã xâm nhập và bám chắc vào các khu vực dân cư tại vùng Thị Nghè, một khu phố thuộc Đa Kao và tại vùng Bình Thới thuộc Chợ Lớn. Trong khi đó, vào khoảng gần sáng tại nội thành, ta đã áp dụng chiến thuật binh vận xen giữa những trận đánh. Các đơn vị cán bộ và đặc công võ trang tuyên tryền của ta xuất hiện tại các đường Phó Cơ Điều, Nguyễn Trãi, Trần Quý, Phan Văn Trị, Cô Giang, Đề Thám, Nguyễn Thiện Thuật, Cao Đạt và Trần Bình Trọng. Những đơn vị này vừa hô loa vừa tuyên truyền và rải truyền đơn. Tới sáng, các trận đánh giữa hai bên vô cùng ác liệt, khiến cả hai phía cùng bị thiệt hại nặng nề. Riêng về phía VNCH, tư lệnh Cảnh sát Quốc gia, chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan bị thương nặng. Viên tướng này trước đây đã từng nổi tiếng (hay tai tiếng?!!) với bức ảnh dí súng vào thái dương một tù binh quân Giải phóng và bóp cò ngay trên đường phố Sài Gòn. Ta áp dụng phương pháp du-kích chiến trong thành phố. Bị đánh ở nơi này, họ bèn rút sang nơi khác. Khi các đơn vị cố thủ tại những vị trí chiến đấu vững chãi, họ có thể gây cho lực lượng phản công của quân đội Việt Nam Cộng Hòa nhiều thiệt hại. Ta không tập trung đóng tại một chỗ, mà lại chia quân ra nhiều ổ kháng cự gồm trên dưới một tiểu đội. Về phía VNCH, để ngăn cản sự bành trướng của quân Giải Phóng, nguỵ quân đã phải sử dụng đến phi cơ và chiến xa. Cũng kể từ cuộc tấn công đợt hai vào Saigon, hằng đêm ta liên tục bắn hỏa tiễn 122 ly và đạn súng cối 82 ly vào các vị trí của quân đội VNCH. Ngày 8 tháng 5/1968, đụng độ giữa hai bên tại mặt trận Chợ Lớn trở nên ác liệt hơn.Quân Giải Phóng xâm nhập vào khu vực cầu Bình Tiên. Một số khác xuất hiện ở ngã tư đường Hậu Giang, Minh Phụng và các khu kế cận như khu Bải Sậy, hãng dệt Nam Á, Lò Gốm. một lực lượng VNCH vào buổi sáng được tăng viện tới
  2. khu này mới làm giảm được áp lực và dồn vào khu Lò Gốm. Vào lúc 13 giờ 00 phi cơ trực thăng bắt đầu xạ kích khu này. Tình hình tại Quận 8 cũng vô cùng gay cấn. Trong buổi chiều, khu trục cơ của phía VNCH đã oanh kích vào một vài địa điểm của quân giải phóng Việt Minh tại đây. Ngày 9.51968, một mặt trận mới mở ra ở vùng Khánh Hội. Ta tập trung quân tại vùng Tân Thuận Đông đánh mạnh vào Quận 4. Một mặt trận mới nữa được mở ra tại Tân Thới Hiệp Gò Vấp nhưng lực lượng ta bị quân Nhảy Dù chận đánh khiến bị thiệt hại nặng và phải bỏ ý định xâm nhập vàp thành phố qua ngã này. Trận này đến ngày 11 tháng 5 mới chấm dứt hẳn. Lúc bấy giờ mặt trận Chợ Lớn trở nên gây cấn. Tình hình buổi sáng cho thấy ở đây có 3 mặt trận chánh: + Mặt trận Phạm Thế Hiển thuộc Quận 8: Tại vùng này các đơn vị đã uy hiếp quân VNCH từ đêm 8 rạng ngày 9 tháng 5. + Mặt trận Bình Tiên: Tại đây quân giải phóng chiếm hãng rượu Bình Tây. + Mặt trận Minh Phụng: Mặt trận này ăn thông qua Xóm Giá, Cầu Tre, Bình Thới. Các lực lượng vũ trang Việt Minh chiếm các cao ốc. Lần đầu tiên người ta thấy lực lượng Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến trong thành phố. Các lực lượng Biệt Động Quân VNCH có chiến xa của Sư Đoàn 9 Hoa Kỳ yểm trợ hồi 09 giờ 00 sáng mở một cuộc phản công dữ dội vào khu Minh Phụng. Cùng lúc đó, nhiều trực thăng võ trang xạ kích yểm trợ. Nhiều đám cháy đã bốc lên tại khu vực này tới chiều vẫn chưa tắt. Đêm khuya, vào lối 04 giờ 00 sáng rạng ngày 10 tháng 5/1968, ta lại pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhất trên 10 quả đạn hoả tiễn 122 ly. Ngày 10 tháng 5/1968, mặt trận Khánh Hội trở nên ác liệt. Vào buổi sáng sớm ngày 10 tháng 5, chiến xa Hoa Kỳ và bộ binh tiến vào nằm bố trí 2 bên cầu Tân Thuận. Mặt trận Cầu Chữ Y trở nên căng thẳng vào quá trưa khiến VNCH phải dùng đến khu trục cơ oanh kích liên tục từ 14 giờ 00 đến 18 giờ 00. Tiếng súng nổ suốt đêm với nhiều đám cháy cao ngất tại khu vực này. Một sự kiện cũng được ghi nhận là vào buổi trưa cầu tạm Saigon - Thị Nghè bị sập vì sức nặng của một xe thiết giáp Mỹ đi qua. Ngày 11 tháng 5/1968, Mặt trận Cầu Chữ Y tiếp diễn sôi nổi suốt ngày. Vào buổi sáng, một lực lượng của Sư Đoàn 9 Hoa Kỳ có chiến xa yểm trợ đã vượt Cầu Chữ Y xung phong vào các phố Phạm Thế Hiển, Âu Dương Lân. Một cuộc ác chiến đã xảy ra tại đây mãi gần tối quân đội đồng minh mới làm chủ được tình thế và giải vây cho một lực lượng của VNCH bị quân giải phóng miền Nam Việt Cộng vây cố thủ trong trường trung học La San. Cho đến tối, các đám cháy tại vùng này vẫn còn rất cao.
  3. Ngày 12 tháng 5/1968, các đơn vị ta rút lui khỏi thành phố. Nhưng tới ngày 25 tháng 5/1968 lại xâm nhập vào đô thành tại hai ngã: ở phía Bắc Gia Định và từ phía Nam Chợ Lớn. Lần này ta đã khai thác được những sơ hở của phòng đai phòng thủ nên đột nhập được vào trung tâm trước khi bị quân đội VNCH phát hiện. Trước khi nổ súng, ta rải quân chiếm giữ tất cả những địa điểm then chốt trong khu vực như các tòa nhà lớn, nhà máy, xí nghiệp... Khi đã bám vào được các khu vực vừa chiếm, mỗi đêm lại cho tăng viện thêm quân vào. Đoàn quân di chuyển vào theo từng toán nhỏ nhưng những toán này được trang bị hỏa lực rất mạnh. Đây là những cán binh đã được dưỡng quân lâu dài. Trong khi đó, các đơn vị mệt mỏi và bị thiệt hại thì lại được rút ra. Chiến thuật này được gọi là "xa luân chiến" với mục đích tạo một cuộc đánh dài lâu vào thành phố. Đợt tấn công này của quân giải phóng miền Nam kéo dài đến ngày 18.6.1968 mới chấm dứt. Vào đợt 2, mặc dầu yếu tố bất ngờ không còn, nhưng đã thành công với chiến lược "đưa chiến tranh vào thủ đô địch". Tuy nhiên, do lực lượng hai bên quá chênh lệch nên cuối cùng quân VNCH đã đẩy lui được các đơn vị Giải phóng ra khỏi thành phố. Trong thời kỳ này, có hai mặt trận rõ rệt xảy ra, một ở tại phía Bắc thành phố (khu Gia Định) và một tại phía Nam (vùng Chợ Lớn). Tại phía Bắc Sài Gòn, phân khu 1 và 5 ta đã điều động cả 2 trung đoàn: Đồng Nai và Quyết Thắng. Trung đoàn Đồng Nai gồm có Tiểu đoàn K3 và K4, và Trung đoàn Quyết Thắng gồm có Tiểu đoàn Quyết Thắng 1 và Quyết Thắng 2 cùng một số đặc công phân tán thành từng bộ phận nhỏ. Còn phía VNCH bao gồm: Chiến Ðoàn 1 Nhảy Dù VNCH, Liên Ðoàn 5 Biệt Động Quân VNCH, Chiến Ðoàn A Thủy Quân Lục Chiến VNCH, và Lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến VNCH.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2