intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng ta

Chia sẻ: Vũ Thái Dũng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

116
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng ta làm rõ hơn về vai trò và ý nghĩa cũng như nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Mốc son trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng ta

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ­ MỐC SON TRONG LÃNH ĐẠO <br /> CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA ĐẢNG TA<br /> <br /> <br /> THS VŨ THÁI DŨNG <br /> <br /> <br /> Cho đến trước khi chiến cuộc  Đông Xuân 1953­1954 và chiến dịch Điện  <br /> Biên Phủ diễn ra, cuộc kháng chiến trường kỳ  và gian khổ của nhân dân Việt  <br /> Nam đã sang năm thứ tám. Bước vào giai đoạn cuối, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng  <br /> Trung ương Đảng đa xác đ<br /> ̃ ịnh đúng đắn phương hướng chiến lược nhằm đánh  <br /> bại nỗ lực quân sự cao nhất và cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ,  <br /> làm nên một “thiên niên sử  vàng” của dân tộc ta trong thế  kỷ  XX, đưa cuộc  <br /> kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. Chiến thắng lịch  <br /> sử  Điện Biên Phủ trở thành mốc son trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân  <br /> tộc của Đảng ta.<br /> <br /> Sau Cách mạng tháng Tám không lâu, ngày 23­9­1945, thực dân Pháp đã nổ <br /> súng gây hấn, trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, hòng đưa dân tộc ta trở lại <br /> kiếp sống nô lệ. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp <br /> là cuộc đấu tranh để  bảo vệ  thành quả  của Cách mạng tháng Tám, để  hoàn <br /> thành sự  nghiệp giải phóng dân tộc. Trên cơ  sở  thực tế  chiến trường và tương  <br /> quan lực lượng giữa hai bên, Đảng  Cộng sản Việt Nam  và Chủ  tịch Hồ  Chí <br /> Minh đã lãnh đạo nhân dân ta “hóa giải” thành công lần lượt những âm mưu và <br /> chiến lược chiến tranh của thực dân Pháp.<br /> Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh với quy mô lớn và tham vọng  “chỉ trong <br /> ba tuần lễ” “sử dụng quả đấm mà đập tan được cơ quan đầu não của lực lượng  <br /> Việt Minh”1 ở Việt Bắc của thực dân Pháp đã nhanh chóng bị thất bại bởi chiến <br /> thắng của quân và dân ta vào Thu ­ Đông 1947. Thất bại này là báo hiệu cho sự <br /> sa lầy của quân đội Pháp ở Việt Nam. “Đó là sự sa lầy ở hai mặt. Quân sự thì ở <br /> *<br />  Học viện Chính trị ­ Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh<br /> 1<br />  Daniel Hémery: Hồ Chí Minh từ Đông Dương đến Việt Nam, Nxb Phụ nữ, 2004, tr.75<br /> <br /> <br /> 1<br /> trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược nan giải của ban tham mưu, bị <br /> kẹt giữa việc lựa chọn một chiến lược bàn cờ, một cuộc chiến tranh đồn bốt <br /> làm phân tán lực lượng của đối phương và ngăn chặn mọi cuộc tiến công có  <br /> tính quyết định, và phương án lựa chọn nghiêng về  một cuộc chiến tranh vận <br /> động bế  tắc với chiếm đóng đất đai thực sự. Chính trị  thì  ở  trong sự  lựa chọn  <br /> không thể thực hiện được giữa theo đuổi ý đồ thuộc địa kiểu mới đối với Liên  <br /> bang Đông Dương, ý đồ ngăn chặn mọi sự thỏa hiệp với chủ nghĩa dân tộc Việt  <br /> Nam, với thừa nhận nền độc lập, thừa nhận quá trình phi thực dân hóa có hiệu  <br /> quả đi ngược với dự án lớn về thuộc địa kiểu mới của khối Liên hiệp Pháp”1.<br /> Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới năm 1950 đã khiến xu thế trên ngày càng <br /> trở nên rõ ràng. Những con mắt quan sát khách quan cho rằng, đây thực sự là “sự <br /> bại trận kinh khủng của quân đội viễn chinh Pháp ở Viễn Đông”, thực dân Pháp <br /> “từ  nay không thể chiến thắng được nữa”. Đối với Việt Nam, thắng lợi này đã <br /> tạo ra  một chuyển biến cơ  bản cho cuộc kháng chiến, đưa kháng chiến bước <br /> vào giai đoạn mới, giai đoạn ta nắm quyền chủ  động chiến lược trên chiến <br /> trường chính Bắc Bộ, chuyển hẳn sang liên tục tấn công và phản công địch.<br /> Trước khi bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953­1954 và diễn ra chiến dịch  <br /> Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã nỗ  lực để  tìm lại thế  chủ  động trên chiến <br /> trường chính Bắc Bộ. Thế nhưng, kể từ sau Chiến dịch Biên giới 1950, đặc biệt <br /> là từ  sau Chiến dịch Hòa Bình (1951­1952), Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến <br /> dịch Thượng Lào (1953), cục diện chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương ngày <br /> càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân  <br /> ta, bất lợi cho thực dân Pháp và can thiệp Mỹ2. Về  cơ  bản, chúng ta đã nắm <br /> được quyền chủ  động, đẩy địch lâm vào thế  bị  động và ngày càng lún sâu vào  <br /> tình trạng bị động không thoát ra được. <br /> <br /> <br /> 1<br />  Daniel Hémery: Sđd, tr. 76<br /> 2<br />  Bắt đầu từ chiến dịch Hòa Bình, quân đội ta đã bắt đầu tấn công vào những căn cứ quân sự mang có <br /> tính chất của tập đoàn cứ điểm đầu tiên ở chiến trường Bắc Bộ. Qua những trận đánh đầu tiên ở Hoà  <br /> BÌnh, Nà Sản, chúng ta hoàn toàn có thể đánh những tập đoàn cứ điểm như Điện Biên Phủ về sau này,  <br /> nếu như chúng ta có phương hướng chiến lược phù hợp và sự chuẩn bị kỹ càng.<br /> <br /> <br /> 2<br /> Càng cố  gắng, chúng càng rơi vào tình thế  khó khăn, nguy khốn. Quân đội <br /> viễn chinh Pháp đang mắc kẹt vào mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực  <br /> lượng, giữa tiến công ra vùng tự do và phòng ngự ở vùng chúng đang kiểm soát,  <br /> giữa tập trung ra miền Bắc và phân tán chiếm đóng  ở  miền Nam, giữa bảo vệ <br /> đồng bằng Bắc Bộ và bảo vệ Thượng Lào. Quân địch thiếu hẳn một  đội quân <br /> cơ động đủ mạnh để đối phó với lực lượng vũ trang của ta trên khắp các chiến <br /> trường. Cùng với đó, chi phí chiến tranh “đổ  vào” Đông Dương ngày một tăng <br /> quá sức chịu đựng của ngân sách nước Pháp.<br /> Nguy khốn về quân sự, chính trị  và khó khăn về  kinh tế  đặt thực dân Pháp  <br /> trước tình thế “lửa cháy hai đầu”: hoặc bị nhân dân Đông Dương đánh bại, hoặc <br /> bị Mỹ thay thế. Thế nhưng, với chính sách phản động và bảo thủ, thực dân Pháp <br /> chủ  trương tranh thủ thêm viện trợ  của Mỹ1, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh <br /> và mở  rộng chiến tranh bằng cách tăng cường lực lượng để  giành lại thế  chủ <br /> động chiến lược trên chiến trường Đông Dương, hòng tìm ra lối thoát “ danh <br /> dự”.<br /> Đây là lý do Pháp cử  Hăngry Nava sang làm Tổng chỉ  huy quân đội viễn  <br /> chinh ở Đông Dương và sự ra đời của kế hoạch Nava vào mùa Hè năm 1953. <br /> H.Nava đã vạch ra một kế hoạch toàn diện, có hệ thống, với nhiệm vụ trung <br /> tâm là tới năm 1954 tổ  chức  được  một khối chủ  lực tác chiến gấp ba lần số <br /> binh đoàn hiện có. Kế  hoạch này thể  hiện tham vọng: trong 18 tháng “chuyển  <br /> bại thành thắng”  của thực dân Pháp. Kế  hoạch Nava được thực hiện   qua hai <br /> bước: Bước thứ nhất, trong Thu Đông 1953 và Xuân 1954, giữ vững thế phòng <br /> ngự ở miền Bắc; thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam, miền Trung; xoá <br /> bỏ  vùng tự  do Liên khu V.  Bước thứ  hai,  từ  Thu Đông 1954, sau khi đã hoàn <br /> 1<br />  Chính sách phản động và bảo thủ của thực dân Pháp phù hợp với mục tiêu chiến lược của Mỹ đối  <br /> với Đông Dương là thay hẳn Pháp. Vì thế, viện trợ  quân sự  của Mỹ  cho Pháp ngày càng tăng. Năm <br /> 1952, viện trợ  của Mỹ  cho cuộc chiến tranh của Pháp  ở  Đông Dương là 200 /565  tỷ  phrăng (chiếm <br /> 35,4% chi phí chiến tranh  của thực dân Pháp), thì sang năm 1953, con số  tương  ứng là 285/650 tỷ <br /> phrăng (chiếm 43,8%) và năm 1954, năm cuối cùng của cuộc chiến là 555/751 tỷ  phrăng (chiếm  <br /> 73,9%). <br /> Xem Ban chỉ  đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ  Chính trị:   Chiến tranh cách mạng Việt Nam  <br /> (1945 ­ 1975) Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000, tr. 498 và tr. 500.<br /> <br /> <br /> 3<br /> thành những mục tiêu nêu trên, sẽ chuyển sang tiến công chiến lược miền Bắc, <br /> giành thắng lợi quân sự to lớn, buộc Việt Minh phải đàm phán theo những điều <br /> kiện có lợi cho chúng. <br /> Tháng 1­1953, thời điểm H.Nava chưa sang Đông Dương và kế hoạch Nava <br /> chưa được hình thành, Hội nghị  lần thứ  tư  ban Chấp hành  Trung  ương  Đảng <br /> khóa II  đã  xác định  “Phương hướng chiến lược của ta là tạm thời “tránh chỗ <br /> mạnh, đánh chỗ  yếu” để  phân tán lực lượng địch và tiêu diệt sinh lực địch, mở <br /> rộng vùng tự  do... quân đội ta phải chuẩn bị  đánh những lực lượng, những cứ <br /> điểm ngày càng mạnh của địch”1.<br /> Hội nghị  đã nhận định, do tình hình phát triển không đều của lực lượng ta  <br /> trên các chiến trường Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ  cho nên đại bộ  phận chủ <br /> lực của địch đã dần dần tập trung ra Bắc Bộ (2/3 số quân ở Đông Dương), trong <br /> lúc đó thì các chiến trường khác địch còn nhiều sơ hở. Ở Bắc Bộ thì lực lượng  <br /> của chúng ở đồng bằng, còn ở  chiến trường miền núi thì chúng tương đối yếu  <br /> hơn, điều kiện địa hình ở đó lại có lợi cho ta, không có lợi cho địch.<br /> Vì thế, Hội nghị chỉ đạo: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào <br /> những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt <br /> một bộ phận sinh lực của địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị <br /> động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng <br /> không thể  bỏ;  tạo điều kiện thuận lợi để  ta tiêu diệt thêm từng bộ  phận sinh <br /> lực địch, từ đó đạt được mục đích đánh chắc, ăn chắc, mở rộng vùng tự do.<br /> Đây là cơ sở để đến đầu tháng 10­1953, Bộ Chính trị họp bàn về nhiệm vụ <br /> quân sự  Đông Xuân 1953­1954  tại Tỉn Keo (Việt Bắc)  đã  xác định: “Sử  dụng <br /> một bộ  phận chủ  lực mở  những cuộc tiến công vào hướng địch sơ  hở, đồng <br /> thời tranh thủ  cơ  hội tiêu diệt địch  ở  những hướng địch có thể  đánh sâu vào <br /> vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến  <br /> trường sau lưng địch và tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân  <br /> <br /> 1<br />  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 14 (1953), Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội,  <br /> 2001, tr.130<br /> <br /> <br /> 4<br /> dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích các vùng tự do để cho chủ lực rảnh <br /> tay làm nhiệm vụ”1. <br /> Cùng với các hướng tiến công khác trên khắp chiến trường Đông Dương,  <br /> Tây Bắc, một trong những nơi xung yếu, quan trọng không thể không giữ nhưng  <br /> địch lại  có nhiều sơ  hở, được Bộ  Chính trị  xác định là hướng tiến công chính <br /> của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953­1954. Chủ  tịch Hồ  Chí Minh khẳng  <br /> định: “Về  hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là <br /> hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động <br /> có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hóa”2. <br /> Theo phương huớng chiến lược và chủ trương tác chiến đó, Bộ Chính trị đã <br /> ra nghị  quyết thông qua kế  hoạch tác chiến Đông Xuân 1953­1954, giữ  vững <br /> quyền chủ  động, đánh địch trên cả  hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, <br /> phối hợp trên phạm vi cả  nước và phối hợp trên toàn Đông Dương. Những  <br /> quyết định của Bộ  Chính trị  vào đầu tháng 10­1953 đã mở  đường đi tới thắng <br /> lợi lịch sử trong Đông Xuân 1953­1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ.<br /> Theo kế hoạch tác chiến đã định, giữa tháng 11­1953, bộ đội chủ lực của ta <br /> bắt đầu tiến quân lên Tây Bắc, một bộ phận tiến công sang Trung Lào phối hợp  <br /> chiến đấu với Quân giải phóng Lào. Trước động thái của ta, lực lượng của địch <br /> ở  Tây Bắc và Điện Biên Phủ  bắt đầu có sự  thay đổi. Ngày 3­12­1953, H.Nava  <br /> cho tăng cường lực lượng phòng giữ  Điện Biên Phủ  từ  6 tiểu đoàn bộ  binh lên <br /> thành 9 tiểu đoàn và tăng cường thêm 3 tiểu đoàn pháo binh, về sau còn tiếp tục <br /> tăng thêm để xây dựng điểm này trở thành “pháo đài bất khả xâm phạm”3; “chấp <br /> nhận chiến đấu với Việt Minh trên chiến trường Tây Bắc” 4  (ý nói Điện Biên <br /> 1<br />   Dẫn theo Ban chỉ  đạo tổng kết chiến tranh­trực thuộc Bộ  Chính trị:  Tổng kết cuộc kháng chiến  <br /> chống thực dân Pháp­Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1996, tr.192­193 <br /> 2<br />  Võ Nguyên Giáp: Thế  giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi , Ban KHXH Thành <br /> ủy Tp. Hồ Chí Minh, 1991, tr.77<br /> 3<br />  Lúc đầu, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ với ý đồ ngăn chặn quân ta tấn công sang Thượng Lào,  <br /> xây dựng một căn cứ quân sự để sau khi ta mệt mỏi thì từ Điện Biên Phủ tấn công chiếm lại Tây Bắc. <br /> Nhưng sau đó, do nhận định Điện Biên Phủ đối với ta quá xa hậu phương, tiếp tế khó khăn, sử dụng <br /> lực lượng có hạn và không thể  dùng pháo cơ  giới, nên H.Nava chấp nhận giao chiến với ta  ở Điện  <br /> Biên Phủ. <br /> 4<br />  Bản chỉ thị của H.Nava vào ngày 3­12­1953<br /> <br /> <br /> 5<br /> Phủ) với mong muốn “Điện Biên Phủ  sẽ  chống lại được cuộc tiến công của <br /> Việt Minh” nhằm tránh giao chiến  ở  đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời bảo vệ <br /> được Thượng Lào1. <br /> Địch chọn Điện Biên Phủ  làm điểm quyết chiến chiến lược với ta thì ta  <br /> cũng lựa chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược với địch. <br /> Ngày 6­12­1953, Bộ  Chính trị  quyết định mở  chiến dịch Điện Biên Phủ  và <br /> nhất   trí   thông   qua   phương   án   tác   chiến   của   Tổng   Quân   uỷ.   Đại   tướng   Võ <br /> Nguyên Giáp, Bộ  trưởng Bộ  Quốc phòng  ­  Tổng Tư  lệnh quân đội,  được chỉ <br /> định trực tiếp làm Tư  lệnh kiêm Bí thư  Đảng uỷ  chiến dịch. Chủ   tịch Hồ  Chí <br /> Minh chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Chiến dịch này là một chiến dịch <br /> rất quan trọng không những về  quân sự  mà cả  về  quốc tế. Vì vậy, toàn quân, <br /> toàn đân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ  được”2. Và trước khi ra <br /> trận, Người  lại căn dặn: “Trận này quan trọng, phải  đánh cho thắng. Chắc <br /> thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh”3.<br /> Điện Biên Phủ trở thành “nút thắt” quyết định thắng lợi của ta trong chiến  <br /> cuộc Đông Xuân 1953­1954 và trong cả cuộc kháng chiến. Theo Đại tướng Võ <br /> Nguyên Giáp: “Tập đoàn cứ  điểm trở thành một biện pháp phòng ngự  cao nhất <br /> của địch, có ý nghĩa chiến lược, mà ta không thể  không đánh nếu muốn đưa <br /> cuộc kháng chiến tiến lên”4.<br /> <br /> <br /> 1<br />  Thừa nhận của H.Nava trong một bức thư gửi Thống chế Juin ngày 14 tháng 12 năm 1953: “Đây là  <br /> điều nhẹ nhõm đối với tôi vì nếu xảy ra chiến trận tại vùng châu thổ sông Hòng thì tôi không biết sẽ <br /> phải làm gì để  có thể chống lại 5 sư đoàn chủ  lực Việt Minh, được yểm trợ  bởi súng cối loại nặng  <br /> 120mm, Bazooka 90, pháo 75 và 105 mm, phối hợp tác chiến với khoảng từ 75 đến 80.000 bộ đội địa  <br /> phương và dân quân du kích các loại đã thâm nhập vào bên trong các tuyến phòng ngự của Pháp”. <br />   Bản  thân Thống chế Juin cho rằng: “Nếu để mất Thượng Lào sẽ dẫn đến những hậu quả không sao <br /> kể hết về mặt chính trị… Từ đó, cộng sản sẽ có thể thâm nhập vào Thái Lan mà không gặp khó khăn <br /> trở  ngại nào. Chính phủ  Bang Kok sẽ  có thể  sụp đổ  như  một toà lâu đài làm bằng những quân bài,  <br /> trước sức ép của cộng sản. Chính phủ Campuchia cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến hậu quả là công cuộc  <br /> bình định ở Việt nam sẽ lại bị đảo lộn” (Theo Jean Pouget­tác giả cuốn NAVARRE với Điện Biên Phủ. <br /> Nguyên bản tiếng Pháp “Nous étions à Dien Bien Phu”, Nhà xuất bản Presses de la Cité)<br /> 2<br />   Dẫn theo Ban chỉ  đạo tổng kết chiến tranh­trực thuộc Bộ  Chính trị:  Tổng kết cuộc kháng chiến  <br /> chống thực dân Pháp­Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1996, tr. 202<br /> 3<br />  Võ Nguyên Giáp: Sđd, tr. 79<br /> 4<br />  Võ Nguyên Giáp: Sđd, tr. 82<br /> <br /> <br /> 6<br /> Điện Biên Phủ không phải là sự  lựa chọn cụ thể vào ban đầu, “chưa được <br /> đề cập” trong suy tính của các chiến lược gia quân sự Pháp và Mỹ. Song, chính <br /> sự  bị động đối phó trong việc cố gắng giành lại thế chủ động và kéo dài chiến  <br /> tranh mà địa điểm này được lựa chọn đưa vào kế hoạch Nava. Tuy nhiên, sự lựa <br /> chọn này  của địch lại khẳng định tính chủ  động, linh hoạt trong quá trình xây  <br /> dựng phương hướng chiến lược  chiến cuộc Đông Xuân 1953­1954  của Trung <br /> ương Đảng và Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đó là: chuẩn bị  đánh vào những nơi địch <br /> tập trung lực lượng mạnh nhằm tiêu diệt sinh lực địch, quyết tâm quyết chiến <br /> với  địch tại Điện Biên Phủ ­ “một tập đoàn cứ  điểm mạnh”. Theo Đại tướng <br /> Võ Nguyên Giáp: “Trong kế hoạch Nava cũng như đề  án hoạt động Đông Xuân <br /> của ta chưa hề  xuất hiện ba chữ: “Điện Biên Phủ”. Tuy nhiên, số  phận của  <br /> Nava đã được định đoạt từ cuộc họp ở Tỉn Keo”1.<br /> Chiến dịch Điện Biên Phủ  bắt đầu từ ngày 13­3­1954 và kết thúc thắng lợi <br /> vào ngày 7­5­1954. Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường, trên nền tảng <br /> nắm vững tính chất của toàn bộ cuộc kháng chiến và phương hướng chiến lược  <br /> được đề  ra trong chiến cuộc Đông Xuân 1953­1954, cùng với sự  lãnh đạo của <br /> Đảng và Chủ  tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên <br /> Phủ  “lừng lẫy năm châu,  chấn động địa cầu”, góp phần quyết định vào thành <br /> công của Hội nghị  Giơnevơ, đưa cách mạng  giải phóng dân tộc của  nước ta <br /> bước vào giai đoạn mới./.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br />  Võ Nguyên Giáp: Sđd, tr. 77<br /> <br /> <br /> 7<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2