intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách phụ nữ nông thông trong thời kỳ công nghiệp

Chia sẻ: TRẦN THỊ PHƯƠNG DUNG | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:36

143
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phụ nữ nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước. Là một lực lượng chủ yếu trong nông nghiệp và chiếm đông đảo trong nguồn nhân lực của đất nước, nhưng phụ nữ nông thôn còn gặp nhiều khó khăn so với nam giới nông thôn và phụ nữ đô thị. Chính vì vậy, cần có những quan tâm hợp lý đến phụ nữ nông thôn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách phụ nữ nông thông trong thời kỳ công nghiệp

  1. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHI ỆP HÓA PGS, TS. Hoàng Bá ThịnhTrường Đại học Khoa h ọc xã h ội và Nhân văn Hà N ội Cập nhật ngày: 22/10/2010 Phụ nữ nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đ ối v ới s ự phát tri ển nông nghi ệp, nông thôn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước. Là một l ực l ượng chủ yếu trong nông nghiệp và chiếm đông đảo trong ngu ồn nhân l ực c ủa đ ất n ước, nhưng phụ nữ nông thôn còn gặp nhiều khó khăn so với nam giới nông thôn và phụ nữ đô thị. Chính vì vậy, cần có những quan tâm hợp lý đến phụ nữ nông thôn. 1 - Những thách thức đối với phụ nữ nông thôn hiện nay Ở Việt Nam, phụ nữ nông thôn là lực lượng to lớn và quan trọng c ủa quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số năm 2009, ph ụ nữ chiếm 50,5% số người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 1989 t ỷ l ệ này là 60%). Trong tổng lực lượng lao động nữ, có 68% là hoạt động trong nông nghiệp, tỷ lệ này đối với nam giới là 58%. Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp càng trở nên quan trọng h ơn trong quá trình chuyển đổi kinh tế, với sự tham gia của lao động nữ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng trong khi lao động nam giảm dần. Thời kỳ 1993 - 1998, s ố nam gi ới tham gia hoạt động nông nghiệp mỗi năm giảm 0,9%. Trong giai đo ạn này, 92% s ố ng ười m ới gia nhập lĩnh vực nông nghiệp là phụ nữ, vì nam giới chuy ển sang các ho ạt động phi nông nghiệp. Hiện tượng thay đổi này dẫn đến xu h ướng là, n ữ giới tham gia nhi ều h ơn trong ho ạt động nông nghiệp. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đang t ạo nên nh ững bi ến đổi mạnh mẽ trong đời sống của người nông dân Việt Nam hiện nay. Bên c ạnh nh ững y ếu t ố tích cực thì cũng có một số tác động không tích cực của quá trình công nghi ệp hóa, đô th ị hóa, đặc biệt là việc chuyển đổi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp và sân gôn... (từ năm 2001 đến 2007 diện tích đất nông nghiệp cả nước đã m ất 500.000ha, riêng năm 2007 m ất 120.000ha) khiến cho hàng ngàn hộ nông dân không còn ruộng đất canh tác và phải tìm ki ếm những phương thức sinh kế khác nhau, làm tăng thêm số lượng ng ười di c ư t ừ nông thôn ra đô thị cùng với phụ nữ xuất khẩu lao động và lấy chồng là người nước ngoài. Lao động di cư có khuôn mẫu giới rất rõ, phụ nữ trẻ từ nông thôn ra đô th ị làm việc ở khu vực kinh tế không chính thức hoặc giúp việc nhà. Còn nam giới có xu h ướng làm vi ệc t ại các trang trại, khu công nghiệp, nhà máy. Nhóm dân số trẻ di cư đến các đô thị, khu công nghiệp, để lại làng quê những người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em. Nhiều gia đình nông thôn, gánh nặng công việc sản xuất và chăm sóc, giáo dục con cái đè n ặng lên đôi vai c ủa ng ười v ợ, ông bà. Di cư nội địa cũng làm biến đổi cấu trúc gia đình nông thôn, tạo nên nhi ều “gia đình
  2. không đầy đủ” vì thiếu vắng vợ hoặc chồng do họ đi làm ăn xa, đi ều này đã ảnh h ưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chức năng của gia đình, trong đó có chức năng giáo d ục con cái. Hiện tượng nam giới tuổi trung niên và nam, nữ thanh niên “ly h ương” đi tìm công ăn vi ệc làm ở các đô thị, các khu công nghiệp trên ph ạm vi cả nước d ẫn đ ến th ực tr ạng ở nông thôn có xu hướng nữ hóa nông nghiệp (chủ yếu phụ nữ gánh vác công việc sản xuất nông nghiệp), lão hóa nông thôn (đa số những người trên trung niên và cao tuổi mới ở lại quê) và phụ nữ hóa chủ hộ gia đình trên thực tế (vì nam giới là chủ hộ trên danh nghĩa lại đi làm ăn xa). Xu hướng này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ không chỉ đối với đời sống gia đình (sức kh ỏe sinh s ản, sức khỏe tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục Ở Việt Nam, phụ nữ nông thôn và HIV/AIDS) mà còn cả với sự phát triển của thế hệ con em là lực lượng to lớn và quan nông dân sống ở nông thôn hiện nay. trọng của quá trình công nghiệp Đó là những thách thức đối với người nông dân nói hóa nông nghiệp, nông thôn. chung và phụ nữ nông thôn nói riêng ở các vùng nông thôn Theo số liệu từ Tổng điều tra Việt Nam hiện nay. dân số năm 2009, phụ nữ 2 - Một số trở ngại của nguồn nhân lực nữ trong chiếm 50,5% số người hoạt nông nghiệp, nông thôn động trong lĩnh vực nông Về trình độ chuyên môn/kỹ thuật nghiệp (năm 1989 tỷ lệ này là Các kết quả điều tra cho thấy, trong lĩnh vực nông 60%). Trong tổng lực lượng lao nghiệp, nông thôn đã có những chuyển dịch cơ cấu theo động nữ, có 68% là hoạt động hướng tích cực nhưng chất lượng của lao động nông, lâm trong nông nghiệp, tỷ lệ này nghiệp và thủy sản còn thấp, chưa được cải thiện nhiều đối với nam giới là 58%. trong 5 năm qua. Theo Tổng cục Thống kê, mỗi năm, nước ta có h ơn 1 tri ệu ng ười tham gia l ực l ượng lao động, đa số lực lượng này là cư dân nông thôn, không được đào t ạo ngh ề c ơ b ản. Ngu ồn nhân lực làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản ở các vùng nông thôn có trình đ ộ và đ ược đào tạo nghề có tỷ lệ rất thấp. Cả nước có 81.300 công chức xã nhưng tỷ l ệ được đào t ạo chuyên môn đại học chỉ chiếm 9%; 39,4% có trình độ trung cấp; 9,8% sơ cấp và 48,7% ch ưa qua đào tạo. Như vậy, phần lớn lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản là các lao động phổ thông, giản đơn, lao động làm việc theo kinh nghiệm. Đây là nguyên nhân căn b ản c ủa việc năng suất lao động trong nông, lâm, thủy sản ở nước ta còn rất thấp và là tr ở ngại l ớn trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi người lao động không ch ỉ có trình độ chuyên môn kỹ thuật mà còn phải có chuyên môn kỹ thuật bậc cao. Đây là thách th ức l ớn nhất đối với phụ nữ trong ngành nông nghiệp, nông thôn hiện nay, khi trình đ ộ h ọc v ấn c ủa
  3. phụ nữ nông thôn còn rất thấp: tốt nghiệp trung học phổ thông (8,02%), công nhân k ỹ thu ật (1,12%), trung học chuyên nghiệp (1,78%), cao đẳng, đại h ọc (1,39%) và trên đ ại h ọc (0,02%). So với nam giới, có sự khác biệt khá rõ về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Có điểm đáng chú ý là, mặc dù phụ nữ đảm nhận đa phần các công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nhưng họ lại ít có cơ hội tham gia các lớp tập huấn chuy ển giao ki ến thức khoa học kỹ thuật. Theo khảo sát, chỉ có khoảng 10% phụ nữ là các thành viên tham gia các khóa học trồng trọt và 25% trong các khóa học về chăn nuôi. Hi ện tượng “N ữ làm, nam học” này khá phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Về sức khỏe lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn Kết quả một cuộc khảo sát gần đây của Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Th ương binh và Xã hội) cho thấy các bệnh nghề nghiệp, mãn tính do làm vi ệc trong môi tr ường đ ộc hại, nguy hiểm của người lao động nông nghiệp ngày mỗi tăng. Có 30,3% nông dân mắc các bệnh nghề nghiệp về da, gần 30% bị viêm nhiễm đường hô hấp, 10% bị đau đầu. Theo s ố li ệu thống kê, cứ 100 ngàn lao động thì có 1.710 người bị ảnh h ưởng sức kh ỏe do ti ếp xúc v ới thuốc bảo vệ thực vật... Môi trường sản xuất nông nghi ệp ô nhi ễm không ch ỉ do s ử d ụng nhiều hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật mà còn tăng thêm bởi ô nhi ễm do các khu ch ế xu ất, khu công nghiệp, sân gôn... đang đua nhau mọc lên ở các vùng nông thôn. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2007 có g ần 4 tri ệu t ấn phân bón các loại bị sử dụng lãng phí do cây trồng không h ấp thụ được (chiếm 55% - 60%), cộng với việc lạm dụng sử dụng tới 75.000 tấn thuốc bảo v ệ th ực vật mà không tuân th ủ các quy trình kỹ thuật đã gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm nghiêm trọng đ ất, ngu ồn n ước t ại nhiều vùng nông thôn. Cùng với trồng trọt, hằng năm, ngành chăn nuôi cũng “đóng góp” khoảng 73 triệu tấn chất thải, trong đó chỉ có 30% - 60% chất thải đ ược x ử lý, còn l ại x ả th ẳng ra môi trường. Ngay cả mô hình chăn nuôi trang trại cũng chỉ có 10% trong tổng số 16.700 trang trại có hệ thống xử lý chất thải. Ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và nông thôn tác đ ộng xấu đến sức khỏe của phụ nữ nhiều hơn nam giới, bởi phụ nữ là người đảm nhận chính các hoạt động sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi. Tác động của công việc sản xuất nông nghiệp vất vả trong môi tr ường ô nhi ễm còn cộng thêm với vai trò làm vợ, làm mẹ. Việc thực hiện chức năng sinh sản c ủa ph ụ n ữ cũng là một gánh nặng khi mà nam giới còn ít tham gia và chia s ẻ trách nhi ệm v ới ph ụ n ữ trong k ế hoạch hóa gia đình, khiến cho tỷ lệ nạo, hút thai do có thai ngoài mong đợi c ủa ph ụ n ữ nông thôn khá cao, bình quân tỷ lệ nạo, hút thai là 1/1 ca đẻ sống. Đó là ch ưa k ể, ph ụ n ữ ch ưa có được quyền sinh sản khi mà họ bị sức ép của ch ồng và gia đình ch ồng đ ẻ con trai. T ất c ả những điều này là những yếu tố tác động xấu đến sức khỏe th ể chất, tinh th ần và tâm lý c ủa phụ nữ nông thôn. Trong khi thực hiện “thiên chức”, ph ụ nữ nông thôn không đ ược h ưởng các
  4. chế độ thai sản như phụ nữ thuộc các lĩnh vực làm công ăn lương khác, h ọ cũng không được hưởng các tiêu chuẩn về bảo hiểm xã hội, y tế trong thời gian mang thai, sinh nở. Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận quyền sở hữu ruộng đất Mặc dù phong tục truyền thống của Việt Nam thừa nhận cả nam giới và ph ụ n ữ đ ều được thừa kế đất đai nhưng trên thực tế, ít phụ nữ được đứng tên giấy tờ s ử dụng đ ất. T ừ năm 1988 ruộng đất đã được cấp cho các hộ gia đình nông Việc bảo đảm quyền lợi về thôn nhưng đa số giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu ruộng ruộng đất là vấn đề hết sức đất đều do nam giới đứng tên. Luật Đất đai năm 2003 có quy quan trọng đối với phụ nữ ở định tất cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới ph ải nông thôn, đặc biệt là phụ nữ bao gồm tên của cả hai vợ chồng. làm nông nghiệp. Điều này lại 3 - Một số giải pháp về chính sách đối với phụ nữ càng đặc biệt quan trọng đối nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa với phụ nữ ở các vùng sâu, Một là, ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho phụ vùng xa, hoặc phụ nữ là người nữ dân tộc thiểu số, họ ít có cơ hội Khi đề cập đến tình hình thất nghiệp do ruộng đất bị tiếp cận với các nguồn lực thu hồi, trong Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày 27-3-2006 của khác nên đất đai có thể xem Thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc như là phương tiện sinh kế duy làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhất giúp họ duy trì cuộc sống nông nghiệp đã nhấn mạnh: “Tình trạng thất nghiệp và và thoát nghèo. thiếu việc làm hiện đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng chuyển đổi đất”. Quá trình biến động đất đai trong nông nghiệp không ch ỉ khiến cho nhi ều nông dân, nh ất là phụ nữ thất nghiệp mà nó còn tác động đến th ị trường lao động v ới nh ững mức đ ộ khác nhau. Với mô hình phân công lao động theo giới hiện nay cộng thêm nam giới di c ư đ ến các vùng đô thị, khu công nghiệp để tìm kiếm việc làm, phụ nữ nông thôn đảm nh ận “đa vai trò” nên có những bất lợi hơn so với nam giới trong việc tìm ki ếm vi ệc làm phi nông nghi ệp. Ngh ị quyết số 26-NQ/TW Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được thông qua tại Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã xác định “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước”, đồng thời nh ấn mạnh việc ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho những gia đình m ất ru ộng “Có k ế ho ạch c ụ th ể v ề đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuy ển đ ổi mục đích sử dụng đất”. Có cơ sở để thấy rằng phụ nữ nông thôn cần được quan tâm đào tạo nghề hơn nam giới, ít nhất là ở mấy lý do: a) ph ụ nữ là “nhân v ật chính” vì h ọ đ ảm nh ận h ầu hết các công việc trồng trọt, chăn nuôi; b) ở các vùng quê nam giới đi làm ăn xa, nếu có ở l ại quê thì họ cũng dễ tìm kiếm việc làm và ít gặp rủi ro h ơn so v ới ph ụ n ữ; c) ph ụ n ữ không ch ỉ
  5. gắn với ruộng đồng mà còn gắn với làng xóm vì xu hướng “nữ hóa nông thôn” đang di ễn ra; và d) phụ nữ thường gặp trở ngại nhiều hơn nam giới trong cơ h ội ti ếp c ận giáo d ục, đào t ạo do vẫn còn quan niệm thiên vị giới ở mức độ khác nhau. Trong một phân tích về thay đổi ngh ề nghiệp trong các khu vực nông thôn cho thấy nam giới thay đổi ngh ề nghi ệp nhi ều g ấp h ơn 2 lần phụ nữ (31,6% và 13,2%). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, xác suất đổi ngh ề của lao đ ộng nam lớn hơn lao động nữ, nếu một phụ nữ có xác su ất đổi ngh ề là 22% thì m ột lao đ ộng nam tương đương có xác suất đổi nghề là 52%. Điều này càng cho thấy sự cần thiết ưu tiên đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật liên quan đến sản xuất nông nghiệp cho phụ nữ, vì nam giới có tính linh hoạt hơn nữ trong quá trình nắm bắt các cơ hội mới khi chuyển đổi ngh ề nghiệp, việc làm. Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về chính sách lao động khuyến cáo rằng, mục tiêu của các chính sách trong bộ luật lao động cần phải mang lại lợi ích cho ng ười lao đ ộng, đặc biệt là người nghèo, và tạo việc làm nhiều hơn, dù là chính thức hay không chính th ức, cho những lao động thiếu kỹ năng. Trong tập huấn, cần chú ý đến nh ững khác bi ệt gi ữa nam và n ữ trong tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, và chuy ển giao công ngh ệ mới vào s ản xu ất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn. Có chính sách ưu tiên chuy ển giao khoa h ọc - k ỹ thu ật và đào tạo nghề cho phụ nữ, nhất là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, ph ụ nữ trong các h ộ gia đình có ruộng đất thu hồi. Chú ý đến những phẩm ch ất của ph ụ nữ thích h ợp với các ngành nghề truyền thống, dịch vụ xã hội... Trong đào tạo ngh ề, chuyên môn kỹ thu ật cho ph ụ n ữ nên tính đến đặc điểm phong tục, tập quán, dân tộc và m ức đ ộ phát tri ển kinh t ế - xã h ội c ủa t ừng vùng, miền. Chỉ khi chúng ta tính đến những đặc điểm văn hóa - xã hội như vậy mới có thể xây dựng chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm phù hợp với điều kiện, năng lực và hoàn cảnh của phụ nữ, và đào tạo nghề mới có hiệu quả. Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận các nguồn lực Không làm chủ được các nguồn lực (đất đai, tài sản, phương tiện sản xuất,...) thì phụ nữ sẽ thuộc “nhóm yếu thế”, không thể tự chủ và khó phát huy được sức mạnh c ủa vai trò n ữ giới. Điều này sẽ càng thêm bất lợi nếu như đời sống gia đình của người ph ụ nữ có vấn đ ề, gặp chuyện “cơm không dẻo, canh chẳng ngọt” dẫn đến gia đình tan vỡ. Chính vì lẽ đó, cần thúc đẩy việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai theo Luật Đất đai 2003. Đứng tên trong giấy tờ sử dụng đất không chỉ cho phép ph ụ nữ ti ếp c ận d ễ dàng hơn với các nguồn vốn mà còn nâng cao sự an toàn cho chính h ọ trong tr ường h ợp ly hôn hoặc thừa kế. Với phụ nữ nông thôn, đất đai là một phương tiện bảo đ ảm an sinh xã h ội đ ồng thời cũng là phương tiện duy nhất để thoát nghèo. Nghiên cứu cũng cho th ấy, so v ới nam gi ới thì phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng thường ít có c ơ h ội trong vi ệc ti ếp c ận vay vốn tín dụng. Vì thế, cần tính đến những khác bi ệt gi ữa nam và n ữ trong ti ếp c ận và s ử d ụng
  6. vốn vay tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác đ ể có chính sách, ch ế đ ộ riêng đ ối với nam và nữ nông dân trong triển khai chính sách tín dụng hiện nay. Ba là, chăm lo sức khỏe và an sinh xã hội cho phụ nữ nông thôn Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói nghèo CPRGS- 5/2002 đã xác định một trong số 18 nội dung về vấn đề thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ là “Cải thiện sức khỏe phụ nữ bằng việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi chăm sóc s ức kh ỏe trong việc cung cấp các dịch vụ y tế và kế hoạch hóa gia đình. B ảo đảm cho ph ụ n ữ nghèo đ ược tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách thuận lợi. Nâng cao ch ất l ượng các d ịch v ụ sau sinh đẻ”. Đây là tư tưởng chỉ đạo rất đúng đắn, vì hiện nay ph ụ n ữ nông thôn v ẫn còn ch ịu nhiều thiệt thòi trong việc chăm sóc sức khỏe. Để có chính sách ưu đãi nhằm b ảo v ệ và nâng cao sức khỏe cho phụ nữ nông thôn, nên tập trung vào: - Sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Khi thực hiện chức năng tái sinh sản, người phụ nữ nông thôn hiện nay phải đối diện với những gánh nặng về dân số - kế hoạch hóa gia đình do quan niệm của nam giới “khoán” việc đó cho nữ giới và nam giới thi ếu s ự tham gia, chia s ẻ trách nhiệm trong vấn đề này. Đồng thời, quan tâm đến chất l ượng dân s ố hi ện nay không th ể coi nhẹ những nội dung liên quan đến sức khỏe sinh sản, quy ền sinh s ản c ủa người ph ụ nữ nông thôn. - Cải thiện môi trường lao động và sinh hoạt ở nông thôn. Hiện nay, ô nhiễm môi trường sống ở nông thôn và môi trường sản xuất nông nghiệp đã và đang đến mức báo động. Do vậy, các chương trình phát triển kinh tế - xã h ội ở nông thôn, quá trình công nghi ệp hóa và đô thị hóa cần chú trọng đến việc giữ gìn, bảo v ệ môi tr ường nông nghi ệp, nông thôn. Nh ững “điển hình” công nghiệp hủy hoại môi trường như Vedan, Miwon là nh ững ví dụ v ề s ự tr ả giá quá đắt cho đời sống và môi trường của người dân nông thôn nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng./ (Theo Tạp chí Cộng sản ngày 20/10/2010) Sửa đổi, bổ sung chính sách đối với nữ công nhân, lao đ ộng theo h ướng bình đ ẳng giớiCập nhật ngày: 08/03/2012 Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-11-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ n ữ đã xác định Phát huy vai trò, tiềm năng to l ớn c ủa ph ụ n ữ trong s ự nghi ệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hi ện bình đ ẳng gi ới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã h ội là một trong nh ững nhi ệm v ụ và m ục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.
  7. Thực hiện mục tiêu nam nữ bình quyền, các Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Bảo hiểm xã hội… và nhiều chính sách của Nhà nước quy đ ịnh quy ền lợi, nghĩa vụ cho lao động nữ và nhiệm vụ của các c ấp, các ngành. Trong đó, nhi ều chính sách ưu tiên đối với nữ công nhân, lao động đã được ban hành và thực hiện tốt. Tuy nhiên, trên thực tế một số chính sách đối với nữ công nhân, lao động ch ưa trở thành hi ện thực. Ví dụ: có doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng ngắn hạn để không phải đóng b ảo hi ểm cho công nhân. Lao động nữ không chỉ bị thiệt thòi do doanh nghi ệp không đóng b ảo hi ểm, mà còn dễ bi sa thải khi mang thai; hoặc không được xét thưởng vì ngh ỉ thai s ản. Các doanh nghi ệp thường không hỗ trợ tài chính cho lao động nữ đi học bồi dưỡng nâng cao nghi ệp vụ, không đào tạo nghề dự phòng cho chị em theo quy định. Một số doanh nghiệp cho rằng nh ững quy định ưu tiên, ưu đãi đối với lao động nữ là gánh nặng tài chính của doanh nghiệp mình. Mặc dù Bộ luật Lao động hiện hành quy định “Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thu ế đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ”, Nghị định 23/CP ngày 18/4/1996 c ủa Chính phủ cũng khẳng định doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được các chính sách ưu đãi như xét giảm thuế; được giảm thuế lợi tức… nhưng trên thực tế, những chính sách này chưa đi vào cuộc sống do các quy định quá phiền hà, phức tạp về thủ tục hành chính, số ti ền giảm thuế không bù đắp được chi phí thực hiện các quy định ưu đãi nên chưa khuy ến khích được doanh nghiệp. Luật quy định không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ. Thế nhưng, trong th ực tế, nhi ều lao động n ữ khi v ừa mang thai, sắp đến ngày sinh hoặc hết thời gian nghỉ thai sản cùng lúc với việc hợp đồng h ết hạn, đã bị chủ doanh nghiệp cho nghỉ việc. Quy định doanh nghiệp phải bố trí cho nữ công nhân nghỉ 30 phút, có phòng thay đồ cho n ữ công nhân trong thời gian kinh nguyệt, có phụ cấp nuôi con nhỏ, dạy ngh ề dự phòng cho lao động nữ phòng khi thai sản hay thất nghiệp .. nhưng nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện. Nhiệm vụ của các công đoàn cơ sở là thương lượng, đưa những điều khoản ưu đãi lao động nữ, cao hơn quy định của luật, vào thỏa ước lao động t ập th ể, nh ưng n ội dung nhi ều th ỏa ước lao động tập thể không khác mấy so với những quy định t ại B ộ lu ật Lao đ ộng, nên nhi ều th ỏa ước lao động tập thể chỉ mang tính hình thức và thường không được tuân thủ nghiêm túc. Các văn bản pháp luật đều quy định rõ về th ời gian làm vi ệc, th ời gian ngh ỉ ng ơi dành cho người lao động, trong đó có những quy định riêng đối với lao đ ộng n ữ. Tuy nhiên, th ực t ế là s ố đông lao động nữ, nhất là tại các khu công nghiêp, phải làm việc trong điều kiện, môi trường không đảm bảo, nặng nhọc, nhiều người phải làm tăng ca 4-6 tiếng/ngày trong th ời gian dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian chăm lo hạnh phúc gia đình, nh ưng vì mi ếng c ơm, manh áo trước mắt, đành chấp nhận. Những ngành sử dụng nhiều LĐ nữ như dệt may, da giày, ch ế
  8. biến thủy hải sản do chênh lệch giới tính, thường xuyên tăng ca, nên nhi ều n ữ công nhân đã không tìm được hạnh phúc riêng tư. Luật Bình đẳng giới ra đời và có hiệu lực từ năm 2006. Vi ệc tri ển khai th ực hi ện các quy đ ịnh của Luật là trách nhiệm của toàn xã hội. Vì vậy, th ời gian t ới, câǹ tăng c ường công tać quan̉ ly ́ nhà nước về binh̀ đăng̉ giới; đam ̉ bao ̉ lông ̀ gheṕ giới trong hoacḥ đinḥ và thực hiêṇ chinh ́ sach, ́ kế ̣ và chương trinh hoach ̀ phat́ triên̉ kinh tế - xã hôi; ̣ phôí hợp chăṭ chẽ giữa cać bô,̣ nganh ̀ và địa phương; phat́ huy vai trò cuả cać tổ chức chính trị xã hội, nhât́ là Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hôị Phụ nữ trong viêc̣ thực hiêṇ Luật Binh ̀ đăng̉ giới. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động - xã hội là bình đẳng về quy ền, trách nhi ệm, c ơ h ội, đối xử và đánh giá đối với mỗi người không phân biệt giới tính của họ. Để đảm bảo nguyên tắc này, hệ thống chính sách đối với lao động nữ cần đ ược s ửa đ ổi theo h ướng l ồng ghép n ội dung bình đẳng giới. Mọi quy định của pháp luật nên tính đến sự khác biệt đối với lao đ ộng nam và lao động nữ. Cần xóa bỏ các quy định bất hợp lý, ch ồng chéo và gây c ản tr ở lao đ ộng nữ tiếp cận các cơ hội tìm kiếm việc làm; có các quy định nhằm bảo vệ chức năng sinh s ản cho cả lao động nam và lao động nữ trong quá trình lao động đ ể b ảo đ ảm có nh ững th ế h ệ tương lai khỏe mạnh. Giảm và tiến tới xóa các quy định ưu tiên mà không g ắn li ền v ới s ức khỏe, với chức năng sinh sản của lao động nữ vì các chính sách này nhi ều khi làm h ạn ch ế c ơ hội có việc làm cho nữ công nhân, lao động. Xây dựng các chính sách hỗ trợ, điều hòa trách nhiệm công việc gia đình và tham gia ho ạt đ ộng kinh tế tạo thu nhập, trao cho người cha cơ hội để chăm sóc gia đình và con cái, gi ảm b ớt gánh nặng công việc nhà cho phụ nữ, giảm bớt gánh nặng của lao động nữ (vừa phải làm việc để tăng thu nhập, vừa phải đảm nhận phần lớn các công việc gia đình). Quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên khi thực hiện các chính sách và tr ợ c ấp thai s ản, nuôi con nhỏ đối với lao động nữ; có chính sách, biện pháp ưu đãi c ụ th ể h ơn, phù h ợp h ơn đ ể khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ: kết hợp bi ện pháp h ỗ tr ợ v ề tài chính và chế độ khen thưởng, xử phạt rõ ràng trong quá trình thực hiện chính sách. Kết hợp giữa tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chính sách bình đẳng giới và lao động nữ tại doanh nghiệp, xử ph ạt nghiêm minh các hành vi vi ph ạm v ề bình đẳng giới theo đúng quy định của Luật Bình đẳng giới. Quá trình xây d ựng, sửa đổi, bổ sung chính sách cần bảo đảm nguyên tắc cơ bản về bình đẳng gi ới, l ồng ghép các n ội dung v ề giới vào quy trình thực hiện chế độ, chính sách ở các cơ quan, doanh nghiệp. Cần thành lập Quỹ hỗ trợ bình đẳng giới là quỹ phi lợi nhuận, triển khai các mục tiêu gi ảm khoảng cách giới trong các lĩnh vực, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ bù đắp một phần những chi phí phát sinh khi thực hiện các chính sách bảo vệ ch ức năng sinh s ản và nuôi con của người lao động, Quỹ này do đóng góp từ ngân sách Nhà n ước, đóng góp b ắt bu ộc
  9. của tất cả các doanh nghiệp, của người lao động, đóng góp tự nguyện của các t ổ ch ức trong và ngoài nước vì mục tiêu bình đẳng giới. Nhà nước cần có chính sách nâng cao tay nghề, nhận thức pháp luật cho lao động nữ. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Lao động về lao động nữ như: Quy định đảm bảo bình đẳng giới trong chính sách tuyển dụng lao động. Giám sát ch ặt ch ẽ, nâng cao m ức x ử phạt đối với các trường hợp vi phạm, phân biệt đối xử về giới tính trong tuy ển d ụng lao đ ộng. Bổ sung thêm các quy định bảo vệ sức khỏe sinh sản của cả lao động nam và nữ; Chính sách khuyến khích sử dụng nhiều lao động nữ; Chính sách đào t ạo ngh ề, gi ới h ạn đ ộ tu ổi tham gia đào tạo của phụ nữ ngang bằng với nam giới để đảm bảo quy ền bình đ ẳng trong tham gia h ọc tập, đào tạo và thăng tiến trong nghề nghiệp của phụ nữ và nam giới. Việc sửa đổi, bổ sung, hoạch định và th ực hiện các chính sách đ ối v ới n ữ công nhân, lao đ ộng có vai trò quan trọng của các cấp Công đoàn. Nhiệm vụ của công đoàn c ơ s ở là tích c ực tuyên truyền chính sách, pháp luật; tham gia tổ chức, thực hiện và kịp thời phát hiện nh ững bất c ập của các chính sách đối với công nhân, lao động, kiến nghị bổ sung, sửa đổi, nhất là những chính sách liên quan trực tiếp đến nữ công nhân, lao động. Lê Thanh Hà- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Vấn đề nữ quyền và giáo dục Trần Lê Bảo • • 1. Vai trò quan trọng của phụ nữ trong thời đại mới Toàn cầu hóa cùng với khoa học công nghệ đang làm thay đ ổi nhanh chóng di ện m ạo c ủa nhân loại. Cùng với phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh m ẽ trong th ế k ỉ XX, phong trào gi ải phóng phụ nữ cũng diễn ra ngày càng rộng lớn và có chiều sâu. Trong thực tế phong trào này đã được lịch sử ghi nhận. Qua những xung đột hoặc chiến tranh giải phóng dân tộc, khi nam giới ra tiền tuyến chiến đấu thì phụ nữ có vai trò to l ớn làm cho guồng máy của toàn xã hội ở hậu phương vận hành suôn sẻ. Tuy nhiên ở nhiều nơi trên th ế giới địa vị xã hội của người phụ nữ vẫn ít được thay đổi và ít được pháp lu ật kh ẳng đ ịnh. M ặc dù cuộc đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ là cuộc đấu tranh có tính xã h ội nh ưng để cho công
  10. bằng với phụ nữ, trước hết sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải là sự nghiệp do ph ụ nữ thực hiện, cho dù có không ít nam giới đã đóng góp quan trọng cho sự nghiệp này. Tuy nhiên từ khi có xã hội phân chia giai cấp cũng là bắt đầu s ự th ất th ế c ủa người ph ụ n ữ. Khát vọng giải phóng của phụ nữ có từ ngàn đời nay, nhưng diễn ra th ầm lặng và sự nghi ệp giải phóng phụ nữ cũng vì vậy mà còn diễn ra lâu dài. Mặc dù đây đó trên th ế gi ới ở nh ững nước văn minh, vài khu vực tiến bộ có những nhân vật nữ lên nắm quy ền, có nh ững nơi công nhận phụ nữ là một chủ thể xã hội thì phần lớn “thời gian s ống” ph ụ nữ vẫn là “đ ối tượng cần được giải phóng”, chưa nói gì tới việc họ được hưởng đầy đủ quyền tự do và bình đẳng thật sự. Tại những nước nghèo và những nước mới phát triển thì sự nghiệp giải phóng ph ụ n ữ còn khó khăn hơn vì nghèo đói và thiếu hiểu biết không ch ỉ kìm hãm toàn xã h ội mà đ ối v ới ph ụ n ữ đ ịa vị và thân phận của họ còn bị chìm đắm hơn trong tăm tối. Ngay c ả nh ững n ước phát tri ển dù có phong trào nữ quyền thì cũng không có gì đảm b ảo cho phong trào này th ắng l ợi khi có những người còn mang nặng tư tưởng thù địch với bình đẳng nam nữ, luôn tìm m ọi lí do đ ể cản trở e sợ phong trào này đi quá xa. Tệ hại hơn có những nơi do cuồng tín hoặc phong t ục lạc hậu còn giết cả các em gái từ trong bào thai hoặc khi đến trường để tìm tri thức… Vấn đề giải phóng phụ nữ trong mấy thập niên qua đã đạt được nh ững thành tựu không ai có thể phủ nhận được, song điều này cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng cháy bỏng của nửa dân số trên hành tinh này. Chính Chương trình phát triển của LHQ (UNDP) đã kh ẳng đ ịnh: “trong mọi sự bất bình đẳng về phát triển, thì bất bình đẳng giữa nam và nữ là m ột trong những điều đặc thù nhất và đã bộc lộ ở tất cả các nước, ngay cả những nước tiên tiến nhất và tự hào về những thành tích của mình trong lĩnh vực này, ng ười ph ụ n ữ không th ực s ự đ ược hưởng những cơ hội tương tự như nam giới trong bất cứ một dân tộc, một quốc gia nào” (tr97- 98). Điều này cho thấy việc đấu tranh chống bất bình đẳng giới không chỉ ph ụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế, mà là một vấn đề phức tạp trước h ết c ần d ựa vào nh ận th ức và ý chí chính tr ị của người dân mỗi nước, rằng điều này sẽ làm tăng vận hội phát tri ển c ủa mỗi quốc gia. Đ ấy là chưa nói tới một luận điểm ngợi ca vai trò cội nguồn sáng t ạo quan trọng của ng ười m ẹ người phụ nữ thường được dẫn ra: “không có người mẹ thì anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu?” 2. Thực trạng của bất bình đẳng giới, nghèo khổ và bạo lực Mặc dù nhân loại có đạt được những thành tựu khả quan về tiến b ộ ph ụ nữ, song nh ững thành tựu này còn cách xa khái niệm thật sự bình đẳng nam nữ về quyền s ống con người mà ngàn năm nay luôn là khát vọng của phụ nữ. a. Về giáo dục, trong 20 năm qua cho dù khoảng cách giữa nam và nữ có gi ảm đi m ột n ửa, song những bất bình đẳng vẫn tồn tại dai dẳng nh ư một thách th ức nhân lo ại trong 880 tri ệu ng ười
  11. mù chữ trên thế giới có gần 2/3 là phụ nữ; trong số 130 triệu trẻ em không được đến trường tiểu học có 60% là em gái. Phần lớn phụ nữ và em gái này s ống ở nông thôn. Trong ch ương trình giáo dục cũng như sách giáo khoa ở nhiều nước vẫn còn nh ững quan ni ệm thành ki ến v ới phụ nữ (chẳng hạn phụ nữ chỉ nên học một số ngành khoa học xã h ội, ít h ọc khoa h ọc t ự nhiên), không đề cập đến những thành tựu của phụ nữ hay nh ững vấn đ ề đ ặt ra hàng ngày đ ối với phụ nữ (chẳng hạn giải phóng các em, đặc biệt các em gái kh ỏi nh ững công vi ệc ki ếm sống, để tập trung vào học tập cũng quan trọng như các chiến lược giáo dục khác) Bước vào thế kỉ XXI, cộng đồng quốc tế trong đó UNESCO đã th ức nh ận v ấn đ ề giáo d ục có tầm quan trọng đặc biệt cho sự phát triển bền vững và UNESCO có c ả ch ương trình hành động; “Thập kỉ giáo dục vì sự phát triển bền vững” (2005-2014). Trong đó vi ệc ưu tiên cho giáo dục phụ nữ và phát triển giáo dục phụ nữ sẽ góp ph ần quy ết đ ịnh s ự phát tri ển. Đi ều này được minh chứng bởi các số liệu của Ngân hàng Thế giới về Kênya nâng trình đ ộ h ọc v ấn c ủa phụ nữ ngang với nam giới đã làm tăng sản lượng lương th ực t ừ 9% lên 22%. Nh ững n ước có thời kì được coi là “con rồng”, “con hổ” của Đông Á đều có t ỷ l ệ đ ầu t ư cho giáo d ục trong đó có giáo dục phụ nữ trên 20% GDP. b. Nhu cầu của nam và nữ giới về y tế cũng như về dinh dưỡng tưởng như bằng nhau nhưng thực chất phụ nữ vẫn được chăm sóc ít hơn, điều này càng đúng ở thế giới thứ ba. Theo số liệu của LHQ hàng năm có hàng triệu phụ nữ bị tàn tật sau những lần phá thai, có 10 v ạn ph ụ nữ chết vì phá thai, có 60 vạn phụ nữ tử vong do biến chứng của việc mang thai hoặc sinh đ ẻ… Chưa kể phụ nữ dễ mắc bệnh lây nhiễm nhiều hơn nam giới tới một lần rưỡi. c. Nghèo khổ là một trong những vấn đề tác động mạnh mẽ đến phụ nữ. Thậm chí người ta còn cho rằng “nghèo khổ mang gương mặt phụ nữ - thầm lặng”. 70% trong số 1,3 t ỷ ng ười nghèo trên thế giới là phụ nữ. Nghèo khổ thường đi đôi với phân bi ệt đ ối x ử và cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng triệu cái chết cho phụ nữ và em gái trên hành tinh này. Nguyên nhân d ẫn đến sự nghèo khổ của phụ nữ cũng thật đa dạng và phức tạp, từ địa vị xã hội, phong tục tập quán, phương thức sống cho đến các thể chế chính sách, các thị trường… Ngay cả những nước phát triển, cơ hội bình đẳng về giáo dục nam n ữ là nh ư nhau, song s ự đe dọa về nghèo với phụ nữ vẫn nhiều hơn bởi lẽ ph ụ nữ thường ch ịu trách nhi ệm v ề gánh n ặng gia đình và luôn bị phân biệt đối xử trong thị trường lao động. Ngay cả quy ền bình đẳng c ủa phụ nữ ở những nước này cũng chưa được xã hội công nhận, cho dù trình đ ộ h ọc v ấn c ủa h ọ có ngang nam giới song lương cũng không cao hơn nam giới và quyền lãnh đạo cũng ít có c ơ hội hơn nam giới. Mặc đây đó có những phụ nữ nắm quyền điều hành đ ất n ước ở nh ững v ị trí nhất định, thì con số này có thể tính trên đầu ngón tay. d. Vấn đề bạo lực với phụ nữ
  12. Mặc dù quyền con người vốn được hiểu là bình đẳng cho cả nam và n ữ, nh ưng th ực ch ất nhiều nơi vẫn chưa chấp nhận quyền này. Chính điều này đã dẫn sự coi thường địa vị xã hội của phụ nữ, cao hơn là nạn bạo lực, đàn áp về thể chất và tinh th ần đối với ph ụ n ữ di ễn ra khắp nơi và suốt cuộc đời người phụ nữ. Ngay từ lúc còn là bào thai người ta đã có t ư t ưởng trọng nam khinh nữ, sẵn sàng loại bỏ thai nhi nữ, cho tới khi ra đời các bé gái đã ch ứng ki ến bạo lực gia đình luôn diễn ra từ xưa. Ngay cả những nước văn minh vấn đề bạo lực đối với phụ nữ cũng vẫn tồn tại: Mỹ và Đức hàng năm có 4 triệu phụ nữ bị bạo hành, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc có từ 20% đến 60% phụ nữ bị chồng đối xử thô bạo… Chính nh ững b ạo hành đối với phụ nữ trên đã gây ra nhiều cái chết đau thương (phần lớn là t ự tử) cho ph ụ n ữ. Đ ấy là chưa kể tới hàng năm có tới 100 triệu thiếu nữ bị cưỡng bức hoặc lạm dụng tình d ục. Rõ ràng bạo lực đối với phụ nữ là hành vi không thể chấp nhận được. Nó vi ph ạm các quy ền cơ bản của con người và tự do cơ bản của phụ nữ, ngăn cản họ không cho th ực hi ện quy ền t ự do đó. Điều này cho thấy chỉ có pháp luật là chưa đủ để thay đổi b ức tranh đen t ối c ủa b ạo l ực. Quan trọng hơn là thay đổi về nhận thức và xây dựng một môi trường văn hóa nhân văn đ ể đi ều hòa xung đột hai giới dẫn đến sự tôn trọng và đối thoại chân chính với nhau thông qua giáo dục. 3. Những thành tựu trong đấu tranh bình đẳng giới Trong hai thập niên trở lại đây, bình đẳng giới đã đạt được những thành tựu trên quy mô toàn cầu về những mặt cụ thể như: giáo dục, sức khỏe sinh sản và quyền lực của phụ nữ… a. Về giáo dục, từ năm 1970-1990 tỷ lệ trẻ em gái và phụ nữ so với em trai và nam gi ới đ ều có sự tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ xóa mù chữ tăng từ 54% lên 74%. B ậc giáo d ục ti ểu h ọc t ỷ l ệ n ữ sinh tăng 1,7% so với nam 1,2%; bậc đại học tỷ lệ nữ sinh viên so với nam còn đáng khích l ệ h ơn tăng từ 50% lên 70%. Chính trong điều kiện này, cộng đ ồng quốc t ế đã th ức nh ận coi giáo d ục là lĩnh vực đầu tư tốt nhất, trong đó đặc biệt là giáo dục phụ nữ. b. Về y tế, tuổi thọ của phụ nữ tăng 20% so với nam giới. Tỷ lệ sinh đ ẻ gi ảm t ừ 4,7con/1 m ẹ (từ 1970-1975) xuống 3 con (từ 1990-1995). Điều này không chỉ góp phần tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ tử vong khi sinh đẻ hoặc mang thai cho phụ nữ mà còn tăng cường tự do và sự lựa chọn cho phụ nữ trong việc tham gia công tác xã hội và phát triển kinh tế. c. Về mặt sinh đẻ, những Hội nghị của LHQ về Dân số và Phát triển (Cairo 1994) và Ph ụ nữ (Bắc Kinh 1995) đều đã khẳng định “công nhận quyền cơ bản của các cặp vợ ch ồng và mọi người được tự do quyết định một cách có trách nhiệm số con của mình và khoảng cách giữa các lần sinh đẻ và được thông báo các biện pháp để thực hiện đi ều đó…” (Ch ương trình hành động Bắc Kinh, Điều 95). Rõ ràng sự công nh ận này là quan tr ọng. Đi ều này cho th ấy t ự do và trách nhiệm luôn gắn bó mật thiết. Thêm nữa trách nhiệm ở đây vừa do cá nhân và tập thể cùng cam kết thực hiện. Tập thể xã hội và gia đình phải huy động mọi nguồn lực để thúc đ ẩy s ự tiến bộ của phụ nữ, trẻ em trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội.
  13. d. Về mặt quyền lực, mặc dù được mở ra đối với phụ nữ song còn chậm. Việc phụ nữ tham gia chính quyền không còn là điều hiếm ở một số nước trên th ế giới. Số l ượng n ữ b ộ trưởng tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Số lượng nghị sĩ nữ cũng tăng lên đáng kể (Thụy Điển, Na Uy là 40%,) chưa kể Tổng thống nữ. Nhiều nhà khoa học cũng đã có lí, dự báo th ế kỉ XXI là th ế kỉ của phụ nữ khi càng có nhiều phong trào do phụ nữ lãnh đạo có hiệu quả. 4. Bất bình đẳng giới thông qua so sánh Giới nhằm nói đến vai trò cũng như quyền lực khác nhau trong xã h ội của nam gi ới và n ữ gi ới. Quan hệ giới có ảnh hưởng đến hình thái tổ chức cộng đồng, gia đình và thể ch ế xã h ội; nó cũng ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định và việc sử dụng tài nguyên môi trường. Chính vì vậy, để hiểu được yếu tố giới tác động đến môi trường như thế nào, chúng ta c ần tìm hi ểu vai trò trách nhiệm của nam giới và nữ giới với cách tiếp cận và ki ểm soát tài nguyên, nh ững hi ểu biết của họ và quyền quyết định sử dụng tài nguyên… a.Từ góc độ môi trườngsuy thoái đối với giới. Nam giới hay nữ giới không chỉ khác nhau về cách họ sử dụng và quản lý tài nguyên và môi trường mà họ còn bị ảnh hưởng của suy thoái tài nguyên thiên nhiên dưới nhi ều hình th ức khác nhau. Suy thoái rừng, thiếu nước, ô nhiễm sông ngòi, ngu ồn nước, suy thoái đ ất, vi ệc ti ếp xúc với các hóa chất nông nghiệp và công nghiệp, các ch ất ô nhi ễm h ữu c ơ… ảnh h ưởng đ ến ph ụ nữ và nam giới theo các hình thức, cũng như mức độ không hề giống nhau. Điều này là do ba nguyên nhân: kinh tế, sinh h ọc và gi ới tính. Đ ể phát tri ển kinh t ế, ch ống l ại đói nghèo, để có một nền kinh tế thị trường với lợi nhuận khổng lồ, người ta bất ch ấp cả sự an toàn của môi trường. Các tác động của sự suy thoái môi trường thường bị đẩy xuống dưới mục tiêu kinh tế. b. Từ bất bình đẳng xã hội, thậm chí chạy theo mối l ợi c ủa m ột t ập đoàn, m ột nhà máy ng ười ta còn dùng mọi thủ đoạn phá hoại làm ô nhi ễm môi tr ường, đ ẩy nh ững ng ười nghèo trong đó có nhiều phụ nữ không có đủ điều kiện để tự bảo vệ mình, b ảo v ệ quy ền s ống c ủa mình trước sự xuống cấp của môi trường. Đặc biệt là phụ nữ khắp nơi trên thế giới thường bị rơi vào những hoàn cảnh trên, họ ở những nấc thang dưới đáy của kinh tế xã hội. c. Từ góc độ sinh lí có những khác biệt về sinh học giữa nam và n ữ, bao g ồm các s ự khác bi ệt quan trọng trong cấu trúc hormon, khiến cho nam và nữ có sự nhạy cảm khác nhau đối với hiện tượng phơi nhiễm chất độc và các chất ô nhiễm khác có từ môi trường. Chẳng hạn căn b ệnh ung thư vú trong nữ giới ở trên thế giới ngày càng tăng cao là do sự phơi nhiễm các chất th ải công nghiệp, nhất là các chất clo hữu cơ tổng hợp, có mặt khắp nơi trong các nước công nghiệp hóa. d. Từ góc độ dinh dưỡng, suy thoái môi trường còn gây nên s ự suy gi ảm v ề ch ế đ ộ dinh d ưỡng trong gia đình. Ở những nơi thiếu củi đun, thiếu nước ăn, hoặc những nơi đất bị suy thoái do
  14. trồng trọt chăn nuôi quá mức, hay bị xói lở, sa mạc hóa, thì cả nam giới và n ữ gi ới đ ều ph ải thay đổi thói quen ăn uống trong gia đình. Việc thiếu củi đun buộc các gia đình ph ải chuy ển sang ăn các loại thức ăn kém dinh dưỡng, có thể ăn sống hoặc nấu tái; thức ăn n ấu tái d ễ b ị ngộ độc, hay ăn các thức ăn thừa trong điều kiện không có gì bảo quản dễ bị ôi thiu. Mặc dù những thay đổi về dinh dưỡng ảnh hưởng đến cả gia đình nhưng ở mức độ nào đó, theo c ả phong tục, phụ nữ và các em gái thường được ăn ít nhất và ăn sau cùng thì h ọ l ại là ng ười ph ải chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Đấy là chưa nói tới ph ụ nữ và trẻ em còn có nguy c ơ ti ếp xúc cao với các chất ô nhiễm trong ngôi nhà của mình, trong khi nam giới đi làm ở bên ngoài. Nh ững chất ô nhiễm trong nhà thường là bồ hóng được tạo nên do lâu ngày dùng c ủi đun n ấu hoặc sưởi ấm, do đốt than rơm rạ… Việc tiếp xúc ở mức độ cao và lâu dài với khói trong khi làm việc nhà cũng liên quan trực tiếp đến sức khỏe cũng như thai sản của ph ụ nữ như sinh ra trẻ thiếu tháng, nhẹ cân hoặc tử vong sau khi sinh… e. Từ góc độ sinh sản, suy thoái môi trường còn làm tăng nguy cơ đối với vấn đề sinh sản. Nam giới khi tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu, trong chiến tranh m ột số ng ười b ị nhi ễm ch ất đ ộc da cam họ có thể bị ung thư tinh hoàn không sinh được con, hoặc có sinh được con thì cũng bị dị tật; còn phụ nữ tiếp xúc nhiều với các chất độc hại trong sản xu ất nông nghi ệp nh ư thu ốc tr ừ sâu họ cũng có nguy cơ đẻ non, con chết yểu hoặc mắc bệnh nan y. g.Xét về vai trò và trách nhiệm đối với gia đình của giới Nhìn chung ở các nước trên thế giới, do sự phân công lao động lâu nay, nam giới thường giữ vai trò lớn hơn phụ nữ trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ các m ục đính s ản xuất hay thương mại như chặt đốn cây rừng, chăn thả gia súc, đào than, lấy các sản ph ẩm từ rừng. Mặt khác cả phụ nữ và nam giới đều tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh tế như cày cấy, thu hái… bên cạnh đó người phụ nữ còn phải làm nhiều công việc khác theo ch ức năng gi ới. Trong đó trách nhiệm hàng đầu của họ là lo cho nhu c ầu sinh ho ạt hàng ngày c ủa m ột gia đình như tìm kiếm chuẩn bị thức ăn, lấy nước, chăm sóc con cái và chăm lo sức kh ỏe cho c ả gia đình. Chỉ riêng điều này cũng có thể thấy trách nhiệm của nam gi ới đ ối v ới công vi ệc gia đình là còn hạn chế. Từ đó có thể thấy, do ph ải gánh thêm ph ần trách nhi ệm đ ối v ới công vi ệc gia đình mà người phụ nữ thường có nguy cơ bị phơi nhiễm sớm h ơn và lâu h ơn nam gi ới, đ ối v ới các chất ô nhiễm sinh ra từ nước, các chất ô nhiễm trong quá trình làm th ức ăn, các ch ất ô nhiễm trong sinh hoạt gia đình, bao gồm cả ô nhiễm không khí trong nhà. Như vậy nếu xét về tiêu chí thời gian sử dụng trong ngày thì nữ giới phải làm c ả công vi ệc trong gia đình và ngoài gia đình còn nam giới chủ yếu là làm công vi ệc ngoài gia đình. Đi ều này rất điển hình ở các nước nghèo và đang phát triển. Nam giới thường ph ải lên các thành ph ố tìm việc làm để kiếm tiền nuôi gia đình, để lại một gánh nặng gia đình cho ng ười ph ụ n ữ ở nông
  15. thôn phải gánh vác. Việc những người nam giới lên thành ph ố kiếm s ống không ch ỉ ảnh h ưởng đến vai trò giới mà còn ảnh hưởng đến cả môi trường. Chẳng h ạn ở Ghana vì thi ếu s ức lao động của đàn ông để đốn cây bụi, làm cỏ… đã làm cho chu trình quay vòng cây trồng bị kéo dài, vì vậy mà thời gian tái phục hồi độ màu mỡ của đất bị ít đi, tất nhiên sẽ ảnh h ưởng đ ến s ản lượng cây trồng và đất nhanh thoái hóa bạc mầu. h.Về kiến thức cuộc sống Nhìn chung nhất, cả nam giới và nữ giới đều có những kiến thức nh ất đ ịnh v ề b ảo v ệ và qu ản lý môi trường, tài nguyên, nhưng họ có thể biết nhiều hay ít v ề các gi ống loài cây, con trong t ự nhiên và cách thức ứng xử với môi trường khác nhau là tùy thuộc vào các điều ki ện s ống của họ. Tuy nhiên kiến thức môi trường nhìn từ góc độ giới lại rất khác nhau và phức tạp tùy thuộc vào dân tộc, độ tuổi, vị thế xã hội. Một ông trưởng bản thuộc nhóm b ản đ ịa, có nh ững kinh nghiệm và cách sử dụng tài nguyên rừng khác với một thanh niên sống ngoài c ộng đ ồng ấy. Với phụ nữ cũng vậy, nhu cầu vào rừng để hái lượm tìm thức ăn và củi đốt nhiều hơn chặt phá cây rừng để làm nhà đốt nương. Nắm được sự quan tâm khác nhau về kiến thức môi trường giữa nam giới và nữ giới trong điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, sẽ giúp các nhà qu ản lý môi trường xác định các hoạt động can thiệp vào môi trường sao cho hợp lý và bền vững. i.Vấn đề quyền lợi tiếp cận và kiểm soát tài nguyên Quyền sở hữu và kiểm soát tài nguyên của cả nam giới và nữ gi ới đ ều l ệ thu ộc vào đi ều ki ện kinh tế, xã hội, thể chế và pháp luật. 70% người nghèo trên hành tinh này s ống ph ụ thu ộc vào đất, nước và rừng. Họ khai thác tài nguyên thiên nhiên để làm củi đun tạo ra năng lượng, gỗ để làm nhà ở, cùng các loài động thực vật khác nhau đ ể làm th ức ăn. M ặc dù s ống ph ụ thu ộc vào môi trường thiên nhiên rất lớn, song hầu hết những người nghèo đ ều thi ếu quy ền ti ếp c ận và không có quyền kiểm soát các tài nguyên này. Vị thế xã hội của người phụ nữ, đặc biệt trong những nước nghèo và đang phát triển đã hạn chế quyền lợi của những người nghèo đối với việc tiếp cận độc lập và kiểm soát tài nguyên đất. Nhiều nước trên thế giới còn bảo lưu những luật tục hạn chế vị thế xã hội và quy ền l ợi của người phụ nữ. Thường quyền lợi của người phụ nữ đối với đất đai th ời phong ki ến trước kia ở các nước phương Đông, đều không được quan tâm, th ậm chí m ất đi khi ng ười ph ụ n ữ ly dị hoặc góa bụa. Ngay cả những nước có pháp luật đảm bảo quy ền l ợi bình đ ẳng c ủa c ả nam và nữ về đất đai như nhau, thì phụ nữ vẫn có thể không nhận thức ra quyền lợi của họ hoặc do phong tục tập quán họ có thể bỏ qua quyền sở hữu thực tế được pháp luật thừa nhận này. Chế độ sở hữu đất đai lâu đời chỉ quan tâm đến nam giới mà không quan tâm đến nữ giới đã cổ vũ cho chế độ gia trưởng ra đời đặc biệt ở các nước phương Đông đã ăn vào ti ềm th ức con người. Chính chế độ sở hữu đất đai này đã ảnh hưởng đến các hình thái s ử d ụng tài nguyên thiên nhiên khác nhau theo các nhóm. Người ta thường th ấy ph ụ n ữ, ng ười nghèo và các nhóm
  16. bị cách ly khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội thường có xu hướng đầu t ư th ời gian, ti ền c ủa và cả việc áp dụng những phương thức canh tác giúp cho bền vững môi trường ngay trên mảnh đất mà họ không có quyền sở hữu (chẳng hạn nông dân Hưng Yên không đủ đất canh tác đi thuê đất bãi ở Thanh Trì Hà Nội để trồng rau và cây thuốc) k.Sự tham gia của cộng đồng vào việc ra quyết định Việc tham gia của cộng đồng vào quản lý môi trường ngày càng đ ược xem nh ư là m ột thành t ố quan trọng của các chính sách môi trường của các quốc gia cũng nh ư trên toàn hành tinh. Th ực tế là việc tham gia của phụ nữ vào việc lập kế hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường, th ực hiện các chính sách về môi trường vẫn còn rất thấp ở mọi cấp, từ địa ph ương đ ến các c ấp cao hơn – nơi quyết định các chính sách về môi trường quốc gia và quốc tế. Sự tham gia hạn chế của giới nữ đối với việc ra quy ết định về các chính sách môi tr ường cũng có nghĩa là nhu cầu, kiến thức, và viễn cảnh về quyền l ợi c ủa ng ười ph ụ n ữ đ ối v ới môi trường bị coi nhẹ và các giải pháp họ đưa ra thường bị lờ đi. Nhưng người phụ nữ vẫn ph ải sống, phải lo cho sự sống của gia đình, nên h ọ vẫn ph ải d ựa vào thiên nhiên, tác đ ộng vào môi trường. Vì vậy những hoạt động, hành vi bảo đảm sự tồn tại của họ và gia đình dễ trở thành bất hợp pháp, trong khi các chính sách lại không làm thay đổi hành vi của họ được. 5. Giáo dục như là một phương tiện hữu hiệu trong vi ệc giáo d ục bình đ ẳng gi ới và gi ải phóng phụ nữ Giải phóng phụ nữ là một sự nghiệp lớn lao và lâu dài của toàn xã hội. Vì vậy nó là k ết qu ả tổng thể của nhiều yếu tố mới có thể thành công được. Trong thời đại ngày nay nhân lo ại không thể bỏ qua 50% tiềm lực sáng tạo của mình. Vì vậy cần giúp cho ph ụ nữ nh ững ph ương tiện hành động không chỉ về kinh tế mà ở các lĩnh vực khác của đời sống trí tu ệ và khoa h ọc, nơi mà lâu nay tài năng và tầm nhìn của h ọ luôn b ị che khu ất ho ặc không đ ược công nh ận. Đ ể đảm bảo thành công cho chiến lược phát triển, trước h ết cần đầu tư vào giáo d ục và y t ế cho phụ nữ, đồng thời đảm bảo sự tham gia của họ về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. a. Phổ cập giáo dục và giáo dục suốt đời là một mục tiêu quan trọng của UNESCO đ ối v ới mọi người và đặc biệt đối với phụ nữ Phổ cập giáo dục trên thực tế là làm cho các em gái bình đẳng với các em trai ở đ ộ tu ổi t ới trường và giúp cho phụ nữ có những kiến thức khoa học tiến bộ nh ờ tiếp cận v ới giáo d ục thường xuyên hoặc từ xa. Mặt khác phải mở rộng giáo dục phụ nữ cho tất cả ph ụ nữ trong suốt cuộc đời. Bởi lẽ nhiều phụ nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau đã bị loại khỏi nền giáo dục đáng ra họ cần được thụ hưởng trong giai đoạn còn lại của cuộc đời. Đ ặc bi ệt nh ững ti ến bộ của khoa học giáo dục người lớn hết sức cần thiết cho s ự nghi ệp gi ải phóng ph ụ n ữ. Đi ều này không chỉ tạo ra sự cải thiện điều kiện sống, nâng cao chất lượng sống cho phụ nữ mà còn
  17. có những hiệu quả thiết thực về nhận thức và hiệu quả thu nhập cho bản thân phụ nữ và c ả gia đình họ, thậm chí cả một cộng đồng. Bên cạnh đó giáo dục cho người lớn còn góp ph ần khôi phục phẩm giá của người phụ nữ. Chính vì vậy cần việc đảm bảo giáo dục suốt đời có tác dụng quan trọng trong quá trình bình đẳng giới. Giáo dục đã đem lại hiểu biết và kiến thức về xã hội và tự nhiên giúp người ph ụ nữ có thể tự chủ về kinh tế, lựa chọn tự do cách th ức sống, ý thức được tự do và trách nhi ệm trong việc sinh sản cũng như lựa chọn cho tương lai, trực tiếp để họ sống tốt hơn và ứng x ử tốt hơn với nhau đặc biệt là giữa hai giới vốn đã bất bình đẳng. b. Về nội dung giáo dục Trước khi có được những nội dung giáo dục thích h ợp cho ph ụ n ữ, cũng c ần nh ắc t ới b ốn c ột trụ của giáo dục đó là: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để cùng chung sống. Chỉ cần vận dụng tốt bốn trụ cột này, cho mọi nội dung giáo dục trong cả quá trình giáo dục đều có thể đạt chất lượng khả quan, tất nhiên cũng tốt cho công tác giáo dục phụ nữ nh ằm nâng cao địa vị và cơ hội phát triển của họ. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ trong đó có các em gái được ti ếp c ận nh ững ki ến th ức cơ bản, đặc biệt là giáo dục công dân và giáo dục khoa học kĩ thuật để họ có th ể ngang hàng với nam giới trong vấn đề hiện đại hóa và việc thể hiện khả năng và trách nhiệm. Giáo dục công dân cần thiết đối với mọi người dân, đặc biệt càng cần thiết đ ối v ới ph ụ nữ vốn lâu nay bị vị thế xã hội thấp mà nhiều quyền lợi cũng chưa được pháp luật công nh ận. Điều này không chỉ đem lại những hiểu biết về quyền con người đối với người ph ụ nữ đ ể h ọ thay đổi từ tư duy đến nhận thức và lựa ch ọn quy ết định hành đ ộng trong quá trình ứng x ử v ới xã hội và tự nhiên. Từ những hiểu biết về quyền con người, người ph ụ nữ chẳng những tin tưởng ở tiềm năng của mình, tiến tới đòi hỏi những quyền sống chính đáng cho mình và cho mọi người, đấu tranh với hủ tục, những áp bức bất công đối với ph ụ n ữ nh ằm c ải thi ện đi ều kiện sống và sự công bằng đối với phụ nữ. Một nội dung giáo dục đối với phụ nữ có hiệu quả là “giáo dục và tìm hi ểu v ề pháp lu ật” đ ể phụ nữ có ý thức về quyền thực sự của mình và những điều luật bảo vệ họ. Điều này không chỉ tăng thêm niềm tin đối với cuộc sống mà trực ti ếp phát huy s ức m ạnh c ủa ph ụ n ữ trong xã hội. Một nội dung giáo dục quan trọng nữa nhằm thay thế thói bạo lực đối với ph ụ n ữ bằng văn hóa hòa bình. Thực tế trong cuộc sống ngàn năm nay của nhân loại, ph ụ nữ thường cố gắng bảo tồn những gì còn lại của cấu trúc xã hội và gia đình mình, còn nam giới thích b ạo l ực và giết chóc. Vì vậy UNESCO thông qua các chương trình giáo d ục nh ằm tăng c ường vai trò v ị trí người phụ nữ bằng cách giáo dục những giá trị văn hóa đề cao lòng bao dung, đoàn k ết và tình
  18. thương đối với mọi người trong cộng đồng; đem lại sự bình đẳng cho phụ nữ, ch ống l ại m ọi bạo hành và lạm dụng của nam giới đối với phụ nữ và các em gái. Một yếu tố rất quan trọng đối với nội dung giáo dục và quá trình giáo d ục là vai trò to l ớn c ủa phụ nữ trong công tác giáo dục. Có thể nói phụ nữ là nhà giáo dục đầu tiên và nhi ều ph ụ nữ tham gia và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục qu ốc dân. Vì v ậy h ọ c ần đ ược tham gia trực tiếp vào mọi sự cải tổ của hệ thống giáo dục cũng nh ư ch ương trình và n ội dung giáo dục, để có thể phát huy cao độ nguồn nhân lực to lớn và lâu dài của một quốc gia. c. Về chính sách xã hội như một hệ quả của giáo dục Để có được bình đẳng giới, tạo điều kiện để nâng cao vị th ế và cơ h ội c ủa ph ụ n ữ không ch ỉ là những hình thức giáo dục và nội dung giáo dục trực tiếp mà điều này cần th ấm sâu vào nhận thức của mọi người thông qua giáo dục và được thể chế hóa thành các ch ế độ chính sách xã hội. Theo UNESCO thành công trong lĩnh vực giáo dục của một s ố n ước chính là s ự đi ều ch ỉnh ngân sách nhà nước ưu tiên cho giáo dục. Điều này không chỉ làm tăng tổng sản ph ẩm quốc dân mà còn làm giảm mức độ gia tăng dân số, nâng cao trình độ dân trí. Một thực tế là phụ nữ luôn phải đương đầu với mọi thách thức của xã hội, nếu không có sự can thiệp của chính quyền chắc chắn sự tiến bộ của phụ nữ khó có th ể th ực hi ện đ ược. Ngoài những quan niệm lạc hậu, kì thị phụ nữ vốn có từ ngàn đời là những cơ chế của thị trường, sức ép trong lĩnh vực tư nhân và bất cập trong lĩnh v ực công, ch ưa k ể đói nghèo b ệnh t ật luôn đeo đẳng… đã là cái “vòng kim cô” làm cho phụ nữ khó v ượt qua đ ược n ếu nh ư không có c ải cách cơ cấu cùng những biện pháp hỗ trợ tích cực của chính quyền nhằm đảm bảo cho sự bình đẳng về giới. Làm cho phụ nữ có thể tiếp cận bình đẳng về y tế và dinh dưỡng, về các dịch vụ s ức khỏe sinh sản, về giáo dục và đào tạo nghề; tiếp cận bình đẳng về ch ế độ tài chính ti ến t ới bình đẳng về kinh tế. Đảm bảo phụ nữ được bình đẳng về quyền công dân và dân sự, cụ th ể là quy ền s ở h ữu và thừa kế tài sản. Tăng cường khuyến khích phụ nữ cũng như nam giới trong khả năng tự do lựa chọn v ề lao động, đặc biệt cần có chương trình ưu tiên thực hiện phổ cập giáo dục suốt đời cho ph ụ nữ, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho phụ nữ nhất là thời kì thai s ản. Bên c ạnh đó là t ạo đi ều ki ện cho vay tín dụng để phát triển kinh tế đó là những chính sách có tính t ổng h ợp có th ể tăng cường quyền lợi và cơ hội đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Tóm lại, để kết thúc bài viết chúng tôi xin trích ý kiến của Giắc Lang (Jack Lang) cựu Bộ  trưởng Văn hóa và Giáo dục Quốc gia Pháp, một trong những cố vấn của Tổng Thư ký 
  19. Liên Hiệp Quốc trong việc chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao Bắc Kinh, đã nhấn mạnh: “đã  đến lúc cần phải trao cho phụ nữ của hành tinh này vị trí xứng đáng của họ. Cần phải  chấp nhận điều hiển nhiên: thông qua việc giải phóng bản thân, phụ nữ sẽ giải phóng thế  giới. Phụ nữ không phải là một câu hỏi, có lẽ trước hết phụ nữ chính là câu trả lời; câu trả  lời cho các vấn đề chậm phát triển và tăng dân số, câu trả lời cho các vấn đề duy trì hòa  bình, câu trả lời cho vấn đề quyền lực và dân chủ.” Ghi chú: những con số được trích dẫn trong bài viết dựa theo nguồn của UNECSO Việt Nam năm 1999 trong tài liệu Một thế giới mới của Phêđêricô Mayo. PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ XÃ/PHƯỜNG TẠI TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY TS. ĐẶNG ÁNH TUYẾT*
  20. Đề tài “Phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý cấp xã/phường ở Hà Tĩnh hiện nay: Thực trạng và giải pháp” được thực hiện tại huyện Hương Sơn và TP Hà Tĩnh. Có 372 ng ười tham gia kh ảo sát (nam: 51,2% và nữ: 48,8%) trong độ tuổi 18-65. 30,9% cán bộ có trình độ trung học phổ thông, 42,2% có trình độ trung cấp/cao đẳng, và 22,8% có trình độ đại h ọc/trên đại h ọc. Gần một nửa cán bộ (49,2%) có trình độ lý luận chính trị trung c ấp, 28,1% s ơ c ấp và 2,5% cao c ấp. Có 10,4% thuộc khối Đảng, 47% thuộc khối chính quyền, 40,9% thuộc kh ối đoàn th ể 1,6% thuộc các tổ chức khác. 11,9% giữ chức vụ bí thư/phó bí thư Đảng ủy, hoặc chủ tịch/phó chủ tích HĐND, 11,6% chủ tịch/PCT UBND, 4,2% Chủ tịch/PCT MTTQ, 17,6% ch ủ t ịch/PCT Hội Phụ nữ, 15,8% chủ tịch/PCT đoàn thể khác, 29,3% chuyên viên và 9,6% khác. Nghiên cứu mô tả và tìm hiểu những động thái của sự thay đổi vị th ế quy ền lực giới cấp xã/ph ường tại tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. 1. Thực trạng và xu hướng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý cấp xã/phường Nam giới chiếm một tỷ trọng lớn (69,3%) trong hệ thống chính trị cấp xã/ph ường tại Hà Tĩnh. Tỷ lệ nữ cán bộ nắm giữ các chức vụ quan trọng còn quá ít (Bí thư/Phó bí th ư Đ ảng ủy hoặc chủ tịch/phó chủ tịch HĐND chiếm 6,3% so với 18,1% của nam, 2,3% giữ ch ức vụ chủ tịch/phó chủ tịch UBND so với 21,9% của nam; trong khi đó, t ỷ l ệ nam và n ữ gi ữa các ch ức v ụ chủ tịch/phó chủ tịch các đoàn thể chênh lệch không nhiều (10,9% của nữ so với 21,3% c ủa nam). Tuy nhiên 74,6% đối tượng cho rằng tỷ lệ phụ nữ trong chính trường sẽ tăng. Từ hiện trạng này có thể thấy, Hà Tĩnh đang thiếu h ụt đội ngũ cán b ộ nữ đ ể quy ho ạch, đ ề b ạt vào h ệ thống chính trị cơ sở. Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề vai trò c ủa ph ụ n ữ trong lãnh đ ạo, qu ản lý cấp xã/phường có tới 92,9% những người được hỏi đánh giá là rất quan trọng và quan trọng. Vai trò này được thể hiện qua các lĩnh vực: - Đảm bảo bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý Có 88,2% người trả lời “phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý sẽ đảm bảo bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý”, trong đó, nam đồng ý chiếm 47,7% so với 52,6% n ữ được h ỏi bày t ỏ ý ki ến đồng tình. - Trong công tác lãnh đạo, quản lý: Vai trò của người phụ nữ trong quá trình ra quyết định và thực thi các chính sách có hiệu quả được đánh giá th ấp. C ụ th ể, có 34,3% ng ười tr ả l ời cho rằng quá trình ra các quyết định lãnh đạo minh bạch và thu hút s ự tham gia ở các bên liên quan; 22,8% đồng ý với có sự tham gia của phụ nữ thì quá trình thực thi chính sách hi ệu qu ả h ơn. Trong đó, lần lượt, nam đồng ý 40,6% so với 59,4% của nữ, 34,1% của nam so v ới 65,9% c ủa nữ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2