intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

309
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Về tiết kiệm năng lượng, hội thảo này đã khẳng định rằng trong thực tế có rất nhiều giải pháp kỹ thuật để giảm tiêu thụ năng lượng, dù đó là ở Việt Nam hay trên thế giới. Tuy nhiên, những người quyết định vẫn chưa quan tâm đầy đủ tới hiện trạng này và các cơ hội tạo ra từ đây để làm cho các hệ thống năng lượng phù hợp với những thách thức kinh tế, năng lượng và môi trường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam

  1. Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam 1 © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
  2. Lời nói đầu 3 Cuốn sách này tập hợp các tài liệu của Hội thảo quốc tế về chính sách hiệu quả năng lượng tổ chức vào ngày 09 và 10 tháng 04 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), trong khuôn khổ Tuần lễ Pháp tại Việt Nam. Hội thảo do Bộ Công thương Việt Nam (MOIT), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Cơ quan Môi trường và Quản lý Năng lượng (ADEME) cùng phối hợp tổ chức. Các tài liệu do Élisabeth Bourguinat soạn thảo. Nội dung cuộc hội thảo do một Ban khoa học chuẩn bị bao gồm : Nguyễn Đình Hiệp (MOIT), Brahms Mohanty (ADEME), Laurence Breton-Moyet et Christian de Gromard (AFD Paris), Alain Henry và Sophie Salomon (AFD Hanoi) cùng với sự hỗ trợ của ENERTEAM (Nguyễn Trần Thế, Lê Hoàng Việt và Nguyễn Thị Thu Giang) và Burgéap-ICE (José Lopez và Vũ Hồng Vân Anh) © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
  3. Mục lục Tổng hợp.............................................................................................................................................................................9 Khai mạc hội thảo...................................................................................................................................................15 1. Vấn đề năng lượng và chính sách công.......................................................................................19 1.1. Triển vọng và vấn đề năng lượng toàn cầu..........................................................................20 1.2. Sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả năng lượng ở Việt Nam: thực trạng và triển vọng......................................................................................................................24 1.3. Cơ chế triển khai chính sách tiết kiệm năng lượng của Pháp................................28 1.4. Một số ví dụ về chính sách hiệu quả năng lượng tại các nước ASEAN ................................................................................................................................32 1.5. Thúc đẩy thay đổi năng lượng trong các nền kinh tế đang phát triển.....................................................................................38 1.6. Tham gia ý kiến...........................................................................................................................................44 1.7. Thảo luận.........................................................................................................................................................46 1.8. Kết luận phiên làm việc........................................................................................................................52 2. Chương trình đô thị và nhà ở.................................................................................................................55 2.1. Vì một quá trình đô thị hóa ít phát thải khí các-bon.....................................................55 2.2. Quy định về tiết kiệm năng lượng trong xây dựng các tòa nhà ở Việt Nam..................................................................................59 5 2.3. Hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà: dự án của AFD tại Trung Quốc và Thái Lan...........................................................................62 2.4. Sử dụng hiểu quả và tiết kiệm năng lượng trong các dự án chiếu sáng công cộng...................................................................................66 2.5. Tham gia ý kiến...........................................................................................................................................67 2.6. Thảo luận..........................................................................................................................................................71 3. Quản lý và giao thông đô thị..................................................................................................................75 3.1 Giao thông đô thị và hiệu quả nãng lượng: vấn đề tài trợ và kế hoạch hóa........................................................................................................76 3.2. Sử dụng nãng lượng tiết kiệm và hiệu quả với chiến lược phát triển và quản lý giao thông vận tải..............................................79 3.3. Phác thảo một cái nhìn tổng thể về năng lượng-đô thị-môi trường: © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
  4. kinh nghiệm của TP. Hồ Chí Minh.................................................................................................82 3.4. Tổng kết đầu tiên về chuyên đề Giao thông.......................................................................87 3.5. Tham gia ý kiến...........................................................................................................................................88 3.6. Thảo luận.........................................................................................................................................................96 4. Năng lượng trong công nghiệp và dịch vụ.............................................................................99 4.1. Công cụ khuyến khích tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp và dịch vụ ở Việt Nam............................................................................99 4.2. Quản lý cầu điện (MDE): khái niệm, tầm quan trọng đối với các nước mới nổi và nghiên cứu tình huống..................................................................103 4.3. Hạn mức tín dụng dành cho tiết kiệm năng lượng hoặc các bon.................107 4.4. Giấy chứng nhận tiết kiệm năng lượng: Kinh nghiệm của Điện lực Pháp (EDF)...................................................................................110 4.5. Tham gia ý kiến........................................................................................................................................113 5. Năng lượng tái tạo, cơ hội và biểu phí.......................................................................................121 5.1. Mục tiêu và điều kiện thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo............................................................121 5.2. Tổng quan về năng lượng tái tạo ở Việt Nam..................................................................123 5.3. Biểu giá cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo theo chi phí tránh được................................................126 5.4. Năng lượng gió, điều kiện kinh tế và biểu phí.................................................................129 5.5. Tham gia ý kiến........................................................................................................................................132 5.6. Thảo luận......................................................................................................................................................135 6 6. Hiệu quả năng lượng, chính sách công và phân cấp...................................................139 6.1. Các trung tâm có khả năng cạnh tranh cao, đổi mới cơ chế để đổi mới công nghệ.................................................................................139 6.2. Tác động của chính sách công tại một vùng...................................................................142 6.3. Vai trò và chức năng của một cơ quan địa phương ở Việt Nam.......................146 6.4. Thực hiện chính sách quốc gia về năng lượng tại bốn tỉnh miền Nam Việt Nam...............................................................................................147 6.5. Tham gia ý kiến........................................................................................................................................150 6.6. Thảo luận......................................................................................................................................................154 7. Kết luận và triển vọng sau hội thảo..............................................................................................167 Danh sách tham dự............................................................................................................................................169 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam © AFD 2009
  5. Viết tắt ADEME Cơ quan Môi trường và Quản lý Năng lượng AFD Cơ quan Phát triển Pháp EDF Điện lực Pháp EEC Tiết kiệm năng lượng và các bon EECO Văn phòng tiết kiệm năng lượng ERAV Cục điều tiết điện lực Việt Nam ESCO Energy service-company (Công ty dịch vụ điện trong lĩnh vực năng lượng) EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam GEF Quỹ môi trường toàn cầu GES Khí gây hiệu ứng nhà kính MDE Quản lý cầu điện MOIT Bộ Công Thương Việt Nam OCDE Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PNUD Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc RESPP Renewable Energy Small Power Project (Các dự án nhỏ về sản xuất năng lượng tái tạo) 7 © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
  6. Tổng hợp Các bài tham luận tại phiên bế mạc cũng như các đề xuất mà các nhà tổ chức, các bên tham gia, các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra được xếp theo 5 nội dung lớn. 1. Phổ biến các thói quen tốt, các công nghệ đã qua thử thách về quản lý năng lượng 9 Về tiết kiệm năng lượng, hội thảo này đã khẳng định rằng trong thực tế có rất nhiều giải pháp kỹ thuật để giảm tiêu thụ năng lượng, dù đó là ở Việt Nam hay trên thế giới. Tuy nhiên, những người quyết định vẫn chưa quan tâm đầy đủ tới hiện trạng này và các cơ hội tạo ra từ đây để làm cho các hệ thống năng lượng phù hợp với những thách thức kinh tế, năng lượng và môi trường. Vấn đề được đặt ra ngày hôm nay chính là việc phổ biến rộng rãi các kỹ thuật và thói quen này. Về mặt tổ chức các chính sách và chương trình quản lý năng lượng, hội thảo này cũng đã chỉ ra sự đa dạng của các hình thức tổ chức có thể triển khai: các phương thức tập trung, triển khai các rơ le ở cấp tỉnh và địa phương, các dự án công và tư, quan hệ đối tác công-tư, vv… © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
  7. Tập hợp các công cụ kỹ thuật và thể chế đã được định rõ. Thách thức chủ yếu đối với chính quyền trung ương và địa phương là vượt qua thời kỳ các phương thức thí điểm và triển khai các phương tiện thể chế, nhân lực và tài chính để đảm bảo việc nâng cao công tác quản lý năng lượng. 2. Triển khai một khuôn khổ thể chế và tổ chức mang tính thực thi Thách thức đối với Việt Nam là thách thức về tăng cường hoạt động công và việc tổ chức hoạt động này sao cho có thể khuyến khích và hỗ trợ phát triển thị trường tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái chế. Hoạt động này sẽ bắt đầu từ việc thực hiện một nghiên cứu cơ cấu để đưa các giả thiết khác nhau và đánh giá các ảnh hưởng của các giải pháp này về tiết kiệm năng lượng, về phát triển kinh tế xã hội, giảm tác động xấu về môi trường, sau đó là lập chương trình và xác định kế hoạch hành động. Cuối cùng, và là hoạt động quan trọng nhất, đó là tiếp tục cố gắng với một công việc chuyên sâu về các phương tiện cần huy động để triển khai có hiệu quả các kế hoạch này. Tại Việt Nam, các phương tiện hiện nay dành cho chính sách quản lý năng lượng vẫn còn chưa đủ. Đặc biệt Việt Nam phải nhanh chóng có một cơ quan tạo ra được tính hợp pháp cao, được thụ hưởng sự hỗ trợ chính sách thường xuyên và chứng tỏ có năng lực để đảm nhiệm công tác điều phối, hướng dẫn và khuyến khích quản lý năng lượng trong mọi lĩnh vực hoạt động và trên toàn lãnh thổ. Tổ chức này cũng phải có các nhóm nhân viên ở cấp tỉnh và địa phương để đảm bảo việc khuyến khích này tới gần các tác nhân kinh tế nhất và để phù hợp với thực tế 10 cơ sở. Mong rằng AFD có thể dành sự trợ giúp cho Việt Nam để hỗ trợ tăng cường thể chế này. Thời kỳ đầu tiên của quy trình thành lập cơ quan thể chế chuyên trách có thể là đặt Cơ quan Chỉ đạo Quốc gia hiện nay về chính sách quản lý năng lượng dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng để tạo cho cơ quan này có tính hợp pháp và phương tiện điều phối toàn bộ các sáng kiến trong và ngoài nước về vấn đề này. Cũng cần thiết rằng Ban này phải có các cơ sở tại các tỉnh. 3. Những ưu tiên hành động Trong tình hình hiện nay của Việt Nam (tăng trưởng kinh tế mạnh, đô thị hóa với tốc độ phi mã, nhu cầu giao thông tăng, vv…), không còn nghi ngờ gì nữa vấn đề quản lý năng lượng tại các thành phố là định hướng hoạt động chiến lược. Một Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam © AFD 2009
  8. nghiên cứu khảo sát các thách thức và định rõ các chương trình và phương tiện áp dụng cho trường hợp cụ thể của 1 hay 2 thành phố thí điểm (không nhất thiết phải là những thành phố quan trọng nhất) phải được cam kết, đồng thời liên kết tất cả các tác nhân liên quan tới các chức năng khác nhau của thành phố vốn có ảnh hưởng tới nhu cầu về năng lượng và tới các phương tiện đáp ứng các nhu cầu này (tiêu thụ, quy hoạch, sản xuất). Trong bối cảnh mất cân đối của mạng lưới điện và sự tăng trưởng không ngừng nhu cầu, việc triển khai chương trình mở rộng về quản lý nhu cầu điện được đặt ra. Những mục tiêu của một chương trình như vậy cũng như những đáp ứng về kỹ thuật được biết và quản lý tốt: những lĩnh vực nhà ở, đất đai, nơi mà các thiết bị hiệu năng cho chiếu sáng gia đình và công cộng, điều hòa không khí, làm lạnh vv… phải được đặt ra; công nghiệp nơi mà các thiết bị hiệu suất điện cao và/hoặc thay thế (động cơ đa tốc độ, máy nén khí, lò, vv…). Tại thời điểm hiện nay, vấn đề không phải là nghiên cứu các cơ hội cho các cách thức này nữa mà là xác định những giới hạn về kỹ thuật và tổ chức và đặc biệt là theo chỉ đạo của các cấp chính quyền, kết hợp với Tổng công ty Điện lực Việt Nam, huy động nguồn nhân lực và tài chính cần thiết cho việc lập các chương trình hành động và tài trợ các chương trình này. Tại khu vực nông thôn, nơi tập trung chủ yếu dân cư, những thách thức về sử dụng có hiệu quả năng lượng và nguồn năng lượng tái chế tại địa phương là hết sức quan trọng đối với sự kết hợp kinh tế và xã hội của đất nước và để đảm bảo quy hoạch cân đối đất đai. Vì lý do này, cần phải có sự quan tâm đặc biệt. Việc gia tăng mức tiêu thụ tại khu vực nông thôn phải đi đôi với gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng bởi những cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng vẫn chỉ ở qui mô nhỏ và 11 trung bình, vì những lý do kinh tế bậc thang và do vậy vì lý do chi phí, điều này đòi hỏi phải sử dụng tối ưu năng lượng. Mặt khác, khu vực nông thôn là nơi ẩn chứa những mỏ năng lượng tái chế rất lớn: năng lượng sinh học (đã được khai thác rộng rãi nhưng hiệu quả thì cần phải được nâng cao hơn nữa), thủy điện, năng lượng mặt trời, gió hay địa nhiệt. Giá trị của những nguồn này có thể được nâng cao nhờ các thiết bị có quy mô phù hợp với nhu cầu của cộng đồng và phải được khai thác trong những điều kiện kỹ thuật và kinh tế tốt để đáp ứng các nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp tại khu vực nông thôn. Nên tổ chức một hội thảo về vấn đề quản lý năng lượng ở vùng nông thôn này, nhằm rút ra những kinh nghiệm từ các dự án/thử nghiệm đang được thực hiện và điều chỉnh những cơ chế tham gia/khuyến khích của chính quyền phù hợp với mục tiêu của Chính phủ là phổ biến rộng rãi tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái sinh tới mọi vùng nông thôn ở Việt Nam. © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
  9. Cần triển khai những quy định chuyên biệt mang tính khuyến khích để năng lượng tái sinh góp phần đáng kể vào bảng tổng kết năng lượng của cả nước. Những nguồn năng lượng gió, nước, cùng năng lượng sinh học khá dồi dào ở Việt Nam. Việc triển khai sử dụng hiệu quả những nguồn năng lượng này có thể do các nhà đầu tư tư nhân đảm nhận, hoặc dưới hình thức hợp tác Nhà nước – tư nhân, điều đó sẽ cho phép EVN và Nhà nước có thêm khả năng, đặc biệt là khả năng vay nợ. Tuy nhiên, sự tham gia của những nguồn tài trợ tư nhân đòi hỏi phải có những quy định rõ ràng về điều kiện sản xuất và ký hợp đồng để bán điện cho mạng lưới điện quốc gia. Nếu Chính phủ Việt Nam mong muốn phát triển những ngành này, Chính phủ phải nhanh chóng lập ra những quy định dành cho các tổ chức tư nhân. Hoạt động công về quản lý năng lượng cần đảm bảo sự nâng cao năng lực của các tác nhân kinh tế nhờ vào các chương trình đào tạo, tiếp cận thông tin tốt hơn và phát triển các hoạt động tuyên truyền quảng bá. Quản lý năng lượng là một ưu tiên cần phải được phổ biến tới mọi ngành kinh tế và toàn xã hội (các chuyên gia, cơ quan chính quyền, các doanh nghiệp, lĩnh vực giáo dục, những người được bầu). Theo đó, đào tạo và triển khai các đơn vị có năng lực ở địa phương và cấp quốc gia là một điều kiện để chính sách quản lý năng lượng đạt được thành công. 4. Những công cụ tài trợ đầu tư cho quản lý năng lượng Vấn đề tài trợ vượt ra ngoài khuôn khổ huy động nguồn tài chính của các cơ quan hợp tác quốc tế. Trước hết cần có sự tham gia của các định chế tài chính 12 trong nước vào sự phát triển những cơ chế tài chính phù hợp với đặc trưng và bản chất của việc đầu tư cho quản lý năng lượng. Khi cần, phải cung cấp nguồn và tài trợ công để cho phép các ngân hàng cung cấp cho các chủ dự án (nhà nước và tư nhân) những cơ chế tài chính khuyến khích cho phép ra quyết định đầu tư. Do đó, lĩnh vực tài chính kể từ nay phải tham gia vào việc xác định các chương trình và phương tiện để triển khai các chương trình này, như các tác nhân khác (Chính phủ, các cơ quan hành chính, các chuyên gia và đại diện của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương). Đặc biệt, cần lập ra những công cụ bảo đảm để nâng số lượng các dự án có thể được hưởng các ngân hàng cấp các khoản vay. Những định chế như AFD có thể tham gia vào việc triển khai các cơ chế này cũng như việc lập ra những hạn mức tài trợ lại các dự án một cách phù hợp. Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam © AFD 2009
  10. Dù vậy, hoạt động của các nhà tài trợ vẫn phụ thuộc vào những tác động của Chính phủ, là cấp xác định những ưu tiên, các mục tiêu, những quy định mang tính hạn chế từ đó các nhà tài trợ có thể lập những chương trình và phát triển các dự án thông qua việc cung cấp nguồn vốn và năng lực chuyên môn của mình. AFD tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ cho phương thức này và thảo luận với các cơ quan Việt Nam nhằm xác định đặc trưng của những nhu cầu này thông qua các nghiên cứu chuyên sâu sẽ thực hiện trong những lĩnh vực được xác định là ưu tiên qua hội thảo này (đô thị, tiết kiệm điện, nhà ở và khu vực nông thôn). Một sự hỗ trợ của MEEDAT và/hoặc ADEME về thể chế và về kỹ thuật cho phương thức của AFD về các chủ đề này có thể được xem xét. 5. Hợp tác song phương Sự hợp tác quốc tế, và hợp tác song phương giữa Pháp và Việt Nam nói riêng, có thể góp phần đẩy mạnh việc triển khai và thành công của các chương trình quản lý năng lượng. Thật vậy, Pháp có gần 40 năm kinh nghiệm trong việc xác định và thực hiện chính sách tổng thể về quản lý năng lượng được thừa nhận ở châu Âu và ở tầm quốc tế. Sự trao đổi kinh nghiệm giữa hai nước có thể nằm trong khuôn khổ một thỏa thuận hợp tác tổng thể giữa các bộ có thẩm quyền, với việc triển khai một nhóm làm việc Pháp – Việt để xác định những ưu tiên và thể thức của sự hợp tác này, với sự tham gia của những cơ quan như ADEME. Sự hợp tác này có thể được triển khai nhanh chóng. 13 © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
  11. Khai mạc hội thảo Ông Hervé Bolot Đại sứ Pháp tại Việt Nam Tôi rất vui mừng được chào mừng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Sự hiện diện của ông tại lễ khai mạc phiên họp của Hội đồng tối cao hợp tác Pháp Việt ngày hôm qua cũng như trong triển lãm đa ngành nghề của Tuần lễ Pháp là một vinh dự lớn đối với chúng tôi. 15 Hội thảo này sẽ cho phép chúng ta đề cập tới vấn đề năng lượng cũng như bốn câu hỏi lớn liên quan tới chủ đề này: làm thế nào để đối phó với tình trạng tăng giá nhiên liệu? Làm thế nào để đấu tranh chống lại tình trạng thay đổi khí hậu? Làm thế nào để bảo đảm an ninh cung cấp năng lượng? Làm thế nào để tạo điều kiện cho tất cả mọi người được tiếp cận với năng lượng? Mối đe dọa về môi trường và kinh tế Như chúng ta đã biết, nhân loại không thể tiếp tục khai thác một cách ồ ạt các nguồn tài nguyên nhiên liệu như trước kia được nữa. Việt Nam là nước đặc biệt chịu tác động của nguy cơ môi trường liên quan tới thay đổi khí hậu. Tình trạng nước biển dâng cao có thể gây ngập cho 8,5% diện tích của Việt Nam và khiến 1/5 dân số phải di chuyển chỗ ở, tức khoảng 20 triệu dân. © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
  12. Ngay trên bình diện kinh tế, tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hiện nay sẽ là vô nghĩa, theo kết luận của báo cáo Stern: chi phí thay đổi khí hậu có thể tương đương với 5 tới 20 % GDP toàn cầu vào năm 2050, trong khi đó việc kiểm soát khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và việc ổn định lượng khí này trong bầu khí quyển ở mức từ 500 hoặc 550 phần triệu sẽ chỉ tốn khoảng 1 % GDP toàn cầu. Tính bất cân đối giữa cung và cầu năng lượng hiện đang đe dọa trực tiếp tới nền kinh tế, đặc biệt tại các quốc gia mới nổi. Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện hiện rất cao (15 % vào năm ngoái), và mặc dù đã triển khai một chương trình lớn về xây dựng các nhà máy điện, chính phủ đang gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với tình trạng thiếu điện. Tuy nhiên, mức độ tiêu thụ năng lượng tính trên đầu người của Việt Nam hiện còn thấp, nếu so sánh với các nước láng giềng và năng lượng sinh khối truyền thống chiếm gần 40% lượng năng lượng tiêu thụ. Điều đó cũng có nghĩa một phần lớn dân số chưa được tiếp cận với năng lượng hiện đại. Chương trình đầu tư của Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến sẽ tập trung vào phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là phát huy tiềm năng thủy điện, một trong những dự án mà AFD đã đề xuất được tài trợ. Chương trình trên cũng dự kiến việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân vào năm 2020. Pháp có thể tham gia vào dự án trên thông qua một thỏa thuận khung hợp tác. Tuy nhiên, hiện giờ chương trình đầu tư trên chủ yếu mới chỉ tập trung vào sử dụng than đá, điều đó có nguy cơ làm tăng ô nhiễm và lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Cần thiết phải tăng cường hiệu quả năng lượng Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở đầu tư nhằm tăng cường năng lực sản xuất năng lượng, mà còn cần nỗ lực để cải thiện hiệu quả năng lượng của mình, nhất là 16 khi quản lý cầu năng lượng tốt thường có hiệu suất cao hơn nhiều so với việc xây dựng các đơn vị sản xuất mới. Hiện có nhiều giải pháp kỹ thuật để tăng cường hiệu quả năng lượng và hội thảo này là dịp để chúng ta tìm hiểu một số các giải pháp đó, ví dụ như trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị. Tuy nhiên, nếu chỉ có giải pháp kỹ thuật không thì sẽ không đủ. Tương tự như trong kinh nghiệm xử lý chất thải hoặc nước thải, trước tiên cần thay đổi hành vi của người sử dụng, của các nhà công nghiệp, của lĩnh vực công và tư. Khả năng tiết kiệm năng lượng tồn tại trong tất cả các khu vực của nền kinh tế : thiết kế nhà, quản lý và quy hoạch thành phố, tổ chức giao thông, hiện đại hóa các công cụ công nghiệp, hệ thống biểu giá cho năng lượng tái tạo, vv... Chỉ trên cơ sở huy động toàn bộ các tác nhân trong mọi lĩnh vực cùng tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, ta mới có thể hướng tới Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam © AFD 2009
  13. được sự phát triển bền vững cho cả cộng đồng. Chính vì vậy, các chính sách hiệu quả năng lượng thành công nhất chính là các chính sách kết hợp phát minh đổi mới kỹ thuật, cơ cấu lại tổ chức và thay đổi hành vi. Một số đề xuất hợp tác cụ thể Thông qua tổ chức hội thảo này, các cơ quan của Pháp hiện diện tại đây mong muốn chia sẻ với các bạn kinh nghiệm và nghiệp vụ của Pháp đồng thời mở ra triển vọng hợp tác về sử dụng tiết kiệm và bền vững năng lượng. Tôi hy vọng rằng hội thảo này sẽ giúp chúng ta đưa ra được các đề xuất cụ thể, ví dụ như để thực hiện kiểm toán năng lượng cho một thành phố hoặc một khu vực kinh tế cụ thể, hay việc áp dụng một phương pháp quản lý theo cầu và khuyến khích giảm tiêu thụ năng lượng. Tôi xin cám ơn tất cả các đối tác đã cùng nhau hợp tác vì sự thành công của hội thảo này: về phía Việt Nam, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về phía Pháp, Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Cơ quan môi trường và tiết kiệm năng lượng (ADEME), cũng như các doanh nghiệp của Pháp với năng lực nghiên cứu và thực thi cao. Ngài Hoàng Trung Hải Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Thay mặt Chính phủ, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu Pháp và Việt Nam tham gia Hội thảo về chính sách tiết kiệm năng lượng được tổ chức nhân Tuần lễ Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh. 17 Tôi xin chia sẻ quan điểm của Ngài Đại sứ về tình hình năng lượng của Việt Nam. Mức tiêu thụ năng lượng trên đơn vị GDP ở Việt Nam rất cao, tác động đến cả quá trình tăng trưởng của nền kinh tế và môi trường. Chúng ta phải đương đầu với nhiều thách thức nếu chúng ta muốn phát triển bền vững. Trước mắt, chúng ta phải cố gắng đáp ứng nhu cầu năng lượng. Về trung và dài hạn, chúng ta phải quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường và đảm bảo yếu tố bền vững trong việc cung cấp năng lượng. Việt Nam đang tiến hành soạn thảo luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Pháp là nước giàu kinh nghiệm về lĩnh vực này cùng chia sẻ với Việt Nam cách làm của mình. Đây là một hoạt động vô cùng quý giá. Chúng tôi xin cảm ơn các đối tác của Pháp đã quan tâm đến tình hình năng lượng của Việt Nam. © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
  14. Chương trình của cuộc hội thảo rất phong phú. Tôi mong rằng hội thảo sẽ giúp chúng ta đưa ra được những giải pháp cụ thể có thể triển khai được ở Việt Nam. Chúc hội thảo thành công. 18 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam © AFD 2009
  15. Vấn đề năng lượng và chính sách công 1 Ngài Bùi Xuân Khu Thứ trưởng Bộ Công Thương Chính phủ Việt Nam đánh giá rất cao Chương trình hội thảo ngày hôm nay do các bên đối tác của Pháp và Việt Nam đồng tổ chức. Chương trình hội thảo hứa hẹn nhiều nội dung hay: hội thảo sẽ là dịp để kết nối kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của các cơ quan Pháp và Việt Nam trên vấn đề hiệu quả năng lượng, một vấn đề có một tầm quan trọng đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang thiếu năng lượng. 19 Ý kiến tham luận của các diễn giả sẽ cung cấp cho chúng ta các thông tin rất bổ ích và các giải pháp nhằm đưa vấn đề hiệu quả năng lượng trở thành một công cụ để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm tới. Mặc dù Việt Nam có mức độ tiêu thụ năng lượng rất thấp tính trên đầu người, song chúng ta hiện đã nhận thấy khả năng tiết kiệm năng lượng là rất lớn. Để khai thác các khả năng tiết kiệm này, chúng ta cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý mang tính ràng buộc hơn, đặc biệt là hoạt động đánh giá và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Thay mặt cho Bộ trưởng bộ công thương, tôi xin chân thành cảm ơn Sứ quán Pháp, cơ quan phát triển Pháp AFD và các cơ quan liên quan của Pháp đã phối hợp tổ chức Hội thảo ngày hôm nay, với số lượng người tham gia rất đông và tôi rất vui mừng vì điều này. © AFD 2009 Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
  16. 1.1. Triển vọng và vấn đề năng lượng toàn cầu Ông Bernard Laponche, chuyên gia quốc tế, nguyên cố vấn Bộ trưởng Bộ môi trường Khi phân tích tình hình năng lượng trên thế giới, ta nhận thấy không nên coi vấn đề hiệu quả năng lượng chỉ là một bộ phận của các chính sách năng lượng mà cần phải xem đây là một ưu tiên hàng đầu. Tình hình tiêu thụ năng luợng tăng liên tục Từ 1976 tới 2006, tổng lượng năng lượng sơ cấp tiêu thụ trên thế giới đã tăng từ khoảng 6 tỷ tấn qui dầu (TQD) một năm lên tới 12 tỷ TQD. Năng lượng hóa thạch chiếm 80% tổng lượng năng lượng nêu trên và năng lượng sinh khối chỉ chiếm 10 % và chủ yếu được dùng cho các hoạt động mang tính thông thường. Ngoài ra, còn có 10 % năng lượng điện sơ cấp. Nguồn năng lượng này được sản xuất ở mức 55 % từ các loại năng tái tạo, đặc biệt là thủy điện và ở mức 45 % từ năng lượng hạt nhân. Trước các cú sốc dầu lửa 1974-1975 và 1979-1980, các nhà lãnh đạo trên thế giới thuộc các nước phát triển đã quyết định triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng, tuy nhiên sau đó không lâu, các nỗ lực này đã bị đình trệ. Kể từ những năm 2000, tình trạng tiêu thụ năng lượng hóa thạch có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao với sự xuất hiện của các nước mới nổi lớn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. 20 Tình trạng tiêu thụ năng lượng không đồng đều Tình trạng tiêu thụ năng lượng hiện rất không đồng đều trên thế giới. Năm 2006, mức độ tiêu thụ năng lượng sơ cấp tính trên đầu người là 7,8 TQD tại Mỹ, 4,8 TQD tại Nga và 3,8 TQD tại châu Âu (4,5 TQD tại Pháp). Tại các nước mới nổi, mức độ tiêu thụ năng lượng tính trên đầu người hiện thấp hơn các mức nêu trên rất nhiều: Trung Quốc (1,5 TQD), Bra-xin (1 TQD), Việt Nam (0,7 TQD), hay Ấn Độ (0,5 TQD). Tại các nước mới nổi, tình trạng tăng mức độ tiêu thụ có một ý nghĩa hoàn toàn khác so với các nước đã công nghiệp hóa: tình hình tăng tiêu thụ này phải được phân tích trên cơ sở có tính tới nhu cầu tăng trưởng kinh tế chính đáng của các nước này. Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam © AFD 2009
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2