intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp - nông thôn và khuyến nghị trong bối cảnh mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích rõ thực trạng các nội dung nói trên trong thời gian gần đấy, đưa ra khuyến nghị tiếp tục phát huy vai trò của chính sách này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp - nông thôn và khuyến nghị trong bối cảnh mới

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NGHỊ TRONG BỐI CẢNH MỚI TS. Nguyễn Văn Tuấn TÓM TẮT Chính sách tín dụng là một nội dung thuộc chính sách tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu cho Chính phủ, xây dựng và trực tiếp điều hành theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là xuất khẩu và tạo việc làm. Vốn đầu tư cho lĩnh vực này chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng. Do đó, chính sách tín dụng ngân hàng phù hợp, góp phần rất quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, tạo việc làm thường xuyên và cải thiện đời sống nông dân. Bài viết tập trung phân tích rõ thực trạng các nội dung nói trên trong thời gian gần đấy, đưa ra khuyến nghị tiếp tục phát huy vai trò của chính sách này. Từ khóa: chính sách tín dụng, phát triển an toàn, nông nghiệp – nông thôn ABSTRACT BANK CREDIT POLICY FOR AGRICULTURE - RURAL AND RECOMMENDATION IN THE NEW CONTEXT Credit policy is a content of monetary policy that the State Bank of Vietnam advises the Government, builds and directly administers in the direction of socio-economic development. Over the years, the agriculture-rural sector continues to affirm its important position in the overall socio-economic development strategy, especially in export and job creation. Investment capital for this field is mainly bank credit capital. Therefore, appropriate bank credit policies make a very important contribution to promoting sustainable development of agricultural production and rural economy, creating regular jobs and improving farmers' lives. The article focuses on clearly analyzing the situation of the above-mentioned contents in recent times, making recommendations to continue promoting the role of this policy. Keywords: credit policy, safe development, agriculture - rural areas 1. MỞ ĐẦU Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội cho đến nay, cũng như hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế những năm gần đây, Đảng, Chính phủ thường xuyên có các Nghị quyết, Quyết định, Chính sách về thực hiên chiến lược phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn, hộ nông dân và giảm nghèo bền vững. Đồng thời, thực hiện chiến lược này còn góp phần đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho hộ nông dân nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, vùng dân tộc thiểu số vùng xa, vùng sâu; góp phần đẩy lùi tín dụng đen, các hình thức tín dụng nặng lãi bất hợp pháp còn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn. Đây là những khu vực tín dụng đen dễ dàng len lỏi vào các hộ gia đình. Trong bối cảnh mới hiện nay lạm phát trên toàn cầu tăng cao; giá lương thực, phân bón, thức ăn chăn nuôi và nhiều mặt hàng nông sản khác cũng tăng mạnh; giá cả và kim ngạch xuát khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản của Việt Nam tăng khá, càng cho thấy chính sách tín dụng nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng. 662
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả không có điều kiện xây dựng cơ sở lý thuyết nghiên cứu. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tổng hợp, phân tích, so sánh các tài liệu và số liệu thứ cấp, tập trung làm rõ các nội dung nói trên, đặc biệt là các chính sách của Ngân hàng nhà nước, tổ chức triển khai của các Tổ chức tín dụng về cho vay vốn nông nghiệp – nông thôn- hộ nông dân, đưa ra khuyến nghị các giải pháp có liên quan. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp – nông thôn và nông dân Trong các giai đoạn khác nhau về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều văn bản Nghị quyết về mục tiêu, cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp – nông thôn. Gần đây nhất, đó là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trong phần: “Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030” cũng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số;” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022). Về Nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, văn kiện của Đảng cũng đã nhấn mạnh: “xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp;” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022). Như vậy có thể khẳng định, quan điểm, chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông thôn được thể hiện thống nhất và xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng, gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội XII và XIII. 3.2. Cơ chế tín dụng nông nghiệp – nông thôn, hộ nông dân và giảm nghèo bền vững, ngăn chặn tín dụng đen Thực hiện chủ trương, nghị quyết nói trên, Chính phủ được ban hành nhiều cơ chế, chính sách cụ thể. Đến nay nhìn nhận lại sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, hoạt động tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, hộ nông dân luôn được Chính phủ và ngành Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Từ khi thực hiện Nghị quyết khoán 10 trong nông nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã có chính sách cho vay vốn hộ sản xuất (HSX), do Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) thực hiện. Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, chính sách tín dụng dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam triển khai. Ngày 28 tháng 6 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ đã có Chỉ thị 202/CT. Căn cứ vào kết quả và những kinh nghiệm tổng kết, Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 “về ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để 663
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022) Đến năm 1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 67/1999/QĐ-TTg “về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Sau hơn 10 năm thực hiện, ngày 12/4/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP, “về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, thay thế cho Quyết định 67/TTg nói trên. Tiếp đến, đó là Nghị định 55/2015/NĐ-CP, ngày 9/6/2015, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn, thay cho Nghị định 41 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022). 3.3. Cơ chế tín dụng đối với nông nghiệp – nông thôn – hộ nông dân Phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, ngày 7/9/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 116/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2015/NĐ-CP “về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”. Cơ chế tín dụng này với nhiều điểm mới, tháo gỡ nhiều khó khăn, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả đối với nông nghiệp – nông thôn – hộ nông dân và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần đẩy lùi tín dụng đen SBV (2015- 2022). Những điểm quan trọng có thể đề cập như sau: Thứ nhất, quy định mới nâng mức cho vay tối đa không có tài sản đảm bảo của cá nhân, hộ gia đình lên gấp 2 lần mức cho vay tối đa quy định trước đó. Theo quy định mới, cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp: 100 triệu đồng; Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn: 200 triệu đồng. Thứ hai, Cơ chế mới theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP bổ sung cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sản xuất trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được TCTD xem xét cho vay tối đa 70% nhu cầu vốn thực hiện dự án. Thứ ba, Chính phủ bổ sung doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và không thuộc khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được TCTD xem xét cho vay tối đa 70% giá trị dự án. Thứ tư, Chính phủ bổ sung quy định về việc TCTD được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng. Thứ tư, cơ chế mới theo Nghị định 116/2018/NĐ-CP có những quy định rất cụ thể khuyến khích phát triển liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Chính phủ bổ sung quy định về quản lý dòng tiền cho vay liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và tạo cơ sở pháp lý khuyến khích TCTD đẩy mạnh cho vay, ngăn chặn tín dụng đen. Thứ năm, cơ chế mới của Chính phủ quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn về cơ chế xử lý rủi ro trong sản xuất nông nghiệp bởi các nguyên nhân bất khả kháng, tạo thuận lợi cho người dân bị thiệt hại nhưng cũng tránh trường hợp lợi dụng, ngăn ngừa các tiêu cực có liên quan. Thứ sáu, Chính phủ khuyến khích phát triển Bảo hiểm nông nghiệp trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, khách hàng khi tham gia mua bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ nguồn vốn vay, được TCTD giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại SBV (2015- 2022). 664
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.4. Cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo, hộ gia đình chính sách xã hội Hiện nay Chính phủ ban hành gần 30 chương trình tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách cụ thể, do NHCS XH Việt Nam triển khai cho vay vốn ở nông thôn, đảm bảo chặt chẽ, đúng mục đích, có hoàn trả và đảm bảo hiệu quả đối với người vay. NHNN có cơ chế ưu đãi về tái cấp vốn, về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, về mở màng lưới cho các NHTM phát triển cho vay ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp. 3.5. Kết quả cho vay nông nghiệp – nông thôn – hộ nông dân và giảm nghèo bền vững Hiện nay hệ thống mạng lưới TCTD ở Việt Nam khá đa dạng về mô hình hoạt động và loại hình sở hữu. Đến hết tháng 4/2022, trong cả nước có 48 chi nhánh NH HTX, gần 1.200 Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở, 27 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 4 tổ chức tài chính vi mô. Hệ thống mạng lưới đó các loại hình TCTD đó trở thành kênh truyền dẫn vốn hiệu quả đến tận từng thôn bản, làng xã trên khắp mọi miền tổ quốc phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, đẩy lùi và hạn chế tín dụng đen VNBA (2018-2022). Tính đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ cho vay nông nghiệp – nông thôn – hộ nông dân của hệ thống TCTD trong toàn quốc đạt gần 2,46 triệu tỷ đồng, chiếm gần 20% trong tổng dư nợ cho vay và đầu tư cùng thời điểm của toàn ngành ngân hàng đối với nền kinh tế. Trong đó, Agribank và NHCSXH Việt Nam đang đóng vai trò chủ lực trong cho vay nông nghiệp – nông thôn – hộ nông dân, hộ gia đình chính sách, vai trò hàng đầu trong đẩy lùi tín dụng đen SBV (2015- 2022). Tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 1,31 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm 2020; trong đó gần 70% dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đến hết tháng 6/2022, dư nợ cho vay của Agribank đạt gần 1,4 triệu tỷ đồng, tăng gần 6% so với cuối năm trước. Với mạng lưới trên 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch, nằm rải rác khắp cả nước. Agribank cũng đang triển khai phát triển mô hình ngân hàng lưu động đến các vùng nông thôn, đảm bảo thuận tiện cho giao dịch của người dân ở các vùng nông thôn, ngăn chặn tín dụng đen VNBA (2018-2022) Dẫn đầu và giữ vai trò chủ lực trong cho vay vốn giảm nghèo bền vững và giải quyết các chính sách xã hội khác, đó là NHCSXH Việt Nam. Đến hết năm 2021, tổng nguồn vốn tín dụng đạt 256.964 tỷ đồng, tăng 10%; tổng dư nợ đạt 250.365 tỷ đồng, tăng tăng 10,7% so với cuối năm 2020, với gần 6,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ. Vốn tín dụng NHCSXH góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, khắc phục ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội VNBA (2018-2022) Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng từ NHCSXH đã góp phần giúp trên 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút và tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động. Hoạt động tín dụng của NHCSXH cũng góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn VNBA (2018-2022) 3.6. Một số nhận xét vể cơ chế chính sách tín dụng nông nghiệp – nông thôn – nông dân và giảm nghèo bền vững 3.6.1. Về ưu điểm chủ yếu Cơ chế, chính sách về tín dụng cho khu vực nông nghiệp – nông thôn – hộ nông dân của Đảng, Chính phủ, của NHNN và của Bộ Tài chính không ngừng được hoàn thiện, cơ bản là phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Các loại hình TCTD hoạt động ở nông thôn rất đa dạng, mạng lưới liên tục phát triển, cạnh tranh sôi động. Trong đó NHCS XH đóng vai trò chủ lực về cho vay 665
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ưu đãi hộ gia đình chính sách, với chi phí thấp nhất và tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống TCTD Việt Nam. Agribank chủ lực về cho vay hộ nông dân, chiếm thị phần lớn nhất cho vay nông nghiệp – nông thôn. Các NHTM cổ phần năng động vươn ra cho vay nhiều đối tượng khách hàng ở khu vực nông thôn. 3.6.2. Một số bất cập Một là, lãi suất cho vay vốn đối với nông thôn, cư dân ở các vùng nông thôn còn cao. Lãi suất cho vay của Agribank đối với nông nghiệp – nông thôn bình quân lên tới 9-10%/năm, vào loại cao nhất trong khu vực, cao hơn cho vay các doanh nghiệp và các lĩnh vực khác. Trong 2 năm qua, Chính phủ có một số văn bản chỉ đạo NHNN có biện pháp giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế, nhưng thực tế lãi suất cho vay khu vực nông thôn chưa giảm. Lãi suất cho vay ưu đãi của NHCS xã hội đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo cũng khá cao. Lãi suất cho vay hộ cận nghèo lên tới 7,92%/năm và lãi suất cho vay hộ mới thoát nghèo tới 8,2%/năm, cao hơn một số loại lãi suất NHTM cho vay doanh nghiệp, không còn có tính chất ưu đãi. Việc trả lãi vài trăm nghìn đồng mỗi tháng là khá quan trọng đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo, hộ nông dân VNBA (2018-2022) Hai là, NHNN vẫn duy trì cơ chế phân bổ hạn mức tín dụng, dạng cơ chế xin cho về kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với NHTM. Thậm chí cơ chế xin cho này đươc thực hiện phân bổ thành 2-3 lần trong năm. NHTM phải chờ đợi, không chủ động hoạt động tín dụng, có điều kiện mở rộng tín dụng ở khu vực nông thôn. NHTM thiếu kế hoạch cho vay, hộ dân không phải được vốn tín dụng NHTM đã phải tìm đến tín dụng đen. Ba là, các chi nhánh NHTM ở các vùng nông thôn thường chỉ làm việc 5-6 ngày trong tuần và làm việc theo giờ hành chính. Đối với hệ thống NHCS XH Việt Nam thì thời gian giao dịch với hộ nông dân còn ít hơn. Các Phòng Giao dịch NHCS XH huyện, thị xã chỉ tổ chức giao dịch với người dân 1 lần/tháng tại trụ sở UBND xã phường. Do đó, khi người dân cần tiền, cần vốn dễ tìm đến tín dụng đen với bất kể thời gian nào và cơ chế thông thoáng. Ngược lại, khi có thu nhập, có nguồn tiền thì khó có thể trả nợ ngay được, tiền để nhà không an toàn, hay có thể sử dụng tùy tiện vào việc khác: tiêu dùng, cơ bạc, ăn nhậu, cho vay cá nhân. Bốn là, mạng lưới giao dịch của NHTM nói chung chỉ đến các khu đô thị, thị trấn, của Agribank chủ lực cho vay nông nghiệp nông thôn nói riêng chỉ có đến thị tứ, chưa đến địa bàn xã. Do phải đi giao dịch xa, nhất là ở các vùng miền núi, vùng xa, vùng sâu nên người dân dễ tìm đến tín dụng đen, hoạt động ngay tại nơi họ sinh sống, thậm chí đưa tiền đến tận nhà. Năm là, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm thiếu hiệu quả, nhiều nơi mang tính hình thức, chưa gắn với việc sử dụng vốn tín dụng của người nông dân. Do đó, khi người dân sử dụng vốn không có hiệu quả, gặp các rủi ro bởi ốm đau, dịch bệnh, mất mùa do mất giá hay giống kém chất lượng, kỹ thuật canh tác hay chăn nuôi không đúng, phát sinh nợ xấu đối với NHTM, nên không được vay vốn mới, dễ dàng tìm đến tín dụng đen. Sáu là, cơ chế cho vay của NHTM, của NHCS XH thiếu linh hoạt, hầu như không cho vay nhu cầu sinh hoạt, đời sống. Do đó, khi có nhu cầu về tiền cho ma chay, cưới xin, làm nhà, ốm đau,…dễ dàng tìm đến tín dụng đen. Bảy là, công tác giáo dục tài chính toàn diện chưa hiệu quả, tuyên truyền các kênh tín dụng của nhà nước còn bỏ trống ở nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nên tín dụng đen có cơ hội tìm đến, lấp các khoảng trống này. 666
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tám là, các nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho nông dân hiện nay đang vị phân tán qua nhiều kênh, như: dạy nghề nông thôn qua Bộ Lao động thương binh – xã hội, khuyến nông qua Hội Nông dân và Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban dân tộc, Liên minh HTX…nhiều khoản tiền đầu tư hay sử dụng không có hiệu quả, không được tập trung vào một kênh tín dụng ưu đãi chính thức của nhà nước là NHCS XH để cho vay. Chín là, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thiếu linh hoạt, nhiều năm không giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nói chung và giảm cho các NHTM cho vay nông nghiệp – nông dân nói riêng. Cơ chế cho vay tái cấp vốn của NHNN cũng chưa mở rộng, linh hoạt để khuyến khích các NHTM thực sự đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, hộ nông dân. Mười là, NHCS XH chủ yếu cho vay các gia đình chính sách xã hội, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ dân vùng sâu, vùng xa, nhưng nguồn vốn được bố trí hàng năm rất hạn chế, nên cũng gây khó khăn cho việc phủ kín tín dụng đến tất cả các hộ dân có nhu cầu cho sản xuất và đời sống. 3.7. Khuyến nghị chính sách Một là, Chính phủ cần sớm chỉ đạo cụ thể các bọ ngành có liên quan, nhất là NHNN cần khẩn trương rà soát lại toàn bộ các cơ chế, chính sách, quy định về vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp – nông thôn – hộ nông dân. Trên cơ sở phối hợp thực hiện, hoặc chủ động sửa dổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế có liên quan, đảm bảo phù hợp thực tiễn hiện nay cũng như các năm tới. Đồng thời, các địa phương cần đẩy mạnh giáo dục tài chính toàn diện, tuyên tuyền và phổ biến hiệu quả các chương trình tín dụng chính thức. Như vậy các hộ gia đình ở nông thôn có cơ hội tiếp cận thuận tiện, dễ dàng các kênh tín dụng chính thức của nhà nước, không tìm đến tín dụng đen. Hai là, phù hợp với các cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu, từ góc độ chính sách tín dụng, NHNN cần tham mưu, Chính phủ cần ban hành sơm cơ chế tín dụng đặc thù, ưu đãi về vốn cho các hộ nông dân vùng thường xuyên bị tác động bởi nhiễm mặn, nước biển xâm nhập sâu, sạt lở đất, khô hạn, lũ quét và các thiệt hại bất thường khác. Chính phủ cần có cơ chế xử lý rủi ro bởi thiên tai, bởi biến đổi khí hậu cho hộ nông dân sử dụng vốn vay bị thiệt hại. Chính phủ cần tăng vốn điều lệ cho Agribank. Chính phủ đánh giá đầy đủ các chương trình vốn đầu tư cho nông nghiệp – nông thôn và nông dân đang phân tán tại nhiều Bộ ngành và chương trình khác nhau, tập trung nguồn lực cho vay tại NHCS XH đẻ mở rộng ch vay các đối tượng ưu đãi. Ba là, việc tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tăng cường đào tạo kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tín dụng, từ các NHTM đến cán bộ của các Tổ chức tài chính vi mô, Quỹ tín dụng nhân dân trực tiếp cho vay hộ nông dân là có tính cấp bách, cần được thực hiện thường xuyên và cập nhật vấn đề mới. Bên cạnh đó, các loại hình tín dụng này cũng cần đa dạng hóa các kênh tín dụng đối với hộ nông dân phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ số và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Bốn là, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao và thừa nhận, nhiều cơ quan và tổ chức trong nước cũng đánh gia cao mô hình hoạt động tín dụng của NHCS XH Việt Nam trong đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho hộ nông dân. Mô hình tín dụng này có chi phí thấp, an toàn, hiệu quả, nợ xấu rất thấp. Tuy nhiên, NHNN chỉ đạo và có cơ chế, để NHCS XH giảm lãi suất cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo xuống mức bình quân chỉ khoảng 6-6,5%/năm, không nên để mức lãi suất cao, tương đương với lãi suất cho khách hàng cá nhân vay vốn của các NHTM hiện nay, làm giảm đi tính chất ưu đãi. 667
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Song về phía NHCS XH cũng cần tiếp tục đa dạng hóa các kênh tín dụng, kênh chuyển tải vốn, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào hoạt động, phát triển mạnh dịch vụ tiện ích đi kèm với mở rộng tín dụng đối tượng chính sách ưu đãi ở nông thôn. Năm là, Chính phủ chỉ đạo, cần rà soát, chỉnh sửa bổ sung, triển khai đồng bộ chính tách phát triển tài chính toàn diện ở nông thôn gắn với giảm nghèo bền vững. Các nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức đưa về nông thôn nên được tập trung vào đầu mối kênh tín dụng ưu đãi do NHCS XH thực hiện, cần giảm cơ chế xin cho và cho không, cấp không, tạo tâm lý ỷ ại và thiếu phát triển bền vững. Sáu là, NHNN cần chủ động và linh hoạt hơn nữa trong điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng cường cho vay tái cấp vốn đối với các NHTM mở rộng cho vay nông nghiệp và hộ nông dân hỗ trợ giảm khoảng 1-2% lãi suất cho vay của Agribank, của một số NHTM khác đối với hộ nông dân. NHNN đề xuất với Chính phủ chỉ đạo giảm lãi suất cho vay hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo của NHCS XH. Bảy là, Chính phủ chỉ đạo chặt chẽ việc đánh giá thật sự khách quan, khoa học các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hiện nay, làm rõ tính hiệu quả các nguồn lực tài chính từ NSNN đầu tư cho các chương trình này, chấn chỉnh các hoạt động mang tính hình thức, chưa gắn với việc nâng cao năng lực thực sự cho các hộ gia đình, hỗ trợ sử dụng vốn tín dụng của người nông dân. 4. KẾT LUẬN Trong những năm qua, chính sách tín dụng đối với nông nghiệp – nông thôn đã có những đổi mới quan trọng, không ngừng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang ngày càng sôi rộng hiện nay, cùng với cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, nên cấp bách cần tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ hơn nữa góp phần phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn trong bối cảnh mới, đóng góp quan trọng vào thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2025 và năm 2030. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GSO (2016-2022): Số liệu về tình hình phát triển KT-XH hàng tháng và các năm 2016-2022 - Tổng cục Thống kê; truy cập tại địa chỉ: www.gso.gov.vn; truy cập nhiều mục khác nhau; truy cập từ ngày 26/5/2022 đến 26/6/2022 2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020-2022): Một số thông tin trong các báo cáo chuyên môn, bản cứng phát hành trong các hôi nghị, họp báo, các năm 2020 – 2022. 3. VNBA (2018-2022): Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; truy cập tại www.vnba.org.vn: các mục: Thông tin hoạt động các NHTM hội viên hàng, tháng, các năm 2018-2022; truy cập nhiều mục khác nhau; truy cập từ ngày 2653/2022 đến 26/6/2022. 4. SBV (2015- 2022): NHNN Việt Nam truy cập tại www.sbv.gov.vn: Mục tin tức, văn bản quy phạm pháp luật; Các thông tin có liên quan đã được công bố; truy cập nhiều mục khác nhau; truy cập từ ngày 24/5/2022 đến 22/6/2022. --- Thông tin tác giả: TS. Nguyễn Văn Tuấn Khoa tài chính kế toán Trường Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố HCM số 140 Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Q Tân Phú, TP. HCM Email: tuannhs20022001@gmail.com ĐT 0902238239 Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính – Ngân hàng – Kế toán 668
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2