intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách triều Nguyễn - 2

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

143
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chính sách triều Nguyễn: Những điểm đặc biệt của quan chế triều Nguyễn Về quan chế triều Nguyễn có hai giai đoạn gồm: giai đoạn các chúa từ năm 1558 1777 và giai đoạn các vua từ 1802 - 1945. Tháng 11/1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông cho vào làm Trấn thủ Thuận Quảng. Từ đây đến năm 1777 có 9 đời chúa ở Đàng Trong, về danh nghĩa là thuộc quyền nhà Lê, được mệnh danh như một đội quân đi mở cõi. Đất đai mở được đến đâu thì đặt quan cai trị đến đó. Chức quan do...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách triều Nguyễn - 2

  1. Chính sách triều Nguyễn: Những điểm đặc biệt của quan chế triều Nguyễn Về quan chế triều Nguyễn có hai giai đoạn gồm: giai đoạn các chúa từ năm 1558 - 1777 và giai đoạn các vua từ 1802 - 1945. Tháng 11/1558, Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông cho vào làm Trấn thủ Thuận Quảng. Từ đây đến năm 1777 có 9 đời chúa ở Đàng Trong, về danh nghĩa là thuộc quyền nhà Lê, được mệnh danh như một đội quân đi mở cõi. Đất đai mở được đến đâu thì đặt quan cai trị đến đó. Chức quan do các chúa đặt ra chứ không phải do nhà Lê bổ nhiệm nên không có quy chế rõ ràng. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long, tháng 5 xuống chiếu khao thưởng quan quân thủy bộ thăng thụ cho các Thống chế, thống đồn, ch ưởng cơ, cai cơ, cai đội, phó đội, đội trưởng, tham quân, thư ký, tri bạ, cai hợp... đó là những chức quan coi việc quân cơ. Một số trọng thần được phong tước quận công, đặt chức Khâm sai Chưởng tả hữu quân bình tây tướng quân, Đô thống chế tả dinh quân thần sách. Lại đặt các chức Tán lý, Vệ úy, tả hữu cai cơ... đó là những chức quan coi các đạo quân.
  2. Ở các bộ thì xuất hiện chức thiêm sự, Lang trung, Tả hữu tham tri, Hàn lâm viện chế cáo, Hàn lâm viện thị thư, Hàn lâm viện thừa chỉ. Theo Đại Nam thực lục chính biên quốc sử quán triều Nguyễn thì lúc này chính khanh ở lục bộ chưa có danh hiệu Thượng thư. Cai quản các địa phương có Hiệp trấn, trấn thủ, lưu thủ, cai bạ. Bắt đầu đặt hệ thống chín phẩm: từ nhất phẩm đến cửu phẩm cho hai ban văn võ như triều Lê. Lại đặt ra ngũ tước: công, hầu, bá, tử, nam ban cho các tôn thất, trọng thần, những người có công lao đặc biệt trong công cuộc trung hưng bản triều.
  3. Năm 1809, bắt đầu đặt chức Thượng thư 6 bộ. Trước đây, các bộ chưa có Thượng thư mà chỉ có chức tả hữu Thiêm sai, tả hữu thiêm sự, Thị lang. Dưới Thượng thư là chức tả hữu tham tri, tả hữu thị lang rồi xuống các huyện. Bên ngoài thì có tam ti kiểm soát các trấn, ở tỉnh có tổng trấn, xuống dưới tỉnh là tri phủ, tri huyện, tri châu, cai tổng, hội đồng hương xã. Từ Gia Long đến đầu triều Tự Đức, nhà Nguyễn theo lệ tứ bất: đầu triều không đặt tế tướng, thi cử không lấy trạng nguyên, trong cung không lập hoàng hậu, tước vương không phong cho người ngoại tộc. Bảo Đại lên ngôi phá lệ, phong Nguyễn Hữu Thị Lan làm Nam Phương Hoàng hậu. Năm 1862, thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Bộ. Năm 1885, ký hiệp ước Batơnốt đến năm 1888 nước Việt Nam đặt dưới quyền bảo hộ của thực dân Pháp. Đất nước chia làm ba kỳ: Nam kỳ tự trị, Trung kỳ bảo hộ, Bắc kỳ độc lập. Quan lại có hai hệ thống: hệ thống bảo hộ có Toàn quyền, Khâm sứ, Công sứ do thực dân Pháp đặt chức cai trị và chi phối. Hệ thống triều đình: trên hết là vua xuống đến quan chức 6 bộ, ở tỉnh có tổng đốc, bố chính, án sát, lãnh binh, xuống dưới nữa là các quan phủ, huyện, châu, tổng, xã, thôn. Cả hệ thống triều đình đặt dưới quyền kiểm soát nghiêm ngặt của hệ thống bảo hộ. Chính phủ Nam triều lúc
  4. này được mệnh danh là chính phủ bù nhìn. Nhân dân chịu hai tầng áp bức là thực dân và phong kiến. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, chế độ phong kiến trên cả nước chấm dứt, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Đất nước mở ra một trang sử mới. Những khoa thi cuối cùng của nhà Nguyễn Từ Gia Long (1807) đến Khải Định (1919), nhà Nguyễn tổ chức được 42 khoa thi Hương, 39 kỳ đại khoa lấy đỗ 2 bảng nhãn, 9 thám hoa, 547 tiến sĩ và hàng ngàn cử nhân, hàng vạn tú tài đóng góp cho nền giáo dục khoa bảng Việt Nam một thành tích đáng kể. Gia Long lên ngôi, tình hình chính trị xã hội còn rất phức tạp, nhưng việc học hành đã bắt đầu được quan tâm. Tháng 5/1802, bắt đầu bổ nhiệm quan chức học hiệu những vùng trọng yếu ở Bắc Hà. Tháng 9, đặt chức đốc học trấn Bắc thành. Năm 1803, cho dựng nhà Đốc học ở Quốc Tử Giám, lập trường học theo hệ thống từ trấn, phủ, huyện, xã và quy định con em từ 8 tuổi trở lên vào tiểu học rồi đến học sách hiếu kinh, trung kinh; 12 tuổi trở lên học sách Luận ngữ, Mạnh tử rồi tới sách Trung dung, Đại học; 15 tuổi trở lên học Thi, Thư, sau học Dịch, Lễ, Xuân thu, học kèm Chư tử và Sử. Cấp lương tháng cho các quan dạy học.
  5. Năm 1807, định phép thi Hương và thi Hội. Phép thi và danh vị những người thi đỗ vẫn theo quy chế nhà Lê. Gia Long mở được 3 khoa thi Hương vào các năm 1807, 1813 và 1819 lấy đỗ 256 hương cống và hơn 1.000 sinh đồ. Còn thi Hội chưa mở được khoa nào. Minh Mệnh lên ngôi năm 1821, mở Ân khoa thi Hương. Năm 1822, mở Ân khoa thi Hội. Năm 1825, Minh Mệnh xuống chiếu đổi danh sắc. Tr ước, người đỗ thi Hương gọi là hương cống nay đổi là cử nhân, người đỗ sinh đồ nay gọi là tú tài. Nhà Nguyễn theo luật tứ bất: không lấy trạng nguyên, không lập hoàng hậu, không
  6. phong tể tướng, không phong vương cho người ngoại tộc. Trong các khoa thi nhà Nguyễn không có danh hiệu đệ nhất giáp đệ nhất danh. Năm 1829, Minh Mệnh cho lấy thêm danh hiệu phó bảng trong các kỳ thi Hội. Về quyền lợi đãi ngộ không bằng tiến sĩ nhưng việc bổ dụng vẫn được trọng thị. Đến đời Vua Thiệu Trị, cứ 3 năm 1 khoa thi. Các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hương. Các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thi Hội. Thời Tự Đức còn có các khoa thi đặc biệt như năm 1851 vừa thi chính khoa xong lại mở thêm Chế khoa Cát sĩ. Các cử nhân, giám sinh Quốc Tử Giám, các giáo thụ,
  7. huấn đạo ở các phủ, huyện, các tiến sĩ, phó bảng chưa bổ nhiệm, các cử nhân, tú tài đều được dự thi. Khoa thi này khó hơn khoa thi tiến sĩ. Những người đỗ được ân chuẩn, đãi ngộ cao hơn. Năm 1865, lại mở thêm khoa Nhã sĩ, những người đỗ được khắc tên vào bia tiến sĩ. Ân khoa tiến sĩ còn được mở thêm một khoa vào năm 1884 đời vua Kiến Phúc. Sau hiệp ước Patenotre 1884, triều Hàm Nghi, Đồng Khánh không mở được khoa thi nào. Thành Thái lên ngôi, khoa thi tiến sĩ lại được tiến hành đều đặn như thường lệ.
  8. Những năm cuối triều Thành Thái, Duy Tân, những nhà nho nhiệt huyết Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đòi phải đề cao tân học, cải cách khoa cử để đào tạo nhân tài có thực học. Những khoa thi cuối thời Duy Tân bị dư luận phê phán không còn là một khoa thi Nho học đơn thuần vì đã thêm kỳ thi tiếng Pháp và luận quốc ngữ. Những khoa thi dưới triều Khải Định càng bị dư luận phê phán là không hợp thời thế, các nhà khoa
  9. bảng ở giai đoạn này cũng thấy cần phải có một cuộc cải cách thi cử lớn mới mong đáp ứng vai trò kẻ sĩ với thời đại. Khoa thi Hội năm 1919 là khoa thi cuối cùng của lịch sử khoa bảng nước nhà. Từ khoa thi 1075 triều Lý Nhân Tông đến khoa thi 1919 đời Khải Định, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tổ chức được 183 kỳ đại khoa, lấy đỗ 2.898 vị tiến sĩ, trong đó có 47 vị trạng nguyên, 48 bảng nhãn, 75 vị thám hoa, 597 tiến sĩ hoàng giáp, 1.799 vị tam giáp tiến sĩ, 266 vị phó bảng, hàng ngàn hương cống (cử nhân), hàng vạn sinh đồ (tú tài) và không biết bao nhiêu người đỗ nhất, nhị trường làm cho nền văn hiến nước nhà càng thịnh vượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2