intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chú ơi!...

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi ngồi chờ nơi hành lang. Chờ gì tôi cũng không chắc nữa. Tôi chờ chị mang tiền ra để làm thủ tục nhập viện. Và… thực ra tôi chờ chú nhiều hơn. Tôi cứ nhìn trân trân ra đường, không dám quay mặt đi bất cứ hướng nào, tôi sợ sẽ bỏ sót một người qua đường, trong đó có chú. Mỗi lần có người mặc áo xanh phóng qua, tim tôi lại nhảy lung tung trong lồng ngực. Rồi tim chảy nước mắt, không phải chú, dù biết chú cũng mặc áo xanh… Hôm nay thứ bảy, tôi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chú ơi!...

  1. Chú ơi!... TRUYỆN NGẮN CỦA NGÔ THUÝ NGA Tôi ngồi chờ nơi hành lang. Chờ gì tôi cũng không chắc nữa. Tôi chờ chị mang tiền ra để làm thủ tục nhập viện. Và… thực ra tôi chờ chú nhiều hơn. Tôi cứ nhìn trân trân ra đường, không dám quay mặt đi bất cứ hướng nào, tôi sợ sẽ bỏ sót một người qua đường, trong đó có chú. Mỗi lần có người mặc áo xanh phóng qua, tim tôi lại nhảy lung tung trong lồng ngực. Rồi tim chảy nước mắt, không phải chú, dù biết chú cũng mặc áo xanh… Hôm nay thứ bảy, tôi học lớp nghiệp vụ thư ký và quản trị văn phòng cả ngày. Minh nhắn tin hỏi tôi đã đi chưa, Minh đang chờ ở trạm xe buýt, nhớ ngang qua đó đón Minh luôn. Tôi “ok” và gửi vội dòng tin nhắn. Dắt chiếc xe khá nặng một cách khó khăn ra khỏi phòng, nhìn mình lần cuối qua tấm gương treo ở tủ, khoác chiếc ba lô trên lưng và tôi đi. Băng qua ngã tư ở cạnh nhà hàng Sonadezi, một chiếc xe từ trong con hẽm lao ra, tốc độ không quá nhanh. Tôi nằm im bên cạnh chiếc xe choài giữa đường, máu chảy dòng từ chiếc găng tay xuống chân, nhuộm chiếc tất và đôi dày trắng thành màu đỏ. Người đàn ông tuổi trung niên mang chiếc áo màu xanh dựng chiếc xe lên và đỡ tôi ngồi dậy. Máu vẫn chảy ướt nhèm chiếc găng tay và tiếp tục rơi xuống đất. Tôi mở mắt, không thấy đau nhưng máu làm tôi sợ. Người đàn ông rời tôi, lại với chiếc xe của mình, hình như nói gì đó tôi không nghe rõ: “gãy mất cái…”. Tôi hơi choáng, đứng lên rồi lại ngồi thụp xuống đường. Người ấy bảo tôi thôi đứng lên, đừng ngồi đó nữa, xe cộ chạy qua. Tôi làm theo như một cái máy… Người làm thủ tục nhập viện cho tôi – một bệnh viện tư bên mặt đường, có tên là Đa khoa Long Bình, tôi nhớ mang máng, không phải chị mà là anh rể. Ngồi ngoài hành lang khoảng ba mươi phút thì anh đến, giơ cánh tay tôi lên xem qua loa vết thương rồi lại quầy
  2. làm thủ tục. Chị y tá dẫn tôi vào phòng, bảo tôi nằm lên chiếc giường gần đó. Chị nói tí bác sĩ sẽ đến. Tôi gọi cho Minh nhưng nó tắt máy, chắc nó tưởng tôi đã đến nơi nên nhá máy cho nó lại. Tôi nhắn tin, bảo bị tai nạn nên chắc lên lớp muộn hoặc nếu không lên được thì nhớ điểm danh dùm. Thầy bảo vắng quá một buổi sẽ không được thi, mà chủ nhật tuần trước tôi đã nghỉ để thi anh văn rồi. Nó gọi lại, bảo chờ nó, chẳng học hành gì nữa, nó sẽ về liền. Nước mắt tôi chợt lưng tròng, vì lí do gì tôi cũng chẳng rõ nữa, nhưng tôi biết đã nhiều lần mình như thế. Khoảng mười lăm phút trôi qua, chưa thấy bác sĩ tới, chắc còn sớm, vẫn chưa đến giờ hành chánh… Người đàn ông mang áo xanh cúi người mân mê chiếc xe. Chú ngước lên nhìn về phía tôi và bảo trời ơi, sao còn đứng đó, mau đi lại Liên Chi đi, cái trung tâm y tế ngay gần đây này. Người ở đâu mà không biết gì hết thế, làm ở đâu? Tôi cố gắng nói những từ có thể: cháu còn đi học ạ. Chú bảo thôi đi lại đó nhanh đi, chú sẽ lại liền, chỗ Liên Chi ấy, băng qua đường. Chú nổ máy xe tôi và đưa tay lái bảo tôi ngồi lên đi. Chú khoát tay ra hiệu cho tôi bảo đi nhanh. Tôi luống cuống làm theo, lâu lâu lại cố nhìn về phía sau xem có thấy chú không. Đến trước tấm biển có chữ phòng khám đa khoa Liên Chi to tướng, tôi dừng lại. Cổng chỉ mở hé đủ để một người nghiêng mình lọt vào. Tôi cố chui vào phía bên trong, thò tay qua song cửa mở chốt trong bước vào. Không thấy ai cả. Tôi đứng nhìn một lúc, rồi nhìn ra đường xem chú đã tới chưa. Dòng người vẫn chạy qua tấp nập nhưng không thấy chú. Từ bên trong, một anh thanh niên mặc quần đùi bước ra, xua tay bảo tôi đi ra và chốt lại cánh cửa. Tôi ngơ ngác nhìn cánh tay còn chảy máu của mình, chẳng hiểu gì cả. Ra đứng ngoài cổng, chờ thêm một lúc nhưng vẫn không thấy chú. Tôi nhờ chị hàng rong bán đồ ăn sáng bấm nút đề và nổ máy dùm rồi đi đến Đa khoa Long Bình, vì ở đây chỉ có hai trung tâm y tế. Lâu lâu, tôi lại cố ngoảnh về sau tìm chú. Nhưng chú như đang chơi trò trốn tìm giữa dòng người qua lại đông đúc. Đa khoa Long Bình đã ngay trước mặt. Chú bảo vệ chạy lại dắt xe cho tôi và dìu tôi vào phòng. Chị y tá dáng vẻ còn ngái ngủ chìa cho tôi cuốn sổ bảo điền thông tin. Tôi nhìn cánh tay phải còn nhỏ những vệt máu đỏ tươi xuống nền nhà ngần ngại, chị nhìn theo tôi: “được rồi, đọc tên đi”. Tôi cố đọc tên mình bằng giọng miền trung đặc sệt, phải đọc đến lần thứ ba chị y tá mới ghi
  3. xong tên tuổi và bảo tôi đóng tiền. Tôi bối rối khi số tiền lên tới hơn trăm ngàn, ngoài khả năng trả của tôi. Tôi xin lỗi và kêu chị chờ một lúc để tôi gọi người nhà. Chị gái tôi nhấc máy, hỏi gấp gáp ở đâu, và chỉ còn tiếng tút tút ở đầu dây bên kia… Ngồi chờ anh rể lấy thuốc và làm nốt mấy thủ tục xuất viện nơi chiếc ghế ngoài hành lang, mắt tôi vẫn không bỏ sót bất cứ người nào ngoài đường. Những giọt nước mắt ứa ra và bò qua gò má nóng hổi. Thuốc tê dần tan và cảm giác đau bắt đầu gặm nhấm, bén rễ. Tôi nhìn hai ngón tay gần nhau quấn hai dải băng trắng còn run lẩy bẩy của mình, ngậm ngùi. Nhịp tim của tôi như đang đập thình thịch nơi đầu hai ngón tay. Nhức buốt. Những cảnh vật trước mắt tôi nhập nhoạng, lúc tối thui, lúc mờ nhòe. Tôi biết mình đang choáng, có lẽ do máu ra hơi nhiều. Tôi khóc. Vì đau. Nhưng đau vết thương thì ít, mà đau lòng thì nhiều, trong đầu tôi đã nghĩ như vậy. Chú đã lừa tôi. Chú bảo chú sẽ đến, nhưng chẳng thấy chú đâu. Chú làm tôi bị thương, hai vết thương nhớ đời. Hai cái móng tay út và móng tay kế đó của tôi bị gắp ra khỏi ngón tay. Đau kinh khủng. Và chú đã làm vết thương tinh thần trong tôi rộng thêm ra. Đau nhói. Sao chú lại như thế? Chú là người lớn, sao chú không giữ lời? Chú gạt cháu, nhưng tại sao chứ? Sao chú không đến? Dù chỉ ghé lại một chút thôi, rồi chú đi, cho cháu thêm phút ấm lòng. Nhưng ước muốn nhỏ nhoi ấy nào chú có nghe? Sao người ta có thể vô tâm đến thế? Tôi đứng trước mặt với cánh tay máu còn chảy ròng cùng dòng nước mặn chát nơi vành mắt, vậy mà người ta còn nỡ xua tay đuổi tôi đi. Tôi không đủ tội thương để làm tình người rung cảm ư? Họ không ân cần dìu tôi vào băng bó thì cũng mở cho tôi cánh cổng để tự bước vào chứ. Sao cũng lại đóng luôn và quay lưng với tôi. Thế bị thương như thế nào mới được trung tâm y tế rộng cửa đón vào? Tôi không hiểu, không hiểu gì cả. Dòng nước mắt lại chảy dài cùng cái lắc đầu chua chát. Tôi nằm trên giường bệnh chờ thêm một lúc nữa thì bác sĩ bước vào. Xem qua cánh tay của tôi, bác sĩ quay sang lấy một số dụng cụ bỏ vào khay và đẩy chiếc bàn lại cạnh giường. Tôi nhìn thấy dao kéo, một ống kim tiêm, bông băng và một số chai lọ, có cả màu trắng và cả màu vàng sậm, chắc là nước rửa vết thương và sát trùng. Bác sĩ bảo tôi chịu khó một chút, đầu ngón tay là đau lắm. Tôi gật đầu, “dạ” tiếng yếu ớt và nhắm chặt
  4. đôi mắt. Hai hàm răng cắn vào môi khi bác sĩ chích mũi thuốc tê lần lượt vào hai ngón tay đang rỉ máu. Mắt tôi vẫn nhắm nghiền, cảm nhận cái đau thấm dần, tan loãng trong hai liều thuốc tê. Bác sĩ lần lượt bóc hai cái móng tay bị lật lên khi chiếc xe của chú đâm vào tôi ra khỏi hai ngón tay cứng đờ trên khay cùng với một số dụng cụ. Xong rồi bác sĩ khâu lại vết thương, tôi nghe anh rể kể lại khi đứng ngoài nhìn vào, còn lúc đó, đôi mắt tôi vẫn nhắm nghiền không dám mở. Người mặc chiếc blu trắng kia bảo tôi ngồi dậy được rồi, xong rồi đấy. Tôi mở mắt, nhăn nhó và cố ngồi dậy. Thú thật tôi muốn nằm lại thêm lúc nữa, tôi thấy đầu choáng váng, đau, và tưởng như không dậy nổi. Nhưng tôi biết phải ngồi dậy và ra khỏi đây thôi, để nhường chỗ cho những người khác. Anh rể vào dìu tôi ra ngồi ở hành lang, chờ anh vào lấy thuốc và làm thủ tục xuất viện. Tôi ngồi và cố bình thường, không để gương mặt nhăn nhó một cách khó coi. Mở mắt và tôi thấy mình đang nằm trên một chiếc giường lạ, chiếc kim găm vào tay nối đường ống dẫn đến một bình nước treo lửng ở chân giường. Minh chồm lại trước mặt tôi: “Tỉnh rồi hả? Bà làm tôi sợ hết hồn. Cái ông bác sĩ mắc dịch kia cứ đuổi tôi đi, không cho tôi lại gần bà”. Tôi thấy mắt Minh ngấn nước. Cái con này, lại khóc nhè. Minh kể lại khi nó về tới nhà, tôi đang nằm bẹp trên chiếc giường, mê mệt. Chị tôi đang bận cho cháu ăn nên cũng chẳng còn thời gian ngó ngàng tới tôi. Nó chạy đi mua bịch sữa đậu nành vì biết tôi chỉ uống được duy nhất loại sữa ấy. Khi quay lại, nó lay người tôi mãi mà chẳng thấy nhúc nhích, sợ quá nó gọi chị, và chị gọi anh. Anh cõng tôi qua nhà bác sĩ tư gần đó. Bác sĩ cho tôi chuyền nước. Minh nói tôi lên cơn co giật, mặt tái bợt. Chắc tại tôi mất nhiều máu, với lại chắc thuốc tê đã hết nên tôi đau quá thôi. Nó hỏi tôi “bị thế mà sao không gọi về cho ai đó, còn một mình đi đến trung tâm y tế, đúng là liều”. Nó lại cười, cười buồn khi nghe xong cái suy nghĩ quá ngây thơ của tôi. Tôi cứ tưởng không sao. Vì lúc mới bị té, tôi không hề thấy đau, chỉ thấy sợ vì thấy máu chảy. Thú thật lúc đó tôi còn nghĩ sẽ vào băng vết thương xong rồi đi học tiếp, vì sợ bị cấm thi. Tôi không nghĩ vết thương lại đau đến thế. Và bây giờ…cả tôi và Minh đều phải bỏ luôn lớp nghiệp vụ ấy, vì nghỉ quá số buổi cho phép. Tôi chỉ tội cho Minh, vì tôi mà bỏ oan luôn lớp học. Minh xua tay mắng tôi: Bà này, ngây. Kệ người ta.
  5. Tôi nằm cheo queo một mình trong căn phòng vắng. Người mệt lử và đôi mắt ráo hoảnh vì mấy đêm mất ngủ và…khóc hơi nhiều. Minh về rồi, tôi tưởng như không còn ai quanh mình nữa, vắng hiu. Chị bận với đứa cháu nhỏ nên chẳng sang phòng tôi được để hỏi han và xem tôi thế nào. Đứa em gái và con bạn cùng phòng đi tối ngày, về phòng rồi lại đi. Cũng chẳng có thời gian trống mà ngó ngàng tới tôi. Nước mắt tôi lại tự ứa khi con bạn véo von những câu hát tự chế như đọc ráp. Tôi lại thấy mình như một tù nhân bị khóa trái trong phòng. Em gái tôi và con bạn bảo rằng như thế kẻo tôi lại đi lang thang rồi không biết đường đâu mà tìm, mệt. Tôi gật đầu và “ừ”, nghẹn ngào trong cổ. Tôi nghe như cồn cào trong bụng sau một lúc uống mấy viên thuốc kháng sinh và giảm đau đắng nghét. Nghĩ lại thấy mình liều, chưa ăn gì mà uống thuốc. Con gấu bông nhìn tôi tội nghiệp. Đôi mắt tròn xoe chẳng buồn nhấp nháy lấy một lần. Tôi cũng thì thầm: mày nhìn gì đấy? Ừ. Cô chủ của mày thế đấy. Nó lại nhìn tôi trân trân, mặt buồn buồn, chắc lại bảo tôi đừng khóc đấy mà, hay bảo tôi đừng cười như thế, thà cứ lặng im còn hơn. Chuông điện thoại reo, dòng tin nhắn của con Minh: “Bà ăn cơm chưa? Hay lại nhịn đói uống thuốc đấy? Hại dạ dày lắm. Bọn nó lại khóa bà trong phòng hả? Bà gọi chị hàng xóm mở cửa cho hoặc nhờ họ đi mua cơm dùm nhé. Ăn cho mau khỏe, còn đi thi học kỳ nữa, còn hơn một tuần nữa thôi. Thế hai hôm nay ai tắm và gội đầu cho bà? Tôi bận quá nên chẳng lên với bà được”. Dòng chữ mờ nhòe trước mắt tôi. Tôi không nhắn lại, chỉ tự nói nói cho mình nghe, và cả con gấu bông nghe nữa. Hai hôm nay tôi tự tắm và gội đầu bằng một tay. Tôi uống mấy bịch sữa hôm bà mua chưa hết và uống thuốc. Tôi không ngủ được vì tay nhức quá. Tôi muốn gọi về nhà nhưng rồi không dám, sợ bố mẹ lo. Tôi muốn đi lang thang nhưng cửa khóa mất rồi. Tôi giở trang nhật ký viết nguệch ngoạc những dòng chữ bằng tay trái cho quen để vài hôm đi thi còn viết. Tôi nhớ bà lắm. Sống mũi tôi cay xè khi Minh dắt tôi vào nhà tắm, gội đầu, kỳ cọ, và dội những gáo nước mát lạnh chạy dài sống lưng. Lần đầu tiên trong đời có người khác tắm gội cho tôi. Lau nhẹ nhàng lên khuôn mặt ngấn nước, Minh mỉm cười: bà hâm, chưa ai tắm cho bà à? Lần đầu tiên tôi tắm cho người khác đấy nhé. Tôi cười theo. Hạnh phúc ngỡ ngàng tan chảy trong những mạch máu nhỏ và xoa dịu sự nhức buốt nơi hai đầu ngón tay của tôi. Tôi
  6. bỗng muốn nhốt thời gian vào cái túi ba gang của người em trong Cây khế. Tôi muốn níu giữ giây phút ấy bằng tất cả chút sức lực còn lại. Tôi biết rằng chỉ có Minh mới thật lòng thương tôi, lo lắng cho tôi. Chị tôi, em gái tôi, bạn cùng phòng tôi chẳng bao giờ trao cho tôi những cử chỉ như thế. Và tôi biết rằng, tôi sẽ tự trao nó cho mình. Rồi vết thương của tôi cũng sẽ dần lành lại. Đã mấy ngày mưa dầm dề. Tôi mở cửa sổ, nằm nghe mưa rơi và cố đếm số giọt lộp bộp trên mái nhà. Số giọt nước lên đến hàng nghìn rồi lại quay về con số không khi tôi vô tình để mưa rớt vào mắt. Bắt đầu lại và tôi lại đếm, và lại quay về con số không. Cho đến khi mệt nhoài, tôi không còn đếm được nữa. Con gấu bông không thèm nhìn tôi, nhìn trân trân lên nền nhà. Tôi lại nghĩ đến chú. Tôi luôn nghĩ về chú. Luôn tự hỏi mình tại sao chú không đến? Ở nơi nào đó chú có nghe không? Tôi lại mong sẽ có phép thần kỳ, bằng một cách thần kỳ nào đó, chú biết được số điện thoại của tôi và gọi điện hỏi thăm tôi. Tôi cũng không hiểu tại sao cứ phải biện minh cho chú khi người ta hỏi. Khi thấy tay tôi quấn băng, người ta ít hỏi xem tôi có đau không, đã đỡ chưa. Người ta quan tâm nhiều hơn đến chú, người ta hỏi thế chú không đưa tôi vào bệnh viện à. Người ta hỏi tôi có nhớ biển số xe của chú không…và rất nhiều những câu hỏi đâu đâu mà tôi không hề muốn trả lời. Tôi quay sang ôm gấu bông thầm thì hỏi nhỏ. Lặng thinh. Nó chẳng thèm nói. Tôi quay ra cửa sổ hỏi vu vơ cơn mưa lãng đãng ngoài trời. Ướt cả một góc phòng và một góc tim mà mưa vẫn cứ thế… Và chú ơi, chú có đến không? Chú không nói. Gấu bông cũng không nói. Mưa cũng không nói. Cứ rơi hoài. Tôi lại mông lung nghĩ đến kỳ thi học kỳ sắp tới. Tôi nhìn bàn tay phải rồi lại vô thức nhìn sang tay trái. Bên khung cửa sổ, những hạt mưa vẫn rớt đều, vội vã…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2