intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa tiểu đường bằng tụy lợn

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

109
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tụy (lá lách) của lợn một cái nấu với 50 g râu ngô, mỗi ngày một thang, ăn tụy, uống nước. Một liệu trình kéo dài 10 ngày. Một số món ăn khác từ tụy lợn (heo) có thể hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Canh tụy hạt sen: Tụy heo 200 g, thịt nạc heo 50 g, hạt sen tươi 50 hạt. Tụy và thịt thái nhỏ trộn gia vị để ngấm. Hạt sen tươi bóc vỏ bỏ tâm cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ. Cho thịt, tụy vào nước nấu sen đang sôi....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa tiểu đường bằng tụy lợn

  1. Chữa tiểu đường bằng tụy lợn Tụy (lá lách) của lợn một cái nấu với 50 g râu ngô, mỗi ngày một thang, ăn tụy, uống nước. Một liệu trình kéo dài 10 ngày. Một số món ăn khác từ tụy lợn (heo) có thể hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Canh tụy hạt sen: Tụy heo 200 g, thịt nạc heo 50 g, hạt sen tươi 50 hạt. Tụy và thịt thái nhỏ trộn gia vị để ngấm. Hạt sen tươi bóc vỏ bỏ tâm cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ. Cho thịt, tụy vào nước nấu sen đang sôi. Nấu chín, ăn cái uống nước. Tụy heo bột sắn dây: Tụy heo 1 cái, bột sắn dây 100 g. Nấu nước tụy heo để nấu bột sắn dây. Ăn ngày 2 lần. Ăn hằng ngày, liều lượng tùy ý. Tụy heo mạch nha:
  2. Tụy heo khoảng 150 g, mạch nha 300 g. Thêm nước nấu, uống nước ăn cái. Ngày 2 lần. Tụy heo hoài sơn, ý dĩ: Tụy heo 1 cái, hoài sơn 120 g, ý dĩ 30 g, hoàng kỳ 60 g. Nấu 3 vị thuốc lọc lấy nước bỏ bã rồi cho tụy vào nấu nhừ, ăn cái uống nước. Cháo tụy heo, củ cải tươi: Tụy 1 cái thái nhỏ xào tái trước. Củ cải tươi 250 g, gạo 100 g. Nấu cháo củ cải nhừ rồi cho tụy vào nấu sôi lại để ăn nóng. Có thể xào tụy với hẹ hoặc rau khoai, rau cần, rau muống, mướp đắng, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ, cà rốt, cà chua, bí ngô (bí đỏ), bí đao (cả vỏ xanh), măng tươi (đã luộc kỹ). Chữa bệnh đái tháo đường theo y học cổ truyền Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa - một trong những căn bệnh thuộc nhóm bệnh của thời đại (tiểu đường, tim mạch, béo phì...). Bệnh đái tháo đường đã có từ rất lâu, nhưng gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, bởi liên quan đến chế độ dinh dưỡng và lối sống... Do đâu mắc bệnh?
  3. Về phương diện Tây y, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không làm lây lan cho người khác; xảy ra do cơ thể không sản xuất ra insulin, hoặc do cơ thể sản xuất không đủ insulin, cơ thể kháng insulin. Sự rối loạn chuyển hóa đường làm cho lượng đường trong máu (đường huyết) tăng cao, kéo dài, đến một lúc nào đó sẽ xuất hiện đường trong nước tiểu (đường niệu). Insulin là một loại nội tiết tố được sản xuất ra từ tuyến tụy, nó có chức năng điều hòa lượng đường huyết cho cơ thể. Ở bài này, chúng tôi đề cập bệnh ĐTĐ theo quan niệm của y học cổ truyền (YHCT). Về phương diện Đông y, theo lương y Nguyễn Công Đức (khoa YHCT - Đại học Y Dược TP.HCM), với những triệu chứng ăn nhiều, khát nước, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân... là bệnh thuộc chứng "tiêu khát". Trong sách cổ Tố vấn chương kỳ bệnh luận có ghi: "Ăn nhiều chất béo, chất ngọt sinh mập. Chất béo sinh nội nhiệt, chất ngọt gây trung mãn, khí trào lên mà sinh chứng tiêu khát". Trong Ngoại đài bí yếu có nói: "Khát mà uống nhiều nước, tiểu nhiều... đều là bệnh tiêu khát". Còn trong Chương tiêu khát đề cập: "Chứng tiêu khát là do thận hư, nước tiểu ngọt".
  4. Ngoài ra, YHCT cũng đề cập đến nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ là do thần chí thất điều (yếu tố stress), như do "Can khí uất kết, uất trệ sinh nhiệt hóa táo thương âm... sinh ra miệng khát, uống nước nhiều, hay đói". Tóm lại, theo phương diện YHCT, nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ chủ yếu là do: bẩm thụ âm hư, ăn uống không điều độ hoặc do tình chí rối loạn. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền trong gia đình cũng được lưu ý... Triệu chứng biểu hiện thường gặp của bệnh ĐTĐ là: uống nhiều, tiểu nhiều, luôn có cảm giác đói, người mệt mỏi, mờ mắt, sụt cân... ĐTĐ có thể gây ra các biến chứng nặng nề lên tim mạch, mạch máu, thần kinh, thận, mắt... Để chẩn đoán chính xác bệnh cần dựa vào những xét nghiệm như đường huyết lúc đói; đường huyết sau 2 giờ ăn uống... Chữa trị theo quan niệm YHCT và theo kinh nghiệm dân gian Theo lương y Nguyễn Công Đức, trong phạm vi chứng "tiêu khát" của Đông y, có những kinh nghiệm từ dân gian và bài thuốc cổ phương YHCT về chữa trị bệnh ĐTĐ rất hay. Về kinh nghiệm dân gian, có những phương cách chữa như:
  5. -dùng 200gr cây lô hội (nha đam - Aloe Vera) tươi, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ gai, ép nát, thêm vào 200ml nước chín, rồi ép lấy nước cốt uống, hoặc xay bằng máy xay sinh tố để tủ lạnh uống cả ngày; -có thể dùng 500gr cây đậu bắp tươi (hoặc 100gr nếu dạng khô), thái nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn lại 1 lít, để uống trong ngày; -hoặc dùng trái trâm chín bóc bỏ vỏ, phơi khô, giã nát. Mỗi ngày lấy 100gr nấu nước để uống cả; -hằng ngày dùng 200gr nấm bào ngư nấu nước để uống; - lấy 30gr hoa đậu ván trắng và 30gr mộc nhĩ đen (mấm mèo) phơi khô giòn (hay sấy khô), tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 10gr bột (2 muỗng cà phê) pha với nước chín, ngày dùng 3 lần; -dùng dây khổ qua, ô rô, lô hội, mỗi thứ 20gr đem nấu nước để uống trong ngày; -dùng 1kg hạt me chín cho vào chảo (loại chảo gang) đổ ngập nước đun đến chín, tiếp tục đun cho cạn nước, rồi sao cho khô, vàng thơm, để nguội, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 10gr với nước chín (ngày dùng 3 lần trước bữa ăn);
  6. -lấy 7 quả táo đỏ và 7 con kén tằm nấu với 1 lít nước, nấu cho chín nhừ, rồi lấy nước để dùng trong ngày; -dùng 60gr cọng rau muống và 30gr râu bắp, rửa sạch nấu nước uống; đem nửa ký rau cần tây rửa sạch, giã nát, thêm vào 200ml nước chín, vắt lấy nước cốt để uống cả ngày; -dùng 200gr rau cải soong, 20gr nấm mèo và 15gr kê nội kim, đem nấu nước để uống cả ngày; -dùng 100gr lá ổi non còn tươi nấu nước uống cả ngày; mỗi ngày ăn 300gr đậu đũa luộc, đồng thời giảm bớt lượng cơm... Về bài thuốc thuốc cổ phương chữa bệnh ĐTĐ, YHCT có bài "Lục vị gia giảm". Bài này gồm những vị thuốc như: sinh địa, hoài sơn (mỗi vị 50gr), đơn bì, bạch linh, trạch tả (mỗi vị 12gr), sơn thù (16gr), gia sinh huỳnh kỳ, cát căn, thiên hoa phấn (mỗi vị 20gr). Đem sắc uống cả ngày. Nếu âm hư cực thịnh (khát nước, uống nhiều, môi khô, họng khô, người gầy, da khô, lưỡi đỏ, khó ngủ...) thì gia thêm các vị: ngũ vị tử, thiên môn, mạch môn (mỗi vị 16gr). Sắc uống nóng.
  7. Phần lớn bệnh TĐT là ở týp 2 (chiếm từ 85% - 90% trong số bệnh nhân ĐTD) - mà nguyên nhân của bệnh ở thể này đa số là do chế độ dinh dưỡng và do lối sống làm cho cơ thể béo phì dẫn đến mắc bệnh ĐTĐ. Chính vì vậy, để phòng ngừa mắc bệnh ĐTĐ, các bác sĩ khuyên cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp, siêng năng vận động. Về phương diện Đông y, thì khuyên, làm việc, nghỉ ngơi điều độ, không để cho cơ thể mệt nhọc quá sức, tạo cho mình một cuộc sống thoải mái về thể xác và tinh thần, tránh lo nghĩ, buồn bực, tức giận, sợ hãi; bên cạnh đó, năng tập dưỡng sinh, thư giãn, đi bộ, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày chừng 30 phút...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2