intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng khoán hóa nợ xấu – Biện pháp xử lý nợ của tương lai

Chia sẻ: Nguyen Van Tho | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

97
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chứng khoán hóa nợ xấu – Biện pháp xử lý nợ của tương lai" đề cập đến biện pháp xử lý nợ hiện đại, tuy chưa áp dụng ở Việt Nam nhưng có tiềm năng và khả thi. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng khoán hóa nợ xấu – Biện pháp xử lý nợ của tương lai

Chứng khoán hóa nợ xấu – Biện pháp xử lý nợ của tương lai<br /> <br /> ThS. Nguyễn Văn Thọ ­ VietcomBank<br /> Ths. Nguyễn Ngọc Linh – BaovietBank<br /> <br /> Chứng khoán hóa là nghiệp vụ đã được áp dụng từ đầu thập niên 1970 trên thị trường  <br /> chứng khoán các quốc gia phát triển trên thế giới và đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên <br /> tại Việt Nam, đây vẫn là một khái niệm mới, đặc biệt, việc chứng khoán hóa các khoản  <br /> nợ xấu để xử lý thì gần như chưa được đề cập. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam  <br /> nói chung và thị  trường chứng khoán nói riêng, việc áp dụng chứng khoán hóa và chứng  <br /> khoán hóa nợ xấu để xử lý chưa thực hiện được tại Việt Nam. Dù vây, cùng với sự  phát  <br /> triển  ổn định của kinh tế  vi mô và vững chắc của thị  trường chứng khoán, việc chứng  <br /> khóa hóa các khoản nợ xấu để xử lý là một biện pháp cần được tính đến trong tương lai.<br /> <br /> 1. Khái niệm nội dung chứng khoán hóa<br /> <br /> 1.1.  Thế nào là chứng khoán hóa<br /> Chứng khoán hóa (chuyển thành chứng khoán) là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các <br /> tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập cao bằng tiền trong tương lai như các  <br /> khoản phải thu, các khoản nợ chuyển đổi thành trái phiếu, hay gọi chung là chứng khoán  <br /> và đưa ra giao dịch trên thị trường. Nói cách khác, chứng khoán hóa là việc chuyển các thể <br /> thức tín dụng thành thể thức chứng khoán, phát hành trong công chúng tạo điều kiện thuận <br /> lợi cho việc mua bán của các nhà đầu tư.<br /> Thông thường kỹ  thuật chứng khoán hóa được thực hiện trên hai nhóm tài sản chủ <br /> yếu: (1) các khoản vay được thế  chấp bằng bất động sản và (2) các tài sản tài chính  <br /> không được thế  chấp bằng bất động sản; và từ  đó hình thành tương  ứng hai loại chứng <br /> khoán:<br /> ­ Chứng khoán dựa trên thế  chấp bất động sản (Mortgage backed securities)  <br /> được hình thành từ  chuyển đổi các khoản vay có tài sản thế  chấp, khi đó công ty phát  <br /> hành, chủ nợ thứ nhất, sẽ chuyển giao toàn bộ  giấy tờ thế  chấp cho nhà đầu tư  mua trái <br /> phiếu này. Loại trái phiếu này tuy có độ  an toàn cao hơn, vì có vật đảm bảo khoản vay, <br /> nhưng lãi suất lại thấp hơn so với chứng khoán tài sản tài chính. Thực chất với những trái <br /> phiếu gắn liền với tài sản thế chấp này thì có đủ  điều kiện để xem đó là một thương vụ <br /> bán tài sản. Người bán không còn chịu rủi ro thua lỗ từ số tài sản sau khi đã chuyển đổi và <br /> không phải chịu trách nhiệm với người mua vì người vay bị vỡ nợ hay có sự  thay đổi giá <br /> thị trường về tài sản đó.  <br /> ­ Chứng khoán tài sản tài chính (Asset backed securities­ ABS)  được hình thành từ <br /> việc chuyển đổi các khoản phải thu, như phải thu từ tín dụng, từ cho vay mua ô tô, vay để <br /> xây nhà, để  tiêu dùng cho gia đình...Ngân hàng hay những tổ  chức cho vay sẽ  chuyển  <br /> những khoản phải thu này thành trái phiếu, bán cho các nhà đầu tư để thu về nhanh chóng <br /> các khoản nợ  đó. Về  phía các nhà đầu tư, khi cầm chứng khoán này trong tay họ  sẽ  trở <br /> <br /> Bài luận 3 Page 1<br /> thành chủ  nợ  mới và có quyền đòi cả  gốc và lãi khi giấy nợ  đã đến hạn. Tuy nhiên với  <br /> những khoản nợ không có tài sản thế chấp thì độ rủi ro khi cầm chứng khoán rất cao vì có  <br /> thể sẽ không đòi lại được khoản nợ này. <br /> 1.2. Đặc điểm của chứng khoán hóa<br /> <br /> Quá trình chứng khoán hóa là một tập hợp các tài sản có tính chất tương đồng, có  <br /> tính thanh khoản thấp, có khả năng tạo ra dòng tiền, và phát hành các quyền đòi nợ trên cơ <br /> sở các dòng tiền đó dưới các dạng chứng khoán. Chứng khoán hóacó một số đặc điểm sau  <br /> đây:<br /> <br /> ­ Chứng khoán hóalà một quá trình tập hợp và phân tách; là quá trình tái cấu trúc một  <br /> thực thể thống nhất. Các tài sản được chứng khoán hóa trước tiên phải được tập hợp lại  <br /> thành nhóm theo dòng tiền mà tập hợp tài sản này tạo ra. Sau đó, người ta chia nhỏ giá trị <br /> của tập hợp dòng tiền này thành các chứng khoán theo những mệnh giá nhất định bán  <br /> được trên thị trường.<br /> ­ Chứng khoán hóalà một quá trình tạo thêm các chứng khoán cho thị trường.<br /> ­ Các chứng khoán được phát hành ra có thể  được đảm bảo bằng một tài sản thực <br /> (tài sản thế  chấp), ví dụ  như  trường hợp chứng khoán hoá các khoản cho vay thế  chấp, <br /> hoặc không được bảo đảm bằng một tài sản thực ­ trong trường hợp chứng khoán hoá các  <br /> khoản phải thu.<br /> 1.3. Vai trò của chứng khoán hóa<br /> Có 4 loại chủ  thể  kinh tế chủ  yếu liên quan đến quá trình chứng khoán hóa, đó là:  <br /> người thế  chấp và đi vay, tổ  chức tập hợp và đóng gói tài sản thế  chấp rồi phát hành  <br /> chứng khoán, nhà đầu tư  mua bán chứng khoán, và tổ  chức tín dụng cho vay. Với 4 loại  <br /> chủ thể kinh tế thay vì 2 loại là người thế chấp ­ đi vay và tổ chức tín dụng cho vay, rủi ro  <br /> được chuyển từ tổ chức tài chính sang nhà đầu tư trái phiếu đảm bảo bằng tài sản. Việc  <br /> gộp nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau vào một tập hợp cũng là một hình thức phân tán <br /> rủi ro. Vì thế, đã có cách gọi các trung gian tài chính tham gia vào chứng khoán hóa là <br /> những người tạo ra và phân tán rủi ro. Hai loại chủ thể  kinh tế trung gian giữa người đi <br /> vay và tổ chức tín dụng cho vay đóng vai trò trung gian­môi giới, nên giúp cho người vay <br /> và tổ chức tín dụng dễ “gặp nhau” hơn. Ngoài ra, chứng khoán hóa còn giúp giảm chi phí <br /> huy động tài chính. Dù người đi vay có mức xếp hạng tín nhiệm không cao nhưng với tài <br /> sản đem thế  chấp tốt thì chứng khoán đảm bảo bằng tài sản này vẫn có thể  được xếp <br /> hạng tín nhiệm cao và dễ  bán. Chính vì thế, chứng khoán hóa tạo thuận lợi cho việc vay <br /> và cho vay có thế chấp.<br /> 2. Chứng khoán hóa để xử lý nợ xấu tại Việt Nam<br /> 2.1. Thế nào là chứng khoán hóa để xử lý nợ xấu<br /> Hiện nay, có nhiều quan điểm về  chứng khoán hóa để  xử  lý nợ  xấu. Nếu xét theo  <br /> quan điểm chứng khoán hóa đã nêu tại phần 1 thì chứng khoán hóa nợ  xấu chứng khoán <br /> hóa nợ  xấu là một phương cách/kỹ  thuật chuyển hóa các khoản nợ  thành các loại trái  <br /> phiếu hoặc cổ phiếu khác nhau và các chứng khoán này có thể được bảo đảm bằng những  <br /> Bài luận 3 Page 2<br /> tài sản thế chấp hoặc một định chế  tài chính uy tín hoặc cơ  quan nào đó của Chính phủ,  <br /> được đóng gói và bán (đấu giá) trên thị trường.<br /> <br /> Quan điểm thứ  hai cho rằng việc chứng khoán hóa nợ  xấu là việc chuyển hoá các  <br /> khoản nợ, biến nó thành cổ phần. Biện pháp này chính là biện pháp chuyển nợ thành vốn  <br /> góp, chủ nợ là các TCTD sẽ thực hiện việc chuyển khoản nợ của mình thành vốn góp vào  <br /> doanh nghiệp, khi khoản nợ đã được chuyển thành cổ phần, thì có thể tìm nhà đầu tư, đối  <br /> tác mua lại nợ với một tỉ lệ sở hữu, chi phối để  các nhà đầu tư, đối tác mới có thể  tiếp  <br /> cận và tái cấu trúc doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp.<br /> <br /> 2.2. Thực trạng hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu tại Việt Nam<br /> 2.2.1. Mô hình chứng khoán nợ xấu tại Việt Nam<br /> Để  thực hiện chứng khoán hóa nợ  xấu, Việt Nam có thể  áp dụng 2 mô hình như <br /> sau:<br /> o Mô hình 1:  Chuyển khoản nợ  xấu thành trái phiếu, và thực hiện bán trên thị <br /> trường chứng khoán để xử lý nợ: Việc chứng khoán hóa nợ xấu này đã được áp dụng với <br /> VN cách đây gần 20 năm. Đó là trường hợp VN đã thông qua việc giải quyết nợ với Câu  <br /> lạc bộ  London vào cuối năm 1997. Các khoản nợ  thương mại của VN không thanh toán  <br /> theo đó đã được các chủ  nợ trong Câu lạc bộ  London đồng ý chuyển thành mấy loại trái  <br /> phiếu – trái phiếu nợ gốc mới, trái phiếu nợ lãi mới… Các chủ nợ cũ nhận các trái phiếu <br /> mới này và họ có quyền mua bán trên thị trường trái phiếu quốc tế.<br /> Chi tiết các giai đoạn của Mô hình 1 có thể mô tả như sau:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> - Bước 1: Các TCTD có nợ  xấu sẽ  thực hiện việc chuyển nợ xấu thành trái phiếu,  <br /> căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm hiện tại của khoản nợ<br /> <br /> - Bước 2: TCTD sẽ  bán trái phiếu đã được chuyển đổi từ  khoản nợ  xấu như  một <br /> sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán để giao dịch <br /> <br /> - Bước 3: TCTD sau khi bán được trái phiếu chuyển đổi sẽ thu hồi nợ xấu, các chủ <br /> nợ  mới (nhà đầu tư đã mua trái phiếu chuyển đổi) sẽ  tham gia tái cấu trúc lạidoanh đang  <br /> gặp khó khăn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bài luận 3 Page 3<br /> - Bước 4:Chủ nợ mới sau khi đầu tư  thêm vốn và tham gia vào quá trình tái cấu trúc  <br /> lại doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn đầu tư bằng cách bán lại trái phiếu đang sở hữu hoặc thu  <br /> hồi từ tiền chi trả cổ tức từ hoạt động kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.<br /> <br /> Trên thực tế, việc thực hiện chứng khoán hóa tại Việt Nam theo Mô hình 1 đã từng  <br /> được thực hiện, tuy nhiên, quá trình xử  lý chỉ  dừng lại  ở  Bước 1. Hai trường hợp điển  <br /> hình nhắc đến  ở đây là trường hợp hoán đổi nợ của Công ty Vinashin thành trái phiếu và <br /> việc bán nợ xấu cho VAMC để nhận trái phiếu.<br /> Đối với trường hợp của Vinashin, hai tổ chức nữa nhận trách nhiệm xử  lý nợ  xấu <br /> của Vinashin là DATC và Vinalines. Đến thời điểm hiện nay, DATC đã cơ  cấu được  <br /> khoản nợ  với tổng giá trị  13.152 tỉ  đồng của Vinashin (cả  nợ  gốc lẫn lãi) theo hình thức <br /> chuyển  đổi thành  trái  phiếu. Khoản nợ  13.084 tỉ   đồng còn lại dự  kiến sẽ  thực hiện  <br /> chuyển đổi xong trong năm 2014. Vinalines cũng đang có dự  kiến chuyển đổi số  nợ  của  <br /> Vinashin thành trái phiếu.Như  vậy, thay vì phải trả  nợ, Vinashin đã chuyển số  nợ  sang  <br /> DATC, một đơn vị trung gian nhiệm vụ xử lý nợ ở các doanh nghiệp nhà nước của Chính <br /> phủ. Chuyển nợ cho DATC cũng đồng nghĩa, Chính Phủ lại phải chịu trách nhiệm trả nợ.<br /> Đối với trường hợp bán nợ  xấu cho VAMC, các TCTD sẽ  nhận lại trái phiếu đặc <br /> biệt do VAMC phát hành trong thời gian 5 năm. Các TCTD sẽ dùng trái phiếu đặc biệt này <br /> để  vay vốn tái chiết khấu từ  NHNN để  khơi thông vốn đọng trong nợ  xấu. Thực chất,  <br /> việc bán nợ  cho VAMC không giải quyết triệt để  nợ  xấu, do các TCTD vẫn phải chịu <br /> trách nhiệm thu hồi khoản nợ xấu đã bán, và VAMC cũng chưa có kế hoạch để tái cơ cấu  <br /> lại các doanh nghiệp đã mua.<br /> Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng của nền kinh tế, có nhiều lý do khiến Mô hình <br /> 1 khó có thể thực hiện được tại Việt Nam hiện tại, bao gồm:<br /> (i) Chưa có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc chứng khoán hóa để xử lý  <br /> nợ xấu<br /> (ii) Thời gian xử  lý thu hồi vốn của ngân hàng sẽ  kéo dài và qua nhiều thủ  tục phức  <br /> tạp<br /> (iii) Khó tìm được khách hàng mua trái phiếu được chuyển đổi từ  một doanh nghiệp  <br /> đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh bởi các nhà đầu tư  khi quyết định đầu tư <br /> mua sản phẩm trên thị trường chứng khoán luôn luôn quan tâm đến khả năng sinh lời và tỷ <br /> lệ  thu hồi vốn vay. Như  vậy, kết thúc quá trình chứng khoán hóa nợ  xấu thì ngân hàng  <br /> không bán được trái phiếu để thu hồi vốn, và doanh nghiệp giả sử trong trường hợp ngân <br /> háng bán được hết trái phiếu cũng không có vốn để khôi phục lại hoạt động kinh doanh và  <br /> trái phiếu của các nhà đầu tư đã bỏ tiền để mua cũng không có giá trị.<br /> <br /> o Mô hình 2: Chuyển nợ thành vốn góp, sau đó trực tiếp quản lý hoặc thuê người <br /> quản lý, sau một thời gian doanh nghiệp hoạt động trở  lại thì phát hành cổ  phiếu thông <br /> qua thị trường chứng khoán để thu hồi vốn.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bài luận 3 Page 4<br /> ­ Bước 1:  Các TCTD thay vì thu hồi tiền nợ  đã cho doanh nghiệp vay, họ  sẽ  lấy <br /> khoản nợ phải thu đó để “mua” chính cổ phần của doanh nghiệp từ chủ nợ hoặc bán cho <br /> các công ty mua bán nợ với giá tương đương hoặc theo thỏa thuận. Khi đó, TCTDhoặc tổ <br /> chức mua nợ nợ sẽ trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp<br /> ­ Bước 2:Chủ  nợ  mới của doanh nghiệpđầu tư  thêm vốn hoặc hợp tác với các đối  <br /> tác/nhà đầu tư khác để tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ tổ chức nhân  <br /> sự đến hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển…<br /> ­ Bước 3: Chủ  nợ  mới sau một thời gian tái cấu trúc đưa doanh nghiệp trở  lại hoạt  <br /> động bình thường sẽ thực hiện phát hành cổ phần và niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch  <br /> chứng khoán để thu hồi vốn đầu tư  hoặc tiếp tục sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp để <br /> như một khoản đầu tư dài hạn (hưởng cổ tức chi trả hàng năm từ hoạt động kinh doanh).<br /> Tại Viêt Nam, việc thực hiện chứng khoán hóa nợ xấu theo Mô hình 2 đã đạt được  <br /> nhiều kết quả khả quan với sự tham gia chính của Công ty mua bán tài sản và nợ tồn đọng  <br /> của Bộ  tài chính (DATC). Từ  năm 2006 đến 2013, DATC đã tái cấu trúc thành công 54  <br /> doanh nghiệptrong bối cảnh môi trường pháp lý chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện. Đây không <br /> chỉ là một kết quả rất tích cực nếu so sánh với quá trình cổ phần hóa DNNN mà điều đáng  <br /> nói là các DN được DATC tái cơ cấu đã có nhiều chuyển biến tích cực khi đã sớm ổn định <br /> SXKD, có lợi nhuận cao chỉ trong một thời gian ngắn sau khi được tái cơ cấu, đều có tình <br /> hình tài chính lành mạnh, hoạt động hiệu quả, có triển vọng tiếp tục phát triển tốt trong <br /> thời gian tiếp theo. Điển hình là các DN như  Sadico Cần Thơ, Công ty Procimex Việt <br /> Nam, Công ty mía đường Sơn La, Công ty mía đường Kon Tum, Công ty công trình giao  <br /> thông 677, Công ty cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long, Công ty sản xuất thương mại Hữu  <br /> nghị  Đà Nẵng...Trong mười năm hoạt động của mình, DATC đã mua được hơn 8.500 tỷ <br /> đồng nợ tồn đọng, giúp đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ  xấu với các ngân hàng, qua đó đã  <br /> giúp các ngân hàng thương mại nhà nước xử  lý nhanh một khối lượng lớn nợ  tồn đọng, <br /> góp phần cải thiện và nâng cao năng lực tài chính để cổ phần hóa của chính ngân hàng đó, <br /> tăng cường tính an toàn của hệ  thống tài chính ngân hàng trong quá trình cải cách và hội  <br /> nhập. <br /> Các TCTD cũng bắt đầu tham gia vào quá trình chứng khoán hóa để  xử  lý nợ  xấu, <br /> tuy chưa có nhiều kết quả nhưng bước đầu cũng khẳng định tính hiệu quả của biện pháp  <br /> này. Điển hình là trường hợp Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) được SHB tham <br /> gia tái cấu trúc toàn diện và vực dậy doanh nghiệp thành công.<br /> <br /> Bài luận 3 Page 5<br /> 2.2.3. Đặc điểm của chứng khoán hóa nợ xấu tại Việt Nam<br /> <br /> Hoạt động chứng khoán hóa đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện để xử lý nợ <br /> xấu.  Ở  châu Âu chứng khoán hóa đã cứu các tập đoàn viễn thông khỏi nguy cơ  phá sản <br /> khi họ đã khôn ngoan chuyển các khoản doanh thu tương lai của các thuê bao cố định thành <br /> các ABS. Nhờ vậy mà công ty này có một khoản tiền đáng kể  để  trang trải cho các món  <br /> nợ  khổng lồ­ hậu quả của việc chạy đua tranh giành quyền cung cấp dịch vụ điện thoại  <br /> di động thế  hệ  3G. Đặc biệt là  ở  Hàn Quốc và Trung Quốc chứng khoán hóa đã giúp  <br /> Chính phủ các quốc gia này vừa giải quyết được nợ xấu và vừa bổ sung hàng hóa cho thị <br /> trường chứng khoán.<br /> - Có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước: Khác với các nước có nền kinh tế phát triển <br /> trên thế  giới đã có nền kinh tế  thị  trường đầy đủ, toàn bộ  hoạt động chứng khoán hóa <br /> được thực hiện theo cơ  chế  thị  trường.  Ở  Việt Nam, hoạt động của thị  trường chứng  <br /> khoán, đặc biệt là hoạt động chứng khoán hóa cần có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước.  <br /> Bài học từ khủng hoảng kinh tế tại Mỹ vào tháng 09/2008 với nguyên nhân xâu xa do nợ <br /> dưới chuẩn cao và hạn chế của công cụ chứng khoán hóa là bài học kinh nghiệm cho bất  <br /> kỳ quốc gia nào về sau.<br /> <br /> - Quá trình chứng khoán hóa mất nhiều thời gian: Do việc chứng khoán hóa nợ xấu  <br /> để xử lý tại Việt Nam gắn liền với tái cấu trúc lại hoạt động của doanh nghiệp có nợ xấu <br /> gặp khó khăn trong kinh doanh. Quá trình tái cơ  cấu doanh nghiệp là một quá trình phức <br /> tạp với rất nhiều công việc liên quan, bao gồm cả tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tổ chức <br /> bộ  máy, tái cơ  cấu hoạt động SXKD, tái cơ  cấu hệ  thống quản trị, điều hành...điều này  <br /> dẫn đến thời gian từ khi đầu tư đến khi thu hồi vốn sẽ phụ thuộc thời gian cơ cấu và tái  <br /> cấu trúc doanh nghiệp thành công, thường vào khoảng 5 năm. Như vậy, chứng khoán hóa <br /> nợ  xấu tại Việt Nam giống như  một khoản đầu tư  trung dài hạn trên thị  trường chứng  <br /> khoán.<br /> - Có sự  tham gia trực tiếp của ngân hàng cũng như  sự  liên kết chặt chẽ  giữa Hiệp  <br /> hội ngân hàng và Hiệp hội các ngành sản xuất, sản phẩm được tài trợ tín dụng: các TCTD  <br /> sẽ  đứng ra bảo lãnh cho việc phát hành chứng khoán này và sử  dụng vốn được cấp để <br /> tham gia vào quá trình tái cấu trúc công ty/bán cho công ty khác <br /> <br /> - Thị trường hàng hóa không nhiều sản phẩm: Số lượng các công ty có thể thực hiện <br /> chuyển nợ thành vốn góp không nhiều, cũng như một thị trường hàng hóa, sản phẩm ít sẽ <br /> không khuyến khích người mua và bán tham gia thị  trường. Điều này là do tiêu chí lựa <br /> chọn các công ty để  thực hiện chứng khoán hóa, phải là các doanh nghiệp có tiềm năng <br /> phát triển hiệu quả nếu được hỗ  trợ; doanh nghiệp và các cơ  quan liên quan (các chủ  nợ <br /> khác, cơ quan chủ sở hữu doanh nghiệp) sẵn sàng hợp tác; các doanh nghiệp sẽ có những  <br /> tác động tích cực đối với xã hội (như góp phần thúc đẩy quá trình sắp xếp lại, chuyển đổi  <br /> sở  hữu doanh nghiệp nhà nước; tạo công ăn việc làm cho một bộ  phận lớn người lao  <br /> <br /> <br /> <br /> Bài luận 3 Page 6<br /> động, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị, xã hội ở một địa phương, một khu  <br /> vực).<br /> <br /> - Chưa thể  thực hiện được  ở  hiện tại: Một trong những mấu chốt căn bản để  các  <br /> sản phẩm chứng khoán hoá có thể  phát triển, là thị  trường chứng khoán phải phát triển. <br /> Trong khi đó, thị trường chứng khoán của VN vẫn còn bé, quy mô chưa đủ mạnh, chưa có <br /> các nền tảng để  triển khai các công cụ  và sản phẩm phái sinh như  một thị  trường phát  <br /> triển. Do đó, việc chứng khoán hoá các khoản nợ xấu sẽ rất phức tạp, mất thời gian cũng <br /> như kém hiệu quả, thậm chí có thể làm phức tạp thêm thị trường. Hoạt động chứng khoán <br /> hóa tại Việt Nam là hoạt động mới đối với thị  trường chứng khoán tại Việt Nam, việc <br /> chứng khoán hóa các khoản nợ  tốt đã khó bán, chứng khoán hóa để  bán những khoản nợ <br /> xấu càng khó khăn hơn, khi nền kinh tế kinh tế khó khăn, đặc biệt thị trường chứng khoán  <br /> bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các nhà đầu tư sẽ chọn lọc và khôn ngoan hơn khi chọn cho  <br /> mình các cổ  phiếu và danh mục đầu tư  sinh lời cao và hạn chế  rủi ro, vì vậy, việc mua  <br /> một chứng khoán nợ xấu để đưa vào danh mục đầu tư sẽ được cân nhắc rất kỹ càng.<br /> <br /> 3. Giải pháp, kiến nghị <br /> <br /> 3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động chứng khoán hóa<br /> <br /> - Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động chứng khoán hóa<br /> <br /> Để  xây dựng và phát triển thị  trường chứng khoán hóa không thể  thiếu việc xây <br /> dựng một hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với tập quán quốc tế và các chuẩn mực kinh <br /> doanh hiện đại. Trong những năm gần đây, mặc dù đã đạt được những tiến bộ  đáng kể <br /> trong lĩnh vực cải cách pháp luật, Việt Nam vẫn chưa có được một hệ  thống pháp luật <br /> kinh tế  hoàn chỉnh và đáp  ứng được những yêu cầu của thực tiễn kinh doanh trong xu  <br /> hướng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế toàn cầu. Các vấn đề về luật pháp  <br /> ần xây dựng cần tập trung vào các vấn đề sau: <br /> <br /> o Các tổ chức được tham gia chứng khoán hóa, trách nhiệm và quyền hạn<br /> <br /> o Việc phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản bảo đảm nợ vay<br /> <br /> o Việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chứng khoán hóa<br /> <br /> - Xây dựng thị trường chứng khoán hoạt động ổn định và bền vững<br /> <br /> Thị trường chứng khoán có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường mua bán nợ và việc <br /> tái cấu trúc lại nền kinh tế, đây cũng là kênh thu hút vốn đàu tư ngoại vào thị trường Việt <br /> Nam hiện nay. Doanh nghiệp sau khi được mua bán sẽ  được đầu tư  vốn để  khôi phục <br /> hoạt động sản xuất kinh doanh, đến khi có đủ điều kiện, chủ nợ mới sẽ tiến hành IPO và  <br /> đưa doanh nghiệp lên niêm yết trên sàn chứng khoán để thu hồi vốn đã đầu tư để mua nợ <br /> và đầu tư  thêm. Một thị  trường chứng khoán minh bạch, tăng trưởng tốt sẽ  là thước đo <br /> <br /> <br /> Bài luận 3 Page 7<br /> chính xác sức khỏe của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng và nền kinh tế  nói chung,  <br /> đồng thời cũng sẽ  lằm tăng niềm tin của các nhà đầu tư  mua nợ, khi thị  trường chứng  <br /> khoán sẽ là một trong những biện pháp thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra của mình.<br /> - Thành lập Công ty chứng khoán hóa nhà nước<br /> Việc thành lập công ty chứng khoán hóa là một trong những bước đi quan trọng của <br /> hoạt động chứng khoán hóa. Trước mắt, Nhà nước sẽ đứng ra thành lập các công ty chứng <br /> khoán nhà nước tận dụng uy tín và khả năng kêu gọi đầu tư của mình để thực hiện nghiệp <br /> vụ chứng khoán hóa đối với các khoản nợ xấu, từ đấy rút ra các bài học kinh nghiệm để <br /> hoàn thiện dần hoạt động này trong tương lai.<br /> - Từng bước áp dụng các phương pháp chứng khoán hóa các khoản cho vay, rồi đến <br /> các khoản nợ xấu, dần hình thành các loại trái phiếu chứng khoán hóa đơn giản, dần dần  <br /> theo sự phát triển của thị trường sẽ tạo lập nhiều loại trái phiếu hơn nhằm khai thác thị <br /> hiếu đầu tư đa dạng của nhà đầu tư.<br /> - Tuyên truyền kiến thức về chứng khoán hóa:Việc tuyên truyền rộng rãi kiến thức <br /> về chứng khoán hóa cũng nên được thực hiện trong chương trình giáo dục hiện nay về lợi  <br /> ích của thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp, các tổ chức và các nhà đầu tư.<br /> 3.2. Hoàn thiện hệ thống phân loại, trích lập nợ chuẩn áp dụng chung cho tất cả các <br /> ngân hàng<br /> <br /> Sự  khác nhau trong hệ  thống trích lập và phân loại nợ  hiện nay là mộ  trong những <br /> điểm ngẽ trong quá trình xử lý nợ xấu. Việc xử lý một khoản nợ đang xếp nhóm nợ  xấu  <br /> ở  TCTD này nhưng lại xếp loại nhóm nợ  tốt  ở  một TCTD khác sẽ  dẫn đến sự  không <br /> thống nhất và kém hiệu quả trong quá trình xử lý. Vì vậy, NHNN cần tiếp tục triển khai  <br /> Thông tư 02 và Thông tư 09 về trích lập và phân loại nợ theo đúng thời hạn để đưa tất cả <br /> các khoản nợ xấu ra xử lý triệt để, tránh tình trạng một số  TCTD vì kết quả  hoạt động <br /> kinh doanh mà giấu nợ xấu trên bảng cân đối kế toán.<br /> <br /> 3.3. Xây dựng hệ  thống tổ  chức các công ty định giá độc lập được cấp giấy phép  <br /> định giá các khoản nợ<br /> <br /> Một trong những điều kiện quan trọng để có thể  thực hiện việc chứng khoán hóa nợ <br /> xấu để xử lý tai Việt Nam là việc định giá các khoản nợ, do liên quan trực tiếp đến việc <br /> chuyển khoản nợ thành trái phiếu có thể mua bán trên thị trường chứng khoán, cũng quan <br /> trọng như việc định giá công ty để  tiến hành cổ  phần hóa. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện <br /> nay chưa có hệ  thống quy chuẩn cho việc định giá các khoản nợ. Vì vậy, Bộ  Tài chính,  <br /> NHNN cần có đề  án xây dựng hệ  thống tổ  chức các công ty định giá độc lập được cấp <br /> giấy phép định giá các khoản nợ. Dựa trên hệ  thống các công ty này, khi tiến hành việc  <br /> chứng khoán hóa nợ xấu để xử lý, các TCTD sẽ có cơ sỏ để lựa chọn, đồng thời cũng là  <br /> cơ sở để các đối tác, các nhà đầu tư theo dõi, xem xét trong việc ra quyết định đầu tư  vào  <br /> loại chứng khoán mới này. Việc thành lập mới một công ty chuyên về  định giá nợ vay có <br /> thể  là một giải pháp được xét đến trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, các cơ  quan,  <br /> Bài luận 3 Page 8<br /> ban ngành có thể rà soát dựa trên hệ thống các công ty có chức năng định giá hiện nay để <br /> chọn ra danh sách những công ty có năng lực và tổ chức đào tạo nghiệp vụ định gía khoản  <br /> nợ để đáp ứng cho nhu cầu định giá các khoản nợ vay hiện nay.<br /> <br /> Việc phát triển và ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa nói chung và chứng khoán hóa <br /> các khoản nợ xấu để  xử lý nợ  nói riêng cần chuẩn bị kỹ lưỡng và có bước đi thích hợp, <br /> trong đó việc xây dựng hệ  thống pháp luật liên quan đến thị  trường chứng khoán là một  <br /> yêu cầu mang tính quyết định đến việc phát triển và ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hóa.  <br /> Hiện tại Việt Nam chưa có đủ  những điều kiện cần để  phát triển và  ứng dụng chứng  <br /> khóa hóa cũng như  chứng khoán hóa để  để  xử  lý nợ  xấu. Chính phủ, NHNN và các Bộ,  <br /> Ban ngành cần quan tâm đến ứng dụng chứng khoán hóa và xây dựng lộ trình để áp dụng  <br /> nghiệp vụ  này tại Việt Nam. Bài học khủng hoảng kinh tế  từ  Mỹ  vào năm 2008 mà <br /> nguyên nhân xuát phát từ hạn chế của chứng khoán hóa vẫn còn đó, chúng ta chỉ nên thực  <br /> hiện việc phát triển công cụ này khi hội tụ đủ các điều kiện và phù hợp với trình độ  phát  <br /> triển của thị trường tài chính và nền kinh tế.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo:<br /> 1.  http://dddn.com.vn/tai­chinh­ngan­hang/chuyen­hoa­cac­khoan­no­xau­ <br /> 20120720014334807.htm<br /> 2.  http://www.tapchitaichinh.vn/Tai­chinh­Kinh­doanh/Hoa­giai­no­xau­thanh­von­gop­ <br /> Hieu­qua­da­ro­rang/30010.tctc<br /> 3.  http://www.doisongphapluat.com/kinh­doanh/doanh­nghiep/cac­ngan­hang­giai­han­no­ <br /> xau­vinasin­nhu­the­nao­a29531.html<br /> 4.  http://luatminhkhue.vn/quan­tri/ung­dung­chung­khoan­hoa­trong­huy­dong­von­cua­cac­ <br /> doanh­nghiep­viet­nam.aspx<br /> <br /> 5. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chứng_khoán_hóa<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bài luận 3 Page 9<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2