intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG 2 PHENOL - AXIT PHENOL VÀ DẪN XUẤT

Chia sẻ: Cao Thị Hằng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:35

301
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phenol là nhóm các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nhân thơm. Các hợp chất phenol nói chung dễ tan trong nước vì trong thiên nhiên chúng thường tồn tại ở dạng glycozit Trong hàng ngàn hợp chất phenol trong thiên nhiên đã biết rõ cấu tạo thì hợp chất flavonoit là nhóm hợp chất quan trọng nhất. Ngoài hợp chất phenol đơn chức một vòng, các phenylpropanoit và quinon cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG 2 PHENOL - AXIT PHENOL VÀ DẪN XUẤT

  1. CHƯƠNG 2 PHENOL - AXIT PHENOL VÀ DẪN XUẤT
  2. • Phenol là nhóm các hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nhân thơm. • Các hợp chất phenol nói chung dễ tan trong nước vì trong thiên nhiên chúng thường tồn tại ở dạng glycozit • Trong hàng ngàn hợp chất phenol trong thiên nhiên đã biết rõ cấu tạo thì hợp chất flavonoit là nhóm hợp chất quan trọng nhất. Ngoài hợp chất phenol đơn chức một vòng, các phenylpropanoit và quinon cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể. • Về các poliphenol trong cây có lignin, melanin, tanin.
  3. 2.1 PHENOL VÀ AXIT PHENOL • Các phenol và axit phenol thường được nghiên cứu chung vì chúng thường song song tồn tại với nhau ở trong cây. • Một số phenol có trong cây là: hydroquinon (1,4-dihidroxibenzen), rezocxinol (1,3- dihidroxibenzen), ocxinol (1,3-dihidroxi-5- metylbenzen), phlorogluxinol (1,3,5- trihidroxibenzen), • ), pyrogalol. (1,2,3-trihidroxibenzen),..
  4. • Các axit phenol thường gặp là: axit p-hydroxibenzoic, axit protocatechic (axit 3,4-dihidroxibenzoic), axit vanilic (axit 4-hidroxi-3-metoxi benzoic), axit syringic (axit 4-hidroxi-2,3-dimetoxi benzoic), …
  5. 2.1.1 SỰ PHÂN BỐ • Các axit phenol tồn tại ở dạng kết hợp với lignin tạo thành este hoặc với các oza dưới dạng glycozit. Các axit phenol thường gặp là: axit p-hydroxibenzoic, axit pyrocatechic, axit vanilic, axit syringic, các axit ít gặp là axit salixylic, axit o-protocatechic (axit 2,3- dihydroxibenzoic),. • Ngược với axit phenolic, các phenol tự do rất hiếm thấy trong cây. Hydroquinon là chất thường gặp hơn cả, tiếp đến là catechol, ocxinol, phlorogluxinol, pyrogalol
  6. 2.1.2 PHÂN TÍCH PHENOL VÀ AXIT PHENOL • Việc tách phenol tốt nhất bằng SKLM. Thông thường nguyên liệu tươi hoặc khô được nghiền nhỏ, thủy phân với kiềm hoặc axit trong cồn loãng 600 • Thủy phân axit: dùng axit HCl 2M trong 30 phút, sau khi để nguội, lọc, chiết bằng ete. Gạn lớp ete, rữa bằng nước vài lần, làm khan, bốc hơi đến khô. Hòa cắn khô với metanol làm dung dịch chấm sắc ký • Nếu thủy phân bằng kiềm: NaOH 2M, thủy phân trong 4 giờ ở nhiệt độ thường. Dịch thủy phân đem axit hóa rồi chiết bằng ete như trên.
  7. • Chất hấp phụ là silicagel G với các hệ dung môi có độ phân cực trung bình. Các hệ dung môi thường được dùng là : • A: Axit axetic : clorofoc (1 : 9) (Chất hấp phụ là silicagel G) • B: Etyl axetat: Benzen (9:11) ( Chất hấp phụ là silicagel G) • C: Benzen: metanol: axit axetic (45: 8: 6) (Chất hấp phụ xenlulo MN 300) • D: Axit axetic : nước ( 6 : 94) (Chất hấp phụ xenlulo MN 300) • Chất hiện màu : Vanilin + HCl
  8. 2.2 PHENYL PROPANOIT • Phenyl propanoit là nhóm hợp chất phenolic tự nhiên gồm một mạch nhánh 3 nguyên tử cacbon gắn vào nhân thơm • Về mặt sinh tổng hợp chúng là dẫn xuất của axit amin thơm phenylalanin
  9. 2.2.1 CÁC HỢP CHẤT THƯỜNG GẶP • Hợp chất phổ biến nhất là các axit hydroxyxinamic R H3C-O HO CH=CH-COOH HO CH=CH-COOH R R= H: axit p-cumaric R= H :axit ferulic R= OH: axit cafeic R= OCH3: axit sinapic
  10. 2.2.2. PHÂN BỐ • Các axit hidroxixynamic tồn tại trong cây chủ yếu ở dạng este, dễ bị thủy phân bằng kiềm cho axit tự do. • Axit cafeic thường tồn tại ở dạng este với axit quinic, gọi là axit clorogenic
  11. 2.2.3 CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN TÍCH • Axit hydroxixynamic thường được phân tích đồng thời với các phenol và các axit phenol sau khi thủy phân dịch chiết thực vật bằng kiềm và chiết lấy phenol bằng ete hoặc etyl axetat. • Cặn sau khi bốc hơi, hòa tan trong metanol, chấm trên SKG hoặc SKLM xenluloz. Hiện vết bằng soi UV hoặc UV + NH3. • Dung môi: • BAW: n-BuOH- HOAc - H2O (4: 1:5) lớp trên • BN: n-BuOH -NH4OH 2M (1: 1) lớp trên • BEW: n-BuOH – EtOH- H2O (4: 1: 2,2)
  12. 2.2.4 CÁC POLYPHENOL • Có hai loại hợp chất thường gặp là lignin và lignan( xem tài liệu)
  13. 2.3 COUMARIN 2.3.1 ĐẠI CƯƠNG • Coumarin là nhóm hợp chất thiên nhiên được xem là dẫn xuất lăcton của axit orto- hydroxixynamic (I). Hầu hết các coumarin đã biết hiện nay (khoảng 600 chất) tồn tại chủ yếu dưới dạng tự do, một số ít tồn tại ở dạng glycozit như các glycozit của psonolen (II). Coumarin phổ biến nhất trong cây là chất umbeliferin (III) o o o o o HO o o (I) (II) (III)
  14. • Về cấu trúc có thể có các loại khung isopren như suberosin (IV), colombianetin (V) CH 3O o o o o o (IV) (V)
  15. • Về phân bố: Coumarin có trong nhiều họ thực vật: Leguminosen, Umbeliferae, Ochidaceae, Rutaceae. Chúng có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây: rễ, lá, hoa, quả. • Đặc tính vật lý Coumarin là chất phát quang mạnh và rất nhạy với ánh sáng. Người ta lợi dụng tính chất này để tách các hợp chất coumarin
  16. Về tác dụng dược lý • coumarin và dicoumarin dùng làm thuốc chống đông máu. Tính chất này có liên quan đến nhóm OH ở vị trí C4 trong cấu trúc. Tính chất chống đông máu biến mất hoặc giảm khi nhóm OH ở vị trí này bị biến mất hoặc bị thay thế bởi nhóm khác. • Ngoài ra một số coumarin có tác dụng làm giản động mạch vành và mạch ngoại vi, có tác dụng chống co thắt. • Một số coumarin có tác dụng làm tăng cholesterol trong máu. • Một số chất có tác dụng ức chế sinh trưởng thực vật, tác dụng kháng khuẩn, diệt nấm và chống viêm.
  17. 2.3.2 CHIẾT XUẤT • Có thể dùng phương pháp chiết phân đoạn coumarin bằng dãy các dung môi có độ phân cực tăng dần. • Đa số tan trong ete dầu hỏa hoặc ete etylic. Nhiều trường hợp có thể thu được coumarin tinh thể ngay trong dung dịch ete hoặc ete dầu hỏa khi chiết soxhlet. • Do có mặt của nhóm lăcton, một số coumarin còn có nhóm OH phenol nên chúng tan được trong kiềm nóng. Vì vậy có thể chiết chúng bằng kiềm loãng nóng , dịch kiềm đem axit hóa thu được kết tủa coumarin. • Các glycozit của coumarin có thể được chiết bằng dung dịch metanol loãng hoặc etanol loãng (60-80%). Nguyên liệu được loại tạp chất béo bằng ete dầu hoả sau đó chiết bằng cồn. Dịch chiết cồn sau khi đã lọai tạp có th ể cho tinh thể coumarin khi làm bay hơi dung môi
  18. • Có thể loại tạp bằng dung dịch chì axetat. Các glycozit coumarin có thể thủy phân bằng dung dịch axit hoặc bằng enzym. Việc xác định phần đường có thể dùng sắc ký giấy. • Để phân lập các coumarin có thể dùng sắc ký cột polyamit, silicagel hoặc sắc ký lớp mỏng. • Có thể tinh chế coumarin bằng phương pháp thăng hoa (nhưng chỉ áp dụng với các coumarin bền với nhiệt độ) • Nhờ đặc tính phát quang mạnh của coumarin dưới đèn tử ngoại nên việc theo dõi, phát hiện chúng trong quá trình chiết xuất được dễ dàng
  19. 2.3.3 PHÂN TÍCH COMARIN 2.3.3.1. Định tính • Hầu hết có tính phát quang mạnh dưới đèn t ử ngoại. Các coumarin có Oxi ở vị trí số 7 có thể phát quang ở ánh sáng thường nhất là khi có axit sunfuric. • Coumarin còn cho phản ứng màu với thuốc thử Emerson ( 0,5% Na2CO3, 0,9% 4-aminoantipyrin, 5,4 % feroxianua trong nước). • Do có mặt nhóm lacton, coumarin tan được trong dung dịch kiềm và làm dung dịch có màu vàng, màu này bi ến mất khi thêm axit. • Có thể kiểm tra thêm coumarin bằng phản ứng đặc trưng của vòng lacton. Để xác định vòng furan trong furanocoumarin bằng phản ứng Erhlich (dung dịch 0,5% p-dimetylaminobenzandehit trong etanol, sau đó cho tác dụng với khí HCl) tạo màu vàng cam.
  20. 2.3.3.2 Sắc ký giấy và sắc ký lớp mỏng + Sắc ký giấy: • Các hệ dung môi thường dùng là : Axit axetic: Nước (98:2) Dimetyl focmamit : Etanol (4:6) • Phát hiện vết: bằng đèn UV, bằng dd KI + I2 hoặc bằng các thuốc thử màu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2