intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 4: PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Chia sẻ: Đinh Văn Hiểu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

227
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Nguyên tắc chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm Nguyên lý công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là vận dụng những kiến thức về ba pha của chu trình truyền lây mầm bệnh và các giai đoạn của quá trình sinh dịch vào công tác thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch: nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật cảm thụ, và sự liên hệ giữa ba khâu đó. Thiếu một trong ba khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 4: PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Chương 4 PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM I. Các phương pháp phòng bệnh truyền nhiễm 1. Nguyên tắc chung của công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm Nguyên lý công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là vận dụng những kiến thức về ba pha của chu trình truyền lây mầm bệnh và các giai đoạn của quá trình sinh dịch vào công tác thực tiễn. Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do ba khâu của quá trình sinh dịch: nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh và động vật cảm thụ, và sự liên hệ giữa ba khâu đó. Thiếu một trong ba khâu hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai trong ba khâu đó thì dịch không xảy ra được. Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh dịch. Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền nguồn bệnh với cơ thể cảm thụ làm cho quá trình sinh dịch thực hiện thuận lợi. Động vật cảm thụ là yếu tố làm cho dịch biểu hiện ra, đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh làm cho quá trình sinh dịch được nhân lên, được thúc đẩy mạnh hơn. Trên cơ sở phân tích vai trò và sự liên hệ giữa các khâu trên, công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm phải nhằm thực hiện cho được việc xóa bỏ một hoặc nhiều khâu, hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu với nhau trong quá trình sinh dịch. Chỉ cần cắt đứt một khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa những hai khâu, cũng đủ làm cho quá trình sinh dịch không thực hiện được. Đó là nguyên lý cơ bản của mọi biện pháp phòng chống bệnh. Đương nhiên, chỉ giải quyết được một cách căn bản việc đó khi nhận thức của con người được nâng cao. Khi chưa có dịch các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm đều nhằm đề phòng dịch xuất hiện. Chủ chăn nuôi, chủ động vật chuyên chở phải chấp hành các yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng dịch được quy định trong Pháp lệnh thú y, các Nghị định thi hành Pháp lệnh và Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho động vật, trong đó việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước liên quan ngành chăn nuôi. Các cá nhân và tổ chức chăn nuôi động vật phải đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan vùng an toàn dịch bệnh động vật phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Chính phủ có chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, nhằm bảo đảm hiệu quả khống chế và thanh toán các dịch bệnh nguy hiểm của động vật và những bệnh từ động vật lây sang người, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, bảo đảm giảm dần số ổ dịch, số động vật mắc bệnh, tiến tới thanh toán dịch bệnh. Trong việc xây dựng chương trình này Chính phủ có chỉ đạo các các bộ, ngành có liên quan phối hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản trong việc xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật. Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản xây dựng chương trình quốc gia về khống chế, thanh
  2. toán dịch bệnh động vật trình Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình. Các cơ quan quản lý nhà nước về thú y ở trung ương (Cục Thú y đối với dịch bệnh động vật trên cạn và Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản đối với dịch bệnh động vật dưới nước và lưỡng cư), UBND các cấp, Chi cục Thú y và Chi cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, các tổ chức và cá nhân chăn nuôi động vật tùy theo quyền hạn và trách nhiệm của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện, tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến hướng dẫn và thực hiện các biện pháp khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật. Khi dịch đã xuất hiện, muốn phòng bệnh lây lan rộng thì cần thực hiện các biện pháp chống dịch nhằm dập tắt dịch, bao gồm, một mặt, tiêu diệt nguồn bệnh (điều trị bệnh cho các động vật bệnh hoặc giết hủy hay giết mổ bắt buộc động vật bệnh) và, mặt khác, phòng bệnh cho các động vật chưa mắc bệnh. Các biện pháp phòng dịch và biện pháp chống dịch liên quan mật thiết với nhau. Các biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh một mặt là để thanh toán dịch nhưng đồng thời cũng bảo đảm cho động vật khỏe không bị lây bệnh nên phòng ngừa dịch lan rộng. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm ở nước ta đã được quy định trong Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho gia súc và gia cầm trước đây và Pháp lệnh thú y hiện nay, cũng như các văn bản liên quan do Nhà nước ban hành. Để thực hiện các biện pháp phòng dịch cần thực hiện những biện pháp tổng hợp tác động đến nhiều khâu của quá trình phát sinh dịch: đối với nguồn bệnh (vật mang trùng khi chưa có dịch, cũng như vật mang trùng và vật bệnh khi có dịch), đối với đường truyền lây và đối với động vật mẫn cảm. 2. Đối sách đối với nguồn bệnh 2.1. Với vật mang trùng Đối với nguồn bệnh phải tiêu diệt hoặc hạn chế nguồn bệnh gieo rắc mầm bệnh ra ngoài. Khi chưa có dịch phát ra, nguồn bệnh chỉ có thể là những vật mang trùng. Khi đó, đối với vật mang trùng cần phải thực hiện các biện pháp dưới đây. Phát hiện sớm, chủ động và tích cực. Phải có kế hoạch định kỳ phát hiện vật mang trùng. Phát hiện động vật mang trùng rất khó. Có thể dùng phương pháp vi sinh vật học để xét nghiệm các chất bài tiết, bài xuất,... nhưng kết quả thường không chắc chắn vì con vật mang trùng chỉ bài xuất mầm bệnh một cách định kỳ. Có thể dùng phương pháp huyết thanh học phát hiện kháng thể và kháng nguyên đặc hiệu trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, cần chú ý rằng các phản ứng huyết thanh học phát hiện kháng thể tuy dễ thực hiện nhưng kết quả thường khó giải thích. Phát hiện kháng nguyên đặc hiệu thường dễ giải thích hơn nhưng việc thực hiện thường khó hơn do phản ứng thường có độ nhạy thấp hơn và sự bài xuất mầm bệnh (kháng nguyên) từ vật sống mang trùng không phải khi nào cũng xảy ra. Mầm bệnh có thể phát hiện một cách tương đối chắc chắn hơn nhờ phương pháp chẩn đoán dị ứng đối với những bệnh có phản ứng dị ứng như lao, tỵ thư, sẩy thai truyền nhiễm,... Phương pháp cho kết quả nhanh và nhạy hơn cả là các phương pháp phân tích axit nucleic đặc hiệu mầm bệnh (PCR, RT-PCR, PCR- RFLP,...) nhưng cũng còn nhiều trở ngại do sự bài xuất mầm bệnh từ vật mang trùng không ổn định, xét nghiệm lại đòi hỏi tuyệt đối không được bị ô nhiễm từ những xét nghiệm cũ trước đó và, vì vậy, thường đắt tiền. Vì vậy, phát hiện kháng nguyên bằng các
  3. phản ứng huyết thanh học trực tiếp từ bệnh phẩm hoặc từ lứa cấy vi sinh vật mầm bệnh đã được phân lập còn tiếp tục có thể là biện pháp được lựa chọn trong điều kiện hiện nay. Cách ly triệt để những con vật đã phát hiện có mang trùng. Ở nhiều nước, những con vật có phản ứng dương với bệnh lao, sẩy thai truyền nhiễm, tỵ thư được tập trung thành đàn và nuôi riêng trong những trang trại cách ly. Nếu số lượng động vật mang trùng ít thì có thể giết thịt. Việc cách ly con vật mang trùng với con khỏe ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các cơ sở chăn nuôi tập trung bắt buộc phải có khu chuồng nuôi cách ly. Nông hộ có thể vận dụng biện pháp cách ly gián tiếp như khi mua thịt chợ đưa về nhà trong mọi trường hợp loại bỏ một cách triệt để lá hoặc giấy bao gói hoặc thực phẩm nguồn gốc động vật khác mua từ chợ,... khỏi sự tiếp xúc với gia súc, gia cầm của mình. Cần nghi ngờ rằng thịt có thể được lấy từ động vật không sạch bệnh. Điều trị dự phòng những con vật mang trùng, nhất là những động vật quý đắt tiền. Một số con vật mang trùng có khi có thể tự nhiên lành bệnh (bệnh sẩy thai truyền nhiễm), một số có thể phát hiện triệu chứng và phải xử lý. Với những bệnh thường có hiện tượng mang trùng, nếu không có phương pháp tốt để phát hiện mầm bệnh khi động vật còn sống thì cần có biện pháp giải quyết ngay những con mắc bệnh khi xảy ra dịch (giết mổ bắt buộc). Đối với những con mang trùng là dã thú hoặc côn trùng, ve bét,... thì phải dùng mọi biện pháp tiêu diệt và có biện pháp ngăn ngừa chúng tiếp xúc với gia súc, gia cầm. Với động vật mang trùng một số bệnh truyền nhiễm có tính lây thấp, ẩn tính và có thể tái phát bất thường do genom virut tái tổ hợp vào nhiễm sắc thể ký chủ (như bệnh bạch huyết bò,...) và những biện pháp điều trị không đưa lại kết quả mà chỉ làm duy trì mầm bệnh (hay nguồn bệnh) trong tập đoàn thì cần thực hiện biện pháp giết mổ dần (giết hủy chậm) và không sử dụng động vật vào mục đích lấy giống. 2.2. Các biện pháp đối với ổ dịch Các biện pháp chống dịch truyền nhiễm được thực hiện ở ổ dịch thường nhằm mục đích tiêu diệt nguồn bệnh, đồng thời phòng ngừa mầm bệnh lây lan sang những động vật khỏe, không cho ổ dịch lan rộng hoặc khởi nguồn ổ dịch khác. Các biện pháp chống dịch bao gồm phát hiện bệnh, tiêu diệt nguồn bệnh (điều trị hoặc giết hủy động vật bệnh, hoặc áp dụng song song cả hai biện pháp), làm suy yếu hoặc tiêu diệt các nhân tố trung gian truyền bệnh và làm tăng sức đề kháng của cơ thể động vật. Các biện pháp đó cần được thực hiện khẩn trương, cùng một lúc thì mới đạt mục đích dập tắt dịch. a. Đối với động vật bệnh Phải phát hiện sớm, khai báo nhanh, cách ly kịp thời và điều trị triệt để hoặc giết hủy hay giết mổ bắt buộc theo hướng dẫn của chuyên môn thú y. Phát hiện bệnh sớm: Phải dùng mọi biện pháp chẩn đoán để phát hiện bệnh đúng và sớm. Nếu chẩn đoán còn nghi ngờ, chưa có điều kiện xác định bệnh chắc chắn thì cũng phải có kết luận sơ bộ chẩn đoán và có biện pháp đề phòng bệnh lây lan. Nguyên tắc cần tuân thủ đối với dịch bệnh truyền nhiễm là một khi có con vật sốt chưa rõ nguyên
  4. nhân phải nghi là nguồn bệnh truyền nhiễm và phải cách ly. Thà chẩn đoán nhầm một bệnh không truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm còn hơn là nhầm một bệnh truyền nhiễm là bệnh không truyền nhiễm. Tuy nhiên, phải dùng mọi biện pháp chẩn đoán đúng bệnh thì mới đề ra biện pháp chống dịch có hiệu quả, đặc biệt là tránh gây hoang mang không đáng có và trở ngại sinh hoạt bình thường đối với xã hội liên quan vấn đề xử lý dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Phải sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán: lâm sàng, dịch tễ học và chẩn đoán xét nghiệm. - Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình của các bệnh động vật đã được mô tả trước đây để đối chiếu và quy thuộc mà xác định nguyên nhân của trường hợp bệnh lý đang tiếp cận. Phương pháp chẩn đoán này dễ nhầm lẫn vì nhiều bệnh khác nhau có thể có triệu chứng lâm sàng giống nhau hoặc khi ở đầu vụ dịch triệu chứng bệnh thường không điển hình. - Chẩn đoán dịch tễ học: Tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện xuất hiện dịch. Cần phải điều tra kỹ để tìm nguồn bệnh, nguồn lây lan, hoàn cảnh động vật mắc bệnh, lịch sử cảm nhiễm (trước đó con bệnh đã tiếp xúc với những loại súc vật nào, chăn dắt ở đâu, đã đi qua những địa phương nào có dịch), điều kiện vệ sinh động vật ra sao, đã tiêm phòng chưa, tiêm vacxin gì. Ngoài ra, phải tìm hiểu những con vật có tiếp xúc với con bệnh. Điều tra dịch tễ học kết hợp với những triệu chứng lâm sàng có thể giúp chẩn đoán bệnh nhưng có khi chưa chắc chắn nên còn phải dùng phương pháp chẩn đoán xét nghiệm. - Chẩn đoán xét nghiệm: Nên tiến hành bằng việc phối hợp nhiều phương pháp khác nhau (vi sinh vật học, huyết thanh học, di truyền học phân tử, sinh vật học,...). Bệnh phẩm lấy từ động vật bệnh, nghi bệnh hoặc động vật chết phải phù hợp với yêu cầu xác định bệnh. Cách lấy bệnh phẩm, cách bao gói và gửi bệnh phẩm phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật để bảo đảm không gieo rắc mầm bệnh ra ngoài, bảo đảm an toàn cho người lấy và bảo đảm chẩn đoán chính xác. Bệnh phẩm phải được gửi đến cơ quan xét nghiệm càng nhanh càng tốt. Để xác định một số bệnh truyền nhiễm, cần tiến hành kết hợp các phương pháp chẩn đoán nói trên. Cách ly kịp thời: Sau khi phát hiện có con vật bị bệnh hoặc con nghi mắc bệnh phải cách ly ngay. Những con nghi mang mầm bệnh phải nhốt riêng để tránh lây lan. Động vật được cách ly ở nơi chữa bệnh hoặc nhà cách ly riêng. Các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung phải có hàng rào bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người và động vật xâm nhập, bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y và phải có nhà cách ly. Nhà cách ly phải có cống rãnh tiêu độc và xa chuồng nuôi động vật và nhà ở ít nhất 50 mét. Phải cử người chăm sóc riêng động vật cách ly. Họ phải có quần áo riêng và những phương tiện bảo hộ cần thiết, có tinh thần trách nhiệm và ý thức vệ sinh phòng bệnh cao. Khi cho động vật cách ly ăn uống hoặc quét dọn, tiêu độc chuồng,... phải giữ gìn cẩn thận tránh để bệnh lây từ động vật sang người. Phải cấm người ra vào chuồng cách ly trừ những người chăm sóc và chữa bệnh. Trước cửa ra vào khu vực phải có hố vôi tiêu độc, trước cửa ra vào chuồng cần có xô (chậu) chứa dung dịch tiêu độc để người vào hoặc ra khỏi khu cách ly mỗi khi cần phải nhúng ủng bảo hộ, có không gian đệm để thay quần áo bảo hộ riêng cho từng khu vực: khu cách ly và khu bình thường. Ở không
  5. gian đệm này cần bố trí dung dịch khử trùng (cồn ethylic 70°,...) và đèn tử ngoại (nếu có điều kiện) để khử trùng tay, quần áo và bao gói dụng cụ điều trị và lấy mẫu bệnh phẩm, bao bì thức ăn động vật,... mỗi khi cần đưa vào hoặc ra khỏi khu vực cách ly. Những người có trách nhiệm chăm sóc, lấy mẫu bệnh phẩm và điều trị bệnh cho động vật ở nhà cách ly hay khu cách ly cần tránh đi lại nhiều không cần thiết giữa khu cách ly với khu bình thường. Nếu có nhu cầu đi lại giữa hai khu vực phải áp dụng biện pháp tiêu độc (nhúng ủng vào dung dịch tiêu độc, thay quần áo bảo hộ khi ở không gian đệm, phun dịch sát trùng hoặc chiếu tia cực tím lên dụng cụ mang theo để lấy mẫu bệnh phẩm, tiêm thuốc,...) tránh đưa những vật có thể mang mầm bệnh từ khu vực cách ly ra khu vực an toàn. Điều trị triệt để: Phải điều trị triệt để những con bệnh tiên lượng tốt ở trong ổ dịch cho đến khi lành bệnh và không để chúng trở thành vật mang trùng. Nếu thấy khả năng điều trị không khỏi (tiên lượng xấu) thì phải xử lý ngay. Cách xử lý tùy theo loại bệnh: có thể giết chết đem chôn hoặc đốt (giết hủy), hoặc giết thịt luộc rán làm thực phẩm hoặc chế biến thành công nghệ phẩm và thức ăn gia súc (giết thịt tận dụng). Khi xử lý cần phải chú ý tránh lây lan bệnh. b. Đối với động vật nghi lây bệnh Phải điều tra để phát hiện những con tiếp xúc với con bệnh do nuôi chung, chăn dắt chung hoặc tiếp xúc với sinh vật môi giới và ngoại cảnh chứa mầm bệnh. Trên nguyên tắc, mọi súc vật có thể nhiễm bệnh (súc vật mẫn cảm) ở trong một ổ dịch đều phải được coi là con nghi đã bị lây, vì chúng nếu không tiếp xúc với con bệnh thì cũng tiếp xúc với ngoại cảnh chứa mầm bệnh. Những loại súc vật trên phải được cách ly với thời gian nung bệnh dài nhất có thể vận dụng. Phải khám nghiệm lâm sàng, xét nghiệm, tiêm phòng khẩn cấp hoặc điều trị dự phòng và tiến hành tiêu độc thích hợp. c. Xử lý tình huống dịch bệnh động vật Khai báo dịch khẩn cấp: Mọi người, trước hết là chủ vật nuôi, tổ chức và cá nhân chăn nuôi động vật, người áp tải động vật trên đường vận chuyển, đều có nhiệm vụ và có quyền khai báo dịch bằng mọi phương tiện nhanh chóng nhất với nhân viên thú y, cơ quan thú y hoặc cơ quan chính quyền gần nhất. Nhân viên thú y và cơ quan thú y khi được thông báo về tình hình động vật phát bệnh, chết bệnh hoặc có dấu hiệu bệnh thì phải nhanh chóng chẩn đoán xác định bệnh, nếu xác định bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch thì phải hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ sản phẩm động vật thực hiện các biện pháp xử lý dịch bệnh như không bán, không giết mổ và không vứt động vật, xác và sản phẩm động vật ra môi trường mà phải cách ly động vật mắc bệnh, bố trí người chăm sóc động vật, hạn chế lưu thông động vật và sản phẩm động vật, chôn hoặc đốt xác động vật và chất thải của động vật bệnh, vệ sinh khử trùng cơ sở (chăn nuôi, giết mổ, phương tiện vận chuyển,...). Nhân viên thú y, cơ quan thú y tùy theo tính chất và mức độ bệnh dịch mà báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp để thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh đối với khu vực đó, đồng thời báo cáo cơ quan thú y cấp trên trực tiếp. Khi được tin ở địa phương có dịch hoặc nghi có dịch thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch, UBND cấp xã phải báo cáo ngay cho UBND cấp huyện biết. UBND cấp huyện phải cử ngay cán bộ thú y về tận nơi kiểm tra xác minh. Kết quả kiểm tra phải báo cáo lại cho UBND huyện và Chi cục thú y (hoặc Chi cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú
  6. y thủy sản, nếu bệnh dịch xảy ra ở động vật dưới nước và lưỡng cư) biết để kiểm tra xác nhận dịch, nếu có dịch thì các cơ quan này quyết định các biện pháp cần thiết để bao vây và dập tắt dịch, đồng thời phải báo cáo cho sở Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) biết. Khi gặp trường hợp có dịch hoặc nghi là dịch nguy hiểm tuy chưa biết chính xác là bệnh gì, chính quyền địa phương vẫn phải áp dụng ngay những biện pháp đầu tiên như tạm thời cách ly con vật bệnh, cấm vận chuyển, cấm bán chạy, cấm mổ thịt, tiêu độc để hạn chế lây lan. Khi dịch bệnh của động vật trên cạn xảy ra mà Chi cục thú y chẩn đoán là bệnh thuộc danh mục phải công bố dịch, hoặc nghi ngờ bệnh thuộc danh mục phải công bố dịch thì Chi cục thú y báo cáo để UBND cấp tỉnh thông báo khu vực hạn chế lưu thông động vật và sản phẩm động vật, đồng thời báo ngay Cục thú y. Trong trường hợp Chi cục thú y còn nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh thì gửi bệnh phẩm để Cục thú y tiến hành xác định bệnh. Nghiêm cấm việc đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông loài động vật dễ nhiễm và sản phẩm động vật mang mầm bệnh. Công bố dịch: Khi có dịch bệnh nguy hiểm của động vật xảy ra ở vùng biên giới giáp Việt nam thì Cục thú y phải báo cáo để UBND cấp tỉnh vùng biên giới đó quyết định công bố vùng bị dịch uy hiếp và tại đó phải thực hiện các biện pháp như: quy định cửa khẩu, số và loài động vật được phép thông quan, cấm đưa vào lãnh thổ Việt Nam những động vật bệnh và dễ nhiễm bệnh (động vật mẫn cảm) và sản phẩm động vật mang mầm bệnh đó, chỉ đạo thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng cho người và các loại phương tiện vận chuyển qua cửa khẩu, xác định vùng bị dịch uy hiếp hay vùng đệm (để thành lập vành đai bảo vệ) trong phạm vi 5 km tính từ biên giới và thực hiện các biện pháp như vùng bị dịch uy hiếp. Khi có báo cáo bằng văn bản của UBND cấp huyện về tình hình diễn biến dịch bệnh và văn bản kết luận của Chi cục hoặc Cục thú y (hoặc tương đương đối với động vật dưới nước và lưỡng cư) đã xác định dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải công bố dịch, UBND cấp tỉnh ra lệnh công bố dịch. Lệnh công bố dịch phải ghi rõ tên bệnh và những vùng (địa phương) có dịch. Tùy theo tính chất bệnh, tình hình địa lý, tình hình diễn biến ổ dịch mà quyết định vùng có dịch và vùng nguy cơ dịch (vùng dịch uy hiếp), không công bố tràn lan, chỉ khoanh vùng cần thiết để bao vây dập tắt dịch. Có thể công bố dịch ở một trại chăn nuôi, một thôn, một xã hoặc nhiều xã, một huyện hoặc nhiều huyện trong tỉnh. Khi ra quyết định công bố dịch, chủ tịch UBND cấp tỉnh phải báo cáo với Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT, đồng thời báo cáo lên Chính phủ. Khi có quyết định công bố dịch, chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi có dịch có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các ngành các cấp phối hợp với các tổ chức xã hội trong địa phương và huy động nhân lực, vật lực theo pháp luật để thực hiện các biện pháp chống dịch. Việc xác định giới hạn vùng có dịch và lập vành đai bảo vệ quanh vùng có dịch cũng do UBND cấp tỉnh quyết định và thông báo cho cấp dưới và các cơ quan hữu quan. Tùy tính chất và quy mô của dịch mà thành lập Ban chỉ đạo chống dịch cấp xã, huyện và tỉnh, đồng thời thành lập Ban chống dịch các cấp với thành phần gồm lãnh đạo chính quyền (phó chủ tịch tỉnh, huyện phụ trách nông nghiệp), lãnh đạo ngành nông
  7. nghiệp (giám đốc hoặc phó giám đốc Sở, trưởng hoặc phó phòng phụ trách nông nghiệp huyện), đại diện ngành thú y (chi cục trưởng, trạm trưởng, nhân viên thú y xã), đại diện công an (ủy viên), đại diện quản lý thị trường (ủy viên), có thể có thêm chủ cơ sở chăn nuôi tập trung, chủ nhiệm hợp tác xã, đại diện ngành y tế và đại diện thông tin tuyên truyền (các ủy viên). Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Chi cục thú y chỉ đạo lực lượng thú y địa phương tham gia chống dịch, chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật thú y trong công tác chống dịch, đồng thời phải báo cáo diễn biến dịch và kết quả chống dịch 10 ngày một lần cho UBND cấp tỉnh và Cục thú y cho đến khi hết dịch. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thủy sản công bố dịch, chỉ đạo và tổ chức chống dịch trong trường hợp dịch bệnh động vật thuộc danh mục phải công bố dịch xảy ra ở hai tỉnh trở lên. Thủ tướng Chính phủ công bố dịch, chỉ đạo và tổ chức chống dịch khi có dịch bệnh nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc Bộ Thủy sản. Pháp lệnh Thú y quy định phòng chống dịch bệnh là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và toàn dân. Ở vùng có dịch trong quyết định công bố dịch phải đặt trạm gác có lực lượng công an và thú y hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc vận chuyển động vật; cơ quan nhà nước về quản lý thú y phải đặt biển báo nơi có dịch; trong khu vực có dịch phải hạn chế việc lưu thông động vật và sản phẩm động vật, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, vật dùng cho chăn nuôi, chất thải động vật bệnh và môi trường bị ô nhiễm. Đồng thời cơ quan thú y tiến hành kiểm tra phân loại động vật dễ nhiễm với bệnh đã công bố để thực hiện việc cách ly động vật và áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y khác. Trong vùng dịch tất cả các động vật mắc bệnh, cảm nhiễm mầm bệnh và nghi nhiễm phải nuôi riêng trong suốt thời gian chữa bệnh, không được thả trên bãi chăn chung, đồng thời bố trí người chăm sóc và dụng cụ nuôi riêng cho động vật bệnh, chôn hoặc đốt xác, xử lý súc vật chết, tiêu độc chuồng trại, tiêu hủy thức ăn thừa của động vật bệnh hoặc chết, không đưa (và cấm đưa) gia súc, gia cầm dễ nhiễm bệnh ra và vào hoặc đi qua ổ dịch, đình chỉ vận chuyển mua bán, cấm mổ thịt (trừ trường hợp có thể giết thịt tận dụng theo quy định dưới sự hướng dẫn của ngành thú y), canh gác cổng ra vào ổ dịch, cấm người không phận sự ra vào ổ dịch, vùng có dịch. Phải chữa bệnh và tiêm chống dịch ở ổ dịch và tiêm phòng dịch ở vùng nguy cơ dịch. Dụng cụ vật liệu dùng cho động vật bệnh phải qua xử lý tiêu độc cho đến khi hết dịch. Trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển động vật dễ nhiễm, thức ăn, chất thải qua vùng có dịch phải đi theo tuyến đường quy định và không được dừng lại. Trong vùng dịch uy hiếp trong phạm vi 30 km tùy theo từng bệnh tính từ chu vi vùng có dịch phải thực hiện hạn chế việc lưu thông, vận chuyển, mua bán, trao đổi động vật và sản phẩm động vật dễ nhiễm với dịch bệnh đã công bố. Tại vùng này cơ quan thú y phải tăng cường kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và kiểm tra phát hiện kịp thời động vật mắc bệnh. Khẩn cấp tổ chức tiêm phòng bắt buộc hoặc áp dụng các phương pháp phòng bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch đã công bố. Nhiều trường hợp phải giết mổ bắt buộc ở một nơi quy định xa chuồng trại chăn nuôi để hạn chế sự lây lan dịch bệnh theo quyết định của UBND cấp tỉnh do Chi cục thú y đề nghị. Khi đó sản phẩm giết mổ không được sử dụng dưới dạng tươi sống mà phải dưới dạng chế biến chín hoặc qua xử lý nhiệt để thu sản phẩm tận dụng làm thức ăn gia súc, đồng thời phải xử lý tiêu độc, đốt và chôn phân rác, chất bài xuất, sản phẩm động vật
  8. không sử dụng được và tiêu độc cơ sở giết mổ cũng như phương tiện vận chuyển động vật giết mổ bắt buộc tránh mầm bệnh lây lan. Phương tiện vận chuyển phải có sàn kín tránh làm rơi vãi các chất thải dọc đường đi. UBND cấp tỉnh công bố hết dịch theo đề nghị của Chi cục thú y (hoặc tương đương đối với thủy sản) sau khi Chi cục đã kiểm tra điều kiện công bố hết dịch, báo cáo Cục thú y (hoặc tương đương đối với thủy sản) và Sở Nông nghiệp và PTNT (hoặc Sở Thủy sản) và đã được Cục Thú y (hoặc tương đương đối với thủy sản) đồng ý. Chỉ được công bố hết dịch động vật trên cạn khi có đủ ba điều kiện sau: 1) sau con chết, giết mổ bắt buộc hoặc con lành bệnh cuối cùng từ 15 đến 30 ngày (dài ngắn tùy loại bệnh, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT) mà không thấy con nào bị mắc bệnh và chết với dịch đã công bố nữa, 2) toàn bộ đàn gia súc mẫn cảm ở trong ổ dịch và vành đai bảo vệ đã được tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng khác và đủ thời gian miễn dịch đối với bệnh đó và 3) đã tổng vệ sinh tiêu độc toàn bộ ổ dịch đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y. Đối với dịch trong phạm vi từ hai tỉnh trở lên, Cục Thú y (hoặc tương đương đối với thủy sản) sau khi kiểm tra đủ điều kiện công bố hết dịch thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT (hoặc Bộ Thủy sản) công bố hết dịch, hoặc đối với dịch bệnh nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người thì báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (hoặc Bộ Thủy sản) để Bộ đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch. 3. Đối sách với đường truyền lây 3.1. Khi chưa có dịch Mầm bệnh lây từ con vật bệnh hoặc mang trùng sang con khỏe bằng nhiều đường thông qua các tác nhân trung gian truyền bệnh hình thành các con đường truyền lây khác nhau. Các nhân tố trung gian truyền bệnh có vai trò quyết định trong việc làm bệnh lây lan. Chúng có thể làm cho dịch lẻ tẻ biến thành dịch lưu hành. Các biện pháp đối với nhân tố trung gian là giống nhau khi chưa có dịch cũng như khi có dịch và đều nhằm làm cho chúng không mang mầm bệnh hoặc làm cho mầm bệnh bị tiêu diệt bằng cách tiêu độc thường xuyên. Đối với những nhân tố trung gian truyền bệnh là sinh vật như động vật chân đốt và chuột cần thực hiện các biện pháp tiêu diệt chúng hoặc ngăn cản chúng tiếp xúc với gia súc, gia cầm. Đối với những bệnh lây qua đường tiêu hóa, cần chú ý đến vệ sinh thức ăn, nước uống, cấm chăn thả ở các vùng nhiễm mầm bệnh (như nhiễm nha bào nhiệt thán), ở các bãi chăn hoặc nguồn nước bị nhiễm các chất bài tiết, bài xuất của động vật bệnh, các chất thải của các xí nghiệp chế biến thú sản, lò giết mổ động vật. Phải giải quyết tốt nguồn nước uống và nguồn nước tắm rửa. Phải bảo quản tốt các loại thức ăn, thực hiện tốt tiêu độc, tiêu diệt côn trùng, ve bét và chuột, xử lý tốt phân, rác và nước tiểu của động vật bệnh, bảo đảm vệ sinh chuồng trại. Đối với những bệnh lây qua đường hô hấp, nhân tố trung gian truyền bệnh duy nhất là không khí, nhưng việc cắt đường truyền lây này là việc rất khó khăn. Cần giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, tránh nhốt gia súc, gia cầm chật chội. Cần thường xuyên tiêu độc chuồng trại. Thỉnh thoảng cần chăn thả gia súc ngoài trời. Tránh để phân, ổ lót bẩn lưu cửu trong chuồng. Tránh làm bụi bay nhiều khi quét dọn chuồng.
  9. Đối với những bệnh lây qua đường máu, nhân tố trung gian truyền bệnh duy nhất là sinh vật môi giới hút máu, cần phải tiêu diệt hoặc ngăn cản chúng tiếp xúc với gia súc, gia cầm. Đối với những bệnh lây qua da và niêm mạc, vì có nhiều loại nhân tố trung gian, nên cần có nhiều biện pháp như tránh cho động vật khỏe tiếp xúc trực tiếp với động vật bệnh và các nhân tố trung gian, cần giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh vết thương, thường xuyên tiêu độc ngoại cảnh, chuồng trại và dụng cụ chăm sóc nuôi dưỡng động vật,... Tóm lại, biện pháp cắt đứt đường truyền bệnh là xóa bỏ các nhân tố trung gian. Cho nên cần có nhiều biện pháp như tránh cho động vật khỏe tiếp xúc trực tiếp với động vật bệnh, vệ sinh thức ăn nước uống, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể, thực hiện tiêu độc, tiêu diệt côn trùng, ve bét và chuột. 2.2. Khi có dịch xảy ra Biện pháp đối với nhân tố trung gian cần phải thực hiện các biện pháp bổ sung, tiến hành khẩn trương và huy động mọi nguồn lực có thể được trong xã hội vào công tác ngăn chặn dịch lây lan rộng. Các biện pháp quan trọng đối với nhân tố trung gian truyền bệnh là tiêu độc, tiêu diệt động vật chân đốt và các biện pháp ngăn cản các nhân tố đó lan rộng. Gia súc, gia cầm dễ nhiễm với bệnh đã công bố dịch thì nhất thiết không được thu mua, không đem bán, không đưa vào đưa ra ổ dịch hoặc đi qua ổ dịch. Xe cộ, người, gia súc khi cần thiết phải đi xuyên qua ổ dịch thì phải tiêu độc. Các loại động vật không nhiễm bệnh khi đưa ra ngoài phải được tiêu độc. Chuồng trại phải được niêm yết, chỉ được mở cửa khi cho ăn hoặc chữa bệnh. Cấm mổ thịt bên ngoài bừa bãi. Súc vật bệnh và súc vật chết phải có biện pháp xử lý thích đáng. Trứng gia cầm trong khu vực nguy cơ dịch vẫn có thể sử dụng vào mục đích thực phẩm nhưng không được bán ra ngoài ở dạng chưa chế biến, trong những cơ sở chăn nuôi đó có thể thu hoạch trứng, ngâm khử trùng khoảng 1 - 2 phút trong dung dịch iốt (iodine) 0,1% rồi chế biến tại chỗ thành trứng muối. Ở các trại chăn nuôi tập trung nên có nơi chế biến xác chết (trừ bệnh nhiệt thán, bệnh bò điên và các bệnh nguy hiểm khác có nguy cơ lây sang người) thành mỡ công nghiệp, bột xương, bột thịt dùng cho công nghiệp hoặc làm phân bón. Biện pháp này giúp làm giảm lượng chất phế thải phải chôn hoặc đốt một khi có dịch do nông trại không bán được sản phẩm động vật nên thiếu tiền đầu tư thức ăn để duy trì quy mô đàn. Nếu không có điều kiện chế biến thì phải chôn sâu giữa hai lớp vôi, chôn xa nguồn nước, bãi chăn, mạch nước ngầm, chuồng gia súc và nhà ở. Làm tương tự đối với chất bài xuất từ động vật bệnh và sản phẩm phụ giết mổ tận dụng. Trong trường hợp bệnh nhiệt thán không được mổ xác dù là với mục đích lấy bệnh phẩm nghiên cứu để tránh sự hình thành nha bào khi vi khuẩn tiếp xúc với không khí, nhất thiết phải đốt xác, nếu không có nhiên liệu để đốt thì phải chôn sâu 2 mét, trước khi chôn trên và dưới xác cần đổ vôi chưa tôi, mả súc vật phải rào lại, đổ bê tông, cắm biển ghi tên bệnh. Khi chuyển xác chết đến nơi chôn cần tránh làm rơi phân và các chất bài tiết của con vật. Dụng cụ vận chuyển, người vận chuyển phải được tiêu độc sau khi chôn xác. Chuồng trại phải quét vôi, nền chuồng cần chèm lửa hoặc rãi vôi bột, phân rác phải thực hiện dọn tập trung và tiêu độc. Thức ăn thừa phải đốt hoặc chôn, cống rãnh phải khơi thông và tiêu độc. Nguồn nước rửa, giếng nước nhiễm bẩn phải tiêu độc. Tóm lại, phải tiêu độc toàn bộ trong ổ dịch.
  10. 2.3. Một số biện pháp kỹ thuật cụ thể đối với yếu tố trung gian truyền bệnh Dưới đây trình bày một số biện pháp cụ thể nhằm cắt đứt yếu tố trung gian truyền bệnh: tiêu độc và chăn nuôi khép kín. a. Tiêu độc (tẩy uế) Tiêu độc nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh trên các yếu tố trung gian truyền bệnh (do bị nhiễm từ các chất bài tiết của súc vật bệnh, từ xác súc vật chết bệnh, từ súc vật mang trùng) và tiêu diệt mầm bệnh ngay trên thân thể súc vật (nhưng không được áp dụng với vết thương và nội quan động vật). Tiêu độc chỉ có ý nghĩa thực sự khi cùng tiến hành các biện pháp phòng chống bệnh tổng hợp, vì tiêu diệt mầm bệnh ở ngoại cảnh vẫn không loại trừ được mầm bệnh (khi nguồn bệnh là vật mang trùng mà ta không nhận biết được). Có tiêu độc khi chưa có dịch, tiêu độc khi có dịch và tiêu độc khi đã hết dịch. Đó là biện pháp cần thực hiện thường xuyên (khi chưa có dịch) và khẩn trương, triệt để (khi có dịch). Đối tượng tiêu độc rất rộng rãi: chuồng trại, sân phơi, bãi chăn, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ đã tiếp xúc với động vật, phương tiện vận chuyển động vật, nguyên liệu động vật (da, lông,...), các nơi chế biến và lưu trữ nguyên liệu động vật, thức ăn nước uống, thân thể động vật, tay chân và quần áo của người,... Có nhiều phương pháp tiêu độc: tiêu diệt mầm bệnh bằng cách trực tiếp tiêu diệt chúng (tiêu độc vật lý, hóa học) hoặc tạo ra những điều kiện sống không thích hợp đối với chúng để chúng bị tiêu diệt (tiêu độc cơ giới). Tiêu độc cơ giới làm giảm số lượng mầm bệnh hoặc làm giảm những chất thích hợp cho sự tồn tại của mầm bệnh cũng như các chất tác động xấu đến chất lượng tiêu độc hóa học và vật lý, nhờ vậy làm tăng hiệu lực tác dụng của các phương pháp tiêu độc khác. Tiêu độc cơ giới bao gồm việc thực hiện thu dọn phân rác, rơm rạ độn chuồng và thức ăn thừa để đem ủ hoặc đốt hủy; cọ rửa hoặc cạo lớp ngoài của dụng cụ, nạo vét mặt tường, nền nhà, sân chơi, bãi chăn, cống rãnh,... Tiêu độc cơ giới cần phải thực hiện trước và sau các biện pháp tiêu độc khác. Tiêu độc vật lý gồm nhiều phương pháp như dùng ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao (lửa, đun sôi, hơi nước), dùng tia tử ngoại,... Dùng ánh sáng mặt trời chiếu thẳng tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh. Có thể lợi dụng ánh sáng mặt trời bằng cách mở rộng cửa chuồng trại, cho gia súc tắm nắng, phơi nắng thường xuyên dụng cụ chăn nuôi, yên cương,... Dùng lửa để đốt thức ăn thừa, phân rác và các dụng cụ rẻ tiền. Có thể dùng lửa đốt hoặc hơ nóng để tiêu độc bề mặt các dụng cụ bằng tre, gỗ (cây khiêng xác chết, gióng, cuốc xẻng,...). Những dụng cụ bằng kim loại có thể dùng ngọn lửa mạnh của đèn xì để tiêu độc. Dùng nước sôi là phương pháp thông thường, rẻ tiền, hiệu lực cao, được dùng rộng rãi trong thực tiễn (đun sôi) đối với nhiều loại đối tượng cần tiêu độc. Nước đun sôi 60 - 80 oC tiêu diệt được hầu hết các loại vi khuẩn không có nha bào trong nửa giờ, đun sôi diệt được một số vi khuẩn có nha bào sau 15 phút.
  11. Nước đun sôi cho thêm 1 - 2% xút (NaOH) dùng để tiêu độc dụng cụ kim khí, đồ gỗ, đồ dùng bằng vải (như quần áo). Đun sôi 1 - 2 giờ có thể tiêu diệt được tất cả các loại mầm bệnh. Trong phòng thí nghiệm người ta còn dùng không khí đun nóng trong các lò hấp khô (tiêu độc dụng cụ thủy tinh, kim khí,...), dùng hơi nước dưới áp lực trong lò hấp ướt (hấp cao áp tiệt trùng: tiêu độc môi trường nước, đồ vải, cao su,...), dùng tia tử ngoại của đèn tử ngoại, dùng phương pháp hấp cách quãng (phương pháp tiệt trùng Pasteur),... Tiêu độc hóa học là phương pháp được dùng rộng rãi nhất trong thú y. Các chất hóa học dùng để tiêu độc có điểm chung là có tác dụng một cách toàn bộ, không chọn lọc lên tế bào vi sinh vật hoặc virion của virut như làm biến chất protein (như formol, phenol,...), làm kết tủa protein (như muối của kim loại nặng, ethanol,...), tác dụng làm tan cấu trúc màng tế bào chất (ethanol, ether,...) hoặc tác dụng lên các chất cần thiết cho đời sống vi khuẩn, biến các chất này thành chất trung gian có tính độc đối với chúng. Hiệu lực tác dụng của hóa chất phụ thuộc vào tác dụng đặc trưng của chất đó và vào sức đề kháng của từng loại mầm bệnh đối với chất đó. Hiệu lực tác dụng của hóa chất tiêu độc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nồng độ, nhiệt độ của dung dịch đang dùng, nhiệt độ của đối tượng tiêu độc, thời gian tác dụng của thuốc trên đối tượng đó, tính chất vật lý và hóa học của đối tượng tiêu độc, mức độ ô nhiễm, cũng như bản chất của vi sinh vật mầm bệnh. Vì vậy, khi dùng, phải chọn chất tiêu độc thích hợp và nắm vững phương pháp tiêu độc thì hiệu lực tiêu độc mới cao. Các chất hóa học hoàn hảo để tiêu độc phải đảm bảo các tính chất sau: 1) có khả năng diệt nhiều loại mầm bệnh, 2) ít độc đối với động vật và người, 3) không làm hỏng dụng cụ, 4) dễ hòa tan trong nước, 5) dễ sử dụng và 6) rẻ tiền. Tuy nhiên, nhiều tình huống phải lựa chọn những hóa chất tiêu độc không đủ các tiêu chuẩn nêu trên nên phải chú ý để phòng tránh những tác động bất lợi do hóa chất tiêu độc mang lại. Các chất hóa học dùng dưới ba dạng: dạng dung dịch hay huyền dịch, dạng bột và dạng khí. Dạng dung dịch là dạng dùng phổ biến để lau chùi, rửa, ngâm, phun hoặc tắm. Những chất dùng dưới dạng này thường là các muối kim loại nặng, các chất kiềm, các axit vô cơ hoặc hữu cơ, các hợp chất chlor,... Dạng khí dùng để xông chuồng, tủ ấp trứng, phòng thí nghiệm vi sinh vật học. Những khí thường dùng là khí formaldehyd, khí chlor, khí lưu huỳnh,... Các chất lỏng hay dung dịch cũng có thể phun dưới áp lực cao tạo thành những giọt nhỏ lơ lửng trong không khí (khí dung nhân tạo). Dạng bột (bột vôi, bột chlorur vôi,...) dùng để rắc nền chuồng, lối đi, sân chơi,... thường kém tác dụng hơn hai dạng trên. Trước khi tiêu độc hóa học cần phải tiêu độc cơ giới để tăng khả năng sát trùng của hóa chất tiêu độc. Dưới đây giới thiệu một số chất tiêu độc thường sử dụng. - Xút ăn da (NaOH): là chất tiêu độc mạnh, thường dùng tiêu độc chống ô nhiễm virut. Xút có tác dụng thủy phân protein, carbohydrat, dầu mỡ. Dung dịch 2 - 4% đun nóng dùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ. Dung dịch 1% có thể dùng tắm gia súc mắc bệnh lở mồm long móng đã khỏi bệnh và nhiều bệnh cảm nhiễm virut khác. Tác dụng diệt trùng mạnh hơn khi cho thêm 5 - 10% NaCl (diệt được nha bào nhiệt thán). Khi dùng có thể gây tích tụ nhiều ammoniac đầu độc động vật, nên khi tiêu độc xong phải giữ chuồng cho thoáng. - Vôi: là chất được dùng rộng rãi. Vôi sống hay vôi chưa tôi là oxid calci (CaO) và là sản phẩm nung thiêu đá vôi (CaCO3) mà thành. Vôi sống hút nước thải nhiều nhiệt nguy hiểm, tạo thành vôi tôi có bản chất hóa học là Ca(OH)2. Chất này có tác dụng diệt trùng mạnh do làm thủy phân protein tế bào vi khuẩn, diệt được trứng ruồi nhặng, nhưng
  12. không diệt được nha bào,... Dùng dưới dạng sữa vôi 10 - 20% để quét tường, trần nhà, nền chuồng,... tiêu độc phân, nước tiểu và các chất thải,... Phải quét vôi ba lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ mới có tác dụng. Sữa vôi cho thêm NaOH 1% hoặc formol 3%, hoặc dung dịch chlorur vôi 0,5 - 2% tăng cường tác dụng diệt trùng. Ngược lại, sữa vôi để lâu, do tác dụng của CO2 không khí biến thành calci carbonat (CaCO3) mất tác dụng diệt trùng. Vôi có thể dùng dưới dạng bột nhưng tác dụng chậm và kém hơn dạng sữa vôi. - Nước tro: Thành phần chủ yếu của nước tro nóng là kali carbonat (K2CO3). Trong nước, K2CO3 sẽ cho KOH: K2CO3 + H2O → KOH + CO2. KOH có tác dụng tiêu độc như các chất kiềm khác. Thường dùng nước tro nóng 10% cho thêm 0,5% NaOH thì có tác dụng diệt trùng mạnh hơn. Nên dùng tro mới, tro để quá 3 tháng mất tác dụng diệt trùng. - Axit sulfuric (H2SO4): các chất axit là những chất tiêu độc mạnh vì có khả năng cướp nước của nguyên sinh chất tế bào, làm hòa tan và làm biến tính protein, phân giải protein tế bào thành albumoz, pepton và axit amin. Tuy nhiên, axit không được dùng phổ biến. Axit sulfuric có tác dụng diệt trùng mạnh. Dùng dung dịch 2 - 3% tiêu độc đất, phân, nền chuồng, và thường dùng tiêu độc da nghi nhiễm nha bào nhiệt thán. Nhược điểm của chất này là ăn mòn kim loại mạnh (làm hỏng dụng cụ, chuồng trại,...). Có thể dùng chung với axit phenic hoặc crezol. - Axit phenic (phenol, C6H5OH): có tác dụng diệt trùng mạnh, vì có khả năng hòa tan trong lipid nên dễ thấm sâu vào tế bào vi khuẩn. Chất này có tác dụng hủy diệt mạnh vi khuẩn không có nha bào, ít có tác dụng đối với virut. Dùng dung dịch 3 - 5% như chất tẩy uế nhưng cũng có thể pha loãng thêm khoảng 100 lần để rửa vết thương (dùng như một chất khử khuẩn). Tuy nhiên, do rất đắt tiền nên phenol không được dùng rộng rãi trong tẩy uế. Cũng không dùng phenol để tiêu độc chuồng bò sữa, vì sữa rất dễ hấp thụ mùi phenol. Có thể dùng giẻ thấm ướt dung dịch phenol lau các dụng cụ bằng da để tiêu độc. Khi tiếp xúc với phenol cần chú ý đây là chất ăn da mạnh nhưng không gây cảm giác đau nên tổn thương trầm trọng có thể xảy ra mà không nhận biết được sớm. Ngoài ra do tan trong lipid nên khi hít vào đường hô hấp phenol dễ được cơ thể hấp thu nên có thể gây ngộ độc trầm trọng. Phenol có thể dùng chung với chlorur thủy ngân II hoặc axit sulfuric với mục đích tiêu độc. - Chlor (Cl2): dùng dưới dạng khí để tiêu độc chuồng có thể đóng kín được (dùng 1,55 g trong 1 m3 không khí). Có thể dùng chlor dưới dạng tan trong nước (sục khí chlor vào nước). Cl2 + H2O → HCl + HClO (axit hypochlorid) HClO → HCl + O Trong nước, HClO và HCl còn tác dụng lẫn nhau để thải khí ClO. Khí ClO tác dụng với protein vi khuẩn và tàn phá tế bào vi khuẩn, tạo nên proteinat. Trong môi trường ẩm ướt, khí chlor có tác dụng diệt trùng cao, vì tạo thành axit hypochlorid và axit chlorhydric. Axit hypochlorid là chất không bền, phân hủy nhanh thành axit chlorhydric và ôxy nguyên tử có tác dụng ôxy hóa rất cao, làm phá các chất hữu cơ.
  13. Chlor dùng để tiêu độc chuồng trại, dụng cụ, nước bẩn. Khi dùng chlor phải có các phương tiện bảo hộ lao động. Tiêu độc xong phải thông khí chuồng rồi mới cho động vật vào. - Clorur vôi (hypochlorid calci, Ca(ClO)2): là một dạng muối chlor được hình thành khi sục khí chlor vào nước vôi. Thành phần thường gồm có hypochlorid calci (Ca(ClO)2), chlorur calci (CaCl2) và vôi tôi Ca(OH)2, có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn, cả vi khuẩn có nha bào. Dung dịch 5% tiêu diệt nha bào nhiệt thán sau 3 giờ. Dùng dung dịch 10 - 20% để tiêu độc chuồng trại, đất, phân, phương tiện vận chuyển động vật. Dạng bột thường dùng tiêu độc nước tiểu, nước phân và chất bẩn dạng lỏng khác. Có thể dùng dung dịch chlorur vôi trong. Chlorur vôi phải chứa trên 25% chlor hoạt tính. Cần phải bảo quản tốt như đựng trong bình kín, để nơi tối, khô ráo, xa nơi ở của người và chuồng động vật. Muốn dùng phải xác định lượng chlor hoạt tính chứa trong chlorur vôi trước khi dùng. Tác dụng diệt trùng của chlorur vôi kém nếu đối tượng tiêu độc chứa nhiều chất hữu cơ, vì vậy trước khi dùng phải tiêu độc cơ giới, quét dọn chuồng trại cho sạch. Chloramin chứa từ 26 - 29% chlor hoạt tính, là chất kết tinh màu trắng có mùi chlor nhẹ hòa tan tốt trong nước nóng. Chất này khó mất chlor hơn chlorur vôi, có tác dụng diệt trùng không kém bichlor thủy ngân và axit phenic. Dung dịch nóng (50 - 60 °C) là chất sát trùng tốt. Dung dịch 4 - 5% diệt được nha bào vi khuẩn. Tác dụng diệt trùng của chloramin cao là do thải chlor và ôxy. - Formol (HCHO): là dung dịch trong nước của khí formaldehyd, thường có dạng thương phẩm là dung dịch 37 - 41% trong nước gọi là formalin. Có tác dụng diệt trùng cao là do thấm sâu vào tế bào vi khuẩn, tác dụng với protein nên làm biến đổi cấu trúc phân tử tế bào. Nồng độ cao làm biến tính protein. Formol có tác dụng diệt trùng mạnh: dung dịch 1% diệt nha bào nhiệt thán sau 24 giờ. Dung dịch formol 2 - 5% dùng để rửa nền chuồng, để phun hoặc ngâm dụng cụ. Formol còn dùng ở dạng khí (xông formol) bằng cách đun nóng hoặc bổ sung từ từ vào formol một lượng vôi tôi hoặc thuốc tím (permanganat kali) cho formol bốc hơi. Lượng dùng cho 1 m3 không khí là 25 ml formalin. Dạng khí dùng để tiêu độc chuồng, tủ ấp trứng, phòng thí nghiệm vi sinh vật. - Bichlor thủy ngân (HgCl2): tác dụng diệt trùng cao do làm kết tủa các dung dịch protein. Dung dịch không bền, dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với một số chất hữu cơ và vô cơ. Muốn tránh chất này bị phân hủy và làm tăng khả năng thấm sâu vào đối tượng tiêu độc thì cho thêm HCl và NaCl. Dung dịch bichlor thủy ngân 0,1 - 0,2% trong nước dùng tiêu độc tường, nền gỗ, rửa tay, trong phòng thí nghiệm dùng ngâm các dụng cụ nhiễm trùng, lau mặt bàn ghế. Tác dụng tiêu độc kém đối với các dụng cụ bằng kim loại, các chất chứa kiềm và protein. Tuy nhiên, do thủy ngân là chất độc có thể tích tụ trong môi trường làm liều độc hình thành sau một thời gian sử dụng liều nhỏ nên đây là hóa chất không nên áp dụng vào mục đích tiêu độc nhà cửa, chuồng trại, phòng ốc,... - Iôt (I, iodine): Tác dụng sát trùng rất mạnh, phổ tác dụng rất rộng, diệt được vi khuẩn kháng cồn, kháng toan, nha bào nhiệt thán, virut, nấm men, mốc. Dung dịch 1 -
  14. 2% diệt nấm, ghẻ; dung dịch 2,5% diệt nha bào; dung dịch 0,1% dùng tiêu độc vỏ trứng (ngâm trứng 30 - 60 giây). - Cresol, cresyl và lyzol: là những hợp chất hữu cơ không ổn định về thành phần, được dùng tẩy uế nhiều đối tượng khác nhau ở dạng dung dịch 0,5 - 5%. Lyzol có tác dụng diệt xoắn khuẩn, tăng cường hiệu lực khi đun nóng. Dùng tiêu độc chuồng, dụng cụ chăm sóc gia súc, yên cương ngựa,... Cresol dùng trừ ruồi và nhiều loại động vật chân đốt khác. Cresol có thể đun bốc hơi để thuốc thấm sâu vào đối tượng tiêu độc. Ngoài ra, từ các hãng sản xuất thuốc thú y có thể có những hợp chất tiêu độc khác nhau dưới các tên như Farm Fluid S, Virkon S, Long Life 250 S,... - Tiêu độc chuồng trại: Hiệu lực tiêu độc phụ thuộc vào cấu tạo chuồng trại. Tường, nền chuồng, sân chơi bằng phẳng thì hiệu lực tiêu độc cao hơn là gồ ghề. Phải tiêu độc cơ giới trước khi tiêu độc hóa học. Các hóa chất thường dùng là sữa vôi 10 - 20%, chlorur vôi 4 - 20%, formol 2 - 5%, NaOH 4 - 5%, cresol 0,5 - 3%, cresyl 3 - 5%, axit phenic 2 - 5%. Có thể dùng nước sôi dội, hun trấu, rắc vôi bột, quét vôi,... để tiêu độc đối với một số lớn bệnh truyền nhiễm trong hoàn cảnh nông thôn nước ta. - Tiêu độc các phương tiện vận chuyển phân động vật (ôtô, toa tàu, xe ba gác, xích lô,...): phân động vật khỏe mạnh phải thực hiện dọn làm phân bón. Phân, nguyên liệu động vật bệnh hoặc nghi mắc các bệnh cảm nhiễm vi khuẩn không có nha bào cần tiêu độc bằng phương pháp nhiệt sinh học. Bên trong và bên ngoài phương tiện vận chuyển cần phun khí dung hoặc dội dung dịch hóa chất tiêu độc. Sau 2 - 3 giờ dội bằng nước nóng. Phân và nguyên liệu của động vật bệnh hoặc nghi mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn có nha bào (bệnh nhiệt thán, ung khí thán,...) cần phải đốt. Dùng chất tiêu độc mạnh tưới vào các phương tiện vận chuyển. - Tiêu độc phân: có ba phương pháp tiêu độc phân là đốt, dùng các hóa chất và phương pháp ủ nhiệt sinh học. Phân nếu bị đốt thì chất lượng phân bón giảm, mặt khác đốt cháy không hoàn toàn thường sinh khí độc. Cho nên chỉ đốt khi phân bị nhiễm các loài mầm bệnh có sức đề kháng cao (như nhiệt thán, ung khí thán, virut thiếu máu truyền nhiễm ngựa). Các hóa chất cũng ít được dùng tiêu độc phân vì bất tiện, tốn kém, thường không đạt mục đích tiêu độc, lại gây trở ngại khi dùng phân bón. Có thể dùng một số chất như chlorur vôi 20%, nước chlor, sữa vôi 20%, hỗn hợp axit sulfuric - axit phenic, formol (sau khi trộn hóa chất cần phủ lên một lớp màng polyethylen để giữ khí tiêu độc). Chất tiêu độc tác dụng lên lớp phân mỏng trên mặt, rồi ngấm dần vào phân. Phương pháp ủ nhiệt sinh học là phương pháp tiện lợi dùng để tiêu độc phân động vật mắc bệnh truyền nhiễm do các vi khuẩn không có nha bào gây nên. Phương pháp này được dùng để tiêu độc dựa trên cơ sở là các hợp chất hữu cơ trong phân, nước tiểu,... của khối phân ủ xảy ra quá trình lên men bởi các vi sinh vật, làm nhiệt độ của đống phân tăng cao nên có thể tiêu diệt được phần lớn vi khuẩn không có nha bào, virut, ấu trùng và trứng giun sán.
  15. Phân được đánh đống thành hình tháp, lượng phân chừng 1 tấn. Ở dưới được trải một lớp phân động vật khỏe hoặc rơm rạ dày độ 30 - 40 cm. Nếu phân khô thì tưới thêm nước cho ẩm. Nếu ướt quá thì phơi cho bớt nước và để có nhiều không khí lọt vào hoặc cho thêm rơm rác khô trước khi ủ. Trộn thêm vôi bột và lá xanh (vôi bột 50 kg, lá xanh 200 kg cho mỗi tấn phân). Bên ngoài phủ một lớp phân của động vật khỏe rồi trát kín bằng bùn đất hoặc than bùn. Phân sẽ tăng dần nhiệt độ do các vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ trong đó: ban đầu là do các vi sinh vật ưa lạnh, rồi các vi sinh vật ưa ấm, và cuối cùng khi nhiệt độ trong đống phân đã cao hơn 45 °C thì các vi khuẩn ưa nóng chiếm ưu thế, chúng phát triển và làm cho nhiệt độ trong khối phân đến gần 75 - 80 °C. Ở nhiệt độ đó, các vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật, các nguyên trùng cũng như trứng và ấu trùng giun sán đều bị tiêu diệt. Phân cần ủ nơi xa thôn xóm, trại chăn nuôi, đường sá và nguồn nước. Sau 5 - 9 tuần mầm bệnh trong phân bị tiêu diệt, phân hoai có thể dùng bón ruộng. - Tiêu độc nước: Thực hiện ở các xí nghiệp chế biến thú sản, hải sản, xí nghiệp chế thuốc sinh vật, nhà máy thuốc lá, các nguồn nước bị ô nhiễm,... Chất hóa học chủ yếu dùng tiêu độc nước là các chế phẩm chứa chlor. Trước khi dùng chlor phải khử các chất hữu cơ chứa trong nước như phân, rác, niêm dịch,... Những chất này ngăn cản tác dụng trực tiếp của chlor đồng thời hấp thụ một lượng lớn chlor nên làm giảm hiệu lực tiêu độc của chất này. Nước uống hàng ngày có thể tiêu độc bằng khí chlor, Aquatab, Virkon S,... - Tiêu độc đất: trong đất có quá trình tự tiêu độc vì có những vi khuẩn đối kháng với vi khuẩn gây bệnh, hoặc có các chất kháng sinh thực vật có khả năng diệt mầm bệnh mà người ta có thể lợi dụng được bằng cách không chăn thả ở đó một thời gian. Để tiêu độc đất có thể dùng vôi bột, sữa vôi 20%, xút 5%, chlorur vôi chứa 5% chlor hoạt tính. - Tiêu độc chuồng gà vịt: Chuồng gà vịt bệnh phải tiêu độc thường xuyên 5 ngày một lần. Thường dùng dung dịch nóng KOH 2 - 3%, nước chlorur vôi trong chứa 2% chlor hoạt tính, sữa vôi 2%, tro nóng. Dụng cụ chăn nuôi hàng ngày ngâm từ 5 - 10 phút trong dung dịch KOH 1%. - Tiêu độc lò ấp trứng: Hằng ngày sau khi quét dọn cần lau nền bằng giẻ hay bàn chải thấm dung dịch nóng KOH 1%. Rửa lò bằng dung dịch trên. Trước mùa ấp trứng cần xông formol tiêu độc lò. - Tiêu độc dụng cụ: Dụng cụ rẻ tiền (bằng tre, nứa,...), rơm rạ lót chuồng, cỏ, thức ăn thừa phải đốt. Đồ dùng bằng kim khí phải hơ lửa. Các dụng cụ bằng vải thì đun sôi 30 - 60 phút. Có thể dùng nước sôi dội các đồ dùng chứa thức ăn. Dung dịch xút 4%, sữa vôi 20% ngâm hoặc rửa dụng cụ. Có thể dùng dung dịch nóng natri carbonat 3 - 5% trong nước hoặc dùng tro thảo mộc mới đốt hòa với nước thành dung dịch 3% đun sôi, để lắng rồi dùng. Với các trang trại chăn nuôi tập trung nên áp dụng những trang thiết bị cơ giới dùng để tiêu độc, vừa làm giảm nhẹ sức lao động của con người tiêu độc, vừa làm tăng hiệu quả tiêu độc. Có nơi đã dùng phương pháp tiêu độc bằng khí dung. Dung dịch tiêu độc nhờ một loại thiết bị riêng được phun dưới áp suất cao thành hai dòng ngược hướng tạo ra dòng các hạt dịch rất nhỏ (5 - 20 μm) bắn vào không khí, rồi liên tục rơi vào đối tượng tiêu độc.
  16. - Tiêu diệt động vật chân đốt và chuột: Động vật chân đốt có thể vừa là nguồn bệnh, vừa là nhân tố trung gian truyền bệnh. Trong nhiều bệnh, côn trùng, ve bét và chuột là nhân tố truyền bệnh duy nhất. Vì vậy, cần phải có biện pháp tiêu diệt chúng hoặc ngăn cản chúng tiếp xúc với động vật bệnh cũng như động vật khỏe. Nguyên tắc chung trong công tác tiêu diệt động vật chân đốt và chuột là dựa vào đặc điểm sinh lý của chúng để tìm cách hạn chế sinh sản kết hợp với việc tiêu diệt chúng ở các giai đoạn sinh trưởng. Để hạn chế chúng sinh sản, cần giữ chuồng trại sạch sẽ, che đậy kín thức ăn, phân rác, thoát các vũng nước, phát quang các bụi rậm ở nơi chăn dắt. Đối với từng loại côn trùng và ve bét cần có các biện pháp tiêu diệt thích hợp. Có thể bắt chúng bằng tay, đập chết, đánh bẫy, đào bới tìm diệt ấu trùng, dùng chim, gà, bắt động vật chân đốt trên mình gia súc,... Có thể dùng các yếu tố vật lý như dùng lửa đốt, dùng nước nóng, hoặc tưới nước nóng, hun khói chuồng trại. Có thể dùng các hóa chất thích hợp dưới dạng bột, dạng dung dịch hoặc huyền dịch để bôi, phun hoặc tắm cho động vật. Các hóa chất dùng tiêu diệt động vật chân đốt và chuột không được gây hại cho người, gia súc và đồ dùng, không làm chúng sợ hãi hoặc quen thuốc. Tiêu diệt ruồi nhà với biện pháp chính là tiêu diệt chúng ở nơi sinh đẻ. Cần thực hiện dọn phân rác trong chuồng, thức ăn thừa thãi, che đậy kín thức ăn, hố phân rác. Có thể dựa vào các giai đoạn sinh sản có chu kỳ của ruồi như giai đoạn đẻ ra trứng, giai đoạn trứng biến thái thành giòi, giai đoạn giòi thành nhộng, giai đoạn nhộng thành ruồi trưởng thành, để tiêu diệt chúng ở những giai đoạn nhất định. Các hóa chất như chlorur vôi, vôi bột, Solfac WP 10,... có thể dùng diệt giòi. Có thể dùng bẫy hoặc đập ruồi trưởng thành. Tiêu diệt muỗi cần dựa vào đặc điểm sinh sản mà diệt chúng ở giai đoạn bọ gậy và giai đoạn muỗi trưởng thành. Muỗi trưởng thành có thể diệt bằng phun hóa chất độc hoặc dùng vợt điện, bẫy điện. Muốn diệt bọ gậy phải tát khô ao tù, cống rãnh, khơi thông nơi bùn lầy nước đọng, các hốc cây chứa nước,... để không có nơi cho muỗi sinh đẻ và bọ gậy không thể sống được. Chú ý rằng các bãi thải rác công nghiệp (lốp xe, chai lọ,...) cũng là nơi thuận lợi cho việc sinh sản của muỗi. Đối với ao hồ cần thả cá tiêu diệt bọ gậy. Có thể dùng dầu hỏa trải một lớp mỏng trên mặt ao hồ để làm bọ gậy tắc thở. Cần lưu ý rằng mặc dù bằng tay tuy không tiêu diệt hết muỗi nhưng, cũng như đối với các động vật gây hại khác, bằng cách này có thể làm giảm mật độ của chúng nên cũng góp phần làm giảm tốc độ sinh sản của chúng. Tiêu diệt ruồi trâu cũng là việc làm cần thiết. Ruồi trâu có rất nhiều loại (ở nước ta có hơn 50 loài) nên việc tiêu diệt ruồi trâu rất khó; có thể hạn chế ruồi trâu đốt gia súc bằng cách không chăn dắt ở những nơi ẩm thấp, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, dùng lưới che chuồng. Có thể bôi cresyl, dầu thầu dầu lên mình gia súc. Hạn chế ruồi sinh sản bằng cách tiêu độc phân động vật, phát quang bụi rậm, khai thông nước đọng, trải một lớp dầu hỏa mỏng trên mặt nước ao hồ. Để tiêu diệt rận và ve phải thường xuyên cọ chải cho gia súc. Đối với ve cần phát quang bụi rậm, quan sát và làm sạch các hốc nhỏ ở chuồng trại, nhà ở,... Có thể bắt ve bằng tay hoặc, tốt hơn là, nhỏ dầu hỏa lên ve rồi gắp ve ra khỏi da hoặc hốc tường mà giết chết. Hóa chất dùng để diệt ve có thể là HCN 3 - 6%. Mỗi tuần bôi 1 lần, liên tiếp 3 đến 4 tuần.
  17. Tiêu diệt chuột có thể bằng nhiều phương pháp. Phải kết hợp phòng chuột và tiêu diệt chuột. Phương pháp cơ học có thể là dùng bẫy, săn bắt, đào hang hay hun khói bắt chuột. Phương pháp hóa học rẻ tiền và có hiệu quả hơn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe người và động vật. Có thể dùng phosphur kẽm, nhưng nhược điểm của thuốc này là có mùi hắc, nguy hiểm cho người và gia súc. Ngoài ra, có thể dùng các hợp chất arsen (thạch tín), hợp chất có sắt, muối bari, thuốc chống đông máu tương đối không độc với người và gia súc (như Racumin TP có thuốc giải độc là vitamin K, thời gian nhiễm độc không lâu, nhưng nhược điểm là gây quen thuốc). Dùng một số thuốc độc thảo mộc để đánh bả chuột cũng có hiệu quả. Có thể sử dụng một số bài thuốc diệt chuột (bả chuột) sau đây: Zn3P2: 1 phần, cơm rang: 15 phần, hoặc thạch tín (tán nhỏ): 1 phần, cơm rang: 20 phần. Các hóa chất có thể trộn với mồi có vị thơm hấp dẫn chuột và phải luôn thay mồi mới. Nên đậy kỹ thức ăn mấy hôm cho chuột đói rồi mới bẫy. Phương pháp sinh học là dùng kẻ thù tự nhiên của chuột để diệt chúng (như mèo, rắn, chim, các loài động vật ăn thịt khác) hoặc dùng vi sinh vật gây dịch cho chuột. Bảo vệ các loài rắn, cú mèo trong tự nhiên cũng như nuôi mèo để phát tán vào các địa bàn nông thôn là biện pháp hữu hiệu làm giảm số lượng chuột đáng kể, từ đó giảm tốc độ sinh sản của chúng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các động vật diệt chuột cũng có thể là tác nhân truyền lây mầm bệnh, vì vậy chúng cũng là đối tượng cần hạn chế di chuyển và thậm chí là nguồn bệnh khi có dịch xảy ra. Ngoài các phương pháp trên, người ta có hướng dùng phương pháp di truyền, dùng hóa chất hoặc các tia phóng xạ để gây tuyệt giống chuột. Phòng chuột bằng mọi cách cách ly, xua đuổi chúng đi xa không cho xâm nhập vào nhà, kho tàng, chuồng trại gia súc, bằng cách phá vỡ các điều kiện thuận lợi để chúng sống và sinh sản như cất kỹ thức ăn thừa, phân rác, giữ nhà cửa phong quang, kho tàng kín đáo để chúng không có phương tiện làm tổ. b. Chăn nuôi khép kín Chăn nuôi khép kín là biện pháp phòng dịch quần thể bắt đầu từ việc hạn chế nhập gia súc, do việc thu nhận gia súc từ ngoài vào là con đường chủ yếu đưa vật mang trùng vào chuồng trại và vì việc phát hiện vật mang trùng không dễ. Xét ở cấp độ quốc gia hay khu vực thì nhiều nước trên thế giới (New Zealand, Australia, Anh, Nhật Bản,...) nếu thực hiện triệt để việc quản lý nhập khẩu động vật thì là những hệ thống khép kín gồm động vật nuôi và động vật hoang bản địa và có thể thực hiện chăn nuôi khép kín. Tương tự, ở cấp độ nông trại lớn cũng có thể thực hiện chăn nuôi khép kín. Chẳng hạn, trong chăn nuôi lợn trước đây người ta tiến hành nuôi giống và nuôi vỗ trong các trại riêng biệt, để nuôi thịt người ta định kỳ nhập gia súc từ các trại khác về. Nhưng hiện nay hình thức chăn nuôi khép kín nuôi vỗ lợn con được sinh sản tại trại nhà (farrow-to-finish operation) được áp dụng ngày càng tăng. Chăn nuôi gà thịt cũng được tiến hành khép kín nghiêm ngặt, mỗi lô gà con nở ra được nuôi thành đàn cách ly hoàn toàn với các đàn khác. Điểm khó khăn mà chăn nuôi khép kín gặp phải là nuôi con giống, thường gặp phải nhất là vấn đề con giống nhập trại liệu có sạch bệnh hay không. Trong chăn nuôi gà và chăn nuôi lợn, để chọn nuôi những con giống có tính di truyền tốt người ta phải nuôi
  18. tiếp dòng. Các thế hệ giống cụ kị (GGP), giống ông bà (GP) và con giống sản xuất (giống bố mẹ - PS) được chăn nuôi chuyên biệt trong mỗi trang trại để cung cấp lợn giống nuôi vỗ thịt. Cơ cấu chăn nuôi như vậy được gọi là cơ cấu hình tháp. Ước tính nếu cần nuôi 1,5 triệu lợn vỗ thịt mỗi năm thì cần phải nuôi 500 con GGP, 6000 con GP và 90.000 con PS. Nếu đàn giống hạng trên cảm nhiễm thì có nguy cơ toàn bộ đàn giống hạng dưới bị lây nhiễm. Do đó đàn giống hạng trên phải được phòng dịch nghiêm ngặt, và không bao giờ được cho di động đàn từ hạng dưới lên hạng trên, đồng thời mỗi hạng giống cũng được nuôi khép kín nghiêm ngặt. Ngoài ra, còn cần phải ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài vào. Con đường xâm nhập mầm bệnh phổ biến nhất cho động vật là người, cho nên cần phải có quy chế vào ra chuồng trại. Thực hiện tiêu độc và thay trang phục là bắt buộc. 4. Đối sách với động vật thụ cảm Các biện pháp phòng bệnh đối với gia súc, gia cầm thụ cảm nhằm làm tăng sức đề kháng (không đặc hiệu và đặc hiệu) của chúng đối với bệnh. Các biện pháp đó đã được vạch ra trong Điều lệ phòng chống dịch trước đây, trong Pháp lệnh thú y sau này và các văn bản thi hành liên quan, bao gồm những biện pháp áp dụng khi chưa có dịch và khi có dịch. 4.1. Làm tăng miễn dịch quần thể Đối sách cơ bản đối với ký chủ khi chưa có dịch là làm tăng sức miễn dịch tập đoàn hay miễn dịch đàn. Để có đàn gia súc có sức đề kháng cao cần thực hiện các biện pháp sau đây. a. Vệ sinh phòng bệnh Cá nhân và tổ chức chăn nuôi, chủ động vật nuôi, người vận chuyển động vật phải thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho động vật, nhằm bảo đảm sức khỏe động vật, tăng sức đề kháng không đặc hiệu của gia súc, gia cầm. Vệ sinh phòng bệnh bao gồm: vệ sinh ăn uống, vệ sinh chuồng trại, chăn thả, vệ sinh thân thể, vệ sinh sử dụng, khai thác, vệ sinh sinh sản,... Vệ sinh phòng bệnh phải được xây dựng thành quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật mà người chăn nuôi bắt buộc phải tuân theo, và mặt khác phải được gây thành phong trào quần chúng, thành tập quán trong nhân dân để mọi người tự nguyện tự giác thực hiện. Phải kết hợp chặt chẽ với phong trào vệ sinh phòng bệnh cho người. Phải dựa vào sự hoạt động của những tổ chức quần chúng như "hội bảo hiểm nuôi lợn" hoặc "kết ước phòng toi gà", hoặc quy định pháp lý "đăng ký xây dựng cơ sở và vùng an toàn dịch". Vệ sinh phòng bệnh có tác dụng chủ động tấn công bệnh ở ngoại cảnh và trên thân thể động vật, làm cho cơ thể khỏe mạnh, tăng sức chống đỡ bệnh, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đối với các bệnh không truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng,
  19. phải lấy vệ sinh phòng bệnh làm biện pháp chính, nếu không phải là duy nhất, còn đối với bệnh truyền nhiễm và một số bệnh ký sinh trùng thì phải kết hợp vệ sinh phòng bệnh với tiêm phòng. Nhờ xây dựng và thực hiện tốt nội quy vệ sinh phòng bệnh mới hạn chế được nhiều dịch bệnh. b. Cải tiến kỹ thuật chăn nuôi Thực hiện vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại,... là một khâu trong cải tiến kỹ thuật chăn nuôi. Phối hợp khẩu phần thích đáng bảo đảm đủ và cân bằng chất dinh dưỡng, xây dựng chuồng trại hợp lý, cải tiến việc quản lý chăm sóc, dùng công cụ cải tiến trong chăn nuôi, chọn lọc cải tạo giống, cơ giới hóa chăn nuôi là những nội dung của cải tiến kỹ thuật chăn nuôi, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các mặt sinh lý, sinh thái, dinh dưỡng học, di truyền học, vệ sinh thú y,... c. Tiêm phòng Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh tích cực, vì làm cho cơ thể tự sản sinh ra (tiêm vacxin) hoặc tiếp nhận được (tiêm kháng huyết thanh) những chất tạo sức đề kháng đặc hiệu chống cảm nhiễm nên giúp cho cơ thể chống đỡ có kết quả với bệnh trong thời gian nhất định. Tiêm phòng có ý nghĩa rất to lớn đối với những bệnh mà mầm bệnh tồn tại lâu dài trong thiên nhiên (bệnh nhiệt thán) hay trong cơ thể động vật khỏe mạnh (bệnh đóng dấu lợn, tụ huyết trùng), lại càng cần thiết đối với những bệnh có ổ dịch thiên nhiên, có nhiều vật mang trùng, có nhiều nhân tố trung gian truyền bệnh hoặc những bệnh khó tiêu diệt nhân tố trung gian truyền bệnh, cũng như đối với những bệnh lây qua đường hô hấp. Tiêm phòng phải thực hiện khi chưa có dịch là chủ yếu, hoặc khi đã bị dịch uy hiếp. Thuốc dùng tiêm phòng là vacxin hoặc kháng huyết thanh, hoặc kết hợp cả hai. Tiêm phòng bằng vacxin là phương pháp đưa kháng nguyên của mầm bệnh vào cơ thể nhằm tạo miễn dịch chủ động cho động vật. Năm 1876, Jenner (1749 -1823) lấy vẩy đậu của bò cái chủng cho người thì gây bệnh rất nhẹ cho người. Sau đó, lấy mụn đậu của người cho tiếp xúc với người đã được chủng virut đậu bò thì người này không mắc bệnh đậu mùa của người nữa. Từ đó, ở châu Âu người ta đã sử dụng rộng rãi phương pháp dùng virut đậu bò để phòng bệnh đậu mùa cho người (gọi là chủng đậu - variollation; hoặc chủng vacxin - vaccination). Hiện tượng người và động vật không mắc các bệnh sau khi mắc và khỏi bệnh hoặc sau khi được tiêm chủng gọi là hiện tượng miễn dịch. Nhiều công trình nghiên cứu của Pasteur sau này về các chế phẩm sinh học phòng một số bệnh truyền nhiễm (tụ huyết trùng gà, đóng dấu lợn, nhiệt thán, dại) đã giúp ông khẳng định có thể tạo miễn dịch nhân tạo cho người và động vật để phòng bệnh truyền nhiễm và đã thúc đẩy những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực đó. Pasteur đã đề nghị gọi các chất dùng tiêm chủng tạo miễn dịch là vacxin (tiếng Pháp là vaccine, do từ bò cái tiếng Latin là vacca) và phương pháp tiêm chủng gọi là tiêm chủng bằng vacxin (vaccination) để nhớ công Jenner. Từ Jenner đến Pasteur và các nhà bác học sau hai ông, những công trình nghiên cứu nối tiếp về vacxin và huyết thanh phòng bệnh đã góp phần to lớn làm giảm dần tai họa khủng khiếp của dịch bệnh ở người và gia súc, thanh toán được bệnh đậu mùa và tiến đến thanh toán một số bệnh dịch nguy hiểm khác (dịch tả trâu bò, dịch tả lợn,...). Yêu cầu
  20. về vacxin phòng bệnh ngày càng tăng do nhiều loại đã đáp ứng yêu cầu của thực tế: gây miễn dịch tốt, an toàn đối với cơ thể được tiêm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh việc tìm kiếm một vacxin hữu hiệu còn là thách thức lớn đối với nhân loại (vacxin tụ huyết trùng gia cầm, chẳng hạn). Ở nước ta hàng năm chế tạo và cung cấp một số lượng lớn các loại vacxin và kháng huyết thanh. Nhiều loại có hiệu lực miễn dịch chắc chắn, thời gian miễn dịch tương đối dài. Có loại vacxin đã được cải tiến, có loại mới đang được nghiên cứu chế tạo cho phù hợp với hoàn cảnh nước ta. Đó là điều kiện thuận lợi giúp chúng ta thực hiện "tiêm phòng rộng rãi" để tạo miễn dịch tập đoàn hữu hiệu, góp phần vào kế hoạch khống chế và tiêu diệt các bệnh truyền nhiễm. Tiêm phòng bằng kháng huyết thanh: Kháng huyết thanh dùng để chữa bệnh và phòng bệnh. Tiêm phòng bằng kháng huyết thanh là để tạo miễn dịch thụ động cho động vật. Kháng huyết thanh được chế từ các gia súc lớn (ngựa, bò) hoặc lợn, bằng cách dùng vacxin vi sinh vật mầm bệnh gây tối miễn dịch cho chúng (tiêm chủng một số lần liên tiếp cách nhau một vài tuần với liều tăng dần) rồi lấy máu chắt huyết thanh. Kháng huyết thanh có thể là đơn giá khi chỉ dùng một loại vi sinh vật mầm bệnh làm vacxin để gây tối miễn dịch, hoặc có thể là đa giá khi dùng nhiều loại vi sinh vật hoặc nhiều typ của một loại vi sinh vật làm vacxin. Kháng huyết thanh có thể là huyết thanh kháng vi khuẩn hay kháng virut (kháng huyết thanh dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn) và cũng có thể là huyết thanh kháng độc tố (kháng độc tố uốn ván). Sau khi tiêm kháng huyết thanh vài giờ thì cơ thể có miễn dịch. Vì vậy, chỉ dùng khi cần phải phòng bệnh khẩn cấp (như tiêm cho động vật trong ổ dịch nhưng chưa phát bệnh hoặc ở vùng có nguy cơ bị dịch uy hiếp), hay tiêm phòng cho động vật cần xuất cảng ngay hoặc phải đưa đi triển lãm, hội chợ ngay. Thời gian miễn dịch do tiêm kháng huyết thanh rất ngắn (1 - 3 tuần) vì vậy, sau khi tiêm huyết thanh 10 ngày cần phải tiêm vacxin để tạo miễn dịch chủ động, lâu dài. Liều lượng huyết thanh tiêm phòng bằng nửa liều chữa bệnh mỗi lần. Tiêm dưới da. Nói chung không nên tiêm huyết thanh và vacxin tương ứng cùng một lúc, vào một chỗ trên cơ thể. Chỉ tiêm vacxin từ 8 -10 ngày sau khi tiêm huyết thanh. Khi dùng huyết thanh cũng như dùng vacxin cần phải đảm bảo vô trùng, phải kiểm tra phẩm chất huyết thanh trước khi dùng và đề phòng các phản ứng có thể xảy ra. Huyết thanh cần được bảo quản ở nơi râm mát và tối. Khi có dịch biện pháp đối với động vật thụ cảm phải khẩn trương, huy động mọi nguồn lực của xã hội vào công tác ngăn chặn lan truyền cảm nhiễm, khống chế dịch. Cần kiểm kê nhanh để nắm được số đầu gia súc, gia cầm trong ổ dịch. Qua đó tiến hành phân loại sức khỏe, nhất là của những động vật mẫn cảm (gia súc, gia cầm dễ mắc bệnh), nhờ đó mà phát hiện được con bệnh hoặc con nghi lây nhiễm. Đàn gia súc phải được quản lý chắc chắn để tránh tình trạng lạm sát hoặc bán chạy góp phần làm lây lan mầm bệnh. Trong khi kiểm kê tránh tập trung đàn gia súc để tránh lây lan. Biện pháp thứ hai là phải tiêm chống dịch trong ổ dịch và các vùng xung quanh. Xung quanh ổ dịch là khu vực bị uy hiếp (khu vực nguy cơ dịch, vành đai nguy cơ dịch).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2