intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG 5: Định Giá Đầu-Ra (output)

Chia sẻ: Hoang Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

105
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt được mục đích đề ra trong chương này, giả định rằng chính phủ thu thuế có vị thế trong phân tích (standing in analysis). Hệ quả là chi trả thuế chỉ đơn giản là những khoản chuyển nhượng từ người nộp thuế sang chính phủ và không được coi là chi phí hay lợi ích. Một cách nhìn khác có thể là chính phủ thu thuế không có vị thế. Có thể áp dụng quan điểm này nếu chính phủ (và thuật ngữ này có thể được dùng một cách tương đối rộng rãi) ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG 5: Định Giá Đầu-Ra (output)

  1. CHƯƠNG 5: Định Giá Đầu-Ra (output) Sử Dụng các Mức Giá Thị Trường-PHẦN2 Để đạt được mục đích đề ra trong chương này, giả định rằng chính phủ thu thuế có vị thế trong phân tích (standing in analysis). Hệ quả là chi trả thuế chỉ đơn giản là những khoản chuyển nhượng từ người nộp thuế sang chính phủ và không được coi là chi phí hay lợi ích. Một cách nhìn khác có thể là chính phủ thu thuế không có vị thế. Có thể áp dụng quan điểm này nếu chính phủ (và thuật ngữ này có thể được dùng một cách tương đối rộng rãi) thu thuế bị coi là không chính đáng, phân tích sẽ thay đổi đôi chút vì chi trả thuế lúc đó cần được coi là chi phí. 5.2 Định giá đầu-ra (output) khi thị trường bị bóp méo hay hoạt động không hiệu quả
  2. Hàng loạt các bóp méo có thể tồn tại trên một thị trường. Những bóp méo này có thể thay đổi việc xác định giá trị của các đầu-ra (output) của dự án. Phần còn lại của chương này sẽ bàn đến việc định giá các đầu-ra (output) khi có bóp méo thị trường bao gồm thuế, các tác nhân ngoại sinh và sự góp mặt của các công ty với sức mạnh thị trường đáng kể. Tuy hai quy tắc định giá nêu trên vẫn là những nguyên tắc chỉ đường, song việc áp dụng chúng trong trường hợp có các bóp méo thị trường sẽ là phức tạp hơn đôi chút. 5.3 Định giá Đầu-ra (output) khi có các loại thuế Một phần lớn hàng hoá và dịch vụ trong một nền kinh tế phải chịu các khoản thuế. Ở Mỹ, lao động, xăng dầu và phần lớn các mặt hàng phi thực phẩm khác được tiêu dùng đều phải chịu một loại thuế nào đó. Việc định giá các đầu-ra (output) của dự án có chịu
  3. thuế là phức tạp hơn đôi chút so với những hàng hoá không thuế. Đối với các hàng hoá có thuế, cần phải ước tính các kích cỡ tương ứng của những thay đổi trong sản xuất và tiêu dùng vì cắt giảm trong sản xuất tư và tăng trong tiêu dùng sẽ được định giá khác nhau. Để đạt được mục đích đề ra trong chương này, giả định rằng chính phủ thu thuế có vị thế trong phân tích (standing in analysis). Hệ quả là chi trả thuế chỉ đơn giản là những khoản chuyển nhượng từ người nộp thuế sang chính phủ và không được coi là chi phí hay lợi ích. Một cách nhìn khác có thể là chính phủ thu thuế không có vị thế. Có thể áp dụng quan điểm này nếu chính phủ (và thuật ngữ này có thể được dùng một cách tương đối rộng rãi) thu thuế bị coi là không chính đáng, phân tích sẽ thay đổi đôi chút vì chi trả thuế lúc đó cần được coi là chi phí.
  4. Trong trường hợp thường hay gặp hơn, chính phủ có vị thế, hai quy tắc đã nêu trong chương này hàm ý rằng nên đưa các khoản thuế vào giá trị của tiêu dùng gia tăng song không đưa vào giá trị của sản xuất tư cắt giảm. Người tiêu dùng tư sẽ mua các đơn vị đầu-ra (output) tăng thêm cho đến khi giá trị cận biên giảm đến mức giá bao gồm thuế, vì đó là mức giá mà người tiêu dùng phải trả. Bởi vậy, giá trị cận biên của người tiêu dùng có bao gồm thuế mà họ phải đóng. Bất kỳ lượng tiêu dùng tư gia tăng nào cũng cần được định giá ở mức giá bao gồm thuế như minh hoạ trong Hình 5-2. Các nhà cung cấp tư của đầu-ra (output) sẽ sản xuất các đơn vị tăng thêm cho đến khi chi phí cận biên tăng đến mức giá họ nhận được song mức giá này là mức giá trước thuế. Bất kỳ lượng cắt giảm sản xuất nào cũng cần được định giá ở mức chi phí sản xuất cận biên chính là mức giá thị trường trừ đi thuế. Thuế chi trả cho việc bán những đơn vị đầu-ra (output) tăng thêm này chỉ đơn thuần là một chuyển nhượng cắt giảm sang nhà chức trách thu thuế. Nó không được tính là chi phí hay lợi ích.[5]
  5. Biểu đồ Chuẩn: Những Lượng Tương đối Lớn Xét một dự án sản xuất một lượng lớn một đầu-ra (output) nào đó khiến cho mức giá suy giảm. Điều này có nghĩa là một số nhà sản xuất tư của đầu-ra (output) đó sẽ cắt giảm sản lượng và một số người tiêu dùng sẽ tăng lượng tiêu dùng của mình. Hình 5-2 mô tả tình huống đó. Cần phải đưa thuế vào giá trị gắn cho lượng tiêu dùng gia tăng vì độ sẵn sàng chi trả tư bao gồm thuế đánh vào mặt hàng đó. Ví dụ như hình dung một dự án sản xuất một loại xăng nào đó. Nếu mức giá của xăng là $1.50 bao gồm $0.40 thuế thì những ngưởi đang tiêu dùng một lượng xăng đó sẽ có giá trị cận biên là $1.50. Tiêu dùng gia tăng có nghĩa là người tiêu dùng đang được hưởng nhiều hơn những gì đúng ra họ được hưởng ở mức giá $1.50.
  6. Cần đưa thuế vào giá trị gắn cho lượng cắt giảm sản xuất tư vì chúng không phải là một phần của chi phí của các nguồn lực mà đáng lẽ ra đã được dùng để sản xuất ra đầu-ra (output) đó. Nếu mức giá của xăng là $1.50 song mức giá này bao gồm $0.40 thuế thì chi phí sản xuất cận biên của xăng (trong một thị trường khác nào đó vận hành tốt và mang tính cạnh tranh) phải là khoảng $1.10. Nếu các nhà cung cấp tư rút cục phải thu hẹp sản xuất do tác động của dự án, những nguồn lực tiết kiệm được lúc đó sẽ có giá trị vào khoảng $1.10 một galông xăng thôi không sản xuất nữa. Điều này quay trở lại hai quy tắc định giá đầu vào. Thay đổi trong tiêu dùng tư được định giá ở mức giá có thuế vì mức sẵn sàng chi trả của cá nhân mỗi người tiêu dùng bằng với mức giá có thuế. Thay đổi trong sản xuất tư được định giá ở mức giá chưa
  7. thuế vì chi phí cận biên của việc mở rộng sản xuất là chi phí của nguồn lực tiêu tốn để làm ra đầu vào chứ không phải là chi phí trả cho việc bán đầu vào. Nếu các công ty sản xuất đầu-ra (output) đang tối đa hoá lợi nhuận và cạnh tranh với nhau thì chi phí cận biên của họ phải xấp xỉ với mức giá chưa thuế. Hình 5-2 mô tả tác động của một dự án lên thị trường của một đầu-ra (output) bị đánh thuế. Đường cung ban đầu được quy định bởi phương trình S=MC, chi phí sản xuất cận biên không bao gồm thuế. Tác động của thuế khiến cho đường cung dịch chuyển từ St, ngang với chi phí sản xuất cận biên cộng thuế. Tác động của dự án là tăng tổng cung của đầu-ra (output) trên một thị trường. Tác động lên đường cung có thể lớn hơn hay nhỏ hơn so với tác động của thuế. Trong biểu đồ này, tác động đó là nhỏ hơn so với tác động của thuế nên mức giá do tác động của dự án cao hơn mức giá trong trường hợp không có thuế. Tác động của dự án là làm giảm mức giá từ P0 xuống P1 và giảm lượng do các nhà
  8. cung cấp tư bán ra trên thị trường. Phía bên phải của vùng bôi thẫm cho thấy giá trị của tiêu dùng gia tăng được định giá theo mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng. Phía bên trái của vùng bôi thẫm là giá trị của lượng sản xuất tư bị cắt giảm được định giá theo chi phí cận biên của nhà sản xuất. Giá trị của đầu-ra (output) có thể được tính bằng cách nhân lượng tiêu dùng gia tăng với trung bình của mức giá có thuế trước và sau dự án hay nhân lượng sản xuất bị cắt giảm với trung bình của mức giá không thuế trước và sau dự án. Hình 5-2
  9. Vì tiêu dùng tăng thêm được định giá không giống với sản xuất bị cắt giảm nên việc đưa ra giả định nào đó về kích cỡ tương ứng của những thay đổi này là quan trọng. Như thảo luận trước đó, một giả định về kích cỡ tương ứng của lượng tiêu dùng gia tăng và lượng sản xuất tư bị cắt giảm có thể được dựa trên thông tin về các phương trình cung và cầu, độ co dãn của cung và cầu và những nhân tố khác phải tính đến. Những kiểu giả định này chắc chắn là không chính xác.
  10. Như trong bất kỳ phân tích nào, việc thuế được chi trả cho ai là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Nếu chính phủ thu thuế không có vị thế trong phân tích thì cần phải đưa thuế vào giá trị của sản lượng bị cắt giảm cũng như giá trị của tiêu dùng gia tăng. Khoản thuế mà lẽ ra phải chi trả cho sản xuất tư bị cắt giảm được đưa vào như lợi ích vì chi trả thuế sẽ rơi vào tay một bên không có vị thế. Thuế đánh vào tiêu dùng gia tăng được tính đến vì mức giá có thuế là thước đo giá trị cận biên hay mức sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng. Mặt khác, nếu chính phủ đánh thuế không có vị thế (như trường hợp thường xảy ra giống như trường hợp nêu trên) thì chi trả thuế đối với sản lượng đầu-ra (output) bị cắt giảm đơn thuần là một chuyển nhượng và không được đưa vào trong chi phí của đầu vào.
  11. Phần khó nhất trong quá trình này là quyết định xem phân chia đầu-ra (output) của dự án như thế nào giữa cắt giảm sản xuất tư và tăng tiêu dùng. Chìa khoá để quyết định là một số kiến thức nhất định về độ co dãn cung và cầu cho loại hàng đang xét. Cách dễ dàng nhất để có được những con số này là lấy chúng từ độ co dãn cung và cầu dự tính mà các nhà kinh tế đã thực hiện và một số kiến thức về đặc tính của các nhà cung cấp trên thị trường. Danh sách các nguồn lực ở cuối cuốn sách có thể có độ co dãn cung và cầu dự đoán cho những loại hàng hoá mà bạn quan tâm. Nếu có được độ co dãn cung và cầu dự đoán đáng tin cậy thì những thay đổi trong lượng cung và lượng cầu tư có thể được ước tính thông qua những phương trình sau:
  12. trong đó dQSlà thay đổi của lượng do các nhà sản xuất tư cung cấp dQD là thay đổi về lượng cầu của người tiêu dùng dX là lượng đầu vào dùng trong dự án PES là độ co dãn giá của cung
  13. PED là độ co dãn giá của cầu (ví dụ là -0.5) Phần sau sẽ bàn tới hai trường hợp cực đoan. Ví dụ: Một dự án thực nghiệm điều tra sản xuất rượu quy mô lớn ở bang Nevada sẽ sản xuất 120,000 thùng rượu thuộc loại hiếm. Mặt hàng rượu phải chịu một khoản thuế là $20/thùng. Trường hợp A: Bạn có con số dự đoán về đường cung (có thuế) và đường cầu cho thị trường này. Chúng là:
  14. Qd = 600,000 - 2,000P Qs = 3,000P - 60,000 Mức giá cân bằng trước dự án và $132.00 và lượng cân bằng là 336,000 thùng. Khi nguồn cung của dự án được bổ sung vào thị trường thì lượng cung tăng thêm 120,000 thùng nữa lên mức Qs' = 3,000P - 60,000 + 120,000 Qs' = 3,000P + 60,000
  15. dẫn đến mức giá cân bằng mới là $108.00 và lượng cân bằng mới là 384,000 thùng. Sản xuất tư lúc đó giảm xuống còn 264,000 thùng: 384,000 thùng trừ đi 120,000 do dự án cung cấp. Thế nên, tổng tiêu dùng sẽ tăng từ mức 336,000 thùng lên 384,000 thùng, tăng 48,000 thùng. Lượng tăng này được định giá ở mức trung bình của mức giá trước dự án là $132.00 và sau dự án là $108.00 cho tổng giá trị là
  16. 48,000 thùng x $120.00/thùng = $5,760,000 Sản xuất tư sẽ giảm từ 336,000 thùng xuống còn 264,000 thùng, giảm 72,000 thùng[6]. Lượng giảm này được định giá ở mức trung bình của mức giá trước dự án là $112.00 và mức giá sau dự án trừ đi $20 tiền thuế là $88.00 cho tổng giá trị của 72,000 thùng x $100.00/thùng = $7,200,000 Thế nên, tổng giá trị gắn cho lượng rượu do dự án sản xuất phải là tổng của giá trị của lượng tiêu dùng gia tăng và lượng sản xuất tư bị cắt giảm hay là $12,960,000.
  17. Trường hợp B: Bạn biết mức giá cân bằng ban đầu là $132.00 và lượng cân bằng ban đầu là 336,000 thùng. Bạn có độ co dãn dự kiến của cung là 1.18 và của cầu là -0.78. Dựa trên độ co dãn của cung và cầu, có thể ước tính lượng tiêu dùng gia tăng và lượng sản xuất tư bị cắt giảm như sau: Mức tăng trong lượng cung trên thị trường 47,755 là mức tăng xấp xỉ 13%[7]. Điều này có nghĩa là mức giá có thuế có thể dự kiến sẽ giảm (theo độ co dãn của cầu) khoảng 16.7% xuống còn khoảng $111.70.[8]
  18. Thế nên, tổng tiêu dùng sẽ tăng 47,755 thùng. Cần định giá lượng tăng này ở mức trung bình của mức giá trước dự án là $132.00 và mức giá sau dự án là $111.70 cho tổng giá trị của 47,755 thùng x $ 121.85/thùng = $5,818,947 Sản xuất tư sẽ giảm 72,245 thùng. Cần định giá lượng sản xuất bị cắt giảm này theo mức trung bình của mức giá trước dự án là $112.00và sau dự án trừ đi $20 thuế là $91.70, cho tổng giá trị của 72,245 thùng x $101.85/thùng = $7,358,153
  19. Thế nên, tổng giá trị gắn cho rượu do dự án sản xuất phải là tổng giá trị của tiêu dùng gia tăng và sản xuất tư bị cắt giảm hay là $13,177,100. Giả định Cực đoan 1: Cung Co dãn Hoàn toàn
  20. Một giả định cực đoan song không nhất thiết là không thể xảy ra đó là cung là co dãn hoàn toàn. Giả định này giống với tất cả đầu- ra (output) của dự án thay thế cung tư nhân. Nói cách khác, giả định này tuyên bố rằng dự án sẽ không tạo ra bất kỳ một sự tăng giá nào mà chỉ khiến cho sản xuất tư bị thu hẹp. Lượng cắt giảm trong sản xuất tư sẽ bằng chính xác với lượng đầu-ra (output) do dự án tạo ra. Với giả định này, đầu-ra (output) của dự án được định giá một cách dễ dàng. Vì không có thay đổi trong tổng lượng đầu-ra (output) cung cấp cho thị trường nên không có thay đổi trong mức giá thị trường. Tác động duy nhất là sản xuất tư bị cắt giảm. Vậy nên, đầu-ra (output) của dự án phải được định giá ở mức giá trừ đi thuế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2