intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 6: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Chia sẻ: Do Thi Hong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:37

1.221
lượt xem
272
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đặc điểm: Là quá trình triển khai 1 cách chủ động và tích cực các kế hoạch,chương trình kiểm toán ; Để thu thập,tích lũy bằng chứng thích hợp KTV phải thực hiện thủ tục kiểm toán.Các thủ tục này dựa trên cơ sở các loại trắc nghiệm sau: Trắc nghiệm công việc, Trắc nghiệm trực tiếp số dư, Trắc nghiệm phân tích ; Theo đó tùy thuộc vào kết quả đánh giá độ tin cậy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 6: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

  1. Chương 6 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 1. Khái quát quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán 2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 3. Thực hiện thủ tục phân tích 4. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
  2. 1.Khái quát quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán 1.1 Khái niệm: Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán 1.2 Đặc điểm:  Là quá trình triển khai 1 cách chủ động và tích cực các kế hoạch,chương trình kiểm toán  Để thu thập,tích lũy bằng chứng thích hợp KTV phải thực hiện thủ tục kiểm toán.Các thủ tục này dựa trên cơ sở các loại trắc nghiệm sau: Trắc nghiệm công việc, Trắc nghiệm trực tiếp số dư, Trắc nghiệm phân tích  Theo đó tùy thuộc vào kết quả đánh giá độ tin cậy của hệ thống KSNB ở các cấp độ khác nhau KTV có thể quyết định các trắc nghiệm
  3. 2.Thực hiện thủ tục kiểm soát 2.1 Điều kiện: khách thể kiểm toán có hệ thống KSNB hoạt động có hiệu lực 2.2 Mục đích: thủ tục kiểm soát được triển khai nhằm thu thập bằng BCKT về sự thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB 2.3 Thực hiện:  Cụ thể các BCKT phải chứng minh được: • Thiết kế các hoạt động kiểm soát cụ thể của khách thể KT thích hợp để ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trọng yếu • Hoạt động kiểm soát đã được triển khai theo đúng yêu cầu của thiết kế trong thực tế
  4. 2.3 Thực hiện Các cách thức hay phương pháp cụ thể được áp dụng trong kiểm tra hệ thống KSNB bao gồm: • Điều tra • Phỏng vấn • Thực hiện lại • Kiểm tra từ đầu đến cuối • Kiểm tra ngược lại theo thời gian Việc áp dụng những nguyên tắc này cần tôn trọng những nguyên tắc cơ bản sau: • Phải thực hiện đồng bộ các biện pháp • Việc lựa chọn những biện pháp kỹ thuật kiểm tra chủ đạo phải thích ứng với lo¹i hình cần kiểm tra • Cần đảm bảo tính kế thừa và phát triển các biện pháp kỹ thuật kiểm tra hệ thống KSNB
  5. 3.Thực hiện thủ tục phân tích: 5 bước 3.1 Phát triển một mô hình 3.2 Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ 3.3 Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ 3.4 Phân tích nguyên nhân chênh lệch 3.5 Xem xét những phát hiện qua kiểm toán
  6. 4. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 4.1 Khái niệm:  Khái niệm: Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm đôk tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục hay nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ  Kỹ thuật bao gồm: • So sánh • Tính toán • Xác nhận • Kiểm tra thực tế và quan sát • Soát xét lại chứng từ, sổ sách
  7. 4.2 Các bước cơ bản của kiểm tra chi tiết 4.2.1 Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết 4.2.2 Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết 4.2.3 Lựa chọn khoản mục chính 4.2.4 Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn 4.2.5 Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết 4.2.6 Xử lí chênh lệch kiểm toán
  8. 4.2.1 Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết  Xác định mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật • Thu nhận bằng chứng KT về sai phạm trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệu thuộc các mục tiêu KT. • Ước tính giá trị chênh lệch của KT đối với những cơ sở dẫn liệu của BCTC có khả năng chứa đựng sai phạm trọng yếu.  Lựa chọn các khoản mục trong tổng thể • Xác định số lượng các khoản mục (số lượng mẫu) cần hướng tới:  Đầy đủ: đủ khoản mục, nghiệp vụ  Tin cậy: tăng hiệu quả của các kỹ thuật kiểm toán bằng cách hia nhỏ tổng số mẫu chọn thành cách nhóm nhỏ • Chọn mẫu khoản mục để KT(mẫu chọn): Phải căn cứ vào tình hình thực tế của khách thể KT và kinh nghiệm của KTV
  9. 4.2.2 Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết  Áp dụng biện pháp KT chi tiết không với tất cả các khoản mục trong 1 tài khoản thì phải chấp nhận mức độ không chắc chắn của bằng chứng KT thu được. Nguyên nhân: • Trong KT cần thu thập những bằng chứng KT có tính thuyết phục chứ không phải bằng chứng KT có tính kết luận. • Có thể kết hợp bằng chứng KT từ nhiều nguồn • Nếu kiểm toán tất cả các khoản mục thì vẫn có 1 mức độ không chắc chắn nào đó. • Chi phí kiểm tra tất cả các khoản mục nói chung là không kinh tế. Khi không lựa chọn tất cả các khoản mục từ 1 tài khoản thì có thể lựa chọn 1 số khoản mục dựa trên cơ sở chọn điển hình những khoản mục chính hoặc chọn mẫu hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
  10. 4.2.2 Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết  Lựa chọn những khoản mục chính có thể hiệu quả hơn khi xuất hiện một số khỏan mục sau: • Áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống và có bằng chứng kiểm toán chi tiết số liệu từ những thủ tục phân tích đối với tổng thể mẫu và vì thế cần ít bằng chứng kiểm toán chi tiết số liệu từ quá trình kiểm toán chi tiết. • Tổng thế mẫu bao gồm 1 số lượng nhỏ các khoản mục lớn. Vì thế quá trình kiểm tra 1 số lượng tương đối nhõ sẽ giúp kiểm tra có hiệu quả 1 phần lớn tài sản. • Tổng thể mẫu chủ yếu bao gồm những nghiệp vụ không thường xuyên hoặc các ước tính kế toán. Vì thế tài khoản không có khả năng bao gồm những khoản mục tương tự có thể dùng để chọn mẫu.
  11. 4.2.2 Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết  Chọn mẫu đại diện có thể có hiệu lực hơn khi: • Việc chọn lựa phương pháp tiếp cận kiểm tra chi tiết và có ít hoặc không có bằng chứng kiểm toán từ những thủ tục phân tích => đòi hỏi nhiều bằng chứng kiểm toán chi tiết số liệu hơn từ quá trình kiểm tra chi tiết • Tổng thể mẫu bao gồm 1 số lượng lớn các khoản mục với giá trị tương đối lớn => cần phải kiểm tra 1 số lượng tương đối lớn các khoản mục tài chính để đưa ra kết luận • Tổng thể mẫu chủ yếu bao gồm các nghiệp vụ thường xuyên => tài khoản có khả năng bao gồm những khoản mục tương tự có thể dùng để kiểm tra chọn mẫu có hiệu quả
  12. 4.2.3 Lựa chọn khoản mục chính  Khái niệm: Là nhứng khoản mục mà dựa trên đánh giá, kinh nghiệm và sự hiểu biết về tình hình kinhdoanh của khách hàng, KTV thấy chúng là khoản mục không phát sinh thông thường, không dự đoán trước được hay dễ có sai phạm.  Để lựa chọn được những khoản mục chính, cần đọc những chứng từ tài liệu(đôi khi là đọc lướt)  KTV thu thập bằng chứng KT bằng cách điều tra kỹ các khoản mục chính. Nếu k xác định các khoản mục chính cụ thể thì quá trình đọc lướt này có thể cung cấp những bằng chứng KT cho thấy rằng k thể xẩy ra sai sót miễn sao các tiêu chí sử dụng để xác định các khoản mục chính là thích hợp trong bối cảnh kinh doanh của khách hàng. => Điều quan trọng là phải hiểu đầy đủ về tình hình kinh doanh của khách hàng và về những dữ liệu được đọc để thiết kế và đánh giá các hình thức kiểm tra dựa trên quá trình đọc lướt.
  13. Quyết định xem xét các khoản mục chính và lựa chọn thủ tục tương ứng Cơ sở lựa chọn khoản mục Ví dụ về thủ tục tương ứng áp dụng Thiếu số thứ tự trong dãy số liên tục Đọc danh mục hoá đơn hàng bán để tìm ra những số thứ tự bị sót Trùng lặp số thứ tự trong dãy số liên Đọc hồ sơ nhân viên để tìm ra những tục hồ sơ có 2 bản của cùng một nhân viên trong một thời kì nào đó Giá trị lớn(hoặc bé) hơn một giá trị cụ Đọc lướt danh mục hàng tồn kho để thể phát hiện những dòng có giá trị âm Biên độ biến động bất thường Đọc danh mục hàng tồn kho để tìm những dòng k biến động trong cả năm Biến đổi phẩm chất hay một tính chất Đọc danh mục hàng tồn kho để phát cụ thể hiện hàng hoá đã lỗi thời Những khoản mục phát sinh không đối Đã ghi chi tiền cho mua hàng nhập kho ứng nhưng chưa ghi tăng hàng hoá v.v.... v.v...
  14. 4.2.4 Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên các khoản mục đã chọn  Có thể áp dụng các kỹ thuật KT thích hợp đối với mỗi 1 khoản mục lựa chọn để tiến hành kiểm tra chi tiết nhằm xác định khả năng tồn tại những chênh lệch đếnmức đòi hỏi điều tra và theo dõi.  Các kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong KT tài chính: •Kiểm tra chi tiết xác nhận (xác nhận): thường cung cấp bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục •Kiểm tra thực tế Những kỹ thuật này cần được thực hiện trên cơ sở xác định.
  15. 1) Xác nhận: (xác nhận số dư và nghiệp vụ) Để có xác nhận có thể trải qua hàng loạt bước công việc: • Lập các câu hỏi xác nhận hay yêu cầu khách hàng lập chúng. • Kiểm tra các câu hỏi xác nhận và xem xét tính chính xác của những câu hỏi này. • Điều tra những câu hỏi xác nhận đã gửi đi nhưng bị gửi trả lại và tìm kiếm bằng chứng kiểm toán có tính minh chứng cho thấy rằng khách hàng vẫn còn tồn tại. • Thực hiện biện pháp theo dõi thích hợp đối với những tài khoản không được trả lời, cân nhắc khả năng gửi lại thư xác nhận. Nếu thích hợp thì tiến hành thủ tục kiểm toán khác. Phân loại xác nhận: • Xác nhận chủ động • Xác nhận thụ động
  16. 1) Kiểm tra thực tế • Kiểm tra thực tế ứng dụng rộng rãi trong kiểm toán tài sản nói chung và đặc biệt trong kiểm toán hàng tồn kho. • Tham dự kiểm kê kho tạo điều kiện cho KTV kiểm tra thực tế hàng tồn kho, giúp KTV quan sát hoạt ddộng của những thủ tục kiểm soát trong quá trình kiểm kê=> Thu nhận những bằng chứng KT về tính hiệu lực về thiết kê và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. • Quan sát những thủ tục kiểm kê và trực tiếp kiểm kê chọn mẫu và đối chiếu với hồ sơ kho. • Những yếu tố cần xem xét khi lập kế hoạch kiểm kê kho:  Tính chất của hệ thống thông tin và các hoạt động Kiểm soát áp dụng đối với hàng tồn kho.  Địa điểm lưu giữ hàng tồn kho và tầm quan trọng của hàng tồn kho ở mỗi địa điểm.  Rủi ro tiềm tàng liên quan đến hàng tồn kho.  Các hoạt động kiểm soát và hướng dẫn kiểm kê kho mà ban giám đốc đưa ra để giảm rủi ro đáng kể.  Thời điểm kiểm kê.  Khả năng cần tới sự trợ giúp của chuyên gia.
  17. • Những bước KT có thể thực hiện trong suốt quá trình tham dự kiểm kê kho:  Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ kiểm kê  Lấy một bản sao hồ sơ kho để kiểm tra so sánh  Ghi chú những chi tiết biến động hàng tồn kho ngay tại thời điểm trước và sau ngày kiểm kê trong suốt quá trình kiểm kê  Xét tới những nguyên nhân dẫn đến chênh lệch đáng kể giữa kết quả kiểm kê thực tế và sổ kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và những thủ tục khách hàng thực hiện điều chỉnh sổ  Xem xét tính chính xác của các kết quả kiểm kê thực tế cho danh mục cuối cùng của hàng tồn kho
  18. 4.2.5 Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết • Những phát hiện về sai sót tài khoản, chức năng hoạt động của hệ thống KSNB, hệ thống thông tin và có thể là tính khách quan của Ban Giám đốc, năng lực của đội ngũ nhân viên. • Cần cân nhắc tính trọng yếu của chênh lệch KT này trong cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính về một mục tiêu kiểm toán. • Cân nhắc ảnh hưởng của chênh lệch này đối với tình hình kinh doanh của khách hàng.
  19. 4.2.6 Xử lí chênh lệch kiểm toán  Các loại chênh lệch kiểm toán: Được phân loại theo kỳ quyết toán chênh lệch của nằm trước và chênh lệch của năm nay. • Chênh lệch năm nay có thể bao gồm: 1) Chênh lệch KT do không thống nhất về giá trị. 2) Cách phân loại, trình bày. 3) Thuyết minh những khoản mục hay tổng số trong báo cáo tài chính và chênh lệch do những lỗi hay sai sốt được phát hiện => Là những chênh lệch đã được lượng hoá. • Chênh lệch năm trước 1) Những chênh lệch năm trước được điều chỉnh trong năm nay. 2) Những chênh lệch nhất quán giữa các năm gây ảnh hưởng lên BCĐKT và không có hoặc rất ít ảnh hưởng tới BCKQKD. 3) Những chênh lệch có thể làm tăng thêm một số sai sót mới trong BCKQKD năm nay. 4) Những chênh lệch luỹ kế trong BCĐKT
  20. 4.2.6 Xử lí chênh lệch kiểm toán  Điều tra tính chất và nguyên nhân của những chênh lệch Kiểm toán • Cần được thực hiện với mức độ hoài nghi nghề nghiệp thích hợp.  Những thủ tục được tiến hành khi phát hiện dấu hiệu vi phạm • Nếu nghi ngờ là sai phạm trọng yếu:cần thực hiện những thủ tục KT khác hoặc những thủ tục KT bổ sung thích hợp. • Nếu sai phạm có ý bóp mép BCTC thì cần cân nhắc lại các mục tiêu KT đối với các cơ sở dẫn liệu khác của BCTC có thể bị ảnh hưởng • Nếu vi phạm được khẳng định, KTV phải đảm bảo rằng sai sót đó đã ảnh hưởng đến BCTC và cần có đầy đủ các thuyết minh cần thiết. • Nếu vi phạm chưa được khẳng định hoặc xoá bỏ được mối nghi ngờ về sai phạm thì KTV cần cân nhắc tới ảnh hưởng có thể có đối vs BCTC và đối vs ý kiến của KTV
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2