intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG HAI MƯƠI TÁM TRIỀU ĐÌNH HUẾ, VĂN THÂN VÀ CẦN VƯƠNG LÀM MẤT NƯỚC

Chia sẻ: Khanh Bang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

379
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Tinh Thần Đoàn Kết Dân Tộc bị Rạn Nứt Về mặt địa lý, Việt Nam phía bắc giáp Trung Hoa, một quốc gia rộng lớn gấp 27 lần nhiều hơn, lại nặng óc bành trướng thôn tính và đồng hóa. Phía nam Việt Nam giáp với Chiêm Thành, một quốc gia có một lịch sử văn minh dưới vòm trời Đông Á luôn luôn quấy nhiễu. Ấy vậy mà tiền nhân chúng ta phía Bắc đủ sức chống cự với kẻ thù khổng lồ để khôi phục và bảo toàn lãnh thổ, và phía Nam đánh dẹp và mở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG HAI MƯƠI TÁM TRIỀU ĐÌNH HUẾ, VĂN THÂN VÀ CẦN VƯƠNG LÀM MẤT NƯỚC

  1. CHƯƠNG HAI MƯƠI TÁM TRIỀU ĐÌNH HUẾ, VĂN THÂN VÀ CẦN VƯƠNG LÀM MẤT NƯỚC I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC MẤT NƯỚC 1. Tinh Thần Đoàn Kết Dân Tộc bị Rạn Nứt Về mặt địa lý, Việt Nam phía bắc giáp Trung Hoa, một quốc gia rộng lớn gấp 27 lần nhiều hơn, lại nặng óc bành trướng thôn tính và đồng hóa. Phía nam Việt Nam giáp với Chiêm Thành, một quốc gia có một lịch sử văn minh dưới vòm trời Đông Á luôn luôn quấy nhiễu. Ấy vậy mà tiền nhân chúng ta phía Bắc đủ sức chống cự với kẻ thù khổng lồ để khôi phục và bảo toàn lãnh thổ, và phía Nam đánh dẹp và mở rộng thêm bờ cõi. Lý do của những thành công vĩ đại đó là tinh thần đoàn kết của dân tộc lúc bấy giờ.1 Nhờ tinh thần đoàn kết toàn dân mà quân dân nhà Trần đã đánh bại giặc Nguyên Mông Cổ,2 Bình Định Vương Lê Lợi đập tan quân xâm lược nhà Minh.3 Năm 1596, ở Cửa Hàn, hải quân Việt Nam đánh tan đoàn chiến thuyền của Espanha do Đề đốc Gallinato chỉ huy. Năm 1644, hải quân Việt Nam tiêu diệt chiến thuyền Hà Lan từ Djakarta kéo đến Cửa Hàn dưới sự chỉ huy của Đề Đốc Van Liesvelt.4 Năm 1808, hải quân Việt Nam đánh tan hạm đội Anh gồm 10 chiến thuyền to lớn do thủy sư Đô đốc Drury chỉ huy đang thẳng tiến trên sông Hồng để đến Hưng Yên và Bắc Thành.5 Ấy vậy, tại sao quân dân Việt Nam phải thảm bại trước các chiến thuyền Pháp đến xâm lược vào thế kỷ XIX? Sự thất bại đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là tinh thần đoàn kết của dân tộc đã bị rạn nứt.6 Nguyên nhân thứ hai là triều đình Huế cùng với sĩ phu Văn Thân, Cần Vương quá lạc hậu không chịu nghe theo những đề nghị tiến bộ và thiết thực của giới Công giáo mà đại diện là Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trường Tộ và Trương Vĩnh Ký. Lý do nào đã gây nên tinh thần đoàn kết dân tộc bị rạn nứt? Câu trả lời chính xác vẫn không ngoài vấn đề chia rẽ lương và giáo. Lẽ tất nhiên người Pháp đã khai thác triệt để kẽ hở này để đánh chiếm và cai trị Việt Nam ngót một trăm năm. Nguyên nhân gây ra chia rẽ lương, giáo có thể tìm thấy trong bao sự kiện dưới đây. A. Những Hành Động của Minh Mạng Như đã trình bày trong những chương trước, chính sách khủng bố Gia Tô giáo của Minh Mạng bắt đầu từ năm 1825, lúc ông hạ dụ cấm đạo,7 nhưng dụ ấy bị Lê Văn Duyệt 1 Đông Tùng, Duy Tân Giáo Đồ Hội, tài liệu quay Ronéo, trg 4. 2 Lê Thành Khôi, Le Việtnam Histoire and Civilisation (Paris, 1955), trg 183. 3 Ibid, trg 210-216. 4 Ibid, trg 248. 5 Lâm Giang, Đặng Đức Tuấn (TPHCM, 1970), trg 199-207. - Schreiner, Les Institutions Annamites (Sài Gòn, 1900), Tập I, trg 186. Có 7 chiếc tàu của Anh bị đốt. 6 Bùi Trần Phương, Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam (TPHCM, 1988), trg 196 trích lại từ Trương Vĩnh Ký, Lịch Sử Việt Nam (1881). 7 Xem Chương Mười Chín, số III, Minh Mạng Dưới Con Mắt Lịch Sử.
  2. vô hiệu hóa. Sau khi Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng không còn ai kiềm chế thái độ và hành động bài Công giáo của mình. Năm 1833 Minh Mạng hạ sắc dụ cấm đạo. Mất mạng vì dụ ấy có hai thừa sai Pháp Francois Gagelin và Joseph Marchand Du, ông đội Tống Viết Bường, Anrê Trần Văn Trông, linh mục Phêrô Lê Tùy (ở Bắùc Việt). Năm 1836 Minh Mạng lại hạ một sắc dụ cấm đạo khác, sát hại các thừa sai Francois Jaccard Phan, Jean Charles Cornay, chủng sinh Trần Văn Thiện, Giám mục Domini-cus Henares Xuân, Giám mục Pierre Borie Cao, các linh mục Nguyễn Văn Hạnh, Giacôbê Mai Năm. Năm 1838 Minh Mạng còn hạ một dụ cấm đạo nữa. Nhiều linh mục, thầy giảng, giáo dân đã tử nạn vì sắc dụ này.8 Để dạy dân “cải tà quy chánh,” nhà vua ban 10 điều huấn dụ gọi là Thập Điều như sau: 1. Giữ Luân Lý (Đôn Nhân Luân) - trọng tam cương ngũ thường. 2. Chính Tâm Thuật. 3. Chăm Bản Nghiệp (Vụ Bản Nghiệp) - giữ bổn phận chăm nghề nghiệp. 4. Chuộng Tiết Kiệm. 5. Hậu Phong Tục - trọng phong tục. 6. Dạy Con (Huấn Tử Đệ) - giáo dục con em. 7. Học Chánh Đạo - học Đạo Nho. 8. Răn Dân Gian (Giới Dâm Thắc) - đừng làm những điều tà dâm. 9. Giữ pháp luật (Thận Pháp Thủ) - giữ luật pháp. 10. Làm điều thiện (Quảng Hiện Hành) - rộng rãi làm lành. Kèm theo bản văn 10 điều huấn dụ, Minh Mạng còn ra một chỉ dụ về việc phải đón tiếp và giảng huấn hàng năm. Nghi thức đón tiếp bảng 10 điều huấn dụ gồm những việc như phải tổ chức cuộc rước, phải tôn kính kiệu trên vai, phải đặt trong một khám, thỉnh thoảng phải tung hô và lạy phục. Giám mục Jean Marie Havard thuật lại là nhiều làng không Công giáo bãi bỏ việc giảng giải các điều huấn dụ theo lệnh mỗi năm 4 lần. Họ nói rằng “Chúng tôi có nhiều việc khác phải làm như phải nộp thuế, cung phụng cho đức vua, còn hơn là đến nghe giảng dạy.” Thừa sai Pierre André Retord cho biết giáo dân Công giáo trong các làng ấy cũng chẳng quan tâm gì đến. Chỉ có những làng nửa lương nửa giáo gây ra sự rắc rối. Tại Kẻ Voi, người lương bắt người Công giáo đi rước bản huấn dụ ở quan huyện với chiếc kiệu họ vẫn dùng để rước tượng Đức Mẹ. Tại Bằng Sơ người lương đặt bản huấn dụ vào chén lễ mà họ đã lấy cắp, có thắp nến và đốt hương chung quanh. Họ đánh trắc và bắt người Công giáo phải cúi lạy. Nơi khác họ bắt người Công giáo nghe cắt nghĩa luật với họ 2 lần mỗi tháng.9 Huấn dụ10 ban ra ai cũng cho là hay, cả người Công giáo cũng vậy. Nhưng về điều thứ 7 (Học Chánh Đạo) thì người Công giáo cho rằng đạo Công giáo mới là đạo chánh chứ không phải là đạo Nho như nhà vua dạy. Các sắc dụ cấm đạo cũng như Thập Điều của Minh Mạng không ngăn cản nổi đức tin của người Công giáo. Mặc dầu hiểm nguy, các giáo sĩ vẫn liều chết đến truyền đạo, các giáo dân vẫn cương quyết giữ vững 8 Xem Chương Mười Tám, số III. - Peter A. Poole, The Vietnamese in Thailand (London, 1970), trg 16. Trong triều đại Minh Mạng, hàng chục thừa sai ngoại quốc và hàng ngàn người Công giáo bị giết hại, đày đọa. Cuộc bách hại đạo trở nên khắc nghiệt hơn dưới các triều vua kế. 9 Vũ Thành, Dòng Máu Anh Hùng (News Orleans, USA, 1987), Tập II, trg 66. 10 Ibid, trg 64.
  3. đức tin mặc dù có phải hy sinh mạng sống. Họ thật xứng đáng với lòng dũng cảm của các thừa sai đến truyền đạo cho họ. Hành động chém giết của Minh Mạng đã phá vỡ nặng nề tinh thần đoàn kết dân tộc giữa lương và giáo. Ông đã truyền ngọn lửa căm thù của riêng ông cho bầy tôi ở triều đình cũng như ở địa phương đối với người dân Công giáo, như vậy Minh Mạng đã thành công trong việc chia rẽ người dân trong nước với người dân Công giáo. Người dân trong nước theo quốc sách ông đề ra, tổ chức bắt bớ, cướp bóc chém giết người Công giáo một cách đại quy mô trong toàn quốc từ mũi Cà Mau đến tận Lạng Sơn, Cao Bằng. Như vậy Minh Mạng và tay sai đã dọn cho thực dân Pháp một con đường xâm lăng thuận lợi, trơn tru, không còn chướng ngại vật đáng kể.11 B. Những Hành Động của Tự Đức Tự Đức tiếp tục công việc của Minh Mạng với quốc sách “chém giết Gia Tô giáo để làm vinh quang cho chánh đạo,” lót đường cho Pháp đến xâm lăng. Dòng máu dân tộc Việt Nam đã đổ ra quá nhiều; còn sức đâu mà đánh trả quân xâm lăng. Điển hình nhất là trường hợp của thánh tử đạo Trần Văn Trung. Trần Văn Trung bị bắt và nhốt tù từ năm 1858, đang lúc ông được tin Pháp kéo đến đánh Cửa Hàn. Ông làm đơn tình nguyện đi đánh Tây và được ban tuyển mộ ghi nhận, nhưng các quan đưa ra thủ đoạn, mà nhiều nhà viết sử đã phê phán là ngu xuẩn, để cản trở là ”Gia Tô giáo tên là Trần Văn Trung phải thể hiện lòng yêu nước bằng cách đạp lên Thập Giá, thì mới được ra trận đánh Tây.” Trung thành với tín ngưỡng, Trần Văn Trung chẳng những không được vinh dự tòng quân mà trái lại còn bị xử tử vì không chịu đạp lên Thánh Giá.12 Nhưng đây lại còn là một vinh dự nghìn lần cao quí hơn vinh dự đi đánh Tây xâm lăng. Thừa sai Louvet đã kể lại còn đến 193 quân nhân khác bị án khổ sai chung thân vì không chịu chà đạp Thánh Giá trước khi ra mặt trận Cửa Hàn.13 Thật ra Tự Đức đã gạt bỏ qua bên không những chừng ấy người trung kiên ra khỏi mặt trận chống xâm lăng, mà còn cả một thế hệ Công giáo đầy nhiệt huyết và trung kiên với đất nước. Mỗi một sắc dụ cấm đạo ban hành là một hành động phân tách người Công giáo ra khỏi cộng đồng dân tộc để họ phải bám vào bất cứ một cánh tay nào đưa ra để cứu vớt lấy họ. Cánh tay ấy có thể là Espanha, Thái Lan, Trung Hoa, và cả Pháp nữa. Một bên là những người tìm đủ mọi cách để bắt bớ và chém giết, một bên là những người đưa ra bàn tay cứu vớt, lẽ dĩ nhiên người Công giáo sẽ đi theo người cứu vớt họ, không cần biết những người này thuộc sắc tộc nào, thuộc tông giáo nào. Khi bị xô vào góc tường họ không có sự lựa chọn nào khác.14 Trong đời Tự Đức đã có ít nhất 7 dụ cấm đạo năm 1848, 1851, 1854, 1857, 1859, 1860 và 1861.15 Với những dụ cấm đạo này, Tự Đức đã không dẹp nổi sự phát triển của Gia Tô giáo, mà lại còn là một lý do để người Gia Tô đứng về phía lực lượng nào chống đối lại Tự Đức. Tình hình đất nước sẽ khác hơn nếu thay thế những chỉ dụ trên bằng 11 Peter A. Poole, op. cit., trg 16: “The Vietnamese persecution of Christianity during the reign of Emperor Minh Mang and his successors played directly into the hands of French Imperialists, who laboured government to annex Indochina.” 12 Vũ Thành, op. cit., Tập III, trg 193. 13 Louvet, La Cochinchine Religieuse (Paris, 1885), Tập II, trg 261. 14 Hàm hồ đến mấy đi nữa cũng không thể trách người “Giatô” về sự lựa chọn liên quan đến sự sống còn của họ. 15 Vũ Thành, op. cit, Tập I, trg 51 (1848), trg 55 (1851), trg100 (1854), trg 127 (1857), trg 179 (1860), trg 182 (1861).
  4. những sắc dụ kêu gọi người Công giáo quy tụ thành một lực lượng chống xâm lăng, như linh mục Đặng Đức Tuấn đã đề nghị trong các bản điều trần.16 Để trả lời cho các đề nghị này, Tự Đức nghe theo sĩ phu triều đình tiếp tục đường lối chém giết Gia Tô giáo và người ngoại quốc. Đường lối này được Văn Thân và sau này là Cần Vương thi hành cách hăng say. Chỉ một số ít quan triều đình cấp tiến như Phan Thanh Giản, Phan Liêm, Lâm Duy Hiệp, Trần Tiến Thành, Bùi Viện, Nguyễn Tư Giản hăng hái muốn áp dụng các đề nghị để đổi mới canh tân đất nước. Họ cũng soạn thảo các bản điều trần ủng hộ các chủ trương của Nguyễn Trường Tộ và cha Đặng Đức Tuấn, trong đó có sự cần thiết phải trọng dụng những người Gia Tô giáo có học thức. Sự chia rẽ lương giáo gây nên rạn nứt tinh thần đoàn kết dân tộc không chỉ thể hiện trong việc bắt bớ và chém giết người Công giáo, mà còn bằng cách xử dụng ngôn từ để phân biệt người Gia Tô giáo và người ngoài Gia Tô giáo. Những người ngoài Gia tô giáo được gọi là Lương, là tốt lành, còn những người Gia Tô giáo được gọi với một từ khinh bỉ là Dữu, là cỏ dại, là xấu. Những từ lương dân, dữu dân17 do triều đình Huế đưa ra trong các sắc dụ cấm đạo, hay trong các công văn. Hơn nữa người Gia Tô giáo không được dự các kỳ thi, không được ra làm quan.18 Người Gia Tô phải đóng thuế gấp đôi người bên lương.19 Tất cả những sự kiện này đã đào sâu thêm hố chia rẽ giữa lương và giáo, làm rạn nứt tinh thần đoàn kết dân tộc, khiến cho toàn dân trở nên yếu kém về tinh thần cũng như về thể lực, không sao có khả năng đẩy lùi quân xâm lăng, để rồi đi đến chỗ mất nước và làm nô lệ cho thực dân Pháp. Việc làm của Minh Mạng, Tự Đức có hại cho Công Giáo, và có lợi cho thực dân Pháp, được Phan Khôi, một văn sĩ nổi tiếng, phê phán như sau: “Ai gây nên họa đến bây giờ, Chỉ tại nhà vua đã thất cơ Nước mất không lo, lo giết đạo 16 Lâm Giang, op. cit., trg 143:Phụng Chỉ Lai Kinh, Điều Trần Việc Đạo Việc Nước. 17 - Nguyệt San Công Giáo và Dân Tộc, số 650, trg 5 bàn thảo về Nguyễn Trường Tộ. Trong Hòa Ước 1874, Espanha và Pháp buộc triều đình Huế bãi bỏ những ngôn từ khinh bỉ người Công giáo. Hoàng đế phải cấm dân chúng dùng những danh từ nhạo báng, và sửa chữa lại những khoản trong Thập Điều, vì trong sách này dùng các danh từ ấy như Lương dân, Dữu dân, v.v. Năm 1863 Giám mục Đông (Theurel), Giám mục Hậu (Gauthier) và Giám mục Bình (Sohier) đệ đơn đến Bộ Lễ xin đổi 4 chữ tả đạo và dữu dân. Bộ Lễ giải nghĩa triều đình thương dân như một, vốn không phân biệt đạo nào, và phàm khi làm sổ sách hoặc giấy tờ, chỉ viết để biết dân đạo. Nhưng thực sự có sự phân biệt rõ ràng giữa lương dân và dữu dân. Nguyễn Trường Tộ vì là dữu dân nên bị gạch sổ không được thi tú tài trường Nghệ. - ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ, Tập 31, trg 280. - ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ, Tập 33, trg 122 phê chuẩn cho dân đi đạo được gọi là giáo dân, và dân không đi đạo gọi là bình dân. Trước đó, dân theo đạo gọi là diễu dân, hoặc tả đạo. Từ khi bãi bỏ cấm đạo, các chữ diễu, tả được bỏ và được gọi đơn giản bằng chữ đạo. Có một Khâm sứ cư ngụ ở kinh bàn giải tại nhà Thương Bạc rằng hai chữ lương, đạo đều là chữ tốt, không sỉ nhục giáo: Lương là an thường thủ phận, không làm gian ác bất chính, Đạo là khuyên người làm lành không làm bất chính. Hai chữ tuy đối nhau, nhưng văn nghĩa giống nhau, không tốt không xấu gì: đạo gọi là đạo, mà lương không gọi là lương thì gọi là gì? Cuối cùng, vua y cho chữ giáo dân để gọi người Công giáo và bình dân để chỉ người không Công giáo. 18 ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ, Tập 30, trg 228. - Ngày nay (2000) dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, người Công giáo Việt Nam cũng bị thiệt thòi như xưa: họ không được đi thi, không được làm sĩ quan, không được học về tài chánh, quốc phòng, ngoại giao. Trong thẻ căn cước của họ có ghi rõ về mục tông giáo là Thiên Chúa Giáo để dễ bề phân biệt đối xử, Họ là công dân hạng nhì giống như những Giatô giáo dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. 19 ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ, Tập 29, trg 193.
  5. Binh hèn chẳng biết, biết ngâm thơ Giận quân da trắng không lo đuổi Chặt bọn cờ đen luống đợi chờ Nếu biết nghe lời Trườụng Tộ nói Lạc Hồng chi đến nỗi bơ vơ...”20 Đúng là nước mất mà nhà vua không lo, cứ lo giết đạo, binh bị thì hèn kém không chịu cải tổ. Chính bản thân Tự Đức cũng đã có kinh nghiệm đau xót này. Ngày 19-4-1873, Tựỉ Đức đang ngồi ở hành cung tại Thuận An, nghe ngoài khơi có tiếng súng nổ. Thuyền vận tải của thủy quân đang bị hai chiếc tầu của giặc bể Tầu Ô đánh cướp, ngay ngoài khơi Thuận An. Thủy quân của triều đình đại bại dù đông hơn giặc. Bọn Tầu Ô còn ngang ngược cho một chiếc thuyền vòng vào tận bờ để phô trương trước cả tôn nhan vua và quan quân trong đó có Binh Bộ Thượng Thư. Thủy quân Việt Nam được lệnh cấp tốc đổ ra cấp cứu, nhưng binh sĩ ngơ ngác vì thiếu huấn luyện, và bị chúng bắt đi 2 chiếc ngay trước mặt vua Tự Đức đang dùng viễn vọng kính quan sát trận đánh giữa Thủy Quân triều đình với bọn cướp vài chục tên mà vẫn bị đại bại. Trở về Kinh Thành, Tự Đức đau xót làm một bài thơ như sau: “Phen này mắt thấy tai nghe Tham sinh úy tử một bè như nhau Ăn thì giành trước giành sau Đến khi có giặc, rút đầu rút đuôi”21 Tình trạng quân đội Việt Nam là như thế. Năm tháng sau Pháp đánh Bắc Kỳ, tiến quân như vào chỗ không người, rồi vua tôi la ó lên: Bọn Gia tô làm mất nước. C. Hành động Bình Tây Sát Tả của Văn Thân và Cần Vương Hành động của Minh Mạng, Tự Đức cũng như của Văn Thân và Cần Vương đã làm rạn nứt tinh thần đoàn kết dân tộc, và do đó chuẩn bị cho Pháp một con đường thật thuận tiện đi đến mục đích xâm lăng của họ là đặt nền bảo hộ vững chãi lên trên cổ nhân dân Việt Nam. Trước lúc nói đến hoạt động của Văn Thân và Cần Vương, phải biết Văn Thân là ai. Văn Thân là những người đỗ đạt Tú Tài, Cử Nhân, Phó bảng, Tiến Sĩ đang chấp chánh tại triều đình hoặc đã thoát cư thôn dã, nhưng tất cả là những nhà Nho với ý thức hệ duy nhất là Nho giáo. Ngoài Nho giáo, Văn Thân không chấp nhận một ý thức hệ, một tông giáo nào khác. Nho giáo là nhất.22 “Các ý thức hệ độc tài độc đoán này, các nọc độc Tống Nho từ Trung Hoa tràn sang như căn bệnh ung thư, đã ăn sâu vào xương tủy của đám sĩ phu, mà thiệt ra đã phá hoại nước ta nhiều thời đại, từ đời Trần về sau với những Chu An, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, v.v. cho tới trước đời Hậu Lê, nhất là từ Lê Thánh Tông, thì Nho Giáo được độc tôn. Thậm chí đạo Phật, là một tông giáo đã có công giúp nước Việt nên hùng cườụng từ thế kỷ II, cũng bị các nhà Nho không tiếc lời công kích mạt sát rằng: 20 Đông Tùng, Duy Tân Giáo Đồ Hội, trg 13 trích từ báo Tràng An Huế. 21 Cao Thế Dung, Công Giáo Việt Nam Trong Dòng Sinh Mệnh Dân Tộc (New Orleans, 1996), trg 141- 143. 22 Xem Chương Hai Mươi Lăm. - Cao Thế Dung, op. cit., trg 265.
  6. Học thuộc tám vạn kinh kệ, không quân, thần phụ tử đếch ra người.23 Ngã Tử, Đắc Thành Phật cứu ai?24 Với một triều đình chính thể trên, từ vua quan cho tới các cấp chính quyền mang nặng một ý thức hệ chuyên chế như thế, lại không am hiểu sự tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng là gì, cho nên khi đụng độ với Thiên Chúa giáo, đương nhiên người ta phải hoảng hốt bài trừ: Nếu để Tây dương đắc ý, Ngũ Kinh không khỏi lửa Tần,25 dung cho giặc Pháp hoành hành, Thập ác ắt treo cửa Khổng.”26 Hiểu được Văn Thân, hiểu được tư tưởng của Văn Thân và của Cần Vương, độc giả sẽ không bỡ ngỡ trước những hành vi sắt máu của họ. Năm 1868, Văn Thân đã âm mưu giết hại Công giáo ở kinh thành Huế27 và ở Nam Định.28 Năm 1874 họ sát hại Công giáo ở giáo phận Tây Đàng Ngoài,29 từng trăm giáo hữu bị giết, 107 họ đạo bị đốt phá. Cũng trong năm ấy Văn Thân tại giáo phận Nam Đàng Ngoài đã giết khoảng 4.500 người Công giáo và đốt hủy 300 họ đạo.30 Năm 1886 tại Thanh Hóa, Cần Vương phá hủy hơn 100 họ đạo,31 tại Bình Chính 59 họ đạo và 600 giáo dân bị giết,32 tại Hà Tĩnh, Cần Vương giết hơn 6.000 giáo hữu,33 tại Quảng Ngãi cũng khoảng 6.000 giáo hữu,34 tại Bình Định 150 họ đạo bị đốt phá.35 Đó là chưa nói đến việc tàn sát giáo dân tại Quảng Trị.36 Công việc chém giết này gọi là sát tả. Tất cả Văn Thân và Cần Vương bất cứ ở đâu trong nước đều ôm một mối thù chung, gặp đâu có nhà thờ là đốt phá, gặp đâu có người mặc áo dài thâm là vặt râu gọt đầu, bắt bước qua Thập Giá, thích chữ vào mặt rồi giết chết bỏ. Văn Thân cũng như Cần Vương tưởng phàm những người theo đạo Gia Tô đều là quân nội công của người Pháp và Gia Tô là tả đạo. D. Chủ Trương Bình Tây Nhưng Không Sát Tả Đang lúc một số Văn Thân hoặc Cần Vương mù quáng và lạc hậu chủ trương bình Tây sát tả thì trái lại một nhóm Văn Thân và Cần Vương khác sáng suốt hơn với chủ trương bình Tây mà không sát tả trong đó có cụ Phan Đình Phùng. Cụ nói: “Hễ ai tin điều gì thì điều ấy là Trời của mình. Đạo Thiên Chúa lấy Gia Tô làm Trời cũng như Thích Ca Mâu Ni là Trời của Đạo Phật, hay Khổng Phu Tử là Trời của 23 Duy Tân Giáo Đồ Hội. 24 Lấy chuyện Lương-Võ -Đế bên Tàu 3 lần đi tu, cuối cùng bị Hạ Hầu Cảnh bắt giam chết khát ở Đắc Thành, để chế diễu đạo Phật. 25 Tần Thủy Hoàng (221-206 BC) thống nhất Trung Quốc, xây đắp Vạn Lý Trường Thành, và đồng thời ra lệnh thiêu đốt tất cả sách vở, giết hại các sĩ phu. 26 Bảo tồn văn hóa cổ truyền là một chuyện, mà chống Tây giữ nước là một chuyện khác. Thánh Giá (thập ác) - treo ở Thánh Đường hoặc trước ngực con chiên - đâu gì phương hại đến chùa chiền hay miếu thờ Khồng Tử. 27 Xem Chương Hai Mươi Lăm I, số 1. 28 Xem Chương Hai Mươi Lăm I, số 3. 29 Xem Chương Hai Mươi Lăm I, số 5 A. 30 Xem Chương Hai Mươi Lăm I, số 5 B. 31 Xem Chương Hai Mươi Lăm II, số 1 A. 32 Xem Chương Hai Mươi Lăm II, số 1 B. 33 Xem Chương Hai Mươi Lăm II, số 1 C. 34 Xem Chương Hai Mươi Lăm II, số 2 A. 35 Xem Chương Hai Mươi Lăm II, số 2 B. 36 Xem Chương Hai Mươi Lăm II, số 2 C, D.
  7. Nho Giáo. Mình muốn người ta đừng xâm phạm đến tín ngưỡng của mình thì mình đừng xâm phạm đến tín ngưỡng của người ta. Thiên Chúa giáo cũng là một thứ tông giáo, hễ ai tin thì theo.” Còn việc vu cáo giáo dân là quân nội công của Pháp, cụ nói: “Ấy là tại nước mình hèn yếu không có nhân tài, không có tầu biển, súng lớn, quân mạnh, tướng giỏi. Chứ lỗi chi ở giáo dân.”37 Về sau Phan Đình Phùng khởi nghĩa dưới lá cờ cờ Bình Tây Diệt Tả, nhưng đó là vâng theo huấn lệnh của triều đình lúc bấy giờ, và cụ không bao giờ sát hại một người Công giáo nào. Một lần khi đóng đại binh ở núi Vụ Quang, cụ vẫn hiểu dụ giáo dân rằng “Lương dân hay giáo dân đều là xích tử của triều đình, cho nên vì lẽ gì mà hại nhau.”38 Cụ Phan Đình Phùng không muốn sa mình vào cuộc bách đạo, nhưng vì không khí nghi kỵ giữa người lương và người giáo bao trùm khắp nơi nên rốt cuộc thì Cần Vương Nghệ Tĩnh cũng cứ vây đánh làng Công giáo Thọ Ninh thuộc phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Lúc làm tri phủ Yên Khánh ở Ninh Bình, cụ Phan Đình Phùng không kiêng nể ngần ngại gì, sai lính đè cổ một giáo sĩ xuống hỏi tội và đánh thẳng tay,39 vì giáo sĩ bị vu cáo láo rằng ”hay ỷ thế tông giáo, hà hiếp lương dân, giết người như rạ không khác gì Tôn Thất Thuyết.” “Bình Tây Sát Tả” là khẩu hiệu của Cần Vương. Đánh Tây giúp vua là một việc đúng phải làm, nhưng sát Tả giết giáo dân thì hoàn toàn sai lầm. Bình Tây chẳng được mấy mống mà giết hại giáo dân thì từng nghìn từng vạn người, khiến cụ Phan Bội Châu cũng phải thốt lên: “Lúc bấy giờ lương giáo đâu đây Dân một nước chia làm đôi ngả ... Nước Nam đã gặp lúc bại hoại Con một nhà giết hại lẫn nhau” Để cho việc Bình Tây Sát Tả được lan rộng, Cần Vương tung khắp nơi những tờ hịch, gọi là “Bình Tây Sát Tả Hịch“ với lời lẽ như sau: “Kể từ lúc đạo Gia tô lẻn vào đất Việt, Xét trí thuận xưng Trời, xưng Thánh, lừa bọn đại ngu, Xét hành vi bỏ nước, bỏ cha, cùng loài dê chó vứt chính nghĩa luân, quân binh mạnh yếu, khoe rùm súng nổ tan non, Xóa cương thường lướt sóng gió xa khơi, lao tuốt thuyền chun giữa nước, Từ Đinh Tỵ biên thùy khói lửa, lũ côn đồ40 nổi dậy dường ong, mà quân chiến trận hiểm nguy, lũ Mọi Biển tru vang tựa sói, ... Cắn càn, cắn bậy khoe khoang binh giáo viễn duơng, Tin nhảm, tin xằng, bịa đặt Chúa Trời Tây Vực. Nếu Tây Di không kẻ dắt vào, Thì Mọi Biển tài gì đếân được?41 37 Đào Trinh Nhất, Phan Đình Phùng (Sài Gòn, 1950), trg 19-20. 38 Ibid, trg 21. 39 Ibid, trg 19. Giáo sĩ bị đòn ấy là Cụ Trần Lục. Vì vụ này mà cụ Phan mất chức tri phủ, về làm quan ngự sử ở Triều Đình Huế. 40 Ý nói Công giáo. 41 Lâm Giang, op. cit., trg 406-407.
  8. Hai tỉnh Nam Định, Thái Bình được coi là trung tâm của Văn Thân rồi Cần Vương. Văn Thân Nho sĩ là lực lượng đông đảo nhất nước và cả 2 tỉnh này họp thành địa phận Bùi Chu cũng là địa phận lớn và đông đảo giáo dân nhất nước song các vụ sát đạo chỉ lẻ tẻ rồi yên ngay. Một phần nhờ sự lãnh đạo của Giám mục Đa Minh người Espanha và sự tránh né đụng độ với giáo dân của một vài lãnh tụ Cần Vương như Hoàng Giáp Tam Đăng và Nghè Giao Cù. Ở Nam Trực và Nam Định gồm nhiều làng mà giáo dân sống lẫn lộn xen kẽ. Hiệp Luật, một họ đạo nhỏ lọt giữa làng Lương dân, không bị bắt bớ vì Cần Vương vùng đó không chấp thuận chủ trương sát Tả. Cuối cùng, đại cuộc Cần Vương tan vỡ, nghè Giao Cù bị bắt khi ông lẩn trốn ở Núi Vôi. Tổng đốc Nam Định bấy giờ là Vũ Văn Báo, một Nho sĩ trong quá khứ nổi tiếng về thành tích chống Gia Tô. Nay Báo phản bội theo Pháp, và giao Nghè Giao Cù cho công sứ Pháp. Giặc Pháp chém ông ở bến sông Vỵ Hoàng. Riêng địa phận Kẻ Sở bao gồm cả Hà Nội do Giám mục Puginier cai quản. Ngài dung túng một số cường hào Công giáo làm nhiều điều hống hách, ỷ thế Cố Tây hiếp người, ức chế lương dân trong vùng.42 Khi phong trào Văn Thân rồi Cần Vương bùng lên, một số làng Công giáo thuộc địa phận Hà Nội bị trả thù, bị đánh phá song chỉ giới hạn cục bộ và bị dập tắt ngay dưới sự sáng suốt của các Văn Thân lãnh đạo như Tán tướng Nguyễn Thiện Thuật, tán lý Nguyễn Cao, Tổng đốc Lã Thanh Oai, Đô thống Tạ Hiển.43 Cho đến chết, nhiều lãnh tụ Văn Thân cũng như Cần Vương vẫn không nhận thức được nguyên nhân chính yếu sự thất trận của mình. Họ không chịu nhìn nhận sở dĩ sự thất bại là vì thiếu đoàn kết, thiếu quân lương, quân nhu, khí giới, súng đạn. Ngược lại họ cứ khư khư tin rằng là vì giáo dân phá hoại, đưa đường chỉ lối cho giặc, và nếu không có giáo dân làm nội ứng cho Pháp thì quân ta đã đánh đuổi được Pháp khôi phục bờ cõi rồi.44 “Nếu trong, không có phường gian Gậy tre ta đủ đánh tan quân thù.”45 Năm 1882, Văn Thân truyền hịch đi các nơi xúi ngầm nhân dân quấy phá Công giáo. Trong lúc cuộc điều đình giữa triều đình với Đại tá Henri Rivière đang tiến triển, sĩ phu Văn Thân cố ý bưng bít che đậy những yếu thế đưa đến sự thất bại của mình bằng cách đổ lỗi cho giáo dân đã làm tay sai bán đứng quốc gia cho Pháp. Trong tờ hịch truyền khắp mọi nơi có câu: ”Một khi trừ khử được quân Tả đạo nội công đó, thì tự nhiên người Pháp thành ra trơ trọi yếu thế, như cua mất càng không bò, không kẹp được nữa, và rốt cuộc sẽ rút lui.” Nhưng lại có một tờ hịch khác nói rằng: ”Mật vụ Văn Thân khắp nước hẹn nhau một ngày cùng nổi lên, giết hết giáo dân. Sau khi giết hết giáo dân rồi triều đình dời đi một nơi xa xôi hiểm trở, có thành trì kiên cố, địa thế quanh co để binh Pháp không đánh tới được.” Thuyết và Tường sai hai người thủ hạ thân tín là Hầu Chuyên và Phò Mã Cát đi rảo hết các làng xã tỉnh Thừa Thiên chiêu mộ quân lính, thành lập một đội lính mới gọi là lính Đoạn Kiết46 đi tìm giết người theo đạo Công giáo.47 Ngày đầu tháng 9 năm 1883, 42 Đây là ý kiến riêng của Cao Thế Dung. Ông không đưa ra tài liệu chứng minh. 43 Cao Thế Dung, Việt Nam Huyết Lệ Sử (New Orleans, 1996), trg 300-301. 44 Bài thơ tuyệt mạng của Nguyễn Duy Liệu, lãnh tụ Văn Thân ở Quảng Ngãi. Xem: - Lâm Giang, op. cit., trg 416. 45 Lâm Giang, op. cit, trg 417. - Đào Trinh Nhất, op. cit., trg 37-40. 46 Nguyễn Lý Tưởng, Đàn Bướm Lạ Trong Vườn (California, 1998), trg 329-335.
  9. toán lính mới này chia nhau đi lùng sục khắp tỉnh Thừa Thiên sát hại giáo dân không biết bao nhiêu mà kể.48 Sáng ngày 29-11-1883 Thuyết tính sai lính Đoạn Kiết đi tìm giết giáo dân cư ngụ chung quanh kinh thành, hẹn rằng hễ nghe trong thành bắn lên một phát súng thần công làm hiệu lệnh thì cứ việc thẳng tay chém giết từ cố đạo đến con chiên chẳng dung thứ ai. Nhưng Tường lo sợ nếu mình làm dữ quá, tất nhiên binh Pháp không nhịn, rồi hóa ra đánh nhau thật thì nguy hiểm. Bởi vậy Tường khuyên can Thuyết hãy nên dè dặt. Tuy vậy mệnh lệnh truyền đi đã lỡ, thành ra những nhà có đạo ở chung quanh kinh thành đã bị đồng đảng của Thuyết vây bọc sẵn sàng từ lúc trời chưa hừng sáng, nhưng sau chờ đợi mãi không nghe báo hiệu súng thần công nên chúng tản mác bỏ đi. Còn Hầu Chuyên thì đã đem lính tới từ chiều hôm trước ra tay tàn phá, chém giết giáo dân ở các làng phía nam tỉnh Thừa Thiên rất là tàn khốc. Ngày 13-12-1883 lại có hịch Văn Thân xúi dục dân chúng nên rèn đúc khí giới để trị tội những kẻ nội công của Pháp. Họ định qua năm 1884, từ mồng 2 cho đến 8 tháng Giêng khắp nơi nổi lên giết đạo một chuyến nữa.49 Các Văn Thân chủ trương sát Tả vì cho Tả là nội công vì có những người Công giáo làm nội công cho Pháp như các Giám phục Pigneau de Béhaine,50 Pellerin,51 Lefèbvre,52 Puginier,53 và một vài giáo dân như Vũ Văn Điều,54 Nguyễn Văn Thất,55 Trần Bá Lộc.56 Nhưng không vì lỗi lầm của một vài cá nhân Công giáo mà lên án cả Giáo Hội Công giáo. Không có một giáo sách nào hoặc một chính sách nào của Giáo Hội dạy phò Pháp, Thái Lan, Trung Hoa, hay làm nội ứng cả. Nhưng để đối lại với chính sách trung lập ôn hòa của Giáo Hội thì triều đình chủ trương quốc sách tiêu diệt Công giáo bằng một loạt sắc dụ cấm đạo từ đời vua này sang đời vua khác.57 Làm tay sai cho giặc Pháp thì thiếu gì Nho sĩ đã làm như Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Lê Hoan, Đỗ Hữu Phương, Tôn Thọ Tường,58 nhưng có ai vì lý do này mà lên án Nho giáo làm nội ứng cho Pháp đâu. Tất cả những hành động tàn sát Gia Tô giáo của Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Văn Thân và Cần Vương gây sự chia rẽ lương giáo, phá hoại tình đoàn kết dân tộc và do đó chuẩn bị hiệu quả cho xâm lăng Pháp chiếm Việt Nam, bắt buộc Việt Nam nhìn nhận hòa ước 1862, 1874 và cuối cùng thỏa thuận nền bảo hộ của Pháp tại Việt Nam. 47 Cao Thế Dung, op. cit., trg 276. 48 Muốn biết rõ các cuộc phá phách cướp của giết người Công giáo do Tự Đức và Văn Thân chủ trương vào những năm 1858 đến 1861, xem: - Vũ Thành, op. cit., Tập III, trg 173-187. 49 Đào Trinh Nhất, op. cit., trg 37-39. 50 Phan Bội Châu, Thiên Hồ, Đế Hồ (Hà Nội, 1978), Tiết 2, trg 48. Vấn đề Giám mục Pigneau de Béhaine đã được bàn cãi rất nhiều. Mục đích giúp Gia Long của cha là để việc truyền giáo được thuận lợi chứ không phải trợ giúp Pháp thôn tính Việt Nam. Xem: - Lâm Giang, op. cit., trg 209. 51 Ủy Ban Khoa Học Xã Hội, Một Số Vấn Đề (TPHCM, 1988), trg 19. 52 Ủy Ban Khoa Học Xã Hội, op. cit., trg 19. 53 ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ, Tập 26. 54 Cao Thế Dung, op. cit., trg 247, 301. 55 ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ, Tập 25. 56 Ủy Ban Khoa Học Xã Hội, op. cit., trg 20. - CaoThế Dung, op. cit., trg 285. 57 Đông Tùng, Duy Tân Giáo Đồ Hội, trg15. 58 Xem Chương Mười Sáu, Lý Do Cấm Đạo.
  10. 2. Bác Bỏ Đề Nghị Canh Tân của Nhóm Trí Thức Yêu Nước Nguyên nhân thứ hai làm mất nước là triều đình Huế cùng các sĩ phu Văn Thân, Cần Vương lạc hậu bác bỏ những đề nghị tiến bộ của Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trường Tộ và biết bao người có tâm huyết tâu xin cải cách duy tân xứ sở. Nhưng tất cả bị các cụ triều thần làm kỳ đà cản mũi, và lại còn bị hãm hại đàng khác. Chính bài Biện Di Luận của Võ Phạm Khải59 đã ngăn cản Tự Đức nghe theo Nguyễn Trường Tộ và đưa đất nước đến chỗ nguy vong. Linh mục Nguyễn Hoằng, một giáo sĩ cận thần của Tự Đức, giúp vua nhiều việc, cố vấn cho vua về vấn đề đối ngoại. Ông nhiều lần xin vua canh tân, nhất là cải tổ quân đội để chống họa xâm lăng Pháp, nhưng bị triều đình dèm pha. Ông tâu vua nên tìm thế lực của người Anh để đương đầu với Pháp.60 Linh mục Nguyễn Hữu Thơ được gần vua Tự Đức hơn cả, và thường được vời vào nhà Tả Vụ để hỏi han tình hình thế sự Tây Dương. Cha Thơ lợi dụng cơ hội tâu lên vua những điều hay lẽ phải của Kitô giáo, chứ “không phải là đạo bất hiếu không biết tổ tiên, không thờ vua giúp nước.” Cũng như Nguyễn Trường Tộ, cha Thơ61 dâng lên Tự Đức nhiều đề nghị cải cách từ giáo dục đến kinh tế và quốc phòng, nhưng vua thì tin mà triều đình thì nghi ngờ, đố kỵ nên dẹp đi. Các ông Đặng Đức Tuấn và Nguyễn Trường Tộ chú ý đến việc cải tổ binh bị để có thể gìn giữ được bờ cõi. Trần Trọng Kim viết: “Bấy giờ nước mình có lính võ sinh, có quan võ tiến sĩ, nhưng mà thời đại đã khác đi rồi. Người ta đánh nhau bằng súng nạp đạn, bằng đạn trái phá, chứ đâu bằng gươm bằng giáo như trước nữa, mà quân lính mình mỗi đội chỉ có 1 trong 10 người được cầm súng, mà cả năm chỉ có một lần tập bắn. Mỗi người lính chỉ được bắn 6 phát đạn mà thôi, hễ ai bắn quá số ấy thì phải bồi thường.62 Quân lính như thế, binh khí như thế thì làm sao mà chống cự với địch? Thảo nào lúc Pháp kéo tới bắn phá Thuận An thì bao nhiêu đồn to lũy lớn ở đây vừa mới xây thêm có, sửa lại cái cũ có, triều đình tưởng là bền vững vô địch, chẳng dè chỉ có 2 đêm ngày đều bị phá đổ nát tan tành; nào quân nào tướng nào ngựa nào voi nằm chết ngổn ngang, chạy thôi té đái.63 Rồi để che giấu cái yếu hèn lạc hậu của mình, quan quân còn sống sót đều hô to: Bọn Gia tô làm nội ứng cho Pháp, bọn Gia tô bắc thang cho Pháp leo thành.”64 Đặng Đức Tuấn viết: ”Rủi như thất thủ chốn biên cương thì những kẻ đương nhiệỉm lại không chịu biết rằng quân ta yếu, quân giặc mạnh, chiến trận diễn biến theo lẽ 59 Đào Trinh Nhất, op. cit., trg 45. 60 Linh mục Nguyễõn Hoằng thông thạo tiếng Pháp, tiếng Esphana và tiếng Anh, cho nên làm thông dịch giữa triều đình và các sứ bộ Tây phương. Cha thực hiện công trình đối chiếu dương lịch và âm lịch 2000 năm. 61 Lm. Nguyễn Hữu Thơ được coi là một tài danh, sinh năm 1835 tại làng Mỹ Hương, quận Lệ Thủy, Quảng Bình, chánh quán Cao Xá, huyện Gio Linh, Quảng Trị. Du học tại Pénang, Mã lai và Paris. Thụ phong linh mục năm 1865 tại Mans, Pháp quốc, hồi hương làm quản xứ Kim Long Huế. Xem - Cao Thế Dung, op. cit., trg 227. 62 Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Sài Gòn, 1954), Tập V, trg 478. 63 Đào Trinh Nhất, op. cit., trg 40. 64 Xem điều trần của Đặỉng Đức Tuấn, Minh Đạo Bình Tây Sách. - Chương Hai Mươi Bảy, số I, 2, D. - Đào Trinh Nhất, op. cit., trg 37-39. Bình Tây Sát Tả Hịch.
  11. tất nhiên, việc phải đến nó đến, bèn quay ra đổ lỗi cho những người theo đạo Gia Tô, ức đoán rằng những người này làm nội ứng cho giặc. Giặc nhờ thế mà thoả chí xâm lăng.”65 Triều đình đã tản lờ các điều trần về quân sự thì làm sao mà triều đình lắng nghe các điều trần về tông giáo và về sự yêu cầu chấm dứt việc tàn sát người Công giáo, và tập hợp họ lại thành một đội quân tinh nhuệ để chống xâm lăng?66 Đặng Đức Tuấn viết trong Minh Đạo Bình Tây Sách: “Đến như việc Pháp xâm lăng bờ cõi thì nhà vua phải ban sắc lệnh cho lũ người theo đạo Gia Tô phải vì nước lập công. Ai có công thì thưởng, đứa nào có lòng bất trung thì giết cả họ nó đi. Lũ người theo đạo kia dầu xương tan thịt nát, quyết cùng giữ tấm lòng trung kiên báo đền ơn nước. Kẻ có tài năng thì hiến dâng tài năng, kẻ có sức mạnh thì hiến dâng sức mạnh, tất phải cố gắng đến chừng nào đánh tan bọn giặc biển mới thôi. Lũ người theo đạo ấy lấy cái gì đánh bình giặc Pháp? Lấy trí chăng? Lấy sức chăng? Không lấy trí cũng chẳng lấy sức, chỉ lấy cái “lý khúc trực”, cái đạo thuận nghịch làm phương lược quyết thắng mà thôi. Nếu giặc tuyên ngôn vì đạo mà đến xứ này, thì những việc chúng làm thật hết sức vô đạo. Trước tiên lấy đạo lý mà chất vấn chúng, làm cho chúng hổ thẹn hết đường ngụy biện, rồi sau dùng người chống ngăn chúng, làm cho chúng phải dẹp thói hung hăng. Các sách lược dùng người có đạo ngăn đường giặc biển chính là một sách lược đúng, hay, chỉ còn tùy các trí thần minh của nhà vua quyết định.” Trần trọng Kim cũng đồng ý với Đặng Đức Tuấn ở điểm: “Với quân lính như thế, binh khí như thế mà người cầm quyền không sáng suốt tạm gác vấn đề tông giáo một bên, để động viên toàn dân cả lương và giáo đoàn kết, đứng lên chống ngoại xâm. Trái lại, chỉ biết tìm cách loại ra một thành phần trung kiên, chỉ biết gây hiềm khích giữa lương giáo đồng bào ruột thịt. Ấy cũng tại vua quan mình làm điều trái đạo, giết hại những người theo đạo Gia Tô cho nên mới có tai biến như vậy.”67 Triều đình Huế cùng các sĩ phu, Văn Thân, Cần Vương làm ngơ trước những đề nghị của những người trông xa thấy rộng. Đinh Văn Điều, người Ninh Bình đề nghị thiết lập đường xe lửa, khai thác mỏ vàng, đất đai bằng những phương pháp khoa học. Các Đại sứ ở nước ngoài về đề nghị một chính sách ngoại giao mềm dẻo. Thí dụ như Thái Lan. Họ đã ban một vài đặc ân cho người Anh năm 1855 và đã ký kết những hiệp ước tương tợ như vậy với Portugal, Đức, Úc, Hoà lan, Đan Mạch, Pháp. Họ khôn khéo biết lợi dụng chiêu bài cạnh tranh quốc tế để bảo tồn nền độc lập của mình. Năm 1881 Lê Định sau lúc đi Hongkong về cũng báo cáo như sau: “Những nước viễn tây thịnh vượng nhờ khí giới và nhờ sự buôn bán của họ. Với khí giới họ bảo tồn thương mãi, và nhờ thương mãi họ bảo trì khí giới. Nhật Bản bắt chước các nước Tây Phương, đi buôn bán khắp nơi trên thế giới. Trung Hoa mở cửa để liên lạc với Âu Châu. Dân tộc chúng ta không thiếu khôn ngoan, không thiếu tài nguyên thiên nhiên, cần phải bắt chước họ để khỏi rơi vào cảnh bị người ngoài cai trị.”68 Cùng năm đó (1881), viện sĩ Phan Liêm đưa ra một chương trình phát triển thương mại, thành lập những công ty vốn, khai thác mỏ. Nhưng triều đình một mực 65 Xem Chương Hai Mươi Bảy, số I, 2, D. - Đào Trinh Nhất, op. cit., trg 37-39. 66 Trần Trọng Kim, op. cit., Tập V, trg 478 và tiếp. 67 Ibid, trg 478. 68 Lê Thành Khôi, op. cit., trg 365 viết “Notre peuple qui ne manque ni d’intelligence, ni de ressources naturelles doit les imiter pour ne pas tomber sous la domination étrangère.”
  12. khước từ các đề nghị thức thời đó. Ngay cả sau lúc mất Nam Kỳ, có chiến tranh ở Bắc Kỳ, mà vua, triều đình, sĩ phu vẫn khước từ cải tổ canh tân, và chính thái độ kiêu ngạo mù quáng là một trong những nguyên nhân đổ sụp của Việt Nam.69 Việc mất nước không phải là một định mệnh, không phải là sự ngẫu nhiên của lịch sử, vì trong cùng một thời gian ấy, Nhật Bổn phong kiến cũng như Thái Lan chỉ có một guồng máy chính trị thật thô sơ nhưng đã biết duy trì nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Qua những sự kiện lịch sử trên đây, chúng ta thấy rõ ai là người chịu trách nhiệm trước lịch sử về việc mất nước. Nguyễn Khắc Viện phản ánh quan điểm Cộng sản Việt Nam ngày nay đã gay gắt đổ lỗi cho vua quan sĩ phu và phong trào Văn Thân, Cần Vương chứ không phải cho người Công giáo về cái họa mất nước: “Triều đình nhà Nguyễn do bản chất thoái hóa, không thể và cũng không muốn huy động tất cả các lực lượng của đất nước để đối phó ngoại xâm. Trái lại có một số các quan, đại đa số người có học thức và nhân dân, thừa hưởng truyền thống đấu tranh lâu dài bảo vệ độc lập quốc gia, thì quyết kháng cự xâm lăng một cách mãnh liệt. Nhưng triều đình thời ấy là lực lượng duy nhất có thể giữ vai trò chỉ đạo cho toàn quốc thì lại thoái thác, phá hoại những nỗâ lực của những người Việt Nam yêu nước.”70 II. HẬU QUẢ CỦA NHỮNG HÀNH ĐỘNG LÀM MẤT NƯỚC 1. Hiệp Ước 1862 Triều đình Huế dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã thi hành quốc sách bắt bớ, tàn sát từng trăm nghìn người Công giáo Việt Nam và ngoại quốc.71 Quốc sách này đã gây nên sự rạn nứt trầm trọng trong tinh thần đoàn kết dân tộc, và đồng thời tạo nên một thác cớ cho Pháp xâm lược để rồi đè bẹp lực lượng võ trang của triều đình Huế, ngõ hầu buộc triều đình ký Hiệp ước 1862 tại Gia Định. Năm 1862, trước tình hình nguy ngập, triều đình Huế lo sợ, sai Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp, và linh mục Đặng Đức Tuấn vào Gia Định để lo việc giảng hòa với Pháp.72 Ngày 25-5-1862, tàu rời Thuận An, và được chiếc Forbin của Pháp ra đón và tháp tùng đến tận Gia Định. Hòa ước 1862 được ký ngày 5-6-1862, gồm 12 khoản. Khoản 2 của Hoà ước đề cập đến tự do tín ngưỡng: “Nước Phú Lang Sa và nước Espanha được quyền truyền đạo Thiên Chúa ở nước Đại Nam. Ai muốn theo cũng cho, ai không theo cũng không bắt buộc.”73 Cũng theo Hòa Ước này, Việt Nam nhường cho Pháp Côn Đảo và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Gia Định, Định Tường và Biên Hoà.74 Các tàu buôn cũng như tàu chiến 69 Ibid, “Même après l’occupation de la Cochinchine, même pendant la guerre du Tonkin, ils refusaient les transformations, et c’est leur orgueil aveugle aussi bien que leur étroitesse de vues qui portent dans une large mesure la responsabiblité de la chute du Việt Nam.” 70 Nguyễn Khắc Viện, Histoire du Việt Nam (Paris, 1974, Editions sociales), trg 109. 71 Bởi những dụ cấm đạo 1833, 1836, 1838, 1848, 1855, 1857, 1859, 1860, 1861 72 ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ, Tập 29, trg 293 chép là Lâm Duy Thiếp chứ không phải Lâm Duy Hiệp. 73 Ibid, không đúng với nguyên văn Pháp, Art 2, “Les sujets de deux nations de France et d’Espagne pourront exercer le culte chrétien dans le royaume d’Annam, et les sujets de ce royaume, sans distinction, qui désireront embrasser et suivre la religion chrétienne le pourront librement et sans contrainte, mais on ne forcera pas à se faire chrétiens ceux qui n’ en auront pas le désir.” Xem: - Tuck, Thừa Sai Công Giáo Pháp (TPHCM, 1989), trg 159. - Louvet, La Cochinchine Religieuse (Paris, 1885), Tập II, trg 523. - Sacerdos Indosinensis (Huế, 1943), trg 36.
  13. của Pháp có quyền lưu thông trên sông Cửu Long để đến Cam Bốt. Các tàu buôn Pháp và Espanha có quyền lui tới Cửa Hàn, Ba Lạt và Quảng Yên. Chính phủ Việt Nam phải cam đoan không nhường một phần đất nào khác của mình cho bất cứ một nước nào khác mà không có sự đồng ý của Pháp. Ngoài ra Việt Nam còn phải bồi thường cho Pháp 4 triệu đồng hay hai triệu tám trăm ngàn nén bạc (2.800.000). Năm 1863, Phan Thanh Giản dẫn một phái đoàn qua Paris và Madrid xin chuộc lại 3 tỉnh đã mất nhưng không có kết quả. 2. Hiệp Ước 187475 Sau hòa ước 1862, về mặt chính trị Phan Thanh Giản cầm đầu phái đoàn Việt Nam sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Nam nhưng thất bại. Năm 1867, De La Grandière chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Tại Bắc kỳ, năm 1873, Francis Garnier hạ thành Hà Nội. Triều đình Huế gởi Trần Đình Túc và Giám mục Sohier ra Hà Nội điều đình. Philastre đại diện chính phủ Pháp ra lệnh cho quân đội Pháp xuống tàu về Nam. Về mặt tông giáo vào những năm 1864-1865, Văn Thân huy động nhân dân bên lương nổi lên tàn sát giáo dân ở kinh thành Huế,76 ở Nam Định năm 1868,77 và sau khi Philastre truyền lệnh quân đội Pháp rút lui khỏi Bắc Kỳ, Văn Thân mặc sức chém giết và cướp bóc các làng Công giáo ở các giáo phận Tây và Nam Đàng Ngoài.78 Đang lúc xảy ra những vụ lộn xộn do Văn Thân và Pháp gây ra, triều đình Huế phái Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường vào thương thuyết với súy phủ Sài Gòn. Kiệt sức vì phải dùng vũ lực trong các phong trào chém giết người Gia Tô giáo, Việt Nam đứng vào thế yếu lúc thương thuyết với giặc và lần này Pháp buộc Việt Nam chấp nhận 20 khoản trong hiệp ước 1874. Đây chỉ trích khoản 9 nói về tông giáo.79 “Nhìn nhận đạo Công giáo dạy dân làm lành, Hoàng đế Việt Nam bãi bỏ những dụ cấm đạo trước và ban phép cho tất cả mọi nguời dân trong nước được tự do theo đạo và hành đạo. Vì vậy các người Giatô giáo Việt Nam được phép tụ họp đông đảo trong các thánh đường để làm việc phụng sự. Công giáo sẽ không còn phải bó buộc vì một lý do nào, làm những việc trái tôn chỉ của đạo, và cũng không phải làm giấy kiểm tra riêng. 74 Tsuboi, Nước Đại Nam Đối Diện Với Pháp Và Trung Hoa từ 1847 đến 1885 (TPHCM, 1990), trg 72, 198. Thật ra Tự Đức đặt ngai vàng của mình, của dòng họ nhà Nguyễn lên trên sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Cần phải hòa với Pháp trong thời gian ngắn nhất dù phải hy sinh 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cũng không sao miễn là Tự Đức được rảnh tay đối phó với Lê Phụng. Theo suy đoán của Tự Đức thì không phải Pháp sẽ làm ông mất ngôi vua, sẽ tiêu diệt dòng họ nhà Nguyễn, nhưng chính Lê Phụng, cái con người “Gia tô giáo ấy,” con người đã phất cờ khởi nghĩa để khôi phục nhà Lê. Tự Đức cũng như Minh Mạng đã trót giết hại vô số người Gia tô giáo nên nếu một người “Gia tô” lên cầm quyền thì lẽ dĩ nhiên Tự Đức và dòng họ sẽ phải đền tội. Do đó Tự Đức truyền lệnh cho Phan Thanh Giản ký Hòa Ước 1862 nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Hoà Ước ký chưa ráo mực, Tự Đức giáng chức Phan Thanh Giản, biến ông từ Toàn Quyền Khâm sai thành Tổng Đốc Vĩnh Long. 75 ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ XXII, Tờ 269A-273A. Tự Đức hỏi ý kiến Giám mục giáo phận Vinh Ngô Gia Hậu (Gauthier) và linh mục Nguyễn Điền về Hoà Ước cũ (1862) và Hoà Ước mới (1874). 76 Xem Chương Hai Mươi Lăm, số I, 1. 77 Xem Chương Hai Mươi Lăm, số I, 3. 78 Xem Chương Hai Mươi Lăm, số I, 5. 79 Tuck, op. cit., trg 774-775, TPHCM, 1990. Giám mục Théodore Colombert giáo phận Sài Gòn đã biên soạn Điều Khoản 9 trong Hiệp Ước 1874. - Schreiner, Abrégé de l’histoire d’Annam (Sài Gòn, 1906), trg 448.
  14. Người Giatô được tham gia vào mọi công việc công nhưng không buộc phải làm việc gì mà đạo cấm. Hoàng đế cho lệnh hủy bỏ tất cả những giấy tờ kiểm tra người Giatô từ 15 năm nay. Về thuế má, người dân phải đốùi xử với người Giatô như những người dân khác trong nước. Hoàng đế phải cấm dân chúng dùng những danh từ nhạo báng đạo và sẽ sửa chữa lại những khoản trong Thập Điều, vì trong sách này đã dùng những danh từ ấy.80 Các Giám mục và thừa sai được quyền lưu thông trong nước và trong các giáo phận. Các Giám mục có quyền thuê và mua đất, nhà, có quyền xây cất nhà thờ, nhà thương, trường học, nhà dục anh và các nhà khác thuộc về thờ phượng; các linh mục cũng có quyền như vậy. Các linh mục An Nam được tự do giảng dạy như các thừa sai. Nếu một vị linh mục vi phạm luật nước và chiếu theo luậỉt phải bị phạt đòn hay phạt roi, thì hình phạt đó sẽ đổi ra một hình phạt khác tương đương. Những của cải của người Giatô bị tịch thu và hiện đang còn giữ phải trả lại cho người Giatô. (Những khoản nói về thừa sai, phải hiểu là thừa sai Pháp hay Espanha.) Sau lúc ký Hòa Ước, Hoàng đế sẽ ra một sắc dụ để các làng, các tổng biết sự tự do hành đạo do Hoàng đế đã ban cho người Công giáo khắp toàn quốc.”81 Tuy hiệp ước đã được ký và công bố, các quan triều đình vẫn ngoan cố làm đủ mọi cách để kéo dài được tình trạng cũ. Mãi đến ngày 31-10-1875, Giám mục Sohier mới được hạnh phúc đọc trong nhà thờ chính tòa Kim Long sắc dụ của Hoàng đế ban phép tự do hành đạo. Cũng trong Hiệp ước này, Việt Nam phải nhường nốt cho Pháp 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên mà Pháp đã chiếm từ năm 1867. 80 Louvet, op. cit., trg 511. 81 ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ, Tập 32, trg 15,16,167, khoản 9. - Louvet, op. cit., trg 523 lại ghi là khoản 8. - Schreiner, op. cit., trg 448 chép là khoản 11.
  15. Hình 49: Hòa Ước 1874 - Khoản IX đề cập vấn đề tự do tôn giáo. Hình 50: Bản dịch Khoản IX của Hoà Uớc 1874.
  16. 3. Hiệp Ước 1883: Pháp Lập Nền Bảo Hộ Đây lại thêm một hậu quả do tinh thần đoàn kết dân tộc bị rạn nứt bởi những hành động tàn sát người Công giáo của Minh Mạng, Tự Đức, Văn Thân và Cần Vương. Triều đình có cơ hội tập hợp người Công giáo thành một độâi quân tinh nhuệ, chống xâm lăng, nhưng ngược lại gạt bỏ họ sang một bên, bóc lột và chém giết họ không nương tay,82 để rồi cán cân lực lượng nghiêng về phía địch. Đã thế triều đình còn ngoan cố cự tuyệt những đề nghị cứu nước83 của những nhà chí sĩ thức thời. Do đó mà Pháp đặt được nền bảo hộ của chúng lên đầu lên cổ dân ta. Triếu đình Huế, sĩ phu, Văn Thân và Cần Vương chứ không phải những người Công giáo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước lịch sử dân tộc về biến cố mất nước đau thương và nhục nhã này. Sau khi ổn định miền Nam, Pháp lo toan đến việc thôn tính miền Bắc. Henri Rivière chiếm Hà Nội một cách bất hợp pháp năm 1883.84 Đang lúc nước nhà lâm vào tình trạng nguy biến như vậy thì Tự Đức từ trần ngày 19-7-1883. Không đoái hoài đến lời di chúc của Tự Đức, Tôn Thất Thuyết, lúc bấy giờ là Phụ Chính, giam đói Dục Đức,85 và lập Hiệp Hòa lên làm vua. Hiệp Hòa vừa mới lên ngôi, viên Toàn quyền Harmand một mặt sai thiếu tướng Ponet và Brionval dẫn quân đánh ngoài Bắc, một mặt ông và phó đô đốc Courbet đem chiến thuyền tấn công cửa Thuận An. Kết quả là Hiệp Ước Harmand86 ký ngày 25-8-1883 buộc chính phủ Việt Nam phải nhìn nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung kỳ.87 Ngày 31-11-1883, Nguyễõn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết ép Hiệp Hòa uống thuốc độc vì nhà vua muốn nhận sự bảo hộ của Pháp, rồi đặt Kiến Phúc lên ngôi vua. Sáu tháng sau, Kiến Phúc thọ bệnh chết, Hàm Nghi lên thay. 4. Hiệp Ước Patenôtre 1884 Qua năm 1884, Hiệp Ước Patenôtre (Nguyễn Văn Tường- Patenôtre) được ký kết để củng cố nền bảo hộ Pháp tại Việt Nam. Hiệp Ước gồm 19 khoản, trong đó khoản 9 nhắc lại vấn đề tông giáo trong Hiệp Ước 1874. Đang lúc ấy, nơi đâu ngoài Bắc cũng nổi lên chống Pháp. Sở dĩ quân dân Việt Nam còn cầm cự được với Pháp cũng nhờ Trung Hoa trợ giúp. Sau biết được, Pháp tìm 82 Chương Mười Hai, số III, 1, B. - Chương Mười Sáu, Dụ cấm đạo năm 1833, 1836, 1838, 1848, 1851, 1857, 1859, 1860. 83 Chương Hai Mươi Tám, số I, 1 & 2. 84 Gosselin, L’Empire d’Annam (Paris, 1904): “J’ai du respect pour ceux qui ne sont plus de l’admiration pour ceux qui sont tombés bravement mais ils ont récolté ce qu’ils avaient semé et fatalement leur aventure à chacun d’eux (Francis Garnier et Henri Rivière) devait mal finir, comme elle avait mal commencé à l’anglaise, c’est à dire de facon déloyale. On a attaqué les Annamites en viola-tion du droit, et quand les gens revenus de leur surprise se sont défendus on a crié à l ‘assassin...” - Lê Thành Khôi, op. cit., trg 376-377. - Trần Trọng Kim, op. cit., trg 525. Về vấn đề này, những tài liệu lịch sử không chấp nhận ý kiến của: - Mgr Freppel, Ami du Clergé, 02-13-1922, trg 183-189. - Launay, Histoire Générale de la Société des Missions (Paris, 1894), Tập III, trg 518. 85 Nguyễn Lý Tưởng, Đàn Bướm Lạ Trong Vườn (Santa Ana, 1998), trg 317. 86 Tuck, op. cit., trg 796. 87 ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ, Tập 35, trg 216-229.
  17. cách ký kết với Trung Hoa Hiệp Ước Fournier.88 Theo hiệp ước ấy quân đội Trung Hoa thuận tình rút khỏi Việt Nam. Ở Trung, Tôn Thất Thuyết89 và Nguyễõn Văn Tường90 âm thầm chuẩn bị đánh Pháp. Tối 4-7-1885, Thuyết ra lệnh nã súng vào doanh trại Pháp ở Huế, rồi ông rước Hàm Nghi chạy trốn ra Quảng Trị. Còn Nguyễn Văn Tường nhờ Giám mục Gaspar giúp ông ra đầu thú với tướng Courcy. Nhân dịp này, Văn Thân lại xúi dục dân chúng tàn sát người Công giáo khắp nơi.91 Những chỉ dụ bắt đạo tàn bạo của Minh Mạng, Tự Đức, Cảnh Thịnh và hành động Sát Tả của Văn Thân, Cần Vương đối với người Công giáo từ năm 1785 đến năm 1885 đã hủy hoại hoàn toàn tinh thần đoàn kết của nhân dân. Việt Nam vì thế đã phải nhục nhã chấp thuận các Hiệp Ước 1862, 1874, 1883 và 1884 của giặc Pháp xâm lăng. 88 Lê Thành Khôi, op. cit., trg 378. - T’ien Tsin, Li Hong Tchang Convention, 11-5-1884. 89 Hàm Nghi mới 12 tuổi khi lên kế vị Kiến Phúc năm 1884, do đó mọi việc triều chính đều nằm trong tay của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Thuyết thành lập những tốp lính Đoạn Kiết gồm những tù nhân phạm pháp, đi tàn sát người Công giáo. Thuyết cho xây một đồn lính tại Tân Sở, Quảng Trị. Sau khi thất bại tấn công Pháp tại Huế, Thuyết cùng Hàm Nghi và triều thần trốn đi lánh nạn. Biết rằng tình thế vô phương cứu vãn, Thuyết lánh nạn sang Trung Hoa, tự tìm lấy sự an phận, và để Hàm Nghi lọt vào tay Pháp và bị đi đày ở nước Algeria, Bắc Phi Châu. Thuyết và Tường đã nhúng tay trực tiếp vào cái chết của các vua Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phước và của quan thượng Trần Tiến Thành, cùng với biết bao sinh linh Công giáo. Sự bảo thủ lạc hậu của Thuyết và Tường đã ngăn trở các vua thi hành những điều trần canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ và các vị khác. Xem: - Lê Thành Khôi, op. cit., trg 382. - Nguyễn Lý Tưởng, op. cit., trg 292, 320-329, 331, 336, 340, 343, 348, 350. 90 Masson, Sovenirs de l’ Annam et du Tonkin (Aix-en-Provence, 1892), trg 119. Nguyễn Văn Tường là con của một người thợ rèn nghèo tại làng An Cư tỉnh Quảng Trị. Tường thông minh, có tài, nhiều tham vọng, nhưng tính tình độc ác. Năm 1884, Tường ký Hiệp Ước Patenôtre củng cố nền bảo hộ của Pháp tại Việt Nam. Năm 1885, trong lúc quân Việt Nam tấn công quân Pháp ở Huế, Tường lén nhờ Giám mục Anthony Caspar giúp mình đầu thú thẳng với tướng Courcy. Tường bị đày đi đảo Tahiti và chết vì ung thư cuống họng năm 1886. Xem: - Nguyễn Lý Tưởng, op. cit., trg 293, 346, 354. 91 Muốn biết rõ thời cuộc loạn lạc này, xem: - Delvaux, Quelque Précisions sur Une Période Troublée de l’Histoire d’Annam, (Huế, 1943). - Cao Thế Dung, Việt Nam Huyết Lệ Sử (California, 1996), Chương IX - Thảm Cảnh Nước Việt Nam về Tay Thực Dân Pháp.
  18. Hình 51: Hiệp Uớc Patenôtre 1884 củng cố nền bảo hộ thực dân Pháp tại Đại Nam..
  19. Hình 52: Hình bìa cuốn Sách Truyện Sự Giảng Đạo Thánh Trong Nước Annam, xuất bản năm 1926.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2