intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHƯƠNG IV TURBINE TĂNG ÁP – CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Chia sẻ: Trịnh Minh Khoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

140
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để tận dụng nguồn năng lượng khí thải nhằm tăng hiệu công suất và hiệu suất của động cơ, turbine khí xả được đưa vào sử dụng, đầu tiên ơ động cơ bốn kỳ và sau đó được sử dụng cho cả động cơ hai kỳ; đặc biệt loại động cơ hai kỳ công suất lớn. Mức tăng hiệu suất động cơ khi tăng áp bằng turbine khí xả phụ thuộc nhiều vào chế độ tải của động cơ. Đối với động cơ lai chân vịt, tải động cơ cao đồng nghĩa với vòng quay động cơ tăng là điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHƯƠNG IV TURBINE TĂNG ÁP – CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

  1. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ CHƯƠNG IV TURBINE TĂNG ÁP – CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Để tận dụng nguồn năng lượng khí thải nhằm tăng hiệu công suất và hiệu suất của động cơ, turbine khí xả được đưa vào sử dụng, đầu tiên ơ động cơ bốn kỳ và sau đó được sử dụng cho cả động cơ hai kỳ; đặc biệt loại động cơ hai kỳ công suất lớn. Mức tăng hiệu suất động cơ khi tăng áp bằng turbine khí xả phụ thuộc nhiều vào chế độ tải của động cơ. Đối với động cơ lai chân vịt, tải động cơ cao đồng nghĩa với vòng quay động cơ tăng là điều kiện thuận lợi cho turbine khí xả tăng hiệu quả làm việc; lý do nằm ở chỗ, không những công suất turbine lai phụ thuộc vào công đơn vị của dòng khí xả và lưu lượng dòng khí xa, mà với turbine, khi khai thác ở khu vực định mức sẽ tạo điều kiện phát huy cao nhất hiệu suất của chúng (hình 4.1). Hình 4.1 :Đồ thị quan hệ lưu lượng và áp suất, hiệu suất của hệ thống tăng áp turbine khí xả. 101 http://www.biosys.com.vn
  2. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Nói chung các turbine tăng áp đều thuộc loại turbine xung kích có độ phản kích nhỏ và chúng được chia ra hai loại chính dựa trên cơ sở tận dụng năng lượng khí xả từ động cơ. Đó là turbine sử dụng xung áp suất là chính (còn gọi là turbine biến áp với đặc trưng áp suất trước turbine thay đổi) và turbine đẳng áp ( với đặc trưng áp suất không đổi trước turbine). Cả hai loại trên đều có thể được chế tạo theo kiểu cho dòng khí xả vào turbine theo hướng tâm (hình 4.2) hoặc dọc trục (hình 4.3). Bố trí dòng khí xả vào turbine hướng tâm cho thường có tốc độ quay nằm trong khoảng 25000- 250.000 vòng/phút, đường kính bánh công tác từ 35-220 mm, công suất từ 15-750 kW. Bố trí dòng khí xả vào turbine theo hướng dọc trục với tốc độ quay từ vài ngàn vòng/phút tới hàng chục ngàn vòng/ phút, đường kính bánh công tác từ 220-1000 mm, công suất turbine từ 150-100000 kW. Hình 4.2: Turbine hướng tâm Hình 4.3 Turbine hướng trục. 1-Lối vào của khí xả 2-Lối ra của khí xả 3-Lối vào của không khí 4-Buồng đẩy của khí nén 5-Trục rôto 6-Bộ bơm dầu bôi trơn 7-Dầu bôi trơn 8-Bánh rôto turbine 9-Bánh cánh máy nén 102 http://www.biosys.com.vn
  3. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Sau đây chúng ta so sánh hai hệ thống sử dụng năng lượng thường dùng nhất là hệ thống xung lực và hệ thống đẳng áp dẫn tới tên của hai loại turbine xung lực và turbine đẳng áp. 4.1 So sánh hai loại turbine xung lực và đẳng áp Theo một thống kê gần đúng của hai loại hệ thống ta sẽ thấy những điểm so sánh nổi bật của chúng như sau: Hình 4.4 Sự tận dụng nhiệt khí thải cho (a) hệ thống Turbine đẳng áp (b) Xung lực Tuy biểu đồ hình 4.4 chưa đại diện cho tất cả các loại turbine song qua đó ta cũng thấy khả năng tận dụng nhiệt của turbine xung lớn nhưng hiệu suất ở turbine xung lại thấp hơn loại đẳng áp. Một trong các lý do là áp suất thay dổi trước turbine nên dòng chảy vào miệng phun của turbine không ổn định, gây nhiều tổn thất; trong khi ở turbine đẳng áp tại cửa vào áp suất không thay đổi, dòng khí được phân bố đều trên khắp các vành miệng phun, do vậy hiệu suất cao hơn. Một đặc điểm nữa của turbine xung cần lưu ý liên quan tới áp suất thay đổi trước turbine là chính các xung áp suất này gây nên sự tăng cường rung động cánh turbine, đặc biệt khi số xylanh là bội số của 4. Turbine xung có đặc tính đáp ứng nhanh khi tăng tốc và khởi động trong khi hệ thống dùng turbine đẳng áp lại cần hỗ trợ của bơm phụ khi khởi động và khi hoạt động nhỏ tải của động cơ. Turbine đẳng áp tạo nhiều trở lực cho khí thoát từ xylanh nhưng lại có ưu điểm bố trí gọn, linh hoạt, không yêu cầu khắt khe về vị trí đặt turbine; trong khí đó, turbine xung tuy tạo trở lực thoát khí thấp nhưng yêu cầu các xylanh nổ liên 103 http://www.biosys.com.vn
  4. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ tiếp không được bố trí chung đường ống thải để tránh ảnh hưởng của các pha trong thời kỳ xả lẫn nhau giữa các turbine, ngoài ra vị trí turbine phải bố trí gần cửa thoát khí khỏi xylanh, đường xả yêu cầu càng ngắn cáng tốt… điều này bất tiện cho bố trí. Turbine xung thường chỉ giới hạn áp dụng trong khoảng áp suất tăng áp thấp. Lý do sự giới hạn của turbine xung là việc sử dụng năng lượng xung của dòng khí xả gần như rất kém với áp suất tăng áp của turbine khí xả cao hơn 2,2 bar. Khoảng áp dụng của turbine đẳng áp rộng hơn, áp suất tăng áp cao càng có lợi cho việc sử dụng nhiệt của turbine đẳng áp. Hình 4.5: phân bố áp suất trước turbine xung lực và đẳng áp. Một xu hướng với tăng áp lớn là sử dụng turbine đẳng áp. Tỉ số tăng áp cao nhất ở hệ thống đẳng áp dùng cho tăng áp động cơ diesel tàu thủy hiện nay là 5,5. Khi chuyển từ tăng áp xung sang tăng áp đẳng áp cho phép tăng hiệu suất turbine máy nén lên 8% ( theo số thông tin từ hãng B&W. Sử dụng turbine đẳng áp không cần phải tăng góc mở sớm súppap xả, làm giảm công giãn nở như turbine xung và như vậy tăng thời gian giãn nở của môi chất. Chính nhờ tăng thời gian quá trình giãn nở trong xylanh cũng như tăng một ít áp suất cực đại của chu trình mà áp suất chỉ thị của chu trình tăng lên 11% và nhờ hoàn thiện quá trình hoà trộn cũng như qúa trình cháy mà suất tiêu hao nhiên liệu có ích giảm 7,5 %). CÂU HỎI THẢO LUẬN 01. GIẢI THÍCH SỰ LÀM VIỆC MẤT ỔN ĐỊNH CỦA TURBINE MÁY NÉN TĂNG ÁP. TRONG KHÁI THÁC ĐỘNG CƠ, HIỆN TƯỢNG NÀY THƯỜNG XẢY RA NHƯ THẾ NÀO? BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. 104 http://www.biosys.com.vn
  5. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Theo đặc tính của TB-MN ta thấy sự làm việc mất ổn định của TB-MN tăng áp xảy ra khi nó hoạt động trong vùng mất ổn định (vùng giới hạn) Hình 4.6: Đặc tính phối hợp giữa TBMN tăng áp và Động cơ lai chân vịt. Điểm công tác (điểm A) là giao điểm giữa đường đặc tính thủy động của động cơ ( đường 1) và đường cong quan hệ Áp suất-Lưu lượng của TB-MN (đường n1 = const) khi động cơ - TBMN làm việc bình thường. Khi có thay đổi bất thường về phía turbine hoặc máy nén (thường là cả hai) sẽ làm cho điểm công tác chuyển dịch về phía vùng làm việc không ổn định (vùng giới hạn). Khi làm việc tại vùng này thì hiện tượng làm việc của TB-MN không ổn định. Trong khai thác hiện tượng này xảy ra biểu hiện ở các hiện tượng : -Nếu ở phần turbine thì gây tiếng rít rất khó chịu và rung động mạnh. -Nếu ở máy nén ta thấy tiếng " hầm hập " phản áp ra ngoài lưới lọc do sự chênh áp giữa bầu góp khí tăng áp và khí quyển kèm theo vòng quay TB-MN dao động mạnh. Nguyên nhân hiện tượng trên: -Chế độ khai thác không hợp lý, khai thác ở gần vùng mất ổn định. -Điều kiện khai thác khó khăn (sóng to gió lớn) trong khi chế độ tay ga không hợp lý. -Khả năng đáp ứng của động cơ khi có tác động của bộ điều tốc không hợp lý hoặc kém. -Khi vòng quay máy giảm, lượng cấp nhiên liệu tăng cao. -Khi đường nạp bẩn, bầu làm mát khí tăng áp bẩn, phản áp đường xả tăng -Khi vỏ tàu bẩn, mômen cản tầu lớn. -Bản thân turbine bị bẩn bởi cặn muội từ động cơ. Tóm lại tất cả các nguyên nhân gây nên thay đổi sự làm việc của turbine như bẩn cánh hướng, cánh động, thay đổi hướng dịng khí gây rung động cánh, giảm lưu lượng khí qua turbine hoặc tăng phản áp phía máy nén như tăng sức cản hoặc trở lực sau máy nén, giảm vòng quay đột ngột động cơ, bẩn cánh máy nén … hoặc thậm chí sự làm việc của động cơ kể cả sự làm việc đồng đều giữa các xylanh hoặc trạng thái hoạt động, chế độ hoạt động không tốt của nó đều có thể làm điểm công tác chuyển dịch về phía vùng làm việc không ổn định. Hiện tượng 105 http://www.biosys.com.vn
  6. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ " ho" của turbine máy nén là một trong các biểu hiện của làm việc không ổn định TB-MN tăng áp. Để giải quyết vấn đề tạm thời hiện tượng " ho ": -Có thể giảm tải cho máy bớt rung, "ho " -Xả bớt khí tăng áp ra ngoài qua nút xả bầu góp khí tăng áp. -Kiểm tra nhiệt độ khí xả giữa các xylanh xem có xylanh nào có nhiệt độ khí xả vượt quá quy định. Hiệu chỉnh cân bằng tải giữa các xylanh nếu cần thiết. Để giải quyết tận gốc có thể cần phải: -Vệ sinh sạch toàn bộ từ máy nén tới đường góp khí tăng áp, đường khí xả, bầu giảm âm, turbine tăng áp… -Hoàn chỉnh trong điều kiện có thể để nâng cao khả năng đáp ứng của động cơ. -Cạo hà, sơn lườn tầu nếu cần thiết. 2. THẾ NÀO LÀ ĐẶC TÍNH KHÍ ĐỘNG CỦA TURBINE TĂNG ÁP. GIẢI THÍCH SỰ LÀM VIỆC MẤT ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG NÀY. Đặc tính khí động của hệ thống tăng áp bằng turbine khí xả thực chất là đặc tính của hệ thống trao đổi khí mà máy nén ly tâm làm việc ở đó khi động cơ điesel làm việc theo đặc tính ngoài, đặc tính phụ tải và đặc tính chân vịt. Đặc tính làm viêc của máy nén bao gồm tập hợp các đường cong biểu diễn các quan hệ PK G 1) = f( K) P0 G0 G 2) N K = f ( K ) G0 G 3 ) ηTK = f ( K ) G0 khi vòng quay turbine không đổi. Trong đó đường đặc tính quan hệ giữa áp suất và lượng tiêu hao không khí (1) là quan trọng nhất. Hình 4.7: Quan hệ đặc tính của máy nén TB Biểu diễn các đặc tính tăng áp , đặc tính khí động của hệ thống trao trên đồ thị như hình 4.7 đổi khí khi động cơ làm viểc theo đặc tính Đường đặc tính quan hệ ngoài ( 2 ) đặc tính chân vịt (1) và đặc tính tải giữa áp suất và lượng tiêu (3) hao không khí của máy nén khi vòng quay turbine không đổi là đường n ( đi qua điểm A ). 106 http://www.biosys.com.vn
  7. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Đường đặc tính quan hệ giữa áp suất và lượng tiêu hao không khí của máy nén đặc trưng cho sức cản thủy động của hệ thống trao đổi khí khi động cơ làm việc theo đặc tính chân vịt là đường đậm số 1 Đường đặc tính quan hệ giữa áp suất và lượng tiêu hao không khí của máy nén đặc trưng cho sức cản thủy động của hệ thống trao đổi khí khi động cơ làm việc theo đặc tính ngoài là đường đậm số 2 Đường đặc tính quan hệ giữa áp suất và lượng tiêu hao không khí của máy nén đặc trưng cho sức cản thủy động của hệ thống trao đổi khí khi động cơ làm việc theo đặc tính tải là đường đậm số 3. Như trên đồ thị đặc tính ta thấy khi phụ tải tăng (sức cản của tầu tăng), vòng quay động cơ giảm xuống mà lượng cấp nhiên liệu cấp vào động cơ vẫn không đổi tức là động cơ làm việc theo đặc tính ngoài thì điểm làm việc sẽ lùi dần về phía trài điểm A tức là chuyển gần về khu vực làm việc không ổn định. Đường 2 đồ thị 4.7. Động cơ làm việc theo đặc tính chân vịt ( đường 1 ) thì đường đặc tính có độ dốc khác với đặc tính ngoài nên khi vòng quay giảm, suất tiêu hao không khí và áp suất tăng áp đều giảm và ít có khả năng xảy ra vấn đề điểm làm việc rơi vào khu vực mất ổn định. Tuy nhiên khi có hiện tượng " nhảy bậc " về áp suất tĩnh do giảm vòng quay đột ngột đồng thời lưu lượng khí qua động cơ giảm nhanh dẫn tới công suất turbine giảm có thể làm điểm công tác dịch chuyển vào khu vực mất ổn định. Động cơ làm việc theo đặc tính tải ( đường 3) là đặc tính biểu diễn mối quan hệ giữa các thông số vào công suất Ne khi vòng quay thay đổi với độ dốc cao hơn cả đường chân vịt thì khả năng làm việc không ổn định gần như rất ít xảy ra. Động cơ diesel làm việc theo đặc tính chân vịt khi lai chân vịt trực tiếp nhưng điểm làm việc của động cơ lại là giao điểm cả của đặc tính ngoài, đặc tính chân vịt và đặc tính điều chỉnh của bộ điều tốc ( nếu động cơ lắp bộ điều tốc nhiều chế độ ). Do đó ta thấy khi động cơ có lắp bộ điều tốc thì khi sức cản tầu tăng lớn, động cơ có thể sẽ hoạt động theo đặc tính ngoài; lúc này không những bản thân động cơ dễ bị quá ứng suất cơ, ứng suất nhiệt, phụ tải nhiệt cao, quá tải mômen xoắn mà TB TA cũng có thể rơi vào khu vực hoạt động không ổn định. Khi động cơ làm việc có bộ điều tốc nhiều chế độ, sức cản tăng kèm sóng gió lớn ( khả năng chân vịt chìm su xuống nước và nổi lên mặt nước theo chu kỳ ) có thể làm cho đặc tính thủy động 3 "nhảy bậc " kết quả cũng có thể làm hệ thống TBTA rơi vào hoạt động không ổn định. Động cơ cũ, TBTA cũ và không được vệ sinh cũng làm tăng khả năng trên 107 http://www.biosys.com.vn
  8. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ CHƯƠNG V GIỚI THIỆU CÁC LOẠI TURBINE TĂNG ÁP 5.1 HỆ THỐNG TURBINE HÃNG ABB Hệ thống turbine ABB cơ sở chính tại Thụy sĩ qua BBC (Brown Boveri), có mối liên quan chặt với bước đi tiên phong của sự phát triển turbine tăng áp tiến hành bởi Alfred Buchi và các áp dụng trong ngành máy tàu thủy của turbine tăng áp. Alfred Buchi đã ứng dụng tăng áp 1905 nhưng thực sự tăng áp mới trở nên mạnh mẽ từ sau đại chiến thế giới lần I (trong những ngày đầu tiên, turbine tăng áp áp dụng cho hàng không), từ đó turbine tăng áp thực sự dùng cho tàu thủy. Năm 1925 con tàu đầu tiên Preussend and Hansestadt Danzig có sử dụng turbine tăng áp khí xả với động cơ 4 kỳ, hãng MAN, 10 xilanh đã tăng công suất từ 1250 kW (nạp khí tự nhiên) lên 1840 kW khi sử dụng turbine tăng áp của BBC. Năm 1944 BBC đã cho ra đời turbine seri VTR…0 và từ đó đã sẵn sàng cung cấp turbine tăng áp lắp đặt cho các động cơ có khoảng công suất 370 kW tới 12700 kW. Cho tới lúc đó cũng chỉ áp dụng turbine tăng áp cho động cơ 4 kỳ. Để thay thế bơm quét gió tăng áp động cơ 2 kỳ, lúc này người ta phải ứng dụng turbine tăng áp xung lực. Năm 1952 hệ thống tăng áp này đã ứng dụng thành công trên tàu Đan mạch Dorthe Maesk sử dụng động cơ 2 kỳ hãng B&W nâng công suất động cơ lên 5520 kW nhờ turbine VTR 630. Việc sử dụng turbine tăng áp loại VTR trên động cơ diesel 4 kỳ và 2 kỳ tăng lên rất nhanh từ những năm 1950, một loạt seri ( hình 5.1) đã kế thừa và phát huy thiết kế kiểu loại này trên cả mặt hiệu suất và tỉ số tăng áp. Hiệu suất 74,7 % đã giành được bởi turbine VTR 714E năm 1989 (tương phản với hiệu suất 50-55% của các turbine tăng áp của những năm 1950); và model VTR 304P đã đạt được tỉ số áp suất 5:1 vào 1991. Bên cạnh cải thiện đặc tính turbine tăng áp các nghiên cứu phát triển của hãng đã tăng cường khả năng tạo điều kiện phục vụ cho việc đốt nhiên liệu mác thấp của động cơ và sự làm việc tại chế độ tải nặng nề vẫn đảm bảo đủ tin cậy và bảo dưỡng cực ít. Các seri hiện nay của hệ thống turbine tăng áp ABB như sau: 108 http://www.biosys.com.vn
  9. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Hình 5.1: Hiệu suất toàn bộ của các thế hệ turbine tăng áp ABB dòng VTR. - Seri VTR: được thiết kế hoạt động với các động cơ tạo nên công suất khoảng 700 kW tới 18500 kW ứng với mỗi turbine tăng áp. - Seri VTC: đặc biệt được ưa chuộng tại nơi việc liên hợp thành khối yêu cầu, phục vụ các động cơ cung cấp công suất 100 kW tới 3200 kW mỗi turbine. - Seri RR: chủ yếu áp dụng cho các động cơ cao tốc và trung tốc có công suất nằm trong khoảng 500 kW và 1800 kW ứng với mỗi turbine. - Seri TPS: Thế hệ mới thuộc dòng turbine tăng áp nhỏ, chi tiết xem phần sau. - Seri TPL: Thế hệ mới dòng turbine tăng áp lớn, chi tiết xem trong phần cuối. - Turbine động lực NTC : Sử dụng năng lượng khí xả lớn trích từ đường góp để tăng hiệu suất của đông cơ. Turbine seri VTR..4 Các turbine seri VTR…4 được lắp đặt ở dạng turbine hướng trục và máy nén hướng kính. Kết hợp những chiều cao cánh turbine khác nhau với một số lớn các cánh hướng khác biệt (vòng phun) – cũng như bề rộng của máy nén khác nhau và sự thay đổi tương ứng của các rãnh khuyếch tán – tạo điều kiện phù hợp tối ưu giữa các động cơ và các đặc tính hoạt động của turbine tăng áp. Các ổ đỡ bên ngoài tạo ra lực ổ đỡ nhỏ hơn và cho phép dùng hệ thống ổ đỡ tự bôi trơn, chống ma sát. Các ổ đỡ bạc trượt sùng bôi trơn ngoài (bôi trơn của động cơ) hiện diện tiện lợi cho việc thay đổi của turbine tăng áp lớn. Mọi sự mất cân bằng của trục rô to gây bởi cặn bẩn hoặc vật lạ đều được hấp thụ bởi bộ lò xo 109 http://www.biosys.com.vn
  10. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ giảm chấn lắp trong ổ đỡ, các lực ổ đỡ nhỏ hơn quan hệ với ổ đỡ ngoài là ưu thế trong ngữ cảnh này. Các ổ đỡ ngoài cũng tiện lợi cho việc phục vụ và có thể được tháo mà không cần tháo bánh cánh cánh máy nén, và trục rô to có thể được tháo mà không phải tháo các phần ống dẫn khí. Hệ thống turbine ABB khuyến cáo người sử dụng dùng các ổ đỡ chống ma sát tự bôi trơn nhằm giảm ma sát tăng cao hiệu suất cơ giới và các ưu thế khác khi khởi động động cơ và trong khi manơ điều động. Các lợi ích tăng thêm là khả năng kéo dài tuổi thọ dầu bôi trơn của loại ổ đỡ này. Bộ phận phân ly dầu trong hệ thống dầu bôi trơn kín của ổ đỡ chống ma sát tự bôi trơn đã tách mọi chất bẩn ra và đảm bảo bôi trơn liên tục bằng dầu sạch thậm chí ở cả khi nghiêng. Dầu turbine được sử dụng có hiệu quả tích cực trong việc phục vụ lâu dài. Có các hệ thống phin lọc dầu và két dự trữ thường trực trong trường hợp bôi trơn khẩn cấp phải tiến hành. Đường dẫn vào, ra và vỏ máy nén của turbine tăng áp VTR được làm tách riêng theo chiều thẳng đứng và được gắn lại với nhau bằng bulông. Ba phần vỏ turbine và giá đỡ có thể quay đổi chỗ với nhau 15 – 30 0 để cho người thiết kế động cơ tự do gắn turbine tăng áp vào động cơ. Hiện có nhiều phương án khác nhau về phần vỏ dẫn khí vào turbine để thực hiện nhiều lựa chọn phù hợp với nhiều đường dẫn khí vào và các cách bố trí khác nhau. Do đó tạo ra sự phối hợp của turbine tăng áp với các hệ thống nạp khí, loại động cơ ( chữ V hay một hàng thẳng đứng) và số xilanh khác nhau một các mềm dẻo. Các vỏ phần vỏ không làm mát hiện nay là một thay đổi đối với vỏ làm mát của turbine tăng áp sêri VTR..4 dành cho các áp dụng ở đó nhiệt tận dụng cao (hình 5.2). Tất cả các ống dẫn khí hoàn toàn không làm mát và không tiếp xúc với nước làm mát ở bất kỳ điểm nào, tạo khả năng cao nhất có thể của việc khai thác tiếp theo lượng nhiệt hiện có (ví dụ, bộ tạo hơi cho mục đích sản xuất điện năng hoặc dịch vụ cho tàu). Độ tin cậy của riêng turbine được tạo điều kiện tăng lên bằng các bố trí bộ ổ đỡ ở đầu turbine cần được làm mát bằng một lượng nước nhỏ, giúp nhiệt độ dầu bôi trơn giảm đi. Việc làm mát đồng thời của vách của vỏ ngoài đường khí ra tạo cho nó khả năng giũ nhiệt độ của toàn bộ bề mặt trong giới hạn được quy định bởi các hiệp hội đăng kiểm nhằm tránh hoả hoạn và bảo vệ khỏi các tiếp xúc nguy hiểm gây tai nạn. 110 http://www.biosys.com.vn
  11. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Hình 5.2 Turbine tăng áp VTR của ABB loại làm mát và không làm mát. Không khí cần nén được hút vào hoặc thông qua các nhánh hút hoặc thông qua các bộ giảm âm phin lọc. Phần tích hợp của từng bộ giảm âm là phin lọc có tác dụng ngăn các thành phần bẩn khỏi theo dòng khí vào và chống nhiễm bẩn máy nén. Phin lọc có thể được làm sạch trong khi turbine tăng áp đang hoạt động mà 111 http://www.biosys.com.vn
  12. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ không phải tháo bộ giảm âm. Tiếng ồn của máy nén được giảm theo yêu cầu của các quy định quốc tế bởi các tấm dạng đặc biệt, bề mặt làm bằng dạ. Nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà thiết kế động cơ diesel hai kỳ thấp tốc, hệ thống turbine tăng áp của ABB đã giới thiệu seri turbine tăng áp VTR..4D có tỉ số tăng áp suất là 4:1. Có ba model (VTR454D, VTR 564D và VTR 714D) bao trùm khoảng công suất động cơ từ 5000 kW tới 70000 kW. Turbine tăng áp VTR ..4 và VTR..4E (hình 5.3 và 5.4) hiện giờ có thể đáp ứng mức hiệu quả dành cho động cơ tốc độ thấp. Hiệu suất cao hơn đáng kể của seri VTR..4E cho phép năng lượng khí xả dư thừa được khai thác trong turbine khí động lực có kết nối cơ khí với trục khuỷu động cơ hoặc máy phát điện ( xem trong phần hệ thống tổng hợp turbine dưới đây). Nhưng không có seri turbine nào có khả năng đáp ứng yêu cầu đầy đủ của động cơ thấp tốc hoạt động ở áp suất trung bình hữu ích tới 20 bar tại toàn tải và hiệu suất turbine đạt 67% và cao hơn. VTR.. không vươn tới được hiệu suất yêu cầu và máy nén hợp kim nhôm của VTR..4E giới hạn tỉ số áp suất tạo ra. Turbine tăng áp VTR..P, đã phát triển cho động cơ 4 kỳ ( xem phần dưới ), cũng không thể hiện được giải pháp, mặc dầu nó cho một sự cải thiện hiệu suất tại tỉ số áp suất cao hơn so với VTR..4, Hình 5.3 : (a) Hiệu suất turbine tăng áp là hàm số của tỉ số áp suất máy nén dành cho turbine tăng áp ABB ngày nay ( có ý nghĩa thực tế đối với áp dụng ở động cơ hai kỳ thấp tốc). (b) Hiệu suất turbine tăng áp là hàm số của tì số áp suất dành cho VTR 454D theo đường đặc tính hoạt động của động cơ hai kỳ đặc trưng. 112 http://www.biosys.com.vn
  13. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Hình 5.4: (a) Khoảng áp dụng của turbine tăng áp VTR. 4E và (b) đặc tính của model VTR 564 E Các mục đích phát triển của seri VTR…4D được xác định như: tỉ số áp suất của máy nén là 4 trong khi cải thiện được hiệu suất; độ tin cậy đạt cao nhất dù tăng tải cơ khí; giữ được các thành phần quan trọng nhất của thiết kế VTR đã có và kích thước bên ngoài của nó và tăng cường sự thuận tiện cho khả năng thay thế lẫn nhau một cách toàn bộ. Một turbine tăng áp kết hợp tỉ số áp suất của VTR..4/4P và hiệu suất cao của VTR..4E đã được đặt vấn đề. Tiềm năng nhiệt động học của các máy nén và turbine dẫn tới chiến lược phát triển một seri mới hoà trộn các thành phần đã chứng tỏ vượt trội và phù hợp với kích thước lắp đặt của VTR..4E. Máy nén áp suất cao của turbine tăng áp VTR..4P đã được chọn lựa vì các lý do nhiệt động học và kinh tế, các nhà thiết kế trích dẫn một số vấn đề của nó: -Hiệu suất cao đối với toàn bộ khoảng lưu lượng thể tích thường dùng. -Dự trữ lớn hơn dành cho khả năng tăng tiếp nữa về áp suất có ích trung bình và dự trữ tải. -Sử dụng nhôm làm vật liệu chế tạo bánh cánh máy nén thay cho titanium quá đắt tiền, tỉ số áp suất đầy tải là 4.2 được bảo đảm. Hai máy nén có đường kính khác nhau hiện có đảm bảo cung cấp khoảng lưu lượng thể tích thường dùng tại hiệu suất cao theo yêu cầu đặt trong vỏ turbine tăng áp bao ngoài tương tự. 113 http://www.biosys.com.vn
  14. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Turbine của turbine tăng áp VTR..4E được chọn cho seri VTR..4D vì nó cho ưu thế hiệu suất cao quanh điểm 3.5 trên turbine VTR..2/4P. Điều này là do có sự tận dụng năng lượng động học tốt hơn tại lối ra của bánh cánh turbine, tạo ra do bộ khuyếch tán ra được thiết lập tối ưu trong sự kết hợp với vỏ hộp khí xả mở rộng mới. Công nghệ ở đỡ chống ma sát mới nhất được áp dụng thêm có lợi cho seri VTR..4D, đặc biệt phía turbine. Độ tin cậy cơ khi được cải thiện được đãm bảo do phần vỏ thép được gia công toàn bộ có xử lý bề mặt, cấp dầu tối ưu cho bôi trơn tốt hơn, ổ đỡ nhỏ hơn tối ưu cho độ trượt ít hơn và diện tích dẫn hướng của vỏ lớn hơn. Giống như turbine tăng áp ABB, VTR..4D đuợc thiết kế để đảm bảo rằng trong hoàn cảnh tệ nhất – cháy của bánh cánh hoặc turbine- tất cả các phần còn nguyên trong vỏ. Vật liệu vỏ được thay đổi từ loại gang xám sang loại gang dẻo và turbine được bao kín trong lớp vỏ. Các thử nghiệm cháy nổ trên máy nén và turbine bảo đảm các khả năng có được. Hệ thống turbine ABB seri VTR..4P chỉ ra các yêu cầu của các nhà chế tạo máy tìm kiếm giải pháp tăng công suất các kiểu động cơ trung tốc. Các động cơ này có thể hoạt động với áp suất chỉ thị trung bình tới 24-25 bar, yêu cầu tỉ số tăng áp của máy nén turbine tăng áp là 3.8-4.0 và hiệu suất chung vượt quá 60%. Ap suất có ích trung bình tới 28 bar một số động cơ 4 kỳ yêu cầu tỉ số tăng áp của máy nén quanh khoảng 4.2-4.5 trong khi giữ nguyên hoặc thậm chí tăng cao hơn giá trị hiệu suất chung của turbine. Seri VTR..4P cho tỉ số tăng áp tới 5:1 thực hiện do hệ thống turbine tăng áp một tầng có sự ưa thích vì đơn giản hơn nhiều so với kiểu hai tầng phức tạp. Các tính toán ưu việt về lưu động, các phân tích ứng suất, phương pháp thử CAD/CAM và thử nghiệm phòng thí nghiệm cuối cùng tạo nên bánh cánh máy nén một khối có các cánh chính và cánh phụ cong về phía sau đẩy qua bộ khuyếch tán dạng khí động học. Bánh cánh bằng hợp kim nhôm sẽ phù hợp nhất các yêu cầu mà titanium không thể có được đối với các áp dụng cực cao. Đĩa turbine làm bằng hợp kim niken mác cao, có định dạng mới để sử dụng cho lắp các chân cánh và các dây giảm chấn. Chương trình VTR..4P được giải quyết thoả mãn các yêu cầu của động cơ có khoảng công suất từ 1000 kW tới 10000 kW. Các thiết bị có đặc tính tốt được thiết kế để có khả năng lắp đặt thay thế cho medel VTR..4 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt lại cũng như dùng cho động cơ mới. Turbine tăng áp có thể đấu qua mặt bích trực tiếp lên đường dẫn khí xả và dẫn khí hiện tại để cải thiện đặc tính động cơ theo cách tăng áp suất vào. Các seri tối ưu áp suất đã được kết hợp với seri tối ưu hiệu suất VTR..4E là một điểm nổi bật của hệ thống turbine tăng áp ABB. Turbine seri TPS. Công nghệ chế tạo động cơ diesel vòng quay cao và vòng quay trung bình hiện đại yêu cầu turbine tăng áp phải cấu trúc tổ hợp hơn với tỉ số tăng áp tăng cao tại hiệu suất chung lớn. Hệ thống tăng áp turbine hảng ABB đã đưa ra thị trường 114 http://www.biosys.com.vn
  15. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ vào giữa nhưng năm 1990 seri TPS, được thiết kế để dùng cho động cơ 4 kỳ có công suất từ 500 kW tới 3200 kW ứng với một turbine (hình 5.5) Hình 5.5 Hệ thống turbine tăng áp ABB loại TPS dành cho động cơ tốc độ cao và tốc độ trung bình. Để đảm bảo khoảng tỉ số áp suất toàn bộ yêu cầu bởi các động cơ như vậy, turbine tăng áp TPS..D/S đã xuất hiện với hai tầng máy nén nén hoàn toàn khác nhau. Một tầng được thiết kế cho tỉ số áp suất tới 4.2 (TPS..D) và loại kia dành cho tỉ số áp suất tới 4.7 (TPS..E). Nhờ các thiết kế đơn chiếc tối ưu về cơ khí kết hợp với bánh cánh máy nén không khoan lỗ, tỉ số áp suất có thể tăng lên đạt 4.5 cho khoảng áp dụng rộng, dùng vật liệu máy nén là hợp kim nhôm. Cả hai loại máy nén đều có đặc tính chế tạo bánh cánh hợp kim nhôm liền khối đơn có cánh phụ và cánh hướng cong ngược lại phía sau để tạo hiệu suất cao và đặc tính máy nén rộng. Hiệu suất cực đại đã đạt được cao hơn 84%. Kinh nghiệm với turbine tăng áp loại RR đã được tận dụng bởi các nhà thiết kế trong việc chế tạo seri TPS. Định dạng cuối được làm theo kiểu modul và cho mức cao về độ linh hoạt cao với về việc lắp ráp vụn vặt giảm thiểu. Số lượng chi tiết giảm bớt nhiều so lvới 1oại RR, một thiết kế đơn giản cho chính nó. Định dạng theo modul tạo điều kiện cho việc gắn kết hoặc lắp đặt các phần phụ dễ dàng, như là hệ thống hỗ trợ phun chẳng hạn. Đã đặc biệt chú ý trong khi thiết kế và cải tiến 115 http://www.biosys.com.vn
  16. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ để tạo thuận lợi cho bảo dưỡng và lắp ráp turbine tăng áp lên động cơ một cách đơn giản. Giới hạn cho phát triển turbine tăng áp kể cả độ tin cậy để hoạt động tại nhiệt độ tăng tới 7500C và đạt tuổi thọ dài lâu khi dùng nhiên liệu nặng và trong điều kiện chịu cực tải. Yêu cầu dành cho khoảng thể tích lớn cần phải đáp ứng bằng số lượng cực nhỏ các chi tiết. Tiềm năng về khí động lực học lớn được thoả mãn bởi turbine tăng áp RR..1 cũng đã thể hiện sự tin cậy cực kỳ và hiệu suất cao nhất. Có khả năng hiện thực hoá hoạt động tại tỉ số áp suất cao hơn so với hiện tại nhờ turbine có vòng phun được cải tiến để thoả mãn mục tiêu dành cho turbine tăng áp TPS. Vỏ cuộn mới và vành phun được thiết kế sử dụng các phương pháp tính ngược đã cho phép bảo đảm các tổn thất được duy trì rất nhỏ và cánh turbine không bị kích thích quá mạnh. Các giá trị đo nhiệt động học cho thấy hiệu suất turbine của thiết kế mới cao như là các turbine trước, các kích thích dao động cánh thậm chí còn giảm nhỏ hơn. Trước đây, phân bố ứng suất đối với bánh cánh turbine được tối ưu bằng phương pháp thử và sai: xác định về hình học và tính toán thành phần gây nên ứng suất, hình học của bánh cánh được thay đổi cho tới khi ứng suất đạt mức chấp nhận được. Sử dụng các công cụ computer hỗ trợ mới nhất để tối ưu hoá cấu trúc, ứng suất được giảm khoảng 30% so với các phiên bản trước. Ổ đỡ turbine tăng áp phải cung cấp một khả năng đỡ tải tốt về cả phía lực tĩnh và động học, ổn định tốt và tổn thất cơ khí được giảm thiểu của một thiết kế hiệu quả đã tạo điều kiện thuận lợi cho bảo dưỡng hiện đại. Ổ đỡ turbine tăng áp TPS được bôi trơn trực tiếp từ hệ thống bôi trơn cho động cơ. Tăng tỉ số áp suất của turbine tăng áp nghĩa là tăng tải tác động lên ổ đỡ chặn. Bánh cánh turbine có vai tỳ sau được chọn cao để chịu lực đẩy từ máy nén tới mức tối đa có thể. Các tính toán mở rộng và các giải pháp đo nhiệt độ được thực hiện trên ổ đỡ chặn, trong cả hai tình trạng hoạt động ổn định và có chế độ máy nén không ổn định để từ đó tối ưu hoá kích thước và giảm thấp nhất tới mức có thể tổn thất ổ đỡ mà không làm ảnh hưởng tới khả năng chịu tải của ổ đỡ. Yếu tố thiết kế chính đối với các ổ đỡ trơn hướng kính là đặc tính ổn định của chúng. Khi xem xét khía cạnh này, hệ thống turbine tăng áp của ABB có lưu ý, ổ đỡ trượt nhiều vấu giảm chấn màng dầu nén là lựa chọn tốt nhất. Nhưng ổ đỡ như vậy có tổn thất cao hơn ổ đỡ có máng lót quay tự do. Loại sau xét về một khía cạnh khác, có đặc tính ổn định không đủ. Do đó thiết kế ổ đỡ mới với các ổ đỡ nhiều vấu được hãm thủy lực không cho quay được phát triển thành loại hỗn hợp riêng của hai loại. 116 http://www.biosys.com.vn
  17. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Hình 5.6: Mặt cắt turbine tăng áp của ABB TPS37- Bằng cách cung cấp dầu nhờn tiếp tuyến có khả năng giảm tốc độ quay khoảng 20 % so với loại ống trượt quay. Nhà thiết kế phát biểu, giải pháp này đảm bảo độ ổn định hiệu quả tốt như với loại ổ đỡ trượt nhiều vấu thoát màng dầu bị nén; và tổn thất cơ giới có thể được giảm hơn 20%. Phát triển của seri TPS..-F33, được giới thiệu năm 2001, tập trung vào tăng tỉ số áp suất ( lên 4.7 với bánh cánh máy nén chế tạo từ hợp kim nhôm) và lưu lượng, trong khi vẫn duy trì hiệu suất, độ tin cậy, tuổi thọ cao và bảo dưỡng dễ dàng (hình 5.6) Seri mới bao gồm bốn loại có kích cỡ khác nhau, với kích thước cơ bản tương tự như trong khoảng TPS..D/E và tăng cường sự thể hiện của sự tăng công suất. Khả năng lắp thay thế cho nhau cho giải pháp tốt để nâng cấp các động cơ. Hình học vòi phun turbine khác nhau và hệ thống tuần hoàn không khí khác nhau ( thiết bị tuần hoàn lưu động trong lối vào máy nén hỗ trợ phụ cho khoảng dư làm việc ổn định và do đó mở rộng được đặc tính máy nén ) là các lựa chọn tùy ý. Dòng lưu động được thực hiện bởi chênh áp suất giữa dòng dưới và dòng trên trong vỏ máy nén. Sự tăng áp suất có ích trung bình của động cơ trong những năm gần đây đặt một yêu cầu cấp thiết tăng về mật độ công suất của rô ro turbine tăng áp. Thử nghiệm nổ đuợc thực hiện để bảo đảm thậm trong trường hợp xấu nhất ( ví dụ, cháy trong hệ thống khí xả) – ở đấy turbine hoặc máy nén có thể bị cháy – tất cả các chi tiết vẫn còn nguyên trong vỏ turbine và không gây nguy hiểm cho con người. Thiết kế vỏ turbine, kể cả các vòng chống cháy nổ ngoài và trong, đã tìm kiếm được giải pháp ngăn chặn tối ưu. 117 http://www.biosys.com.vn
  18. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Turbine tăng áp seri TPL. Turbine thế hệ hoàn toàn mới của hệ thống turbine tăng áp ABB – seri TPL – được ra đời năm 1996 để thoả mãn yêu cầu của các động cơ trung tốc và thấp tốc công suất lớn nhất, nhà thíêt kế đã đặt ra những mục tiêu phát triển sau: -Tỉ số áp suất máy nén cao để tăng công suất động cơ. -Hiệu suất turbine tăng áp cao để giảm tiêu thụ nhiên liệu và giảm nhiệt độ khí xả xuống thấp hơn. -Độ tin cậy, tuổi thọ cao và giai đoạn giữa các lần tháo bảo dưỡng được giãn dài. -Bảo dưỡng dễ dàng thậm chí đối với máy hoạt động dưới điều kiện khắc nghiệt ( như là động cơ sử dụng nhiên liệu nặng chất lượng thấp). Thiết kế không làm mát cho phép giảm số lượng các thành phần so với seri VTR, đã tham gia vào việc giãn thời gian giữa các lần tháo bảo dưỡng toàn bộ (xem hình 5.7 a,b,c). Hình 5.7.a Mặt cắt trích của turbine tăng áp ABB TPL65. 118 http://www.biosys.com.vn
  19. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Hình 5.7.b Mặt cắt ngang turbine tăng áp ABB TPL65. Hình 5.7.c Khái niệm thiết kế modul của ABB turbine tăng áp TPL: 1-Bộ giảm âm lọc, 2- Vỏ xoắn ốc dẫn khí, 3- Khối rô to, 4 Vỏ lối khí vào, 5 Vòng phun, 6 Vỏ lối khí ra. Định dạng kiểu modul cho seri TPL có tính chất linh hoạt đáp ứng yêu cầu của các động cơ hai kỳ và bốn kỳ. Động cơ hai kỳ với công suất từu 5000 kW tới 25000kW trên một turbine sử dụng phương án TPL-B, được giới thiệu vào 1999 trong khi model ban đầu TPL-A đáp ứng yêu cầu cho động cơ bốn kỳ cung cấp công suất 1250 kW tới 18000 kW trên mỗi turbine. 119 http://www.biosys.com.vn
  20. Toång hôïp vaø bieân soaïn : Nguyeãn Vaên Sôn PHAÀN II: TURBINE TAÊNG AÙP _______________________________________________________________________ Mặc dầu sự khác nhau về nhiệt động lực học và thiết kế, các seri TPL-A và TPL-B có cùng chung đặc tính : ví dụ như phần TPL modul cơ bản và hộp ổ đỡ giữa cùng toàn bộ bộ ổ đỡ. Turbine AII TPL bao gồm bộ lõi giữa cùng bộ rô to. Các phần vỏ phía máy nén và phía turbine được nối lại với nhau bằng các mặt bích, và tất cả vỏ đều không được làm mát. Có thể tháo toàn bộ turbine tăng áp, kể cả vành phun khỏi phía máy nén, chỉ chừa lại các ống khí xả ở các vị trí không đụng chạm tới. Các turbine tăng áp AII TPL có công nghệ ổ đỡ tương tự dùng ổ trượt được tuyển lựa để đảm bảo tuổi thọ lâu dài. Các ổ đỡ hướng kính, loại không quay, được đỡ trong bộ giảm chấn màng dầu nén có tác dụng tăng độ ổn định của rô to trong khi giảm các lực động học và tăng cường khả năng tải trên các ổ đỡ hướng kính. Ổ đỡ chặn chính có đĩa chịu tải tự do nằm giữa trục quay và vỏ tĩnh. Ổ đỡ này chia đôi gradient tốc độ theo khe hở hướng trục để các tổn thất và rủi ro mài mòn được giảm đi; nhờ công nghệ này, ổ đỡ chặn cũng có cho một sai lệch rất nhỏ về độ nghiêng của rô to. Vì các động cơ hai kỳ có hệ thống bôi trơn được lai nhiều bởi bơm điện hơn là tự lai, việc cung cấp dầu sự cố phải được thực hiện để đảm bảo là turbine tăng áp hoạt động an toàn thậm chí ngay cả khi mất điện toàn tàu. Turbine tăng áp TPL có thể được trang bị thêm một két dầu sự cố liên thông gắn với phần trên của vỏ ổ đỡ. Vì hệ thống này dựa trên cơ sở trọng lực nên nó hoạt động không cần bất kỳ sự hỗ trợ phụ nào. Sự cải thiện về nhiệt động lực học từ seri TPL trích ra từ gia đình turbine dọc trục mới ( TV10) vừa đuợc phát triển đặc biệt cho hệ thống turbine tăng áp dành cho động cơ hai kỳ. Năm kiểu cánh turbine và trên 20 kiểu vành phun có thể được dành riêng cho model TPL, các dự trữ lựa chọn này cho phép đặc tính của turbine tăng áp đáp ứng yêu cầu áp dụng trong một khoảng rộng. Hai tầng máy nén hướng kính mới được phát triển cho dòng họ TPL. Máy nén TPL-B có bánh cánh nhôm hợp kim loại đơn hình dùng thiết kế bánh cánh có các cánh tách rời và cánh cong ngược lại sau cho hiệu suất cao và đặc tính rộng của máy nén. Hiệu suất cao nhất vượt cao hơn 87 % đã đạt được. Các đường kính máy nén được làm rộng hơn làm tăng tiếp theo lưu lượng thể tích, do vậy đã tạo điều kiện phù hợp tối ưu của turbine tăng áp với áp dụng ở động cơ. Model TPL 91B, tiếp theo của các model TPL 73, 77, 80 và 85B, được giới thiệu là turbine tăng áp lớn nhất thế giới, đạt lưu lượng thể tích 50 m3/s và tỉ số áp suất là 4.5. Cùng phát triển với ABB và IHI có giấy phép chứng nhận của Nhật bản, model này đã khởi đầu việc tăng công suất động cơ hai kỳ hơn bất kể một loại nào hiện thời trên thị trường. ABB có kế hoạch tăng về hình học của turbine tăng áp các loại khác nhau nhiều hơn cho các thiết kế của nó, khi hệ thống đã thử nghiệm thành công với model TPL 65 trước khi được sử dụng. 120 http://www.biosys.com.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2