intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình đào tạo nghề ngắn hạn: Khuyến nông lâm

Chia sẻ: Trongtung Tung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:85

309
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình đào tạo nghề ngắn hạn: Khuyến nông lâm với mục tiêu đào tạo cho đối tượng là những người đã học một trong các khóa đào tao về nông lâm nghiệp, cán bộ khuyến nông lâm cơ sở nhưng chưa qua đào tạo về phương pháp khuyến nông lâm, những người có nhu cầu tiếp cận với phương phát nhằm tạo ra các năng lực về lập kế hoạch, tổ chức hội thảo, tập huấn; thúc đẩy cuộc họp, đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và tuyên truyền tư vấn hoạt động khuyến nông lâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình đào tạo nghề ngắn hạn: Khuyến nông lâm

  1. Trường Trung cấp nghề Cơ điện Bộ Nông nghiệp và PTNT và Lâm nghiệp Đông Nam Bộ Vụ Tổ chức cán bộ   CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO  NGẮN HẠN     Nghề : Khuyến nông lâm    Tháng 9 – 2007
  2. A. LỜI NÓI ĐẦU Luật giáo dục năm 2005 được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ký ngày 14 tháng 6 năm 2005 đánh dấu sự thay đổi cơ bản về chương trình đào tạo nghề trước đây của nước ta, đó là sự đa dạng về trình độ đào tạo nghề (Đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề). Tạo điều kiện cho người học có cơ hội thuận lợi có thể tiếp tục học lên những trình độ cao hơn phù hợp với nguyện vọng người lao động và xu thế phát triển hội nhập của nước ta nhất là giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Chương trình đào tạo nghề ngắn hạn Khuyến nông lâm đang được mối quan tâm của các trường dạy nghề và xã hội. Được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chương trình Voctech do chính phủ Hà Lan tài trợ trong việc phát triển chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Lâm nghiệp Đông Nam Bộ đã xây dựng chương trình khung đào tạo ngắn hạn nghề Khuyến nông lâm. Chương trình được xây dựng dựa trên phương pháp phân tích tiền DACUM dưới sự hướng dẫn của chuyên gia phát triển chương trình và sự tham của 03 trường dạy nghề (Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc; Trường trung cấp nghề Cơ điện và Lâm nghiệp Đông Nam Bộ và Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên) và sự tham gia của các chủ sử dụng lao động, người lao động trực tiếp. Chương trình mô đun nghề khuyến nông lâm được xây dựng mục tiêu đào tạo cho đối tượng là những người đã học một trong các khóa đào tao về nông lâm nghiệp, cán bộ khuyến nông lâm cơ sở nhưng chưa qua đào tạo về phương pháp khuyến nông lâm, những người có nhu cầu tiếp cận với phương phát nhằm tạo ra các năng lực về lập kế hoạch, tổ chức hội thảo, tập huấn; thúc đẩy cuộc họp, đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và tuyên truyền tư vấn hoạt động khuyến nông lâm, Chương trình đào tạo được xây dựng theo các bước sau: a. Khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo tại các tỉnh khu vực Miền Đông Nam Bộ, được thực hiện bởi giáo viên của trường và sự hỗ trợ của chuyên gia cùng 60 cộng tác viên. b. Hội thảo Dacum được thực hiện tại Bình Dương với sự tham gia của các nhà quản lý, người dân nòng cốt, người sử dụng lao động, người lao động trực tiếp: 1. Nguyễn Tấn Sỹ Nông dân nòng cốt, xã Bình Mỹ, Tân Uyên, Bình Dương 2. Huỳnh Văn Thành Chủ tịch hội nội dân, xã Bình Mỹ, Tân Uyên, Bình Dương. 3. Hoàng Văn Thái Chủ tịch hội nông dân, xã Tân Hòa, Đồng Phú, Bình Phước. 4. Mạc Văn Khanh Khuyến nông viên, xã Tân Hòa, Đồng Phú, Bình Phước. 5. Phạm Văn Cốm Phó chủ tịch hội nông dân, xã Bình Mỹ, Tân Uyên, Bình Dương. 6. Huỳnh Văn Lộc Nông dân nòng cốt, xã Bình Mỹ, Tân Uyên, Bình Dương. 7. Nguyễn Văn Hên Chủ tịch hội nông dân, xã Vĩnh Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai 8. Đinh Văn Ngọt Nông dân nòng cốt, xã Vĩnh Tân, Vĩnh cửu, Đồng Nai. Hội thảo được sự hướng dẫn của tiến sĩ Bùi Việt Hải giảng viên trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. c. Phân tích sơ đồ Dacum đào tạo ngắn hạn nghề khuyến nông lâm được sự tham gia của 11 nguời là cán bộ quản lý và giáo viên của Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Lâm nghiệp Đông nam Bộ; Trường Trung cấp nghề Cơ Điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc 1
  3. và Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia phát triển chương trình đào tạo Thạc sỹ Nguyễn Đăng Trụ . d. Phân tích nhiệm vụ và công việc trong sơ đồ Dacum được thực hiện bởi 11 thành viên là các nhà quản lý giáo dục và giáo viên của 3 trường: 1. Nguyễn Thành Vân Phó hiệu trưởng, Trường TCN Cơ điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc. 2. Trần Quang Minh Trưởng khoa Nông lâm, Trường TCN Cơ điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc. 3. Nguyễn Thị Duyên Giáo viên, Trường TCN Cơ điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc. 4. Nguyễn Minh Khương Giáo viên,Trường TCN Cơ điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc. 5. Nguyễn Thanh Nhàn Giáo viên, Truờng TCN Cơ điện và Lâm nghiệp Đông Nam Bộ. 6. Nguyễn Châu Tuấn Giáo viên, Trường TCN Cơ điện và Lâm nghiệp Đông Nam Bộ 7. Phạm Bá Hương Giáo viên, Trường TCN Cơ điện và Lâm nghiệp Đông Nam Bộ 8. Trần Văn Đức Trưởng khoa Nông lâm, Trường Trung học LN Tây Nguyên. 9. Phạm Thị Bích Liễu Phó khoa Nông lâm, Trường Trung học LN Tây Nguyên. 10. Lâm Thị Sâm. Giáo viên,Trường Trung học LN Tây Nguyên. 11. Nguyễn Đức Huấn Giáo viên,Trường Trung học LN Tây Nguyên.. e. Biên soạn chương trình khung do các thành viên của 3 trường thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chuyên gia Nguyễn Đăng Trụ. Cấu trúc khung chương trình gồm: A. Lời nói đầu B. Mục lục C. Thông tin về chương trình khung mô đun nghề Khuyến nông lâm. Mô tả tổng quan về môđun, thời gian đào tạo, mục tiêu đào tạo, những kỹ năng cần phải đạt được, đối tượng đào tạo, cấu trúc chương trình mô đun, sơ đồ lựa chọn mô đun, tên và thời lượng các mô đun. D. Chương trình chi tiết các mô đun: gồm 05 mô đun: Trình bày thời lượng từng mô đun, vị trí, mục tiêu của mô đun, nội dung tổng quát và nội dung chi tiết từng mô đun và những kiến thức cần có, qui trình thực hiện, hướng dãn cách thực hiện công việc, bài tập thực hành và cách thức đánh giá của từng bài trong mô đun. Hướng dẫn đánh giá kết quả sau khi hoàn thành mô đun; tiêu chuẩn để người học được kiểm tra kết thúc từng mô đun E. Kiểm tra đánh gía trước, trong và cuối khoá đào tạo. Mô tả toàn bộ điều kiện dự thi cấp chứng chỉ, tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp hoàn thành chương trình đạo tạo cấp chứng chỉ và điểm đánh giá xếp hạng hoàn thành nội dung đào tạo theo qui định của Nhà nước. . F. Hướng dẫn sử dụng chương trình mô đun. Trình bày những điểm cần lưu ý trong quá trình tổ chức thực hiện việc học và dạy theo chương trình mô đun. Phương pháp đào tạo linh họat, vận dụng theo từng vùng, địa phương. 2
  4. Chương trình khung đào tạo ngắn hạn nghề khuyến nông lâm với thời lượng 240 giờ và là cơ sở để phát triển đào tạo cho các khoá học ngắn hạn 1 - 3 tháng. Nhóm xây dựng khung chương trình đào tạo ngắn hạn nghề Khuyến nông lâm của 3 trường:Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Lâm nghiệp Đông Nam Bộ kết hợp với Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc và Trường Trung học Lậm nghiệp Tây Nguyên. Với tinh thần vừa thực hiện vừa học hỏi kinh nghiệm xây dựng từ các chuyên gia và đồng nghiệp, tuy nhiên do điều kiện làm việc và thời gian còn hạn chế cho nên chương trình khung khuyến nông lâm không tránh khỏi những mặt hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp những ý kiến chân thành của các nhà giáo, các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, người sử dụng lao động, người lao động trực tiếp trong lĩnh vực khuyến nông lâm để chương trình được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo nghề. Nhóm phát triển chương trình khung mô đun đào tạo ngắn hạn nghề Khuyến nông lâm xin cảm ơn Chương trình Voctech do chính phủ Hà Lan tài trợ, Vụ tổ chức Cán bộ - Bộ NN và PTNT, lãnh đạo các trường: Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Lâm nghiệp Đông Nam Bộ; trường Trung Cấp nghề Cơ điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc; trường Trung học Lâm nghiệp Tây nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, những cơ hội để học tập và thời gian để thành viên các nhóm phát triển chương trình hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến để chương trình khung được hoàn thiện./. Bình Dương, ngày 30/9/2007 Nhóm biên tập 3
  5. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG A LỜI NÓI ĐẦU 1 B MỤC LỤC 4 C THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 5 D CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC MÔ ĐUN 9 Mô đun 1: 9 Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm Mô đun 2: 24 Tổ chức hội thảo, tập huấn hoạt động khuyến nông lâm Mô đun 3: 39 Thực hiện các hoạt động trình diễn trong khuyến nông lâm Mô đun 4: 61 Tuyên truyền và tư vấn hoạt động khuyến nông lâm Mô đun 5: 75 Phát triển mạng lưới khuyến nông lâm thôn, bản E KIỂM TRA ĐÁNH GÍA TRƯỚC, TRONG VÀ CUỐI KHOÁ ĐÀO 83 TẠO. F HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN. 83 4
  6. B. THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 1. Chương trình mô đun nghề: Khuyến nông lâm Mã chương trình mô đun: MD: 2. Thời gian của chương trình: Tổng số: 240 giờ; Lý thuyết: 61 giờ; Thực hành: 179 giờ. Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo ngắn hạn nghề Khuyến nông lâm nhằm đào tạo những người đã học qua các khóa đào tạo về nông lâm nghiệp, bồi dưỡng cán bộ Khuyến nông lâm cơ sở chưa qua các lớp đào tạo. Hoàn thành chương trình đào tạo người học có khả năng: KIẾN THỨC: Trình bày được nội dung các bước lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm; Mô tả được một số phương pháp thực hiện các hoạt động trình diễn KNL cho nông dân; Trình bày được trình tự và nội dung các bước công việc trong quá trình tổ chức hội thảo, tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn tại thôn, xã Trình bày được các công việc của nhiệm vụ tuyên truyền và tư vấn hoạt động khuyến nông lâm; Mô tả được một số hình thức tổ chức để phát triển mạng lưới khuyến nông lâm. KỸ NĂNG: Xây dựng được kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm hợp lý và có tính khả thi tại thôn, xã; Tổ chức được buổi họp, hội thảo, tập huấn có sự tham gia của người dân để đưa ra các phương án sản xuất và các mô hình canh tác thích hợp; Tổ chức được lớp tập huấn chuyên đề về nông lâm nghiệp tại địa phương; Thực hiện được các hoạt động trình diễn Khuyến nông lâm cho người dân tại thôn, xã; Hỗ trợ cán bộ khuyến nông lâm cấp thôn, xã để xây dựng mô hình khuyến nông lâm tại địa phương; Xây dựng được các hình thức tuyên truyền và tư vấn tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp tại thôn, xã; Tổ chức được các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích phù hợp với nhu cầu phát triển nông lâm nghiệp của người dân tại địa phương; Thực hiện giám sát một số hoạt động khuyến nông theo kế hoạch khuyến nông lâm đã được phê duyệt tại địa phương. THÁI ĐỘ: Có tinh thần hợp tác với các cơ quan liên quan để tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động khuyến nông lâm; Chia sẻ những khó khăn, vất vả của người dân và điều kiện xã hội của địa phương; Tin tưởng vào khả năng thực hiện và sự tham gia của người dân trong cộng đồng 5
  7. Tôn trọng những gíá trị truyền thống, phong tục tập quán của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để người dân được giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. VỊ TRÍ LÀM VIỆC: ­ Sau khi học xong chương trình đào tạo, người học có khả năng làm khuyến nông lâm viên, cán bộ Khuyến nông viên cơ sở tại thôn, xã. ­ Tư vấn trong các tổ chức hoạt động khuyến nông lâm. 3. Đối tượng đào tạo : ­ Học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, dạy nghề nông lâm nghiệp. ­ Học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở. ­ Những người làm công tác khuyến nông lâm thôn, xã. 4. Điều kiện thực hiện chương trình: 4.1. Yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị, dụng cụ (Cho lớp 15 học viên) Trang thiết bị Số lượng Bàn, ghế 21 bộ Bảng trắng mica, bảng từ. 2 cái Bảng Clip chat 2 cái Máy chiếu 1 cái Bảng chiếu 1 cái Loa đài, micro 1 bộ Máy vi tính 1 máy Bàn ghế máy vi tính 1 bộ Thước dây cuộn 50 mét 2 cái Ly uống nước 4 bộ Bình nước 20 lít 2 bình Máy tính xách tay 1 máy Máy ghi âm 1 cái Máy chụp hình 1 cái Đầu Video 1 cái Địa bàn cầm tay, địa bàn ba chân 02 bộ 6
  8. 4.2. Vật liệu tiêu hao (Cho lớp 15 học viên) Vật liệu tiêu hao Số lượng Giấy A4 4 Gram Bìa A0 120 tờ Bìa màu (Xanh, đỏ, vàng) 500 tờ Bút viết bảng 4 hộp Bút viết trên bìa 4 hộp Băng keo trong 3 cuộn Băng keo dính trên tường 2 cuộn Ghim kẹp 2 hộp Cây giống 50 cây Khung tre 20 cái Dây thép 2 kg Con giống 5 con Vật tư khác 5. Cấu trúc chương trình mô đun 5.1. Sơ đồ lựa chọn mô đun 2. Tổ chức hội thảo, tập huấn họat động KNL Đầu vào 1. Lập kế họach  3. Thực hiện các  5. Phát triển Cấp họat động KNL hoạt động trình diễn  mạng lưới KNL chứng chỉ trong KNL 4. Tuyên truyền và tư vấn HĐ KNL 7
  9. 5.2. Tên và thời lượng các mô đun SỐ GIỜ STT TÊN MÔ ĐUN LÝ THUYẾT THỰC HÀNH TỔNG SỐ 1 A. Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm 16 44 60 B. Tổ chức hội thảo, tập huấn hoạt động khuyến 2 nông lâm. 15 45 60 C. Thực hiện các hoạt động trình diễn trong 3 khuyến nông lâm 16 59 75 D. Tuyên truyền và tư vấn hoạt động khuyến 4 nông lâm 8 22 30 5 E. Phát triển mạng lưới khuyến nông lâm 6 9 15 TỔNG 61 179 240 8
  10. D. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC MÔ ĐUN MÔ ĐUN 1: LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHUYÊN NÔNG LÂM Mã mô đun: MD: 01 1. Thời lượng của mô đun Tổng số: 60 h Lý thuyết: 16 h Thực hành: 44 h 2. Vị trí, tính chất của mô đun: Mô đun Lập kế họach hoạt đông khuyến nông lâm là mô đun đầu tiên của chương trình đào tạo nghề khuyến nông lâm hệ ngắn hạn. Mô đun có mối liên quan chặt chẽ với các mô đun khác như: Tổ chức hội thảo, tập huấn; Thực hiện các họat động trình diễn trong khuyến nông lâm; Tuyên truyền và tư vấn hoạt động khuyến nông lâm và phát triển mạng lưới khuyến nông lâm. 3. Mục tiêu mô đun ­ Trình bày được các bước lập kế hoạch khuyến nông lâm có sự tham gia; ­ Xác định định được các thông tin cần thu thập, phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin làm cơ sở cho việc lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm; ­ Mô tả được các phương pháp và nguồn lực thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm; ­ Xây dựng được một kế hoạch khuyến nông lâm có sự tham gia, đảm bảo đủ các thông tin và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; ­ Thúc đẩy, thu hút được người dân cùng tham gia xây dựng kế hoạch. ­ Đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn và điều kiện thực tế của địa phương; ­ Rèn luyện được tính cẩn thận trong việc lập kế hoạch; ­ Tận tụy trong công việc, tôn trọng những giá trị truyền thống của người dân. 4. Sơ đồ lựa chọn mô đun: ( Xem sơ đồ chung ) 5. Điều kiện thực hiện mô đun: ­ Trình độ giáo viên: Giáo viên được học qua lớp tập huấn phương pháp dạy học lấy người học là trung tâm, có chuyên môn đúng theo nghề đào tạo. ­ Tài liệu: Tài liệu hướng dẫn giáo viên, tài liệu hướng dẫn bài giảng tích hợp ­ Hiện trường, môi trường thực hành. Yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị, dụng cụ (Cho lớp 15 học viên) Trang thiết bị Số lượng Bảng đen 01 chiếc Bút chỉ 02 chiếc Bản đồ 02 chiếc Bút xoá 03 chiếc Địa bàn cầm tay, địa bàn ba chân 02 chiếc Mẫu đánh giá nhu cầu 20 tờ Thước nhựa (1m; 40cm, 30 cm) 05 bộ
  11. Bút chì màu 03 hộp Thước dây, 02 chiếc Máy tính, máy ghi âm, ghi hình 01 bộ Các bảng biểu, khung mẫu.. 02 bộ Vật liệu tiêu hao (Cho lớp 15 học viên) Vật liệu tiêu hao Số lượng Giấy A0 20 tờ Giấy A4 02 gam Giấy mầu 02 gam Bút phớt 01 hộp Ghim kẹp 01 hộp Băng dính 01 cuộn Băng hình, băng đĩa 02 bộ 6. Nội dung của mô đun: 6.1. Nội dung tổng quát: Thời gian (giờ) Mã Tên bài Tổng Thực bài Lý thuyết số hành A1 Khái quát các bước lập kế hoạch KNL 1 1 Xác định loại thông tin cần thu thập và nguồn A2 lưu giữ thông tin 5 1 4 A3 Thu thập thông tin có sẵn 5 1 4 A4 Xác định mục tiêu lập kế hoạch 3 1 2 Xác định các hoạt động khuyến nông lâm ưu A5 tiên 3 1 2 A6 Lập kế hoạch tiến độ trong KNL 3 1 2 Lựa chọn phương pháp thực hiện các hoạt động A7 KNL 3 1 2 Lập kế hoạch sử dụng ngân sách KNL cấp thôn, A8 xã 4 1 3 Xác định các thành phần tham gia hoạt động A9 KNL 4 1 3 A10 Viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia 5 1 4 A11 Họp dân thông qua kế hoạch và trình duyệt 4 1 3 A12 Vẽ sơ đồ thôn/bản 5 1 4 A13 Điều tra xây dựng sơ đồ tuyến lát cắt 5 1 4 A14 Phân loại, xếp hạng theo thứ tự ưu tiên 3 1 2 10
  12. A15 Phân tích lịch mùa vụ 5 1 4 Thúc đẩy, lôi cuốn sự tham gia của người dân A16 trong lập kế hoạch KNL 3 1 2 Tổng cộng 60 16 44 6.2. Nội dung chi tiết của mô đun: TÊN BÀI : THỜI LƯỢNG (GIỜ) MÃ BÀI : Khái quát các bước lập kế họach LÝ THUYẾT THỰC HÀNH MD: 01- A1 khuyến nông lâm. 1 Mục tiêu thực hiện: ­ Trình bày được trình tự các bước lập kế hoạch khuyến nông lâm cấp thôn, xã. ­ Xác định được các thành phần tham gia lập kế hoạch khuyến nông lâm. ­ Xác định được các yêu cầu đối với một kế hoạch khuyến nông lâm có sự tham gia. Đề cương nội dung: a. Kiến thức cần có: ­ Các văn bản của Nhà nước liên quan đến việc hình thành khái niệm khuyến nông lâm. ­ Phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia. ­ Kiến thức phân tích thành phần tham gia trong lập kế hoạch khuyến nông lâm. ­ Trình tự về các bước lập kế hoạch khuyến nông lâm. ­ Các tài liệu khác liên quan đến các lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm. b. Qui trình thực hiện công việc: ­ Giải thích khái niệm khuyến nông lâm. ­ Sử dụng mẫu lập kế hoạch để thực hiện lập kế hoạch khuyến nông lâm. c. Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc ­ Giáo viên trình bày các khái niệm về khuyến nông lâm và đưa ra khái niệm vê khuyến nông lâm đang được áp dụng. ­ Giới thiệu các thành phần tham gia trong lập kế hoạch khuyến nông lâm hướng dẫn học viên phân tích thành phần tham gia trong lập kế hoạch. ­ Giáo viên thuyết trình về các bước lập kế hoạch. d. Bài tập thực hành ­ Mỗi học viên thực thành lập khung các bước một kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm. e. Đánh giá kết quả học tập ­ Khung kế hoạch đúng trình tự các bước và đầy đủ thông tn trong các bước. 11
  13. TÊN BÀI : THỜI LƯỢNG (GIỜ) MÃ BÀI : Xác định lọai thông tin cần thu thập LÝ THUYẾT THỰC HÀNH MD: 01 - A2 và nguồn lưu giữ thông tin. 1 4 Mục tiêu thực hiện: ­ Liệt kê ra được các thông tin cần thu thập cho các hoạt động khuyến nông lâm. ­ Hệ thống hóa theo nội dung cần thu thập cho các hoạt động khuyến nông lâm. ­ Dự kiến địa điểm, cơ quan và người cung cấp thông tin đã xác định trong các hoạt động khuyến nông lâm. Đề cương nội dung: a. Kiến thức cần có: * Các loại thông tin: ­ Thông tin thứ cấp liên quan đến các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường về cây trồng, vật nuôi của địa phương. ­ Thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn, phiếu câu hỏi trực tiếp từ người nông dân. ­ Các tài liệu khác liên quan đến các hoạt động khuyến nông lâm. * Các nguồn cung cấp tài liệu: ­ Các cơ quan chính quyền địa phương (xã, huyện) ­ Các cơ quan chuyên môn cấp(xã, huyện) ­ Các dự án, tổ chức, chương trình đã có các hoạt động tại địa phương. ­ Tài liệu xuất bản liên quan đến địa phương ­ Người nông dân sống trên địa phương. B. Qui trình thực hiện công việc Thành lập nhóm 5-7 người cùng địa phương Chọn địa điểm thực hiện Nêu nội dung cần thu thập thông tin c. Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc d. Bài tập thực hành Bài tập cho mỗi nhóm về một hoạt động khuyến nông lâm e. Đánh giá kết quả học tập Mức độ tin cận của nguồn cung cấp thông tin 12
  14. THỜI LƯỢNG (GIỜ) MÃ BÀI : TÊN BÀI : LÝ THUYẾT THỰC HÀNH MD: 01 - A3 Thu thập thông tin có sẵn 1 4 Mục tiêu thực hiện: ­ Đọc và mô tả được chính xác tọa độ địa lý của xã từ bản đồ hành chính xã ­ Mô tả được đặc điểm của địa hình và thổ nhưỡng đất trong phạm vi khảo sát ­ Trình bày được chế độ nhiệt, ẩm, mưa và gió trong khu vực ­ Xây dựng được một bảng tiêu chí phân loại hộ gia đình và danh sách các hộ theo nhóm phù hợp với địa bàn khảo sát; ­ Liệt kê được những hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập chính trong thôn/làng; ­ Mô tả được tình hình dân số - lao động theo giới và thành phần dân tộc trong địa bàn thôn/làng; ­ Mô tả được tình trạng sức khỏe cộng đồng và những hoạt động chăm sóc của y tế xã, thôn; ­ Có được kết quả thống kê về trình độ học vấn của những người dân trong thôn/làng ở thời điểm gần nhất; ­ Mô tả được các tuyến đường chính liên làng, liên xã; ­ Trình bày được vai trò của các phương tiện truyền thông trong địa bàn đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương; ­ Mô tả được khả năng nông dân có thể vay vốn ở các ngân hàng, tín dụng địa phương; ­ Mô tả được khả năng tiêu thụ của thị trường nông lâm sản ở thời điểm hiện tại và tương lai; ­ Trình bày được thực trạng về tổ chức, hoạt động của khuyến nông cấp xã; ­ Mô tả được hiện trạng sử dụng đất, trình độ kỹ thuật và mức độ đầu tư ở mỗi loại hình sử dụng đất ở địa phương. Đề cương nội dung : a. Kiến thức cần có: ­ Khoa học đất, kỹ thuật sử dụng các công cụ PRA, điều tra xã hội học b. Qui trình thực hiện công việc: ­ Các nội dung trên có thể được thực hiện độc lập, tuy nhiên để thuận tiện cho việc thu thập số liệu sau này thì nên nhóm các thông tin sẽ thu thập ở cùng một nơi để tiến hành thu thập c. Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc : d. Bài tập thực hành : e. Đánh giá kết quả học tập: 13
  15. THỜI LƯỢNG (GIỜ) MÃ BÀI : TÊN BÀI : LÝ THUYẾT THỰC HÀNH MD: 01 - A4 Xác định mục tiêu lập kế hoạch 1 2 Mục tiêu thực hiện: ­ Lựa chọn được phương pháp xác định mục tiêu lập kế hoạch ­ Thu thập đầy đủ thông tin, dữ liệu đảm bảo xác đinh đúng mục tiêu lập kế hoạch. Đề cương nội dung : a. Kiến thức cần có: ­ Thu thập và xử lý thông tin từ kết quả của PRA. ­ Các định hướng và kế hoạch phát triển kinh kế xã hội của địa phương. b. Qui trình thực hiện công việc: ­ Thu thập thông tin từ kết quả của PRA. ­ Thu thập thông tin về kế hoạch phát triền kinh tế xã hội của địa phương. ­ Tổng hợp thông tin. ­ Phân tích và xác định mục tiêu c. Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc: ­ Phân nhóm thực hiện xác định mục tiêu lập kế hoạch ­ Tổng hợp các kết quả điều tra tại địa phương và các thông tin liên quan ­ Thảo luận nhóm để xác định mục tiệu lập kế hoạch d. Bài tập thực hành : ­ Phân nhóm để xác định mục tiêu lập kế hoạch ­ Mỗi nhóm xây dựng được mục tiêu lập kế hoạch của nhóm e. Đánh giá kết quả học tập: ­ Các bước xác định phương pháp lựa chọn mục tiêu lập kế hoạch ­ Sự phù hợp của mục tiêu lập kế hoạch được xây dựng. TÊN BÀI : THỜI LƯỢNG (GIỜ) MÃ BÀI : Xác định các họat động khuyến nông LÝ THUYẾT THỰC HÀNH MD: 01 - A5 lâm ưu tiên. 1 2 Mục tiêu thực hiện: Thống nhất được thứ tự các hoạt động sẽ ưu tiên thực hiện căn cứ vào danh sách các hoạt động khuyến nông dự kiến, mức độ quan trọng, khả năng nguồn lực của các bên và tính mùa vụ của các hoạt động 14
  16. Đề cương nội dung : a. Kiến thức cần có: ­ Lịch mùa vụ tại địa phương. ­ Khả năng cung ứng nguồn lao động, vật tư. ­ Sự tham gia của các tổ chức cá nhân vào các hoạt động lựa chọn ­ Cách xác định mức độ quan trọng b. Qui trình thực hiện công việc : ­ Lập danh sách các hoạt động khuyến nông lâm ưu tiên ­ Phân tích, xác định mức độ quan trọng của từng hoạt động và khả năng thực hiện ­ Thống nhất thứ tự ưu tiên c. Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc : d. Bài tập thực hành: Xác định hoạt động ưu tiên trong lĩnh vực trồng trọt. e. Đánh giá kết quả học tập: MÃ BÀI: TÊN BÀI: THờI LƯợNG (GIờ) MD: 01 - A6 Lập kế họach tiến độ trong khuyến nông LÝ THUYếT THựC HÀNH lâm 1 2 Mục tiêu thực hiện: ­ Lập được kế hoạch tiến độ các hoạt động khuyến nông lâm theo năm kế hoạch khi có đủ các thông tin về nguồn lực, phương pháp thực hiện và các bên tham gia cam kết thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm. ­ Bảng kế hoạch tiến độ đựợc lập phải đảm bảo tính lô gích các hoạt động khuyến nông lâm trong năm có tính kế thừa, không chồng chéo, đảm bảo các nguồn lực thực hiện. Đề cương nội dung: a. Kiến thức cần có: ­ Kiến thức về trình tự lô gích các bước, các hoạt động khuyến nông lâm b. Quá trình thực hiện công việc: ­ Theo đúng trình tự lô gích về thời gian, cân đối được nguồn lực tài chính, con người phù hợp với đặc trưng của các hoạt động khuyến nông lâm c. Hướng dẫn cách thực hiện công việc: ­ Bước 1: dự kiến được nội dung cần sắp xếp vào các cột. ­ Bước 2: Dự kiến các nội dung cần sắp xếp vào các hàng. ­ Chú ý: Để dự kiến được nội dung cần xem nội dung của các bài giảng trước d. Phiếu giao bài tập thực hành: ­ Lập khung kế hoạch dựa trên nội dung các hoạt động khuyến nông đã được xác định 15
  17. e. Đánh giá kết quả học tập: MÃ BÀI: TÊN BÀI: THờI LƯợNG (GIờ) MD: 01 - A7 Lựa chọn phương pháp thực hiện các LÝ THUYết THựC HÀNH họat động khuyến nông lâm. 1 2 Mục tiêu thực hiện: ­ Thống nhất được các phương pháp thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm ưu tiên. ­ Căn cứ vào danh sách các hoạt động khuyến nông lâm dự kiến, mức độ quan trọng, khả năng nguồn lực của các bên và tính mùa vụ của các hoạt động lựa chọn phương pháp phù hợp. Đề cương nội dung: a. Kiến thức cần có: ­ Các phương pháp thực hiện hoạt động khuyến nông lâm ­ Định hướng phát triển của địa phương và nguyện vọng của người dân. b. Qui trình thực hiện công việc : ­ Liệt kê các hoạt động khuyến nông lâm theo kế hoạch ­ Chọn phương pháp thực hiện cho từng hoạt động khuyến nông lâm. ­ Thống nhất các phương pháp lựa chọn. c. Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc : d. Bài tập thực hành : e. Đánh giá kết quả học tập: MÃ BÀI: TÊN BÀI : THờI LƯợNG (GIờ) MD: 01 - A8 Lập kế hoach sử dụng ngân sách LÝ THUYếT THựC HÀNH khuyến nông lâm cấp xã. 1 3 Mục tiêu thực hiện: ­ Lập được kế hoạch phân bổ ngân sách cho các hoạt động khuyến nông lâm theo nguồn ngân sách của thôn, xã đã được phê duyệt đảm bảo cho các hoạt động khuyến nông lâm triển khai có thể chủ động về tài chính. ­ Kế hoạch ngân sách được lập đúng với các định mức của nhà nước và của địa phương hiện hành. Đề cương nội dung: a. Kiến thức cần có: ­ Kiến thức về trình tự lô gích các bước các hoạt động khuyến nông lâm, tiến độ giải ngân theo tháng, quý, năm tài chính như phân bổ kế hoạch tài chính tổng thể của thôn, xã. b. Quá trình thực hiện công việc: 16
  18. ­ Theo đúng trình tự lô gích về thời gian, cân đối được nguồn lực tài chính, con người phù hợp với đặc trưng của các hoạt động khuyến nông lâm c. Hướng dẫn cách thực hiện công việc: ­ Bước 1: dự kiến được nội dung cần sắp xếp vào các cột. ­ Bước 2: Dự kiến các nội dung cần sắp xếp vào các hàng. Chú ý: Để dự kiến được nội dung cần xem nội dung của các bài giảng trước d. Bài tập thực hành: ­ Lập khung kế hoạch dựa trên nội dung các hoạt động khuyến nông đã được xác định và nguồn tài chính đã được phê duyệt theo tháng, qúy, năm f. Đánh giá kết quả học tập: MÃ BÀI: TÊN BÀI: THờI LƯợNG (GIờ) MD: 01 - A9 Xác định các thành phần tham gia LÝ THUYếT THựC HÀNH họat động khuyến nông lâm. 1 3 Mục tiêu thực hiện: ­ Xác định rõ thành phần tham gia vào các hoạt động KNL, chỉ rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể cho từng thành phần, cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động khuyến nông lâm. ­ Chỉ rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện, các mối quan hẹ phối hợp giữa các thành phần tham gia. Đề cương nội dung: a. Kiến thức cần có: ­ Kiến thức về chức năng nhiệm vụ của các thành phần có liên quan đến các hoạt động khuyến nông lâm trên địa bàn thôn, xã. b. Quá trình thực hiện công việc: ­ Cân đối được nhu cầu, nguồn lực tài chính, con người của các thành phần tham gia phù hợp với đặc trưng của các hoạt động khuyến nông lâm theo kế hoạch đã được lập c. Hướng dẫn cách thực hiện công việc: ­ Bước 1: Dự kiến được thnàh phân tham gia vào các hoạt động KNL. ­ Bước 2: Cân đối nguồn lực của các thành phần tham gia để xác định mức độ tam gia cho phù hợp. Chú ý: Để dự kiến được nội dung cần xem nội dung của các bài giảng trước d. Bài tập thực hành: ­ Lập khung kế hoạch các thành phần tham gia dựa trên nội dung các hoạt động khuyến nông đã được xác định và nguồn lực của các thành phần tham gia. e. Đánh giá kết quả học tập: 17
  19. TÊN BÀI : THỜI LƯỢNG (GIỜ) MÃ BÀI: Viết cáo cáo đánh giá nông thôn có LÝ THUYẾT THỰC HÀNH MD: 01 - A10 sự tham gia. 1 4 Mục tiêu thực hiện: ­ Xây dựng được một bản đề cương viết báo cáo phải đầy đủ về nội dung, hợp lý về bố cục và đảm bảo tính lôgic ­ Phân loại số liêu theo các chủ đề phù hợp với đề cương viết báo cáo ­ Các thông tin đã được xử lý, kiểm tra chéo và tổng hợp theo chủ đề ­ Có được một bản báo cáo PRA đảm bảo tính trung thực và có tính khả thi Đề cương nội dung : a. Kiến thức cần có: ­ Trình bày văn bản ­ Các biểu mẫu phân tích, tổng hợp, báo cáo trong khuyến nông lâm ­ Thu thập và tổng hợp thông tin trong khuyến nông lâm b. Qui trình thực hiện công việc: ­ Chia nhóm thu thập thông tin ­ Thu thập thông tin ­ Tổng hợp thông tin ­ Xử lý thông tin ­ Viết báo cáo c. Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc: ­ Căn cứ điều kiện thực tế để chia nhóm thu thập thông tin. ­ Các nhóm tổng hợp kết quả đánh giá và thống nhất để lầm cơ sở viết báo cáo d. Bài tập thực hành: e. Đánh giá kết quả học tập : MÃ BÀI: TÊN BÀI: THờI LƯợNG (GIờ) MD: 01 - A11 Họp dân thông qua kế hoạch và trình duyệt LÝ THUYếT THựC HÀNH 1 3 Mục tiêu thực hiện: ­ Tổ chức cuộc họp thông qua kế hoạch khuyến nông lâm cấp thôn, xã. ­ Hoàn thiện kế hoạch khuyến nông lâm cấp thôn xã để trình duyệt 18
  20. Đề cương nội dung: a. Kiến thức cần có: ­ Tổ chức cuộc họp dân ­ Lắng nghe ý kiến của người dân ­ Tổng hợp và phân tích những nội dung trong kế hoạch b. Quá trình thực hiện công việc: ­ Chuẩn bị cho cuộc họp dân thông qua kế hoạch ­ Thảo luận kế hoạch khuyến nông lâm ­ Thống nhất các nội dung trong kế hoạch ­ Chỉnh sửa nội dung chưa phù hợp ­ Hoàn thiện và trình duyệt c. Hướng dẫn cách thực hiện công việc: ­ Chuẩn bị địa diểm, nội dung và các nguồn lực cần thiết. ­ Phân công người tự tin điều hành cuộc họp sau đó lần lượt đóng vai. ­ Người điều hành trình bày nội dung kế hoạch hoạt dộng khuyến nông lâm ­ Ghi lại ý kiến của người tham gia ­ Thống nhất các nội dung trong bản kế hoạch d. Bài tập thực hành: ­ Tổ chức cuộc họp dân thông qua kế hoạch khuyến nông lâm giả định. e. Đánh giá kết quả học tập: ­ Công tác chuẩn bị thực hiện tốt ­ Tự tin khi trình bày và phân tích những nội dung trong kế hoạch MÃ BÀI: TÊN BÀI: THờI LƯợNG (GIờ) MD: 01 - A12 Vẽ sơ đồ thôn bản LÝ THUYếT THựC HÀNH 1 4 Mục tiêu thực hiện: ­ Nêu được mục đích và ý nghĩa của vẽ sơ đồ ­ Thành lập được nhóm nông dân ­ Đi sơ thám và phát hoạ chung thôn bản trên giấy. ­ Phát hoạ sơ đồ thôn bản trên mặt đất và thảo luận cùng nhau. ­ Chuyển sơ đồ đã phát hoạ trên mặt đất và giấy khổ lớn. Đề cương nội dung: a. Kiến thức cần có: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2