intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình Tổ chức thừa phát lại: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

145
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Tài liệu Tổ chức thừa phát lại của TS. Nguyễn Đức Chính qua phần 1 sau đây. Tài liệu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, các chức năng, nhiệm vụ... của thừa phát lại. Hy vọng Tài liệu sẽ là Tài liệu hữu ích cho bạn đọc đang quan tâm, nghiên cứu vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình Tổ chức thừa phát lại: Phần 1

  1. TS. NGUYỄN ĐỨC CHÍNH (Chủ biên) Tố CHỨC THỪA PHÁT LẠI NHÀ XUẤT BÀN T ư PHÁP HÀ NỘI - 2006
  2. TẬP THỂ TÁC GIẢ: 1. TS. N guyễn Đức Chính {Chủ biên) 2. TS. Chu Hải Thanh, Học viện T ư pháp 3. Ngô M inh Hồng, s ở Tư pháp thành phô H ồ Chí M inh 4. ThS. Đỗ Thu Thuỷ, Bộ Tư pháp 5. ThS. N guyễn Trí Hoà, sở Tư pháp thành phô' Hồ Chí M inh 6. Luật sư Đ iền Đức Thành, cựu thừa phát lại
  3. LỜI GIỚI THIỆU Đối với thê hệ cán bộ, công chức của chúng ta hiện nay, ch ế định thừa phát lại hình như nghe có vẻ xa lạ. Còn đôi với các nưóc thì thừa phát lại tồn tại đã từ lâu (ví dụ: ồ Pháp trên 100 năm) và thừa phát lại hiện diện ở phần lớn các quốc gia trên th ế giới. Tại nưốc ta, ch ế định thừa phát lại cũng đã có dưới thời Pháp thuộc và ỏ m iền Nam V iệt N am trưốc năm 1975. ở V iệt Nam , tổ chức thừa phát lại chính thức được ghi nhận: - ở Nam kỳ bởi “Bộ dân sự tố tụng N am Việt" ban hành kèm N ghị định ngày 16/3/1910. - ở Trung kỳ bởi “Bộ dân luật Trung năm 1936 ■ 1939”, ban hành kèm Bộ hộ sự, thương sự tô" tụng Trung Việt năm 1942. - ở Bắc kỳ bởi “Bộ dân luật Bắc 1931", ban hành kèm Bộ dân sự tô" tụng Bắc năm 1917. Tuy được quy định ở các bộ luật khác nhau ở 3 m iền và
  4. dưới các tên gọi khác nhau như: chưởng toà, mõ toà, thừ a phát lại nhưng tổ chức thừa ph át lại đều có nhiệm vụ giốhg nhau, đó là: - Tại phiên toà, họ là hiệu địch viên, thừa tác viên, làm công việc báo tin Toà đăng đường, Toà bê mạc hay trong khi xét xử gọi tên các đương sự, nhân chứng và thi h àn h m ệnh lệnh giữ trật tự của Thẩm phán. - Ngoài pháp đình, thừa p h át lại có bổn phận lập các chứng thư để làm chứng cứ, th i hành mọi giấy tò v ề tư pháp, tống đạt trát đòi hoặc triệu hoán trạng ra trước Toà án để dự phiên xử, tông đạt giấy đòi nỢ, đuổi nhà, vi chứng thi hành án trục xuất, phát m ại tài sả n ... ở m iền Bắc, ch ế định thừa ph át lại biến mất cùng với việc thua trận, rút quân của quân đội Pháp. 0 m iền N am , thừa phát lại cũng không tồn tạ i đã 30 năm kể từ khi giải phóng m iền Nam năm 1975. Trước đây, ỏ m iền Bắc cũng như cả nước Việt Nam nói chung sau ngày giải phóng đất nước, đã tồỉi tại nền kinh tế tập trung, việc phân chia sản phẩm lao động xã hội chủ yếu theo cơ ch ế bao cấp, nên các tranh chấp dân sự, kinh tê không đáng kể, ít phức tạp. Cơ quan nhà nước thưòng can thiệp vào các giao dịch dân sự, kinh tế, thậm chí khi có tranh chấp thì nhà nước cũng giúp luôn việc cử người bào chữa. H iện nay, khi nhà nước thực hiện cơ ch ế thị trường, các quan hệ kinh tế thị trường p hát triển rất m ạnh mẽ, kéo 6
  5. theo cic tranh chấp cũng xáy ra khá đa dạng, phức tạp, làm nảy sinh nhiều nhu cầu pháp lý khác nhau. Từ các nhu cầu này, nhà nưổc đã hìn h thành nhiều tổ chức có nhiệm vụ hồ trỢ cho các cơ quan pháp luật cũng như cung cấp dịch vụ pháp lý cho xã hội, cụ th ể như tổ chức luật sư, tổ chức công d ứ n g , các văn phòng tư vấn pháp luật, tổ chức trọng tài thưíng mại, tổ chức giám định tư pháp... Bên cạnh đó, cũng co thể nói, trong lĩn h vực dân sự, tô" tụng dân sự của nưổc ti hiện tại hầu như gánh nặng điều tra, thu thập chứng ;ứ, xác m inh h iện trạng, lấy lòi khai, tiến hành dàn xếp h(» giải... đến việc cung cấp, tống đạt các văn bản tô" tụ n g (Ên sự đều do các cơ quan nhà nước bao cấp thực hiện. Chính gánh n ặng này và với bộ máy chưa đầy đủ về nh ân iự, phương tiện làm việc còn th iếu thốh, năng lực chuyêr môn chưa đáp ứng yêu cầu nên tình trạng tồn đọng, cuá hạn, sự bất cập của các cơ quan nhà nước so vối yêu cầ i của xã hội là điều khó tránh khỏi. N ă ĩi 1995, khi Bộ lu ậ t dân sự đầu tiên của nước ta đưỢc bin hành, Bộ Tư pháp đã giao cho sở Tư pháp thành phô" Hc Chí M inh n gh iên cứu đề tài: “N hững cơ sở lý luận và th w tiễn về định ch ế thừa p hát lại”. Đ ề tài đã được n gh iện thu, xếp loại x u ấ t sắc. Gần đây, Bộ Chính trị tiếp tục có Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược c á cách tư pháp đến năm 2020, giao cho ngành tư pháp rghiên cứu đề xu ất để thành lập tổ chức thừa phát lại, trién khai ứng dụng trong thực t ế đòi sông xã hội.
  6. N hằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về thừa phát lại, N hà xu ất bản Tư pháp xuất bản cuốin sách “Tó chức th ừ a p h á t la i” do TS. N guyễn Đức Chính, G iám đốc Sở Tư pháp th àn h phô" Hồ Chí M inh chủ biên. Cuốn sách được biên soạn trên cơ sỏ tổng hợp p h ần lớn các nội dung cơ bản của đề tài nói trên nhằm giới th iệu một cách tương đốỉ toàn diện, có hệ thông v ề sự xu ất hiện, hình thành, phát triển của thừa phát lại ỏ V iệt Nam, vai trò của thừa phát lại trong hoạt động tư pháp trước đây; lý giải vì sao hiện nay cần phải có thừa phát lại; thành lập tổ chức thừa phát lại sẽ có những lợi ích gì; mốì quan hệ giữa thừa phát lại với các chức danh tư pháp hiện tại; các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể, mô hình tổ chức thừa phát lại; các giải pháp, điều kiện, các bước nên thực hiện để thừa phát lại hìn h th ành và có thể hoạt động. Hy vọng cuô"n sách sẽ là tài liệu hữu ích cho bạn đọc đang quan tâm , nghiên cứu vấn đề này. X in trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Hà Nội, tháng 9/2006 NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP 8
  7. Chương I TỔ CHỨC THỪA PHÁT LẠI TRƯỚC NĂM 1975 ở VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM THỪA PHÁT LẠI “T/iừa phát lại" có lẽ xuất hiện ở V iệt N am son g hành với việc Vua Tự Đức ký Hoà ước ngày 05/6/1862 nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam kỳ. Từ đó, Pháp đã trực tiếp áp đặt chê độ cai trị thực dân và áp dụng quy c h ế v ề thuộc địa ãnh thổ. Coi 6 tỉnh Nam kỳ như một h ạt, còn mỗi tỉnh đưỢc coi như mỗi quận của nưốc Pháp. Sau đó, bằng bản Hiệp ưóc ngày 06/6/1884, nưốc V iệt Nam trở thành một nước bảo hộ của nước Pháp. Người Pháp đặt Thống sứ ở Bắc kỳ và Khâm sứ ở Trung kỳ đại diện cho chính quyền Pháp. Tuy nhiên, lúc này ở Trung kỳ và Bắc kỳ, Hoàng đ ế V iệt Nam vẫn giữ quyền nội trị. Quyền tư pháp vẫn thuộc về H oàng đê như ng quyền đó đã bị hạn ch ế bởi sự kiểm soát của đại diện chính quyền Pháp. 9
  8. Chương I Tổ chức thừa phát lại trước năm 1975 ỏ Việt Nam Giai đoạn này, ở Bắc kỳ và Trung kỳ chưa có chê định thừa phát lại. N hững công việc của thừa phát lại như trát đòi hầu toà, truyền phiếu... vẫn do các môn lại, môn vệ - tức là các sứ giả - của Vua thực hiện. T huật ngữ thừa phát lại chính thức đưỢc ghi nhận trong các văn bản; - “Bộ dân sự tố tụng N am Việt” ban hành kèm Nghị định ngày 16/3/1910 (ở Nam kỳ). - “S ộ dân luật Trung năm 1936 -1939”, ban hành kèm Bộ hộ sự, thương sự tố tụng Trung Việt năm 1942 (ở Trung kỳ). - “Bộ dân luật Bắc năm 1931”, kèm Bộ dân sự tố tụng Bắc năm 1917 (ở Bắc kỳ). Mặc dù tên gọi ở mỗi m iền khác nhau, như có nơi gọi chưởng toà, có nơi gọi mõ toà, có nơi gọi thừa phát lại nhưng th u ật ngữ này đều có nguồn gôc từ tiếng Pháp “Huissier". "Huissier” dịch sang tiến g V iệt có nghĩa là chưởng toà, là thừa phát lại. Mô hình thừa phát lại được quy định ở các bộ lu ậ t nêu trên hầu h ết đều theo khuôn mẫu của mô hình thừa phát lại của Pháp th ể hiện trong Bộ dân luật Pháp năm 1804 và Bộ dân sự tô' tụng Pháp năm 1807. R iêng ở m iền Nam , sau khi Thoả ước V iệt - Pháp được ký ngày 08/3/1949 giữa chính quyển Pháp và chính quyền Bảo Đại, Tổng trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành N ghị định 10
  9. II. Nhiệm vụ thừ phát lại số 111/BTP-NĐ ngày 04/02/1950 quy định chi tiế t v ề tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thừa p h át lại. Sau đó, nhiệm vụ, quyền hạn của thừa p h át lại đã được ghi nhận cụ th ể ở Bộ luật dân sự và thương sự tô" tụng, Bộ lu ật hình sự tô" tụ n g do chính quyền N gu yễn V ăn T hiệu ban hành năm 1972. Thòi kỳ đầu, tại Sài Gòn mối chỉ có 5 văn phòng thừa phát lại (từ năm 1950 đến năm 1968), đến năm 1974 tăn g lên 15 văn phòng. Các tỉnh An Giang, c ầ n Thơ, Bình Dương, Biên Hoà mỗi tỉnh có một văn phòng thừa phát lại, mỗi văn phòng có một thư ký trưởng (tập sự). Tổng sô"có 18 thừa phát lại và 18 thư ký trưởng hữu thệ, các thư ký trưởng này đưỢc thay th ế thừa phát lại thực thụ đề thực hiện các hành vi tô" tụng theo lu ật quy định. Tổng sô" thừa phát lại trưóc năm 1975 gồm có 36 thừa phát lại trong đó có 18 thừa phát lại thực th ụ và 18 thư ký trưởng. Ó các tỉnh còn lại, công việc thừa phát lại được giao cho các cảnh sát trưởng hoặc phó cảnh sá t trưởng (Trưởng ty cảnh sát) hoặc các Quận trưởng tạm thòi kiêm nhiệm do N ghị định của Tổng trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và các viên chức này đ ư ợ c thu lệ phí như thừa p h át lại. II. NHIỆM VỤ THỪA PHÁT LẠI T heo N ghị định sô" 111/B T P-N Đ n g à y 0 4 /0 2 /1 9 5 0 , 11
  10. Chương I Tổ chức thừa phát iại trước năm 1975 ở Việt Nam nhiệm vụ của thừ a p h á t lại gồm 4 công việc tổng q u á t sau đây: - Làm các truyền phiếu; - Làm các việc lục tốhg v ề tư pháp hay Iđiông thuộc tư pháp; - Thi hành các bản án, các công văn; - Công việc nội bộ trong các Toà án. Sở dĩ N ghị định số" 111/BTP-N Đ chỉ ấn định nhiệm vụ của thừa phát lại một cách tổng quát vì nhiệm vụ này đã được quy định cụ th ể trong Bộ lu ật tô" tụng dân sự. Bộ luật tô" tụ n g dân sự ban hành ngày 16/3/1910 áp dụng tại m iền N am cho đến năm 1972, theo đó các điều 15, 17, 18, 21, 167, 168, 169, 180, 181, 182,-183, 184, 185, 190, 193, 195, 198, 227, 228, 229, 230, 247, 252 quy định các hành vi thủ tục tô" tụn g dân sự đều phải giao cho thừa phát lại thực hiện. Bộ luật dân sự và thương sự tố tụ n g ban hành ngày 20/12/1972 tại m iền N am (thay th ế Bộ lu ật tô" tụng dân sự ngày 16/3/1910), quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 332, 333, 335, 337, 342, 343, 344, 345, 346, 347, 348, 354, 355, 356, 357, 358, 359, 360, 361, 362, 365, 369 370, 371, 380, 381, 382, 383, 384, 385, 386, 387, 388, 389, 390, 391, 392, 393, 394, 395, 401, 402, 403, 404: các hành 12
  11. II. Nhiệm vụ thừa phát lại vi tô" tụng dân sự đều phải giao cho thừa phát lại hoặc viên chức hành chính hữu trách thực h iện như Đ iều 385 Bộ luật dân sự và thương sự tô" tụng b ắt buộc. Các công việc của thừa p h á t lại bao gồm như sau: 1. Các truyền phiếu (giấy mời, giấy triệu tập ra Toà) Tất cả các thông báo của Toà án cho các đương tụng và những người có liên quan trong m ột vụ tranh chấp đều giao cho thừa phát lại tống đạt. Các truyền phiếu phổ biến nhất mà thừa phát lại tốhg đạt là các trát đòi (giấy mòi, giấy triệu tập) bị đơn, nguyên đdn, người dự bị, bị cáo, dân sự nguyên cáo (trong vụ án hình sự) ra hầu Toà (có mặt tại Toà vào ngày xét xử vụ án). Các giấy tò này do Phòng lục sự (Phòng thư ký) Toà án lập và giao cho thừa phát lại tông đạt tận tay đương sự hoặc tới nơi đương sự cư trú để lấy chữ ký rồi hoàn lại Toà án để lưu hồ sơ, bản sao thì giao cho đương sự. Việc tống đạt này phải được làm theo thủ tục quy định trong các điều mà Bộ luật tố tụng quy định. Kết quả tông đạt phải ghi nhận đầy đủ việc đương sự có nhận được hay không để làm cđ sở cho việc Toà án xét xử vắng m ặt hay không. Ngoài các truyền phiếu phổ biến này, còn kê thêm các truyền phiếu do thừa phát lại tông đạt đó là: - Trát đòi nhân chứng (giấy mòi, giấy triệu tập); - Trát đòi trách nhiệm dân sự (ngưòi có liên quan 13
  12. Chương I Tổ chức thừa phát lại trưổc nằm 1975 ỏ Việt Nam trách nhiệm); - Trát đòi giám định viên; - Tông đạt các quyết định tư pháp. N goài các trát đòi của Toà án, thừa ph át lại còn t ruyền các lệnh khác liên quan đến việc giải quyết các vụ tranh tụng như: - Sai áp bảo toàn (kê biên) tức là sai áp tài sản củta một đương sự theo lệnh của Toà án để bảo đảm số nđ mà (đương sự có trách nhiệm thanh toán; - Sai áp ch ế chỉ, hay còn gọi là sai áp chi phó, tức là sai áp m ột tài vật, một số tiền của con nỢ đang do một ngưòi thứ ba nắm giữ nhằm ngăn cản ngưòi này trao tài v ậ t, sô' tiền cho con nỢ mà phải giữ lại để bảo đảm sô' nợ mà co n nỢ sẽ phải trả chủ nỢ về sau này; - Giải trừ các sự sai áp này khi h ai bên đã tự giải quyết vối nhau hoặc do lệnh của Toà án. Trên đây là một sô'hành vi điển hình, nhưng nói ch u n g, tất cả các biện pháp do Toà án quyết định đôi với mcột chủ th ể nào trong quá trình điều tra xét xử đều do th ừ a phát lại thực hiện. 2. Làm các công việc lục tống về tư pháp hay Ikhông thuộc tư pháp Đ ây là công việc mà thừa phát lại làm theo yêu cầu của 14
  13. II. Nhiệm vụ thừa phát lại Toà án (lục tốhg về tư pháp) hoặc theo yêu cầu của cá nhân, của tổ chức xã hội, công ty hoặc đơn vị hành chính (lục tông không thuộc tư pháp) nhằm thông báo, đốc thúc, sưu tầm , lập vi bằng (biên bản), công chứng các hành vi xâm phạm đến quyền lợi để xác định các sự kiện thực tế, các sự biểu lộ ý chí của đương tụng hoặc cá nhân trong các mối quan hệ xã hội, từ đó xác lập các chứng cứ dùng làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp... Các công việc này rất đa dạng và có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc cung cấp chứng cứ. Vỉ' dụ: - Trong một hợp đồng cho thuê nhà mà điều kiện chủ nhà muôn lấy lại nhà phải báo trước cho người thuê biết trước 03 tháng trước khi mẫn hạn hợp đồng, thi tống cư (tức là vi bằng thông báo đòi lại nhà) do thừa phát lại lập 03 tháng trước khi mãn hạn hỢp đồng sẽ là chứng cứ hỢp pháp chứng minh là người chủ nhà đ ã làm đúng nghĩa vụ của minh và người thuê không thể chối cãi được. Người chủ nhà không nhận tiền thuê nhà để tạo sự khiếm khuyết nghĩa vụ người thuê giả tạo căn cứ đòi lại nhà, thi người thuê nhờ thừa phát lại để cung trả tiền thuê sẽ làm chứng cứ chủ nhà không thể chối cãi đươc. 1 5
  14. Chương I Tổ chức thừa phát lạí trước năm 1975 ở Việt Nam - Trong những hợp đồng kinh tể, dân sự, nếu một bên nhờ thừa phát lại đốc thúc bên kia phải thực hiện các nghĩa vụ của minh thi đó sẽ là chứng cứ không thể chối cãi khi nội vụ tranh chấp trước Toà án. - Trong trường hỢp hai chủ nhà lân cận đang sử dụng hức tường chung hoặc con hèm chung mà một bên đã tự ý đập phá bức tường thi vi bằng công chứng (hiên bản) của thừa phát lại lập theo yêu cầu của phía bên kia sẽ xác định mức độ đập phá và thiệt hại đã đưỢc công chứng ngay vào ngày xảy ra sự việc, thi khi nội vụ được đưa ra Toà án để xét xử, bên có lỗi sẽ không thể phủ nhận được mức độ thiệt hại đã được vi chứng. Các công việc này có th ể p h ân chia thành 3 loại: - Thứ nhất, cáo tri (thông báo) các ý định hoặc các hành vi đã thực h iện đối vối m ột đối tượng. Ví dụ như thông báo chọ một ngưòi thuê nhà b iết ý định chấm dứt hợp đồng cho t h u ê n h à k h i h ế t h ạ n , t h ô n g b á o c h o n g ư ờ i t h u ê b iế t ý đ ịn h bán nhà của chủ nhà để ngưòi th u ê sử dụng quyền tiên mãi (ưu tiên) hoặc thông báo việc sa i áp chi phó cho con nỢ, đốc thúc con nỢ phải trả nỢ... . - Thứ hai, sưu tầm , xác định các sự kiện, bằng chứng để đối chứng trước Toà án. V í dụ như sưu tầm tài liệu tại 16
  15. II. Nhiệm vụ thừa phát lại các cơ quan, chất vấn, lấy lời khai của nhân chứng... - Tkứ ba, vi chứng các sự k iện thực tế. Ví dụ như làm vi bằng công chứng về các th iệt hại về tài sản, vi bằng công chứng về việc lấn chiếm đất đai, vi bằng công chứng về tình trạng rgoại tình... Tu) nhiên, trong các công việc này, có việc chỉ thi hành khi có ề n h của Toà án cho phép, chẳng hạn như sưu tầm tài liệu tại các cơ quan, nhưng có những công việc mà thừa phát lại đưỢc làm theo triệu dụng của cá nhân như lập vi bằng cóng chứng về các th iệt hại về hiện trạng tài sản... 3. Thi hành các bản án, các công văn, các quyết định hành chính Đ â\ là công tác thi hành án mà hiện nay ở nước ta đang có các chấp hành viên đảm trách. 4. Công việc nội bộ trong các Toà án KhiToà án xét xử các vụ án, thừa phát lại bắt buộc phải có m ặt Tào ngày giờ phiên toà xét xử đế làm các nghi thức cần thiết niư: tuyên bố khai mạc, tạm ngưng hoặc bế mạc của Toà án. Trong lúc Toà xét xử thì thừa phát lại theo yêu cầu của Toả án truyền gọi các đương sự và nhân chứng ra đứng trước pMên toà, cùng những m ệnh lệnh khác của Toà án. H iệi nay trong các phiên toà công việc này đều do thư ký T oàán đảm trách. 17
  16. Chương I TỔ chức thừa phát lại trước năm 1975 ở Việt Nam III. GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC CHỨNG THƯ DO THỪA PHÁT LẠI LẬP Là công lại được lu ật pháp giao làm những công việc có tác dụng phụ giúp cho công tác tư pháp nên thừa p h át lại phải hội đủ một sô' điểu kiện về chuyên môn và đạo đức, phải đảm bảo sự trung thực trong thực h iện công tác và phải tuyên thệ trưốc Toà án ''Thi hành nhiệm vụ m ột cách ngay th ẳ n g và chính trực". Và cũng do các điều kiện này nên lu ậ t pháp công nhận cho các chứng thư của thừa phát lại giá trị của công chứng thư có nghĩa là các chứng thư do thừa phát lại lập đương nhiên đưỢc Toà án tin tưởng và không th ể bị phủ n h ận bởi bất cứ chứng cứ nào khác. Chứng thư do thừa phát lại lập chỉ có th ể không có hiệu lực khi người phủ nhận giá trị của chứng thư đứng ra xin kiện thừa phát lại về tội giả mạo chứng thư này. Trong trường hỢp này, Toà án sẽ cho tiến hành điều tra, và chỉ khi nào cuộc điều tra xác định được tính chất giả mạo thì thừa phát lại sẽ phải bị truy tố và chứng thư này sễ vò hiệu. Ngược lại, nếu cuộc điều tra xác định được khôtig có yếu tô" giả mạo thì chứng thư vẫn có h iệu lực và người kiện sẽ bị truy tô" về tội vu khống thừa phát lại. Để đảm bảo cho sự trung thực của thừa phát lại trong việc lập các chứng thư, các thừa phát lại phải hội đủ một 18
  17. IV. Tổ chức thừa phát lại sô" điểu kiện và tôn trọng một số quy tắc làm việc, cụ th ể là: - Phải là ngưòi lương thiện; - Phải qua m ột kỳ thi chuyên nghiệp hoặc đã nắm giữ một số chức vụ tư pháp, đảm bảo đủ trình độ chuyên môn và đạo đức; - Phải tuyên th ệ trưốc Toà án; - Phải ký quỹ một sô"*tiền để đảm bảo các khoản tiền phạt mà họ có th ể bị Toà án bắt buộc phải nộp vì phạm lỗi trong khi thừa h àn h nhiệm vụ. IV. TỔ CHỨC THỪA PHÁT LẠI Chức vụ thừa phát lại do Tổng trưởng Bộ Tư pháp ra Nghị định bổ nhiệm , định rõ trụ sở của thừa phát lại và thừa phát lại chỉ được thi hành chức vụ trong phạm vi quản hạt của Toà sơ thẩm dân sự mà trụ sở của họ phụ thuộc. Trong trường hỢp khiếm khuyết một chức vụ thừa phát lại cần có ngưòi th ay th ế thì phải lập một hội đồng để xét tư cách của những ngưòi ứng tuyển vào chức vụ bị khiếm khuyết này, hội đồng này gồm có: - Chưởng lý Giám đốc sở Tư pháp sở quan; - Chánh nhất Toà thượng thẩm; - Phó Chưởng lý thâm niên nhất. 19
  18. Chương I Tổ chức thừa phát lại trước năm 1975 ở Việt Nam Hội đồng sẽ chọn nhiều n h ấ t là 3 người có đủ điều kiện nhất về kiến thức chuyên m ôn và về đức hạnh để trình lên Tổng trương Bộ Tư pháp để chọn một ngưòi bổ nhiệm vào chức vụ bị khiếm khuyết. Thừa phát lại có th ể n h ận một thư ký trưởng và một hay nhiều thư ký để trỢ lực cho mình. Thư ký trưởng của thừ a p h át lại cũng phải hội đủ một số điều kiện như sau: - Đã 25 tuổi; - Đã tập sự hai năm tạ i một văn phòng chưởng khế, thừa phát lại hoặc lu ật sư; - Phải trúng tuyển m ột kỳ thi chuyên nghiệp do Tổng trưởng Bộ Tư pháp ấn định chưđng trình và điều kiện thi. Trong công tác của m ình, thừa phát lại chịu sự giám sát của chưởng lý Toà thượng thẩm có quyền quản hạt đốì với họ và trên nữa là Tổng trưởng Bộ Tư pháp. Thừa phát lại nào vi phạm các quy định của Nghị định ấn định pháp quy của th ừ a phát lại hoặc vi phạm kỷ luật sẽ bị chưởng lý Toà thượng thẩm truy tố, cho dù khôĩig có ai khiếu nại. N hững hình phạt đổì với các vi phạm của thừa phát lại gồm có: - Cảnh cáo; 20
  19. IV. Tổ chức thừa phát lại - Kaiển trách nhẹ; - K iiển trách nặng; - Hayền chức (tạm ngưng m ột thòi gian hành nghề); - T iay thế; - T’iệt hồi (không được phép hành n ghề vĩnh viễn). Chíỏng lý Toà thượng th ẩm có quyền áp dụng các hình phạt siu: - Cinh cáo; - K iiển trách nhẹ; - K iiển trách nặng. Còi đối với các hình p h ạt cao hdn, chưởng lý Toà thưỢng thẩm sẽ đề nghị lên Tổng trưởng Bộ Tư pháp để định đ)ạt hình phạt. Về m ặt tài chính, thừa p h á t lại không phải là công chức hưởng lương của N h à nước, mà hưởng tiền thù lao theo gá biểu đưỢc ấn định b ằn g N ghị định của Tổng trưởng Bộ Tư pháp. Gií biểu này ấn định tiền th ù lao cho từng hành vi của thừa p iát lại cũng như ấn định vận phí trước Toà án. B ấ luận vì nguyên nhân gì, thừa ph át lại đều không đưỢc qiyền đòi hỏi một sô" tiền nhiều hơn sô" tiền đã định 21
  20. Chương i Tổ chức thừa phát lại trước năm 1975 ỏ Việt Nami o _ _ . •> • V t w a . X * i l A 1 A . 1 ^ 1 trong giả biếu hoặc đòi thêm bất cứ một phí tốn n à o ỉhác ngoài sô" tiền công đã quy định. Vi phạm các quy định này về giá biểu, thừa p h á t Id sẽ bị triệt hồi hoặc có thể bị khép vào khoản trừng p)hạt kiác. Để có thể kiểm tra theo dõi việc thu phí, thừ;a plhá lại phải giữ một quyển sổ mục lục các vàn bản thực h iện , Ct ghi rõ các sô" tiền lệ phí, phí tổn đi đưòng và các chi p h í k h á , sổ này ba tháng một lần phải trình sở Trước bạ kiểim niiái. Một điều ràng buộc nữa đối vối thừa phát lại ồ là không được kiêm nhiệm bất cứ một chức vụ cônig n.àc mà được hưỏng lương. Tuy nhiên, tạm thòi thì các lahâm /iên ngạch hành chính đưỢc kiêm nhiệm công việc thừía plhá lại đôl với những nơi không có văn phòng thừa phát lại.. Thừa phát lại không đưỢc lấy tên m ình hoặc ttên (Cm vỢ để đứng tên hoạt động trong m ột sô" ngành thươnịg m.ạihay một sô" nghề nghiệp khác đưỢc ấn định bởi nghị định của Tổng trưỏng Bộ Tư Pháp, như quản lý khách sạn, cử a làng cà phê, tiệm rượu, tiệm ăn. N ếu vi phạm sẽ bị ctoi nihf đã tự ý từ chức thừa phát lại và sẽ bị thay thế. V. ĐÁNH GIÁ VỂ VAI TRÒ CỦA THỪA PHÁT LẠI TIRING HOAT • ĐÔNG • Tư PHÁP Định ch ế thừa phát lại ỏ m iền Nam trước đ â y đ ã góp 2 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2