intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học: Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Chia sẻ: Ngô Minh Tuấn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

114
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học "Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất" trình bày về chính sách về kinh tế, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục, những chuyển biến mới về kinh tế và giải cấp xã hội Việt Nam,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học: Những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất

  1. Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học Th.S Lê Đăng Thành Chuyên đề NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ______ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành chính sách thống trị mới ở Đông Dương. Dưới tác động của chính sách này nền kinh tế - xã hội Việt Nam có những chuyển biến nhất định, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp càng thêm sâu sắc. Từ đó, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam có những bước phát triển mới. I. Chính sách về kinh tế - cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai 1. Nguyên nhân và mục đích - Bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Pháp là nước thắng trận nhưng nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề. Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải đều bị giảm sút nghiêm trọng. Trong khi đó, những khoản đầu tư của Pháp ở Nga bị mất trắng. Nợ nước ngoài tăng, đồng Frăng bị mất giá nghiêm trọng, thị trường bị thu hẹp. Vị trí của nước Pháp trong thế giới tư bản bị giảm sút… - Để hàn gắn, khôi phục và phát triển kinh tế nhà cầm quyền Pháp vừa tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa, trong đó có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929). - Chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương do Anbe Xa rô - toàn quyền Đông Dương – vạch ra. Chương trình này được triển khai từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). 2. Nội dung Thực dân Pháp đã đầu tư với tộc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (1924-1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam tăng hơn 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh (1898 – 1918), lên đến 4 tỉ phrăng , nhiều nhất là vào nông nghiệp. a. Nông nghiệp - Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn vào nông nghiệp, năm 1924 là 52 triệu phrăng, đến năm 1927 đã lên đến 400 triệu phrăng. - Tư bản Pháp ra sức cướp ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, chủ yếu trồng cao su. Từ đó. diện tích trồng cao su được mở rộng: từ 1918 - 1930 diện tích trồng cao su tăng từ 15000 ha - 78620 ha. Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc 1
  2. Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học Th.S Lê Đăng Thành - Lập ra các công ty cao su: Công ty Đất Đỏ, Công ty Misơlanh... với mục đích độc chiếm toàn bộ nguồn sản phẩm cao su của Việt Nam. b. Công nghiệp - Chủ yếu đầu tư vào khai thác mỏ, đặc biệt là mỏ than. Nhiều công ty khai thác mỏ than mới được thành lập như công than Hạ Long - Đồng Đăng, Công ty than Tuyên Quang, Công ty than Đông Triều… - Một số cơ sở chế biến quặng kẽm, thiếc, các nhà máy tơ sợi Hải Phòng, Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, Nam Định, nhà máy Diêm Hà Nội… đã được nâng cấp và mở rộng quy mô. c. Thương nghiệp. - Tư bản Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam + Ban hành các đạo luật đánh thuế nặng hàng hoá không phải hàng hóa Pháp nhập khẩu vào Việt Nam + Tăng cường nhập khẩu hàng hoá Pháp (1929 = 62%). d. Giao thông vận tải Giao thông vận tải phát triển nhằm phục vụ công cuộc khai thác và mục đích chính trị, quân sự. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối thêm nhiều đoạn Đồng Đăng- Na Sầm(1922), Vinh - Đông Hà (1927)…Hệ thống giao thông đường thủy tiếp tục được khai thác. e. Tài chính - ngân hàng - Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương. Đồng thời chúng đẩy mạnh việc thu thuế ở Việt Nam. Nhìn chung các ngành kinh tế của tư bản Pháp sau chiến tranh đều có những bước phát triển mới. Nhưng chính sách khai thác thuộc đia của chúng về căn bản không hề thay đổi: hết sức hạn chế sự phát triển của công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng như các ngành luyện kim, cơ khí…nhằm cột chặt Đông Dương vào nền công nghiệp của nước Pháp và biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. II. Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục 1. Chính trị - Sau chiến tranh chính sách thống trị của Pháp ở Đông Dương vẫn không thay đổi mà được tăng cường. Đó là chính sách chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay thực dân Pháp và bọn tay sai trung thành của chúng. Bộ máy cảnh sát, mật thám nhà tù tiếp tục được củng cố và hoạt động dáo diết; - Duy trì giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn… Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc 2
  3. Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học Th.S Lê Đăng Thành - Tiếp tục chính sách truyền thống "chia để trị", chia Việt Nam thành 3 xứ với 3 chế độ chính trị khác nhau nhằm chia rẽ dân tộc (Bắc kỳ: nửa bảo hộ, Trung Kỳ: bảo hộ, Nam kỳ: thuộc địa) 2. Văn hoá, giáo dục - Hệ thống giáo dục được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Mô hình giáo dục có tính hiện đại đang hình thành ở Đông Dương. - Phát triển văn hoá nô dịch phục vụ mục đích khai thác… - Trong nền văn hóa Việt Nam các yếu tố truyền thống, văn hóa mới tiến bộ, và nô dịch cùng tồn tại và đấu tranh với nhau. III. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội Việt Nam 1. Kinh tế - Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp tiếp tục được mở rộng và bao trùm lên nền kinh tế phong kiến Việt Nam. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam có chuyển biến ít nhiều song chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến trong tình trạng nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương ngày càng bị cột chặt vào nền kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. 2.Về xã hội - Dẫn tới tình trạng bần cùng hoá và phân hoá giai cấp sâu sắc trong xã hội. Giai cấp địa chủ Giai cấp địa chủ bị phân hoá thành ba bộ phận rõ rệt là tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Hình thành trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm nên bộ phận không ít tiểu và trung địa chủ có ý thức dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp nông dân - Chiếm tỷ lệ đông nhất trong xã hội: chiếm trên 90% dân số. Họ là nạn nhân của chính sách cướp đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng…của đế quốc phong kiến. Họ bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc phong kiến vì vậy vô cùng gay gắt và chỉ chờ cơ hội là bùng nổ. Do vậy giai cấp nông dân là một động lực cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc. Giai cấp tiểu tư sản Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc 3
  4. Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học Th.S Lê Đăng Thành - Sau chiến tranh do sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là sự mở rộng cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, số lượng tiểu tư sản tăng nhanh trên cơ sở đó giai cấp tiểu tư sản ra đời. - Giai cấp tiểu tư sản bao gồm sinh viên, giáo viên, học sinh, những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng. Bị đế quốc áp bức bóc lột nặng nề nên đời sống kinh tế bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản, thất nghiệp. Họ có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt, bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Giai cấp tư sản - Tiếp nối quá trình tập hợp lực lượng từ trong chương trình khai thác thuộc địa thứ nhất trước chiến tranh và trong chiến tranh thế giới thứ nhất tầng lớp tư sản ngày càng thêm đông, đến mấy năm sau khi chiến tranh kết thúc giai cấp tư sản Việt Nam ra đời. Họ phần đông là những tiểu chủ đứng trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay đại lí hàng hoá cho tư bản pháp. Khi đã kiếm được số vốn khá họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản. Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản pháp chèn ép nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, nặng về thương nghiệp. Phát triển đến một mức nào đó thì họ phân hoá làm hai bộ phận: là tư sản mại bản và tư sản dân tộc. + Tư sản mại bản là những chủ tư bản lớn mở xí nghiệp để gia công và nhận thầu cho đế quốc. + Tư sản dân tộc đi vào con đường phát triển kinh tế dân tộc. Tư sản dân tộc thế lực kinh tế nhỏ (tổng số vốn kinh doanh chỉ bằng 5% số vốn của tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta lúc bấy giờ), bị chèn ép, có lòng yêu nước, có hệ tư tưởng riêng nên tư sản dân tộc là lực lượng có khuynh hướng dân tộc dân chủ. - Sau chiến tranh, giai cấp công nhân Việt Nam phát triển rất nhanh về cả số lượng và chất lượng. Trước chiến tranh số lượng có khoảng 10 vạn, sau chiến tranh tính đến năm 1929 lên tới 22 vạn. - Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế (Đại diện cho phát triển sản xuất tiên tiến; Có tinh thần cách mạng triệt để; Sống tập trung) Giai cấp công nhân Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng: + Chịu 3 tầng áp bức bóc lột: Đế quốc, phong kiến, tư sản ở họ mối thù dân tộc và mối thù giai cấp kết làm một. + Có quan hệ mật thiết với giai cấp nông dân - cơ sở xây dựng liên minh công - nông. Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc 4
  5. Chuyên đề bồi dưỡng ôn thi đại học Th.S Lê Đăng Thành + Sinh ra trong một đất nước có truyền thống yêu nước và đấu tranh + Thuần nhất về đội ngũ + Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc + Đặc biệt giai cấp công nhân Việt Nam vừa lớn lên đã tiếp thu ngay ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và của chủ nghĩa Mác-Lênin. Với những đặc điểm trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất tự giác, có đẩy đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Song muốn lãnh đạo cách mạng phải có một chính Đảng theo chủ nghĩa Mác-lênin và phải có một đường lối riêng. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế và giai cấp xã hội. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc và tay sai diễn ra ngày càng gay gắt. Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2