MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………….<br />
<br />
2<br />
<br />
PHÀN I: NHỮNG THÀNH TỰU KINH TẾVIỆT NAM………………..<br />
<br />
3<br />
<br />
1. KẾT QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG<br />
NHỮNG NĂM QUA……………………………………………<br />
<br />
4<br />
<br />
1.1.Tăng trưởng kinh tế qua các năm………………………………<br />
<br />
4<br />
<br />
1.2.Những thành công trong tăng trưởng kinh tế khác…………….<br />
KẾT LUẬN PHẦN I…………………………………………………….<br />
PHẦN II MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM……..<br />
<br />
7<br />
10<br />
11<br />
<br />
2.1. BẢN CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA MÔ HÌNH KINH<br />
TẾ VIỆT NAM………………………………………………………<br />
<br />
11<br />
<br />
2.2. ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM…………………..<br />
<br />
12<br />
<br />
2.2.1 Xuất khẩu tài nguyên chiểm tỷ trọng lớn……………………….<br />
<br />
12<br />
<br />
2.2.2. Lao động trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam………………<br />
<br />
13<br />
<br />
2.2.3 Tỷ lệ phân phối vốn đầu tư……………………………………<br />
<br />
15<br />
<br />
2.3 HỆ QUẢ CỦA CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM…………………<br />
<br />
17<br />
<br />
KẾT LUẬN PHẦN 2…………………………………………………….<br />
<br />
19<br />
<br />
PHẦN 3NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH<br />
TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO…………………<br />
<br />
20<br />
<br />
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN……………………..<br />
<br />
22<br />
<br />
3.1.1. Quan điểm………………………………………………………..<br />
<br />
22<br />
<br />
3.1.2. Mục tiêu…………………………………………………………...<br />
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, ĐỔI MỚI<br />
<br />
22<br />
<br />
MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG ………………………………………………………..<br />
1<br />
<br />
3.2.1. Các mất cân đối kinh tế vĩ mô…………………………………<br />
<br />
24<br />
<br />
3.2.1. Nút thắt vi mô…………………………………………………….<br />
<br />
25<br />
<br />
3.2.3.Tạo lập nền tảng để tiến lên mức thu nhập trung bình và xa hơn<br />
nữa…………………………………………………………………<br />
Những kiến nghị chính sách…………………………………………….<br />
<br />
26<br />
<br />
KẾT LUẬN……………………………………………………………..<br />
<br />
30<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….<br />
<br />
31<br />
<br />
2<br />
<br />
26<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, thuộc<br />
nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Duy trì được tốc độ tăng<br />
trưởng trung bình khoảng 7% một năm. Trong 10 năm thực hiện Chiến lược<br />
phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi,<br />
vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai<br />
cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những<br />
thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát<br />
triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.<br />
Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững<br />
mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo<br />
ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và<br />
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.<br />
Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh là một hiện thực, không<br />
chỉ dưới con mắt người nước ngoài, cũng không chỉ dưới lăng kính kinh tế vĩ<br />
mô, mà sự tăng trưởng này còn có thể được cảm nhận ở đại bộ phận hộ gia<br />
đình và các tế bào của nền kinh tế. Thế thì tại sao lại phải lo lắng và hoài nghi<br />
về triển vọng tăng trưởng? Vấn đề là ở chỗ, liệu chúng ta đã phát huy hết tiềm<br />
năng tăng trưởng của quốc gia hay chưa? Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng<br />
phát triển của chúng ta ra sao? Chúng ta có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng<br />
trưởng cao trong những năm tới hay không?<br />
Cũng trong bản báo cáo về Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt<br />
Nam, Giáo sư Michael Porter đưa ra nhận xét: “Nếu Việt Nam tiếp tục tăng<br />
trưởng theo kiểu cũ, tức là dựa chủ yếu vào đặc điểm địa lý hay dân cư thì<br />
không có nghĩa là khủng hoảng sẽ đến vào năm sau. Tuy nhiên các bạn chắc<br />
chắn không thể duy trì mô hình này trong vòng 5-10 năm tới”.<br />
Qua thực tế quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế của Việt Nam và<br />
nhận xét của Giáo sư Michael Porter chúng ta thấy Việt Nam hiện chủ yếu<br />
vẫn dựa vào những “lợi thế tự nhiên được thừa hưởng”, gồm tài nguyên thiên<br />
3<br />
<br />
nhiên, vị trí địa lý và đặc điểm dân số. Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã<br />
sử dụng các lợi thế tự nhiên để phát huy thông qua việc mở cửa thị trường và<br />
đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản, cần nhìn nhận đánh giá quá trình tăng<br />
trưởng kinh tế trong những năm qua và rút ra những định hướng cho sự phát<br />
triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.<br />
Chuyên đề bàn luận về ý kiến Giáo sư Michael Porter được chia làm 3<br />
phần:<br />
Phần I: Tổng quan về kinh tế Việt Nam<br />
Phần II: Những đặc điểm cơ bản trong mô hình tăng trưởng kinh tế<br />
Việt Nam<br />
Phần III: Những định hướng chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam<br />
trong những năm tiếp theo<br />
<br />
4<br />
<br />
PHẦN I: NHỮNG THÀNH TỰU KINH TẾVIỆT NAM<br />
1. KẾT QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA<br />
Nâng cao mức sống, hay mức độ thịnh vượng, là mục tiêu cuối cùng<br />
của phát triển kinh tế. Trên thực tế, nhiều bản kế hoạch kinh tế, kể cả chiến<br />
lược mười năm của Việt Nam đang được thảo luận gần đây, cũng đặt ra các<br />
chỉ tiêu về mức sống làm mục tiêu chính sách. Việc so sánh các quốc gia dựa<br />
trên những chỉ tiêu này giúp đánh giá một cách tương đối mức độ cạnh tranh<br />
của nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng có thể tìm ra những gợi ý chính sách ban<br />
đầu từ việc đánh giá các thước đo thu nhập và phi thu nhập của sự thịnh<br />
vượng, từ việc bóc tách các yếu tố thành phần tạo nên mức sống ví dụ như<br />
mức độ huy động nguồn và việc các nguồn lực này được sử dụng hiệu quả ra<br />
sao đóng góp phần nâng cao mức sống.<br />
1.1.Tăng trưởng kinh tế qua các năm<br />
Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây<br />
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát<br />
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển<br />
sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.<br />
1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình<br />
mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất<br />
khẩu được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của CNH<br />
XHCN trong chặng đường đầu tiên. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ<br />
chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới<br />
đời sống KTXH và giải phóng sức sản xuất.<br />
1991-1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt<br />
được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện.GDP bình quân<br />
năm tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy<br />
mạnh CNH - HĐH đất nước.<br />
5<br />
<br />