intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề Dạy học từ và câu ở Tiểu học - TS. Chu Thị Thuỷ An

Chia sẻ: Quỳnh Quỳnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:183

463
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của chuyên đề là giúp người học nâng cao những kiến thức và kỹ năng về dạy học Luyện từ và câu đã được học, bồi dưỡng các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng chuyên sâu về dạy học Luyện từ và câu theo chương trình, SGK Tiếng Việt tiểu học mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề Dạy học từ và câu ở Tiểu học - TS. Chu Thị Thuỷ An

  1. Bộ giáo dục và đào tạo Dự án phát triển giáo viên tiểu học TS.Chu Thị Thuỷ An (Chủ biên) TS. Chu Thị Hà Thanh chuyên đề Dạy học luyện từ và câu ở tiểu học (Bản thảo V) Vinh, 2007                                 Mục lục Trang Lời nói đầu 5 1
  2. Phân I: Giới thiệu chung về chuyên đề 7 Phần II: Nội dung chuyên đề 10 Chủ đề 1: Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu  (TS.Chu Thị Thuỷ An) 10 Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của phân môn Luyện từ và câu 10 Hoạt động 2: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu 11 Chủ đề 2: Chương trình, SGK phân môn Luyện từ và câu (TS.Chu Thị Thuỷ An) 13 Hoạt động 1: Hệ thống hoá các nội dung Luyện từ  14 Hoạt động 2: Hệ thống hoá các nội dung Luyện câu  16 Hoạt động 3: Tìm hiểu về các kiểu bài Luyện từ và câu  18 Chủ đề 3: Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học  (TS.Chu Thị Thuỷ An) 27  Hoạt động 1: Phân tích nguyên tắc giao tiếp 27 Hoạt động 2: Phân tích nguyên tắc trực quan 30 Hoạt động 3: Phân tích nguyên tắc đồng bộ, tích hợp 32 Hoạt động 4: Phân tích nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ 35  Hoạt động 5: Phân tích nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa ý nghĩa và hình thức ngữ  37 pháp Chủ đề 4: Tổ chức dạy học các kiểu bài Luyện từ và câu (TS.Chu Thị Thuỷ An) 40 Hoạt động 1: Thiết kế qui trình lên lớp các kiểu bài Thực hành 41 Hoạt động 2: Thiết kế qui trình lên lớp kiểu bài Hình thành kiến thức mới 47 Chủ đề 5: Tổ chức dạy học các nội dung Luyện từ  52                                                                  (TS. Chu Thị Hà Thanh & TS.Chu Thị Thuỷ An) Hoạt động 1: Xây dựng phương pháp dạy học bài tập Mở rộng vốn từ 52 Hoạt động 2: Xây dựng phương pháp dạy học bài tập Dạy nghĩa từ 58 Hoạt động 3: Xây dựng phương pháp dạy học bài tập Sử dụng từ 63 Hoạt động 4: Xây dựng phương pháp dạy học về biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá 66 2
  3. Hoạt động 5: Xây dựng phương pháp dạy học về cấu tạo từ 71 Hoạt động 6: Xây dựng phương pháp dạy học về các lớp từ có quan hệ về nghĩa 75 Hoạt động 7: Xây dựng phương pháp dạy học về từ loại 79 Chủ đề 6: Tổ chức dạy học các nội dung Luyện câu    (TS.Chu Thị Thuỷ An) 84 Hoạt động 1: Xây dựng phương pháp dạy học bài tập Đặt câu theo mẫu 84 Hoạt động 2: Xây dựng phương pháp dạy học bài tập Đặt và trả lời câu hỏi 88 Hoạt động 3: Xây dựng phương pháp dạy học về các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? 91 Hoạt động 4: Xây dựng phương pháp dạy học về thành phần trạng ngữ 96 Hoạt động 5: Xây dựng phương pháp dạy học về câu ghép và cách nối các vế câu ghép 102 Hoạt động 6: Xây dựng phương pháp dạy học về câu phân loại theo mục đích nói 110 Hoạt động 7: Xây dựng phương pháp dạy học về dấu câu 119 Hoạt động 8: Xây dựng phương pháp dạy học về liên kết câu 129 Chủ đề 7: Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú và năng khiếu học tập Luỵên từ và  134 câu                                                                                                          (TS.Chu Thị Thuỷ An) 135 Hoạt động 1: Phân tích biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập Luyện từ và câu cho học sinh Hoạt động 2: Xây dựng nội dung và biện pháp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng từ và  137 câu cho học sinh khá giỏi 145 Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình thức  hoạt động ngoại khoá Luyện từ và câu  Đánh giá toàn chuyên đề  (TS.Chu Thị Thuỷ An) 150 Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá (TS.Chu Thị Thuỷ An & TS.Chu Thị Hà  151 Thanh) 151 Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá của các chủ đề 165 Thông tin phản hồi cho hoạt động đánh giá toàn chuyên đề 3
  4.                              Bảng kí hiệu viết tắt GV: giáo viên HS: học sinh SGK: sách giáo khoa CCGD: cải cách giáo dục MRVT: mở rộng vốn từ SV: sự vật                                         4
  5. Lời nói đầu Để  góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, Dự  án   phát triển giáo viên tiểu học đã tổ  chức biên soạn 40 tiểu môđun và chuyên đề  thuộc 4  môđun đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học, bao gồm: 1. Toán và phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2. Văn học, Tiếng Việt và Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 3. Tự nhiên ­ Xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên và xã hội ở tiểu học 4. Những kiến thức cơ sở của Giáo dục Tiểu học Các môđun đào tạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật   những đổi mới về  nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả  giáo dục Tiểu học theo   chương trình, SGK tiểu học mới. Điểm mới của các tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích  cực hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết   vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học ở trình độ  đại học; chú   trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng hình)   giúp cho người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập. Chuyên đề  Dạy học Luyện từ và câu  ở  tiểu học nằm trong hệ thống chuyên đề  thuộc nhóm Văn học, Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt  ở  tiểu học.  Chuyên đề do nhóm tác giả Trường Đại học Vinh, gồm TS Chu Thị Thuỷ An (chủ biên)   và TS Chu Thị  Hà Thanh, biên soạn theo chương trình Đào tạo giáo viên tiểu học trình  độ đại học. Mục đích của chuyên đề là giúp người học nâng cao những kiến thức và kỹ năng  về dạy học Luyện từ và câu đã được học, bồi dưỡng các kiến thức và rèn luyện các kỹ  năng chuyên sâu về  dạy học Luyện từ  và câu theo chương trình, SGK Tiếng Việt tiểu  học mới. Bên cạnh đó, giúp người học đổi mới phương pháp học, nâng cao tính tích cực  chủ động trong học tập và ứng dụng các vấn đề đã học vào dạy học Luyện từ và câu ở  tiểu học một cách hiệu quả. Chuyền đề được cấu trúc thành 7 chủ đề, gồm: Chủ đề 1: Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu Chủ đề 2: Chương trình, SGK phân môn Luyện từ và câu 5
  6. Chủ đề 3: Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu Chủ đề 5: Tổ chức dạy học các nội dung Luyện từ  Chủ đề 4: Tổ chức dạy học các kiểu bài Luyện từ và câu Chủ đề 6: Tổ chức dạy học các nội dung Luyện câu Chủ  đề 7: Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú và năng khiếu học tập  Luyện   từ và câu Đi kèm với tài liệu in, chuyên đề có các tài liệu nghe nhìn gồm băng hình và các   tài liệu hướng dẫn học theo băng hình. Những trích đoạn băng hình này là các bài học về  Luyện từ và câu do GV các trường tiểu học thành phố Vinh thực hiện. Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp dạy học   mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban điều phối Dự  án rất  mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ  giảng viên, sinh viên các trường Sư phạm trong cả nước. Trân trọng cảm ơn. Dự án phát triển GVTH 6
  7. Phần I giới thiệu chung về chuyên đề I. Mục tiêu chung của chuyên đề 1. Kiến thức:   + Giải thích được vị trí, nhiệm vụ của việc dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học + Phân tích được cấu trúc nội dung của chương trình phân môn Luyện từ và câu ở  tiểu học và đặc điểm các kiểu bài Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt + Giải thích được các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu ở tiểu học   + Xác định được phương pháp lên lớp các kiểu bài và các nội dung luyện từ,   luyện câu ở tiểu học + Xác định được phương pháp bồi dưỡng hứng thú và năng khiếu học tập Luyện   từ và câu ở tiểu học 2. Kỹ năng: + Sử dụng chương trình, SGK vào dạy Luyện từ và câu cho HS tiểu học + Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp dạy học Luyện từ và câu vào quá  trình dạy học + Tổ chức được quá trình dạy học các kiểu bài, các nội dung về  Luyện từ và câu  ở tiểu học + Vận dụng được các biện pháp bồi dưỡng hứng thú và năng khiếu về  Luyện từ   và câu 3. Thái độ: + Thấy được tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học + Góp phần giảng dạy tốt và bồi dưỡng được các thế hệ HS năng khiếu về phân   môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. II. Giới thiệu chuyên đề 1. Đối tượng sử dụng: Đối tượng học chuyên đề này là sinh viên ngành Giáo dục tiểu  học, các trường Đại học sư phạm. 7
  8. 2. Thời gian học: Chuyên đề tương ứng với hai đơn vị học trình (30 tiết), trong đó: 20   tiết lý thuyết, 10 tiết thực hành. Khi học lý thuyết và thực hành phối hợp xen kẽ  với   nhau, không tách riêng. 3. Nội dung chính và phân bố thời gian STT Tên chủ đề Số tiết 1 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu  2 2 Chương trình, SGK phân môn Luyện từ và câu  3 3 Các nguyên tắc dạy học Luyện từ và câu  5 4 Tổ chức dạy học các kiểu bài Luyện từ và câu  4 5  Tổ chức dạy học các nội dung Luyện từ  6  6 Tổ chức dạy học các nội dung Luyện câu  7 7 Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú và năng khiếu học tập  Luyện từ và   3 câu   4. Những điểm cần lưu ý khi học chuyên đề ­ Điều kiện tiên quyết của chuyên đề  là người học đã học xong các học phần  Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3; Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, Phương pháp dạy học  Tiếng Việt 2 (theo chương trình khung Giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu học của   Bộ Giáo dục và Đào tạo). Đặc biệt, để  đi vào xây dựng phương pháp dạy học các vấn   đề cụ thể về từ và câu, người học phải nắm vững cơ sở từ vựng học và ngữ  pháp học   của mỗi vấn đề. ­ Chuyên đề  yêu cầu người học kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực   hành: các kiến thức lý thuyết người học phải tự rút ra được sau khi thực hành hoặc sau   khi tiếp nhận lý thuyết người học phải thể  hiện ngay vào việc thực hành "dạy học   luyện từ và câu ở tiểu học". Vì vậy, ở mọi hoạt động, người học phải nắm vững, bám  sát chương trình, SGK phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học. ­ Các hoạt động chủ yếu của người học trong chuyên đề này là xây dựng phương  pháp dạy học các kiểu bài, các nội dung Luyện từ  và câu, vì thế, người học phải tăng   cường khâu tự học ở nhà. Nếu không thực hiện các nhiệm vụ "ở nhà" một cách nghiêm  túc, người học sẽ không đủ thời gian và dữ kiện để tham gia thực hiện các nhiệm vụ "ở  lớp". ­ Chuyên đề  coi trong vai trò của hoạt động nhóm tại lớp, người học phải biết  phải biết phát huy vai trò hợp tác, cùng giải quyết các vấn đề  về  nội dung và phương  8
  9. pháp dạy học Luyện từ  và câu tại lớp. Đây cũng là điều kiện để  người học tiết kiệm   thời gian, phát huy tính sáng tạo trong học tập.  III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện chuyên đề 1.Tài liệu tham khảo chính 1. Lê Phương Nga, Dạy học ngữ pháp ở tiểu học, NXB Giáo dục, 1998 2. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học   2, NXB Giáo dục,  Hà Nội, 1998. 3. Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh, Dạy học từ ngữ ở tiểu học, NXB Giáo dục, 1999. 4. Nguyễn Minh Thuyết  (Chủ  biên), Hỏi đáp về  dạy học Tiếng Việt 2, NXB  Giáo dục, 2003. 5. Nguyễn Minh Thuyết  (Chủ  biên), Hỏi đáp về  dạy học Tiếng Việt 3, NXB  Giáo dục, 2004 6. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ  biên), Hỏi đáp về  dạy học Tiếng Việt 4, NXB  Giáo dục, 2005. 7.  Nguyễn Minh Thuyết(Chủ  biên),  Hỏi đáp về  dạy học Tiếng Việt 5 , NXB  Giáo dục, 2006. 8. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ  biên), SGK  Tiếng Việt lớp 2 ­ lớp 5, NXB Giáo  dục, 2006. 9. Nguyễn Trí, Lê A, Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học tiếng Việt, tập 2,  NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002. 2. Thiết bị và đồ dùng dạy học ­ Phòng học đủ tiêu chuẩn ­ Máy chiếu hắt, máy chiếu qua đầu ­ Băng hình, giấy trong.... 9
  10. Phần II Nội dung chuyên đề    Chủ đề 1 Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu     (2 tiết) Mục tiêu ­ Kiến thức: + Xác định được vị  trí, ý nghĩa của phân môn Luyện từ  và câu trong môn Tiếng  Việt và trong hệ thống các môn học ở trường tiểu học + Lý giải được mục tiêu và các nhiệm vụ cụ thể của phân môn này ở trường tiểu   học ­ Kỹ năng: Có kỹ năng vận dụng các hiểu biết về vị trí, nhiệm vụ của phân môn  trong quá trình phân tích, chương trình, SGK và tổ chức dạy học Luyện từ và câu. ­ Thái độ: Yêu thích phân môn Luyện từ và câu và việc dạy học phân môn này ở  tiểu học. Các Hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, ý nghĩa của phân môn Luyện từ và câu Thời gian: 30 phút    Nhiêm vụ của hoạt động 1 Thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau: 1. ở trường tiểu học, phân môn Luyện từ và câu có vị trí như thế nào? 10
  11. 2. Tại sao phải dạy Luyện từ và câu cho HS tiểu học?  Thông tin cho hoạt động 1 1. Phân môn Luyện từ  và câu là một phân môn có vị  trí đặc biệt quan trọng  ở  trường tiểu học. Ngoài việc xây dựng thành phân môn độc lập, các kiến thức và kỹ năng   về  từ  và câu còn được tích hợp trong các phân môn còn lại của môn Tiếng Việt và cả  trong các môn học khác ở trường tiểu học.  2. Vị trí quan trọng của phân môn này được qui định bởi tầm quan trọng của từ  và câu trong hệ thống ngôn ngữ. ­ Từ  là một đơn vị  cơ  bản của hệ  thống ngôn ngữ. Muốn nắm được một ngôn  ngữ nào đó đầu tiên là phải nắm được vốn từ. Nếu như không làm chủ được vốn từ của   một ngôn ngữ  thì không thể sử dụng được ngôn ngữ đó như một công cụ để học tập và  giao tiếp. Ngoài ra, vốn từ ngữ của một con người càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa   chọn từ  ngữ  của người đó càng lớn, khả  năng diễn đạt của người đó càng chính xác,  tinh tế bấy nhiêu. Vì vậy, dạy luyện từ cho HS tiểu học là phải làm giàu vốn từ ngữ cho   HS, phải chú trọng "số lượng từ, tính đa dạng và tính năng động của từ". ­ Tuy nhiên, từ không phải là đơn vị trực tiếp sử dụng trong giao tiếp. Muốn giao   tiếp, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với nhau con người phải sử dụng một đơn vị  ngôn ngữ tối thiểu và cơ bản là câu. Nếu không nắm được các qui tắc ngữ pháp của một  ngôn ngữ thì con người cũng không thể sử dụng được ngôn ngữ đó làm công cụ để giao   tiếp. Vì vậy, dạy từ ngữ cho HS phải gắn liền với dạy câu, dạy các qui tắc kết hợp từ  thành câu, qui tắc sử dụng câu nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao... Những điều phân tích trên đã cho ta thấy ý nghĩa quan trọng của phân môn Luyện   từ và câu ở tiểu học.   Đánh giá hoạt động 1 1. Có người nói: dạy từ cho HS tiểu học phải chú trọng cả   số lượng từ, tính đa   dạng và tính năng động của từ. Anh (chị) hiểu ý kiến này như thế nào? 2. Tại sao việc luyện từ của HS tiểu học phải gắn liền với việc luyện câu?                                              Hoạt động 2:           Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu  11
  12.          Thời gian: 60 phút    Nhiệm vụ của hoạt động 2 1. Đọc kỹ phần Thông tin cho hoạt động 2 và các tài liệu: Chương trình tiểu học   năm 2000 (2002, NXB Giáo dục; chú ý phần  mục tiêu môn Tiếng Việt), Phương pháp  dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 2 ( 1998, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí; chú ý các trang 45   ­ 46 và 81­ 82), tóm tắt các thông tin vừa đọc.  2. Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: a. Phân môn  Luyện từ  và câu  có vai trò như  thế  nào trong việc góp phần thực  hiện mục tiêu chung của môn Tiếng Việt? b. Phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học phải thực hiện những nhiệm vụ nào?    Thông tin cho hoạt động 2                                               1. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và phát triển kỹ năng giao   tiếp cho HS tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn luyện kỹ  năng sử  dụng từ  chính xác, tinh tế để đặt câu, rèn luyện kỹ năng tạo lập câu và sử dụng câu phù hợp với  tình huống giao tiếp. Mục tiêu của phân môn được thể  hiện đầy đủ  trong tên gọi "  Luyện từ và câu". 2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu: ­ Về  mặt Luyện từ: Phân môn này có nhiệm vụ  tổ  chức cho HS  thực hành làm   giàu vốn từ, cụ thể là: + Chính xác hoá vốn từ (dạy nghĩa từ): là giúp HS có thêm những từ mới, những  nghĩa mới của từ đã học, thấy được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. + Hệ thống hoá vốn từ (trật tự hoá vốn từ): là giúp HS sắp xếp các từ thành một   trật tự  nhất định trong trí nhớ  của mình để  có thể  ghi nhớ  từ  nhanh, nhiều và tạo ra   được tính thường trực của từ. + Tích cực hoá vốn từ (luyện tập sử dụng từ): là giúp HS biến những từ ngữ tiêu   cực (những từ ngữ hiểu nghĩa nhưng không sử dụng trong khi nói, viết) thành những từ  ngữ tích cực, được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày. + Văn hoá hoá vốn từ: là giúp HS loại bỏ khỏi vốn từ  những từ ngữ không văn   hoá, tức là những từ ngữ thông tục hoặc sử dụng sai phong cách. 12
  13. Mặt khác, còn phải cung cấp cho HS một số  khái niệm lý thuyết cơ  bản và sơ  giản về từ vựng học như về cấu tạo từ, các lớp từ có quan hệ về  nghĩa... để  HS có cơ  sở nắm nghĩa từ một cách chắc chắn và biết hệ thống hoá vốn từ một cách có ý thức.  ­ Về mặt Luyện câu: Phân môn này phải tổ chức cho HS thực hành để rèn luyện  các kỹ năng cơ bản về ngữ pháp như kỹ năng đặt câu đúng ngữ pháp, kỹ năng sử dụng  các dấu câu, kỹ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp mục đích nói, tình huống lời nói để  đạt hiệu quả giao tiếp cao, kỹ năng liên kết các câu để tạo thành đoạn văn, văn bản.  Để thực hiện tốt các nhiệm vụ thực hành, phân môn  Luyện từ và câu phải cung  cấp cho HS một số khái niệm, một số qui tắc ngữ pháp cơ bản, sơ giản và tối cần thiết:  bản chất của từ loại, thành phần câu, dấu câu, các kiểu câu, qui tắc sử dụng câu trong   giao tiếp và các phép liên kết câu. Bên cạnh đó, qua phân môn này còn giúp HS tiếp thu một số qui tắc chính tả như  qui tắc viết hoa, qui tắc sử dụng dấu câu. ­ Ngoài các nhiệm vụ kể trên, phân môn  Luyện từ và câu phải chú trọng việc rèn  luyện tư duy, giáo dục thẩm mỹ cho HS.    Đánh giá hoạt động 2 1. Theo bạn phân môn Luyện từ và câu đóng vai trò gì trong việc thực hiện mục  tiêu rèn luyện các kỹ năng giao tiếp nói, nghe, đọc, viết cho HS? 2. Nhiệm vụ "làm giàu vốn từ" cho HS tiểu học bao gồm những bao gồm những  công việc cụ thể nào? 3.Về nhiệm vụ, so với phân môn ngữ pháp trước đây, việc dạy luyện câu ở tiểu  học hiện nay có gì khác? 4. Hãy lấy một ví dụ  trong bài dạy Luyện từ và câu cụ  thể  để  làm rõ nhiệm vụ  phát triển  tư duy cho HS của phân môn Luyện từ và câu. Chủ đề 2 Chương trình, sgk phân môn Luyện từ và câu (3 tiết)    Mục tiêu 13
  14. Kiến thức: + Xác định được cấu trúc nội dung của chương trình Luyện từ và câu ở tiểu học + Phân tích được đặc điểm của từng kiểu bài Luyện từ và câu trong SGK Tiếng  Việt + Phân định rõ những điểm giống, khác nhau về  nội dung dạy học Luyện từ và   câu cũng như cách phân chia kiểu bài của chương trình mới so với chương trình CCGD. Kỹ năng:  + Phân tích được chương trình, SGK phân môn Luyện từ và câu + Hệ thống hoá, sơ đồ hoá được các kiến thức về Luyện từ và câu trong chương  trình, SGK mới Thái độ: + ý thức được tầm quan trọng của việc phân tích nội dung chương trình và SGK   trong dạy học CáC Hoạt động                                          Hoạt động 1:                        Hệ thống hoá các nội dung Luyện từ         Thời gian: 30 phút Nhiệm vụ của hoạt động 1 1. Khảo sát các bài học Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5 chương   trình mới: a. Thống kê các chủ điểm gắn liền với việc mở rộng vốn từ trong chương trình. b. Hệ thống hoá các nội dung dạy học lý thuyết về từ.   (Thực hiện ở nhà)  2. Khảo sát các bài học Từ  ngữ trong SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5 chương trình   CCGD để so sánh nội dung luyện từ trong chương trình mới và nội dung phân môn Từ  ngữ trong chương trình CCGD.(Thực hiện ở nhà)  3. Thảo luận nhóm về kết quả thống kê và so sánh đã tiến hành.(Thực hiện tại lớp)  Thông tin cho hoạt động 1 1. Về lý thuyết: Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho HS các vấn đề lý thuyết   về từ sau: 14
  15. ­ Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm ( Lớp 2, lớp 3) ­ Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá ( Lớp 3) ­ Cấu tạo của tiếng (Lớp 4) ­ Các bộ phận của vần, cách đánh dấu thanh trên vần ( Lớp 5) ­ Từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy (Lớp 4) ­ Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (Lớp 5) ­ Ôn tập về cấu tạo từ (Lớp 5) ­ Từ loại: danh từ, động từ, tính từ ( Lớp 4); đại từ, quan hệ từ ( Lớp 5) 2.Về thực hành:  ­ Lớp 2: Nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ  điểm: Em là học sinh, Bạn   bè, Trường học, Thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc,   Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân.  ­ Lớp 3: Nội dung mở  rộng vốn từ  gắn với các chủ  điểm: Măng non, Mái  ấm,   Tới trường, Cộng đồng, Quê hương, Bắc ­ Trung ­ Nam, Anh em một nhà, Thành thị  ­   Nông thôn, Bảo vệ  Tổ  quốc, Sáng tạo nghệ  thuật, Lễ  hội, Thể  thao, Ngôi nhà chung,   Bầu trời và mặt đất. ­ Lớp 4: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm của từng đơn vị học, cụ  thể là: Nhân hậu ­ đoàn kết; Trung thực ­ tự trọng; Ước mơ; ý chí ­ nghị lực; Đồ chơi ­   Trò chơi, Tài năng; Sức khỏe; Cái đẹp; Dũng cảm; Du lịch ­ Thám hiểm; Lạc quan ­ Yêu   đời. ­ Lớp 5: Nội dung Mở rộng vốn từ  gắn với các chủ  điểm: Tổ quốc, Nhân dân,   Hoà bình, Hữu nghị ­ Hợp tác, Thiên nhiên, Bảo vệ  môi trường, Hạnh phúc, Công dân,   Trật tự ­ An ninh, Truyền thống, Nam và nữ, Trẻ em, Quyền và bổn phận. 3. So sánh với nội dung kiến thức về từ của chương trình mới với nội dung kiến   thức về từ trong chương trình, SGK CCGD chúng ta rút ra một số điểm như sau: ­ Chương trình mới đã giản lược một số  khái niệm lý thuyết về  từ  vựng học:   các kiểu từ ghép, các kiểu từ láy, các dạng từ láy, nghĩa của từ láy, bên cạnh đó  bổ sung  một số  nội dung như  cho HS  làm quen với các biện pháp tu từ: so sánh và nhân hoá,   cung cấp thêm khái niệm về quan hệ từ. 15
  16. ­   Do sự  khác nhau về  mục tiêu của chương trình nên các kiến thức lý thuyết  được đưa vào  ở  dạng qui tắc, dạng hướng dẫn tạo lập các đơn vị  từ  vựng hơn là các  khái niệm như chương trình CCGD trước đây. Chẳng hạn, khi dạy về nội dung cấu tạo  từ, chương trình CCGD giới thiệu cho HS các khái niệm: ­ Từ do một tiếng có ý nghĩa tạo thành, gọi là từ đơn. ­ Từ gồm hai, ba, bốn tiếng ghép lại, mà tạo thành một ý nghĩa chung, gọi là từ   ghép. ­ Từ láy gồm hai, ba , bốn tiếng láy (nghĩa là có một bộ phận âm thanh của tiếng   được lặp lại hoặc cả tiếng được lặp lại). (Tiếng Việt 5 (CCGD), tập 1, tr 77­78) Chương trình mới cung cấp cho HS các qui tắc: ­ Tiếng cấu tạo nên từ. Từ  chỉ  gồm một tiếng gọi là từ  đơn. Từ  gồm hai hay   nhiều tiếng gọi là từ phức. ­ Có hai cách chính để tạo từ phức là: + Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. + Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả  âm đầu và vần)   giống nhau. Đó là từ láy. (Tiếng Việt 4 (Mới), tập 1, tr 28, 39) ­ ở cả hai chương trình, một số kiến thức về ngữ âm tiếng Việt như cấu tạo của  tiếng, cấu tạo của vần được đưa vào phân môn Luyện từ và câu.  ­ Về  nội dung Mở rộng vốn từ cả  hai chương trình đều dạy theo chủ  điểm. So  với chương trình CCGD, các chủ điểm của chương trình mới cụ  thể, sinh động và gần  gũi với lứa tuổi của HS tiểu học hơn. Mặt khác, các từ ngữ được mở rộng và hệ thống  hoá trong SGK Tiếng Việt mới không chỉ  bao gồm các từ Thuần Việt mà có cả  từ Hán  Việt, thành ngữ và tục ngữ.  Đánh giá hoạt động 1 1. Hãy nêu các nội dung lý thuyết về từ  được dạy ở tiểu học? 2. Việc dạy lý thuyết về  từ  trong chương trình, SGK Tiếng Việt hiện hành có gì khác  với việc dạy lý thuyết về từ  chương trình CCGD? 16
  17. 3. Bạn có nhận xét gì về  mối quan hệ  giữa các chủ  đề  Mở  rộng vốn từ  trong SGK  Tiếng Việt các lớp ở tiểu học? Hoạt động 2: Hệ thống hoá các nội dung Luyện câu  Thời gian: 30 phút   Nhiệm vụ của hoạt động 2 1. Khảo sát các bài học Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5  chương  trình mới để hệ thống hoá các nội dung dạy học về   câu, dấu câu, các phép liên kết câu  (Thực hiện ở nhà)  2. Khảo sát các bài học Ngữ pháp trong SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3, 4, 5 chương trình   CCGD để  so sánh nội dung luyện câu trong chương trình mới và nội dung phân Ngữ   pháp trong chương trình CCGD.(Thực hiện ở nhà)  3. Thảo luận nhóm về kết quả thống kê và so sánh đã tiến hành.(Thực hiện tại lớp) Thông tin cho hoạt động 2 1. Nội dung luyện câu ở tiểu học được phân bố như sau:  *Lớp 2: ­ Làm quen với ba kiểu câu trần thuật đơn (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?) và  một số thành phần trong câu. ­ Tập dùng một số  dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than và dấu  phẩy), trọng tâm là dấu chấm và dấu phẩy. * Lớp 3:  ­ Ôn về  các kiểu câu đã học  ở  lớp 2:  Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Các thành  phần trong câu đã học đáp  ứng các câu hỏi:  Ai? Là gì? Làm gì? Thế  nào?  ở  đâu? Bao   giờ? Như thế nào? Bằng gì? Vì sao? Để làm gì? ­ Ôn luyện về một số dấu câu cơ bản: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu  chấm than *Lớp 4: 17
  18. ­ Câu: cung cấp các kiến thức sơ  giản về  cấu tạo, công dụng và cách sử  dụng  các kiểu câu: Câu hỏi, Câu kể , Câu khiến, Câu cảm, Thêm trạng ngữ cho câu.  ­ Dấu câu: cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu:   Dấu hai chấm, Dấu chấm hỏi  (học trong bài Câu hỏi và dấu chấm hỏi),  Dấu gạch   ngang. * Lớp 5: ­  Câu: + Câu ghép và cách nối các vế câu ghép    + Ôn tập về dấu câu ­ Văn bản: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ, liên kết các câu trong  bài bằng cách thay thế từ ngữ, liên kết các câu trong bài bằng các từ ngữ nối. 2. So sánh với nội dung luyện câu của chương trình CCGD, ta thấy có một số  điểm đáng lưu ý sau đây: ­   Các khái niệm ngữ  pháp của chương trình mới giản lược hơn nhiều so với   chương trình CCGD, đặc biệt là các kiến thức về thành phần câu. Chương trình mới chỉ  dạy cho HS ba thành phần câu: chủ  ngữ, vị  ngữ, trạng ngữ. Chương trình CCGD còn   dạy thêm các thành phần hô ngữ và hai thành phần phụ của cụm từ là bổ ngữ, định ngữ. ­ Nếu như  chương trình CCGD chú trọng việc cung cấp kiến thức về  các kiểu   câu phân loại theo cấu tạo như: câu đơn, câu ghép, câu đơn đặc biệt, câu rút gọn, câu   ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ, câu ghép có từ chỉ quan hệ, câu ghép không có từ chỉ  quan hệ thì chương trình mới chú trọng dạy về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói,  những kiểu câu được nghiên cứu từ góc độ  sử  dụng. Số  tiết chương trình mới dành để  dạy về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói là 20 tiết trong khi chương trình CCGD  chỉ dạy trong 4 tiết. Tuy nhiên, chương trình mới đã lồng ghép việc dạy các kiểu câu này  với việc dạy các dạng cơ bản của câu đơn và hai thành phần chính của câu là chủ  ngữ,  vị ngữ. Việc dạy về câu ghép được dành một thời lượng là 6 tiết nhưng chủ yếu dạy về  cách liên kết các vế câu. ­ Điểm khác nhau cơ bản nhất của chương trình mới so với chương trình CCGD   là việc dạy câu được tiến hành theo một quan điểm mới: dạy trong sử dụng. Ngoài việc  cung cấp các kiến thức về  mục đích nói trực tiếp của các kiểu câu, chương trình còn   18
  19. dạy cho HS cách sử dụng câu hỏi với các mục đích khác, cách giữ  phép lịch sự  khi đặt   câu hỏi, cách giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị... ­ Chương trình mới có bổ  sung nội dung về  văn bản: để  phục vụ  cho việc rèn  luyện kỹ  năng liên kết câu, liên kết đoạn để  tạo văn bản trong phân môn tập làm văn,   chương trình đã dành thời lượng dạy HS cách liên kết các câu bằng các phép lặp, thế,  nối... ­ Chương trình CCGD cung cấp các kiến thức lý thuyết về  câu cho HS ngay từ  lớp 2­3. Chương trình mới chỉ cung cấp lý thuyết về câu ở các lớp 4­5, ở lớp 2­ 3 kiến   thức về từ và câu đều chỉ dạy thông qua các bài tập thực hành. Đánh giá hoạt động 2 1. Quan điểm giao tiếp thể hiện như thế nào trong việc lựa chọn và sắp xếp nội dung  luyện câu trong chương trình, SGK Tiếng Việt ở tiểu học? 2. Bạn hãy sơ đồ  hoá các kiến thức về câu trong chương trình, SGK Tiếng Việt ở tiểu   học?     Hoạt động 3: Tìm hiểu các kiểu bài Luyện từ và câu Thời gian: 75 phút           Nhiệm vụ của hoạt động 3 1. Khảo sát, thống kê các bài Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3,  4, 5 để phân thành các dạng (kiểu) bài.(Thực hiện ở nhà)  2. Tổ chức thảo luận nhóm về các vấn đề sau:  a. Phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học bao gồm những kiểu bài nào? b. Đặc điểm về mục đích ý nghĩa, nội dung và cấu tạo của mỗi kiểu bài? c. So sánh với các kiểu bài Từ  ngữ, Ngữ  pháp trước đây, các kiểu bài này có gì   giống nhau và khác nhau (về số lượng, về mục đích, ý nghĩa, về cấu tạo)?                                                             (Thực hiện ở lớp)     Thông tin cho hoạt động 3 Chương trình Luyện từ và câu  ở tiểu học được phân bố thành hai giai đoạn: giai  đoạn lớp 2­3 và giai đoạn lớp 4­5. ở giai đoạn lớp 2­3, chương trình chỉ  chú trọng mục   19
  20. tiêu thực hành, chưa cung cấp các khái niệm lý thuyết. ở giai đoạn lớp 4­5, chương trình  kết hợp giữa cung cấp lý thuyết và tổ chức luyện tập thực hành nhằm giúp HS chuyển   từ kỹ năng giao tiếp thành năng lực giao tiếp. Vì vậy, ở lớp 2­3, chỉ có một loại bài đó là  thực hành Luyện từ và câu. Còn  ở lớp 4­5, phân môn Luyện từ và câu có hai loại bài lý  thuyết và thực hành, trong đó loại bài lý thuyết chỉ có một kiểu thường được gọi là kiểu   bài Hình thành kiến thức mới, loại bài thực hành bao gồm ba kiểu nhỏ:  Mở rộng vốn từ,   Luyện tập thực hành và Ôn tập.  1. Kiểu bài Thực hành Luyện từ và câu ở lớp 2­3 ở lớp 2­3, nội dung luyện từ và luyện câu của mỗi tuần được bố trí trong một bài   học. Phân tích cấu tạo của kiểu bài Luyện từ và câu lớp 2­3, chúng ta thấy có những đặc  điểm sau: ­ Mỗi bài học được cấu thành từ một tổ hợp bài tập, bao gồm cả  bài tập luyện  từ và bài tập luyện câu. ­ Bài tập luyện từ  luôn được bố  trí trước bài tập luyện câu và có mối quan hệ  với bài tập luyện câu. Chẳng hạn, nếu bài tập luyện từ dạy về từ chỉ hoạt động, bài tập   luyện câu sẽ dạy về kiểu câu Ai làm gì?. Nếu bài tập luyện từ dạy về từ chỉ đặc điểm,  bài tập luyện câu sẽ dạy về kiểu câu Ai thế nào?. Nếu bài tập luyện từ là mở rộng vốn  từ  về chủ đề  nào đó thì bài tập luyện câu sẽ yêu cầu đặt câu về  chủ  đề  đó nhằm mục   đích ứng dụng các kết quả của bài tập luyện từ. Ví dụ: Luyện từ và câu, tuần 27, lớp 2 (Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về cây cối; Đặt   và trả lời câu hỏi để làm gì; Dấu chấm, dấu phẩy) 1. Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm. a) Cây lương thực, thực phẩm. M: lúa b) Cây ăn quả. M: Cam c) Cây lấy gỗ. M: xoan d) Cây bóng mát M: bàng đ) Cây hoa.          M: cúc 2. Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi ­ đáp theo mẫu sau: ­ Người ta trồng cam để làm gì ? ­ Người ta trồng cam để ăn quả. 3. Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống ? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2