intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo - Dịch bệnh heo tai xanh

Chia sẻ: Thân Thị Kim Tuyến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

219
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăn nuôi heo ở Việt Nam có từ lâu đời. Theo một số tài liệu của khảo cổ học, nghề chăn nuôi heo ở Việt Nam có từ thời đồ đá mới, cách đây khoảng 1 vạn năm. Từ khi, con người biết sử dụng công cụ lao động là đồ đá, họ đã săn bắn, hái lượm và bắt được nhiều thú rừng, trong đó có nhiều heo rừng. Khi đó, họ bắt đầu có ý thức trong việc tích trữ thực phẩm và lương thực cho những ngày không săn bắn và hái lượm được và họ đã giữ lại những con vật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo - Dịch bệnh heo tai xanh

  1. LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên đề Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo - Dịch bệnh heo tai xanh
  2. 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ..........................................................................................................................4 Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo - Dịch bệnh heo tai xanh.............................4 (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome) ..............................................................4 CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................................5 2 .1 LỊCH SỬ VÀ TÊN GỌI CỦA BỆNH HEO TAI XANH ..............................................5 2 .2 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ HỌC ..........................................................................................5 2 .3 ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS GÂY BỆNH .........................................................................6 2 .3.1 NHẬN DIỆN VIRUS GÂY BỆNH ............................................................................6 Hình 1: Virus PRRS ................................ ...............................................................................6 2 .3.2 HÌNH THÁI VIRUS PRRS.........................................................................................7 Hình 3: Hình thái virus PRRS ................................................................................................7 Hình 4: Gene cấu tạo của virus PRRS ....................................................................................8 2 .3.3 SỨC ĐỀ KHÁNH CỦA VIRUS PRRS......................................................................8 2 .3.4 ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN CỦA VIRUS PRRS ............................................................9 Hình 5: Sự lây truyền của virus PRRS ...................................................................................9 2 .3.5 TÍNH GÂY BỆNH CỦA VIRUS PRRS .....................................................................9 2 .4 TRIỆU CHỨNG BỆNH HEO TAI XANH ................................ .................................10 Hình 6: Hội ch ứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) - Tai heo bệnh viêm xuất huyết .......10 Hình 7: Heo nái gầy yếu, không lên giống ........................................................................... 11 Heo đẻ non, tỷ lệ thai chết cao ............................................................................................. 11 Hình 8: Thai chết trong khi đẻ.............................................................................................. 11 Hình 9: Heo con chết ngay khi sinh ................................................................ ..................... 12 Hình 10: Heo cai sữa biếng ăn, ho nhẹ, lông xác xơ ............................................................ 12 Hình 11: Heo thịt có biểu hiện khó thở................................................................................. 13 2 .5 BỆNH TÍCH PRRS ......................................................................................................13 Hình 13: Thai bị sảy, heo con(bào thai) chết lưu thai .......................................................... 14 Hình 14: Thận xuất huyết đinh ghim trong bệnh PRRS ........................................................ 14 Hình 16: Lỗ tai heo tím tái và đẻ non ................................................................................... 15 2 .6 CHẨN ĐOÁN BỆNH HEO TAI XANH (PRRS) ........................................................ 15 Các bệnh gây các triệu chứng hô hấp dễ nhầm lẫn: .......................................................... 16 - Bệnh cúm heo ................................................................................................................ 16 - Viêm phế quản, phổi ......................................................................................................16 - Viêm phổi do cúm không điển hình ................................................................ ............... 16 * Chẩn đoán virus học ...................................................................................................16 - Phân lập trên các tế bào được nuôi cấy và xác định bằng phương pháp nhuộm miễn dịch, hóa miễn dịch hay PCR(Polymerase Chian Reaction), đây là phương pháp dung để kiểm tra sự hiện diện của virus trong máu. Phương pháp này cho kết quả tốt nhất, có thể phát hiện virus ở giai đoạn đầu khi mới nhiễm bệnh. Thích hợp cho những nơi đang xảy ra dịch bệnh ................................................................ ................................ .................................16 Có thể dùng phương pháp IPMA(Immuno Peroxidase Monolayer Assay), ELISA (Enzym- Linked Immuno Sorbent Aassay)…để phát hiện kháng thể khi heo bị nhiễm bệnh. .......... 16 * Chẩn đoán huyết thanh học ........................................................................................ 16 - Chẩn đoán huyết thanh học với mẫu huyết thanh từ lợn mắc bệnh (thể cấp tính) và lợn trong giai đoạn hồi phục. Các phương pháp được áp dụng bao gồm ELISA, miễn dịch huỳnh quang, IPMA(Immuno Peroxydase Monolayer Assay). Kháng thể được phát hiện sau khi nhiễm 1-2 tuần: khoảng thời gian có thể phát hiện kháng thể khoảng 4 tháng sau khi bị nhiễm. Chẩn đoán huyết thanh học không có khả năng phân biệt được kháng nguyên hiện diện do bị nhiễm virus hay do tiêm vaccine. ............................................................. 16 2 .7 PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH KẾ PHÁT ................................ ..................... 17 2 .7.1 Phòng bệnh ................................................................................................................ 17
  3. 3 2 .7.2. Phòng bệnh bằng vaccin ................................ .......................................................... 17 Vaccin PRRS ....................................................................................................................... 18 Hình 17: Vaccin PRRS ................................................................................................ ......... 18 Hình 18: Tiêm vaccin PRRS cho heo con ............................................................................. 19 2 .7.3.Điều trị ....................................................................................................................... 19 Phát đồ điều trị các bệnh kế phát ................................ .......................................................... 19 2 .8 BỆNH HEO TAI XANH CÓ LÂY SANG NGƯỜI .................................................... 20 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 21 K ẾT LUẬN ........................................................................................................................ 21
  4. 4 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi heo ở Việt Nam có từ lâu đời. Theo một số tài liệu của khảo cổ học, nghề chăn nuôi heo ở Việt Nam có từ thời đồ đ á mới, cách đây khoảng 1 vạn năm. Từ khi, con người biết sử dụng công cụ lao động là đồ đá, họ đã săn bắn, hái lượm và bắt được nhiều thú rừng, trong đó có nhiều heo rừng. Khi đó, họ bắt đầu có ý thức trong việc tích trữ thực phẩm và lương thực cho những ngày không săn bắn và hái lượm được và họ đã giữ lại những con vật đã săn bắt được và thuần dưỡng chúng. Cũng từ đó nghề chăn nuôi heo đ ã được hình thành. Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, khi có trao đổ i văn hóa giữa Trung Quố c và Việt Nam, chăn nuôi heo được phát triển. Dân cư phía Bắc đã nhập các giống heo Lang Trung Quốc vào nuôi tại các tỉnh miền Đông Bắc bộ. Trong thời kỳ Pháp thuộc, khoảng 1925, Pháp bắt đầu cho nhập các giống heo châu Âu vào nước ta như giống heo Yorkshire, Berkshire và cho lai tạo với các giống heo nộ i nước ta như heo Móng Cái, heo Ỉ, heo Bồ Xụ…Cùng với việc tăng nhanh về số lượng, chất lượng đàn heo cũng không ngừng được cải thiện. Các phương pháp nhân giống thuần chủng và các phép lai được thực hiện. Trong thời gian từ 1960, chúng ta đa nhập nhiều giống heo cao sản thông qua sự giúp đ ỡ của các nước XHCN. Trong những năm qua, chăn nuôi heo nước ta đạt được những thành tựu đáng kể. N hiều trang trạị chăn nuôi heo có qui mô lớn, qui trình chăn nuôi công nghiệp khép kín mang lạị hiệu quả kinh tế cao. Nhưng đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay, ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn: Giá thức ăn cao, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát. N ăng suất chăn nuôi heo còn thấp , hệ thống giống heo chưa hình thành, tình trạng thiếu nghiêm trọng các nguyên liệu dùng làm thức ăn cho heo, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi heo vẫn còn gặp nhiều khó khăn…Đ ặc biệt là mối đe dọa nghiêm trọ ng từ d ịch bệnh đến chăn nuôi heo. N ước ta là một nước nhiệt đ ới, nơi xuất phát của nhiều dịch bệnh có tính chất khu vực như các b ệnh truyền nhiễm: Lở m ồm long móng, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn,…Đáng chú ý là “Bệnh dịch Heo tai xanh” đ ã và đang hoành hành hiện nay tại mộ t số địa phương trong cả nước. Được sự cho phép và sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn Th.S ………………………Nhóm sinh viên chúng em đã tiến hành tìm hiểu và thực hiện Chuyên đ ề báo cáo về: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo - D ịch bệnh heo tai xanh (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome)
  5. 5 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG 2.1 LỊCH SỬ VÀ TÊN GỌI CỦA BỆNH HEO TAI XANH Bệnh dịch Heo tai xanh còn có tên gọi là Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, viết tắt là PRRS (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome). Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên ở Mỹ vào khoảng năm 1987, vào thời điểm đó, do chưa xác định được căn nguyên b ệnh nên được gọi là “Bệnh bí hiểm ở lợn” (MDS), một số người căn cứ theo triệu chứng gọi là bệnh “Bệnh tai xanh ở lợn”. Sau đó bệnh lây lan rộng trên toàn thế giới và được gọi bằng nhiều tên: Hội chứng hô hấp và vô sinh của lợn (SIRS), bệnh bí hiểm ở lợn (MDS) như ở châu Mỹ hay Hội chứng hô hấp và sảy thai ở lợn (PEARS), Hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) như ở châu Âu. Năm 1992, Hội nghị quốc tế về bệnh này được tổ chức tại St. Paul, Minnesota đã nhất trí dùng tên PRRS là tên duy nhất cho bệnh này và đã được Tổ chức Thú y Thế giới công nhận. 2.2 ĐẶC ĐIỂM DỊC H TỂ HỌC Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS), còn gọi là bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh, làm ốm và chết nhiều lợn nhiễm bệnh. Hội chứng lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ vào năm 1987, sau đó ở Châu Âu và Châu Á vào những năm 90. Đến nay chưa có nước nào trên thế giới khẳng định là đã thanh toán được bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn, nhưng tập trung chủ yếu ở lợn nái mang thai và lợn con theo mẹ. Đ ặc trưng của PRRS là sảy thai, thai chết lưu ở lợn nái chửa giai đoạn cuố i; lợn ố m có triệu chứng điển hình như sốt cao trên 40oC, viêm phổi nặng, đặc biệt là ở lợn con cai sữa. Bệnh có tốc độ lây lây nhanh, trong vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh, thời gian nung bệnh kho ảng 5-20 ngày. Lợn bệnh thường bị bội nhiễm bởi những bệnh kế p hát khác như: dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng, E. Coli, Streptococuss suis, Mycoplasma spp., Salmonella, vv... đây là những nguyên nhân kế phát gây chết nhiều lợn bệnh. Ở Việt Nam, dịch PRRS đã xuất hiện lần đ ầu tiên vào tháng 3/2007 và gây ra 02 đợt bệnh chính tại 18 tỉnh, thành trong phạm vi cả 3 miền Bắc, Trung và Nam, làm ốm và phải tiêu huỷ hàng chục ngàn lợn mắc bệnh. D ịch xảy ra chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, không áp d ụng các biện pháp an toàn sinh học, chưa quản lý tốt việc vận chuyển buôn bán lợn,... nên nguy cơ dịch tái phát hoặc xuất hiện ở bất cứ địa phương nào, ở bất cứ thời điểm nào là rất lớn, đặc biệt khi thời tiết thay đổi tạo thuận lợi cho vi rút PRRS và các mầm bệnh khác phát triển gây bệnh.
  6. 6 D ịch lây lan nhanh chủ yếu là do phát hiện chậm, thú y cơ sở chữa trị âm thầm không có hiệu quả, người chăn nuôi bán lợn ố m, do không kiểm soát được vận chuyển lợn ốm từ vùng có dịch sang vùng không có dịch. 2.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS GÂY B ỆNH 2.3.1 NHẬN DIỆN VIRUS GÂY BỆNH Lúc đầu, người ta cho rằng bệnh heo tai xanh (PRRS) do một số virus như Parvovirus, virus giả dại (Pseudorabies), virus cúm lợn(Porcine enterovirus), đặc biệt virus gây viêm não - cơ tim (Encephalomyocarditis) gây nên. Sau đó, thông qua phân tích gene virus phân lập được từ khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học đã xác định được hai phân type chính của virus PRRS là: Type I là các virus xuất hiện ở châu Âu (virus Lelystad) và type II gồm các virus chủng Bắc Mỹ đã gây bùng phát dịch ở Châu Á (Trung Q uốc và Việt N am...). Hình 1: Virus PRRS Virus có cấu trúc ARN, thuộc giống Arterivirus, họ Togaviridae và bộ Nidovirales, gần giống với virus gây viêm khớp ở ngựa (EAV), Lactic Dehydrogenase virus của chuột (LDH ) và virus gây sốt xuất huyết trên khỉ (SHF). Có ba đặt tính quan trọng đáng lưu ý của giống Artervirus nói chung và virus PRRS nói riêng là: - Nhân lên bên trên trong các đại thực bào.Virus rất thích hợp với đại thực bào đặc biệt là đại thực bào ho ạt độ ng ở vùng phổi. Bình thường, đại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, riêng đối với virus PRRS, virus có thể nhân lên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới 40%)
  7. 7 H ình 2: Đại thực bào ở heo trước và sau khi bị virus PRRS tấn công - G ây nhiễm trùng dai dẳng mà không thể hiện triệu chứng. Do vậy, khi đã xuất hiện trong đàn, chúng thường có xu hướng duy trì sự tồn tại và ho ạt động âm thầm. Đ ại thực bào b ị giết sẽ làm giảm chức năng của hệ thố ng bảo vệ cơ thể và làm tăng nguy cơ bị nhiễm các b ệnh kế p hát - Có khả năng biến đổi gien rất lớn. 2 .3.2 HÌNH THÁI VIRUS PRRS H ình 3: Hình thái virus PRRS
  8. 8 H ình thái của virus là hình cầu, kích thước 40-60 nm, bề mặt nhẵn, lõi nucleocapsid hình khối với đường kính 25 -35 nm. Vỏ bọc của virus cấu tạo bởi hai lớp màng Lipid được lấy từ tế bào vật chủ và mang hai loại protein chủ yếu ( p rotein màng M và protein vỏ E) và bố n loại protein thứ yếu Glycosylate Protein (GP) GP2, G P3, GP4 và GP5 các lo ại protein này được mã hóa b ởi khung tín hiệu mở (ORF) 2, 3, 4 và 5. G ene của virus có chiều dài 15 kb và chứa 08 khung tín hiệu m ở trong đó chiếm 80% của gene là ORF 1a và 1b mã hóa những protein không cấu trúc của virus. N hững protein được mã hóa bởi các khung tín hiệu mở ORF từ 2 – 7 chiếm 20% còn lại của gien gọ i là các protein cấu trúc. H ình 4: Gene cấu tạo của virus PRRS 2.3.3 SỨC Đ Ề KHÁNH CỦA VIRUS PRRS - Virus PRRS tồn tại được trong thời gian dài ( kho ảng vài tháng đến 01 năm ho ặc hơn) ở - 7 0oC đ ến -20oC. Kho ảng 90% virus mất khả năng gây nhiễm trong vòng 01 tuần ở 4oC nhưng một số ít vẫn tồ n tại được đến 30 ngày. Virus PRRS không bền với nhiệt, ánh sáng và pH, dễ bị p hân hủy bởi các chất sát trùng thông thường. Virus PRRS b ất hoạt hoàn toàn ở 37oC trong 48h và 45 phút ở 56 oC. - Virus PRRS chịu đ ựng được pH 6,5 – 7 ,5 nhưng khả năng gây nhiễm của virus sẽ m ất một cách nhanh chóng ở pH7. - Virus PRRS dễ bị diệt và vô ho ạt trong dung môi như Cholorofrom, ether, tia cực tím. Trong thịt đông lạnh ở 4OC virus PRRS tồn tại tới 48h. Tồn tại 9 ngày trong nước giếng và 11 ngày trong nước máy. Virus PRRS bất hoạt rất nhanh trong đều kiện khô hạn. Virus PRRS không gây ngưng kết hồng cầu độ ng vật hữu nhũ như hồng cầu của người, cừu, dê, trâu, bò ngựa...
  9. 9 2.3.4 Đ ƯỜNG LÂY TRUYỀN CỦA VIRUS PRRS Virus PRRS có trong dịch mũi, nước bọt tinh d ịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu), phân, nước tiểu của heo ốm hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường. Ở heo mẹ mang trùng, virus có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi và virus cũng được bài thải qua nước bọ t và sữa. H eo trưởng thành có thể bài thải virus trong vòng 14 ngày trong khi đó lợn con và lợn sau cai sữa bài thải virus tới 1-2 tháng. Virus có thời gian tồn tại ở heo mang trùng và được bài thải ra ngoài môi trường tương đối dài, từ vài tuần đến vài tháng. Ở heo b ệnh ho ặc heo mang trùng, virus tập trung chủ yếu ở phổi, hạch amidan, hạch lympho, lách, tuyến ức và ở huyết thanh. Virus có thể phát tán, lây lan thông qua các hình thức: - Lây lan trực tiếp: tiếp xúc với lợn ốm, lợn mang trùng, các nguồn có chứa virus như: phân , nước tiểu, bụi, nước bọt, thụ tinh nhân tạo và m ột số loài chim hoang (vịt trời) - Lây lan gián tiếp: q ua dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao đ ộng nhiễm trùng. Hình thức phát tán qua không khí (từ phân, các hạt bụt chứa virus có thể theo gió đi xa tới 3 km, chất thải mang vi rút) được xem là mố i nguy hiểm ở trong các vùng có dịch bệnh x ảy ra. Hình 5: Sự lây truyền của virus PRRS 2.3.5 TÍNH GÂY B ỆNH CỦA VIRUS PRRS Virus PRRS xâm nhập vào cơ thể heo và nhân lên trong các tế bào đại thực b ào. Virus PRRS có ái lực với đại thực bào ở p hổi, chúng không bị tiêu diệt bởi đại thực bào như những mầm bệnh khác mà có khả năng nhân bản, sinh sôi làm hư hại đại thực
  10. 10 bào.Do vậy khi xuất hiện trong đàn, chúng thưồng có xu hướng duy trì sự tồn tại và ho ạt động âm thầm. Số lượng đại thực bào trong phổi bị virus phá hủy có thể lên tới 40% sẽ làm giảm chức năng miễn dịch không đặc hiệu tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh khác xâm nhập gây bệnh kế phát ở hệ hô hấp như vi khuẩn Pasteurella, Bordetella, Haemophillus, Streptococcus, Actinobacillus, Mycoplasma. Đây là những tác nhân gây bệnh Dịch tả heo, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, E. Coli, Streptococuss suis, Mycoplasma spp., Salmonella, v.v… 2.4 TRIỆU CHỨNG BỆNH HEO TAI XANH K hi mầm bệnh xâm nhập vào đàn heo, khoảng 6 -12 tuần sẽ có biểu hiện bệnh. Căn cứ vào sự biểu hiện các triệu chứng của bệnh, người ta có thể chia thành hai giai đo ạn khác nhau: * Giai đoạn một là biểu hiện các triệu chứng rối lo ạn sinh sản đố i với heo nái. * Giai đoạn hai là sự b iểu hiện của các triệu chứng hô hấp. Các triệu chứng trong giai đoạn mộ t hay các triệu chứng sinh sản bao gồm: Sốt trên 40o C, bỏ ăn, mệt mỏi, giảm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra , sảy thai (tỷ lệ này có thể đến 50% trong các đàn mới bị nhiễm virus), giảm tiết sữa hoặc mất sữa hoàn toàn, thai khô (thai gỗ ), chết thai, đẻ non, chậm động dục hoặc không độ ng dục trở lại, rố i loạn sinh sản có thể kéo dài đến vài tháng. Các triệu chứng ở heo con trong giai đoạn mộ t: Tỷ lệ chết trước cai sữa, heo gầy yếu, bỏ ăn. G iai đo ạn biểu hiện các triệu chứng hô hấp: Lo ạn hô hấp, heo biểu hiện đau khi thở. Các triệu chứng thuộc giai đo ạn hai ở lợn con: Hắt hơi, tăng tần số hô hấp, thở khó, thở đứt quãng, gầy, yếu, phù mắt, các nốt phồng rộp trên da, ti êu chảy, đi không vững và run, đứng choãi chân. Các biểu hiện lâm sàng cụ thể ở các loại heo: heo nái mang thai, heo con sơ sinh, heo lứa và heo lớn… Hình 6: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) - Tai heo bệnh viêm xuất huyết
  11. 11 - Heo nái hậu b ị và nái mang thai(chửa): Số t nhẹ, biếng ăn, heo nái hậu bị lên giống (độ ng đực) lại sau 21 -35 ngày phối giống, nái mang thai(chửa) không ho ặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ, có dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Heo nái hậu bị có thể sinh sản kém, đẻ sớm, tăng tỷ lệ sảy thai (2-3%), bỏ ăn giai đoạn sinh con. Pha cấp tính này kéo dài trong đàn tới 6 tuần, điển hình là đẻ non, tăng tỷ lệ thai chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh, ở mộ t vài đàn, con số này có thể tới 30% tổ ng số lợn con sinh ra. Hình 7: H eo nái gầy yếu, không lên giống H eo đ ẻ non, tỷ lệ thai chết cao Hình 8: Thai chết trong khi đẻ - H eo nái đẻ : Giảm ăn uố ng, đ ẻ sớm 2 -3 ngày, viêm vú và mất sữa. Da nhợt nhạt, mộ t số nái có biểu hiện của bệnh hô hấp, tỉ lệ thai gỗ tăng, heo con chết ngay khi sinh đến 30%, khoảng 5% heo con tai chuyển màu xanh và duy trì trong vài giờ. Sau 5 - 7 ngày thì thấy một số nái chết, heo con đẻ ra nhợt nhạt rất yếu, trong đó có mộ t số con chết từ trước (thai khô).
  12. 12 - Heo nái giai đoạn nuôi con và cạn sữa: Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú (triệu chứng điển hình), Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4-8 tháng trước khi trở lại bình thường. H ình 9: Heo con chết ngay khi sinh - Heo con theo mẹ: Heo con có thể chết đến 70% sau 3- 4 tuần. Số heo con sống sót ngơ ngác, có nhiều ghèn quanh mí mắt, trên da có vết phồng rộp. Heo tiêu chảy nhiều, đi loạng choạng không linh hoạt, chân bẹt rộng ra, run rẩy, đứng không vững, mệt mỏi, lờ đ ờ và kèm theo sự khó thở và sốt khoảng 40oC – 41oC. Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được, mắt có dử màu nâu, tiêu chảy nhiều H ình 10: Heo cai sữa biếng ăn, ho nhẹ, lông xác xơ - Heo cai sữa, heo lứa và heo thịt: Biếng ăn, ho nhẹ, lông xác xơ. Khi ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổ i nặng khi xua đuổi thì heo nhanh mệt và ngồi thở kiểu chó ngồi rất giống b ệnh suyễn, tim đập nhanh, mạnh và heo dễ b ị chết do trụy hô hấp, gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, chảy nước mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết có thể tới 15%. H eo nhiễm b ệnh sốt từ 40 - 410C và chỉ sốt 1 -2 ngày đầu hoặc số t ngắt quãng,da ửng đỏ (phát ban). Đ ặc biệt là rìa tai và chỏm tai, sau vài ngày rìa tai và chỏm tai có màu xanh tím do đó bệnh được một số người gọ i là bệnh tai xanh. Hiện tượng viêm tím xanh tai đã dẫn đến hoại tử quăn tai gầy tò mò cho những lợn khác cắn gặm làm chảy máu tai
  13. 13 và tạo điều kiện cho bệnh thứ p hát. Mộ t số khác chảy nước mắt dàn dụa và phát ban đỏ xung quanh mắt sau chuyển thành màu thâm tạo quầng, mắt lõm sâu cho ta có cảm giác như heo đeo kính râm, heo bị tiêu chảy nặng, phân có mùi khó chịu. Heo nhiễm bệnh nằm chụm đống lại với nhau. Tỷ lệ chết rất cao do bệnh thứ phát. Tuy nhiên, ở mộ t số đàn có thể không có triệu chứng. Ngoài ra, trong trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi lan to ả cấp tính, hình thành nhiều ổ áp-xe Hình 11: Heo thịt có biểu hiện khó thở - Heo đực giố ng: Số t, biếng ăn, đờ đẫn hoặc hôn mê, m ất tính hăng, lượng tinh dịch ít (giảm thể tích), chất lượng tinh kém (hình thái, hoạt lực và nồng độ tinh trùng) và cho heo con sinh ra nhỏ . Giai đoạn nhiễm trùng, huyết tinh dịch heo bệnh có chứa virus gây b ệnh. H ình 12: Heo đực giố ng sốt, biếng ăn, đờ đ ẫn 2.5 B ỆNH TÍCH PRRS
  14. 14 * Bệnh tích đạ i thể - Ở heo nái là thai bị sảy, heo con(bào thai) chết yểu ho ặc bị chết lưu thai. Hình 13: Thai bị sảy, heo con(bào thai) chết lưu thai - Gan tụ huyết, lách sưng thận xuất huyết đinh ghim, hạch amidan sưng, sung huyết, não sung huyết, hạch màng treo ruộ t xuất huyết, loét van hồi manh tràng. - Phổi bị viêm hoại tử tạo ra các đám rắn chắc tập trung ở thuỳ đỉnh hoặc thuỳ giữa nhưng cũng thấy ở thùy phụ và nửa dưới thùy hoành. - Thùy phổi bệnh có màu xám đỏ, có mủ đặc và chắc. Nếu cắt ngang ta thấy mô phổi lồi ra có màu loang lổ như tuyến ức. Hình 14: Thận xuất huyết đinh ghim trong bệnh PRRS
  15. 15 Hình 15: Phổi tụ huyết, xuất huyết nặng trong bệnh PRRS * Bệnh tích vi thể - Dịch thẩm xuất trong đường tiêu hóa và đường hô hấp, tập trung chủ yếu ở phổi (đặc biệt trong các phế q uản), trong phế nang chứa nhiều d ịch và đ ại thực bào bị phân huỷ, da nhiều vùng có màu xanh tím H ình 16: Lỗ tai heo tím tái và đẻ non - Trên xác heo con bị chết lưu đã thấy mộ t số đám bị hoại tử thối rữa, hoại tử độ ng mạch cuống rốn - Heo con sinh ra nhợt nhạt, chết yểu... Tuy nhiên, trong mộ t số trường hợp heo b ị bệnh kế phát thì bệnh tích rất đa dạng. 2.6 CHẨN ĐOÁN BỆNH HEO TAI XANH (PRRS)
  16. 16 * Chẩn đoán lâm sàng Có thể dựa vào triệu chứng và bệnh tích nêu ở phần trên để chuẩn đoán heo nghi bệnh PRRS * Chẩn đoán phân biệt Các bệnh sau cũng có thể gây triệu chứng rối loạn sinh sản - Bệnh Aujessz ky - Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospirosis) - Bệnh lở mồm long móng - Bệnh sốt heo cổ điển - V iêm dạ d ày ruột truyền nhiễm (do virus) - Parvovirus; V iêm não Nhật Bản Các bệnh gây các triệu chứng hô hấp dễ nhầm lẫn: - Bệnh cúm heo - V iêm phế quản, phổi - V iêm phổi do cúm không điển hình * Chẩn đoán virus học - Phân lập trên các tế bào được nuôi cấy và xác định bằng phương pháp nhuộm miễn dịch, hóa miễn dịch hay PCR(Polymerase Chian Reaction), đây là phương pháp dung để kiểm tra sự hiện diện của virus trong máu. Phương pháp này cho kết quả tốt nhất, có thể phát hiện virus ở giai đoạn đầu khi mới nhiễm bệnh. Thích hợp cho những nơi đang xảy ra dịch bệnh Có thể dùng phương pháp IPMA(Immuno Peroxidase Monolayer Assay), ELISA (Enzym- Linked Immuno Sorbent Aassay)…để phát hiện kháng thể khi heo bị nhiễm bệnh. * Chẩn đoán huyết thanh học - Chẩn đoán huyết thanh học với mẫu huyết thanh từ lợn mắc bệnh (thể cấp tính) và lợn trong giai đoạn hồi phục. Các phương pháp được áp dụng bao gồm ELISA, miễn dịch huỳnh quang, IPMA(Immuno Peroxydase Monolayer Assay). Kháng thể được phát hiện sau khi nhiễm 1 -2 tuần: khoảng thời gian có thể phát hiện kháng thể khoảng 4 tháng sau khi bị nhiễm. Chẩn đoán huyết thanh học không có khả năng phân biệt được kháng nguyên hiện diện do bị nhiễm virus hay do tiêm vaccine. * Phương pháp lấy mẫu chẩn đoán
  17. 17 K hi phát hiện heo nhiễm bệnh, chết nghi bệnh thì tiến hành lấy mẫu xét nghiệm - Đối với mẫu máu (huyết thanh) ở lợn đang sốt: lấy 02 -03ml máu/ heo từ ít nhất 5 con heo đang bị sốt (≥ 40oC). - Đối với heo chết phải mổ khám lấy mẫu bệnh phẩm gồm: phổi, hạch lâm ba xuất huyết hoặc amiđan, dịch bào thai. Mỗi loại bệnh phẩm, lấy mẫu kích thước to bằng khoảng 2 đầu ngón tay cái, cho vào túi nilon sạch. * Phương pháp lấy mẫu giám sát - Đ ối với heo đực giống: Lấy tinh dịch của tất cả heo đực giống, mỗi con 5 ml cho vào ống nghiệm sạch. - Đối với heo nái: Lấy 03 -05 ml máu/nái + Đối với những đàn có số lượng heo nái ≤ 10 con thì lấy mẫu cả đàn hoặc ít nhất mẫu của 03 heo nái. + Đối với những đàn có số lượng heo nái ≥ 10 con thì lấy mẫu của 10% của tổng đàn. - Mẫu các cơ quan: Phổi, hạch hạnh nhân, hạch bạch huyết, lách 2.7 PHÒNG B ỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ B ỆNH K Ế PHÁT 2.7.1 Phòng bệnh Phòng bệnh bằng việc áp dụng các nguyên tắc vệ sinh thú y nghiêm ngặt, tăng cường nâng cao sức đề kháng cho tới khi triệu chứng lâm sàng cấp tính lắng xuống (như vitamin A, C, E, D, acid h ữu cơ và bêtaglucan, mannan oligosaccharide) giúp khôi phục hệ miễn dịch góp phần khống chế bệnh nhanh chóng. Chủ động phòng b ệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh họ c, chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, tăng cường chế độ dinh dưỡng, mua heo giống từ những cơ sở đảm bảo, thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly ít nhất 8 tuần, hạn chế khách tham quan, sử dụng bảo hộ lao động, không mượn dụng cụ chăn nuôi của các trại khác, thực hiện “cùng nhập, cùng xuất” heo và đ ể trống chuồng, thường xuyên tiêu độ c, khử trùng chuồng nuôi. 2.7.2. Phòng bệnh bằng vaccin Việc phòng bệnh PRRS cần phải được thực hiện liên tục đồng bộ với các biện pháp khác nhau. Trong đó các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng thường xuyên, chăm sóc tốt cho đàn heo là rất quan trọng và cần phải được thực hiện trước khi khi thực hiện biện pháp tiêm phòng vaccin. Hiện có vaccin nhược độc dùng cho heo con sau cai sữa, heo nái không mang thai, heo hậu bị. Vaccin chết dùng cho heo giống cũng đem lại hiệu quả phòng bệnh cao. Chỉ nên xem vaccin là một công cụ của các biện pháp phòng bệnh chứ không phải là yếu tố quyết định để đảm bảo dịch không xảy ra. Có một số loại vacxin bước đầu đang sử dụng ở nước ta như:
  18. 18 + Porcillis PRRS của Hà Lan. + BSL- PS. 100 của Singapo. + Amervac PRRS của Hipra- Tây Ban Nha. Việc sử dụng vaccin phải theo hướng dẫn của nhà sản xuất. H ầu hết các loại vaccin đều sử dụng cho heo nái ngay sau khi cai sữa ho ặc 15 ngày trước khi đẻ. Vaccin PRRS H ình 17: Vaccin PRRS Đối với heo đực giống: phải tiêm phòng 01 tháng trước khi sử dụng lấy tinh phối giống hoặc cho nhảy trực tiếp. - Tiêm cho heo nái khô và hậu bị: liều đơn 3 – 4 tuần trước khi phối giống. Tiêm liều lặp lại sau mỗ i lần phối giống lại. - Liều lượng : 2ml/liều, Chích cơ bắp. Vaccin cho miễn dịch tối thiểu là 4 tháng. - Đối với lợn con: tiêm vacxin lần 1 lúc 15 ngày tuổi và tiêm nhắc lại sau 3 tuần. Tuy nhiên hiệu lực của các loại vacxin nêu trên chưa đáp ứng được mong muốn của người chăn nuôi. * Chú ý:
  19. 19 - Thú được chủng vaccin có thể ngủ lịm hoặc biếng ăn. Cấm dùng cho heo nái đang mang thai. - Vaccin đông khô dòng DV Châu Âu: chỉ khuyến cáo sử dụng cho heo thịt. H ình 18: Tiêm vaccin PRRS cho heo con 2.7.3.Điều trị Bệnh heo tai xanh là do virus Lelystad (Týp I), virus PRRS (Týp II) gây ra, do đó về nguyên tắc thì không có thuốc đặc trị. Nhưng do bản chất bệnh rất dễ bị bội nhiễm với các vi khuẩn khác nên chúng ra có thể áp dụng một số p hác đồ đ iều trị sau để giảm bớt thiệt hại. Có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát. Phát đồ điều trị các b ệnh kế p hát * Phát đồ 1 - Cách ly heo bệnh, phun Vimekon 1/200 sát trùng chuồng trại - Tiêm kháng sinh Genta-Tylo 1ml/10kg thể trọng hoặc Marbovitryl 1ml/10 - 15kg thể trọng và Ketovet 1ml/16kg thể trọng để p hòng bội nhiễm. - Ở heo nái chửa cần tiêm thêm Progesterone giúp an thai. - Tiêm các thuốc trợ sức Bcomplex fortified, Vitamine C để tăng sức đ ề kháng trong quá trình điều trị. Đố i với heo con cần cho uống hoặc bổ sung vào thức ăn men tiêu hoá VIME-6-WAY, VIZYME để kích thích tiêu hoá, cân bằng hệ vi sinh hữu ích đường ruột và phòng chống bộ i nhiễm E.coli * Phát đồ 2 Bước 1: Tiêm an thần Vnathazin: 1m/10kgP/lần. Bước 2: Sau 5 - 10 phút tiêm Lincosep: 1 ml/8kgP đối với heo choai và heo lớn, tiêm 1ml/5kgP đối với heo con theo mẹ. Đ ể giảm ho trợ tim ta có thể dùng thêm Bromhexin 1ml/10kgP và thuốc bổ cafein 1ml/5 -7kgP, vitamin E + Selen; Bogama 1ml/10kgP. - Ta có thể thay Lincosep bằng Vidan.T hoặc Spectilin, Spectyl.
  20. 20 - Nếu heo con bị tiêu chảy nặng ta cho chúng uống 1 trong các loại: PTLC, Fatra, T.Tere. - Riêng nái đẻ hoặc sảy thai thì phải thụt rửa bằng thuốc T.Metrion 50ml/lần/nái, ngày thụt rửa 2 lần, liên tục 2-3 ngày. * Phát đồ 3 - D ùng kháng sinh trong thức ăn cho toàn đàn trong 5-10 ngày liên tục (Sg.Linspec, Tiatetra, Amoxycol A&B, Doxy-Coli, Florfen B). Tăng cường vitamin C và vitamin nhóm B, chất điện giải trong thức ăn liên tục trong 1 tuần (Vitamin, B.Complex C, Electrol lyte, ho ặc Electrol lyte -C). Tiêm kháng sinh: Best Sone, D .O.C Max, Sg.Speclin, Sg.Tylo -S, Tylo-D.C, Tylo -D.C Gold, Mabocin, Floxy, Flortyl F.T.P, Ampicoli-D, Amoxigen. Heo có dấu hiệu sốt, khó thở Sg.Bromhexin, Sg.Bromhexin-C, Eucalyptyl, Analgine-C. Tăng sức kháng bệnh: Taluto, B.Complex- C, mỗ i ngày 1 lần. * Phát đồ 4 - Đố i với heo con: Tiêm Amicin 0,5cc/con lúc 3, 7, 14 ngày sau khi đ ẻ, mỗi lần tiêm liên tục 3 ngày. Cung cấp thêm chất điện giải và bù nước do tiêu chảy b ằng Vime C- Electrolyte. - Đối với heo nái và đực giống: Tiêm Ceftifi suspension 1cc/ 15kg thể trọng liên tục 3 ngày. Sau đó trộn thức ăn hoặc pha nước uố ng Ampiseptryl 3g/10kg thể trọng liên tục 3 - 4 tuần ngay khi phát hiện bệnh xảy ra trong đàn.Ngoài ra, việc giảm đàn và cải thiện điều kiện nuôi dưỡng, vệ sinh sát trùng chuồ ng trại, tăng cường các loại vitamin A,C, E, D, acid hữu cơ, và bêtaglucan, mannan oligosaccaride giúp khôi phục hệ miễn d ịch góp p hần khống chế bệnh nhanh chóng 2.8 B ỆNH HEO TAI XANH CÓ LÂY SANG NGƯỜI Bản thân virus gây bệnh PRRS trên đàn heo không có khả năng gây bệnh trên người. Tuy nhiên đặc điểm gây bệnh của virus này là tấn công và làm suy giảm hệ thống miễn dịch, do đó heo bệnh PRRS dễ bị phụ nhiễm các bệnh khác có ảnh hưởng đến sức khỏe con người như dịch tả, phó thương hàn, Streptococcus suis… X in lưu ý, trong loại liên cầu khuẩn Streptococcus suis thì typ e 2 có khả năng lây bệnh sang người. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, khuyến cáo cộng đồng người tiêu dùng nên chọ n lựa nguồ n thịt heo tại các cửa hàng, quầy sạp kinh doanh có kiểm tra của ngành thú y. Tuyệt đối không ăn tiết canh heo và sản phẩm chế biến từ heo bi nhiễm bệnh. K hi tiếp xúc với heo nhiễm bệnh PRRS cần thực hiện các biện pháp bảo hộ triệt để như bịt khẩu trang, găng tay, tránh tiếp xúcvới dịch tiết ra từ m ũi, máu và phân heo bệnh, nhất là có vết da trầy xước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2