intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề ôn thi đại học cao đẳng môn: Lịch sử 12

Chia sẻ: Ngô Minh Tuấn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

173
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Lịch sử, mời các bạn cùng tham khảo chuyên đề ôn thi đại học cao đẳng môn "Lịch sử 12" dưới đây. Nội dung tài liệu cung cấp cho các bạn 6 thời kỳ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề ôn thi đại học cao đẳng môn: Lịch sử 12

  1. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ A.Mục tiêu của chuyên đề. 1. Kiến thức - Trên cơ sở kiến thức học sinh đã học trong chương trình SGK lịch sử lớp 11, 12 (được biên soạn qua nhiều thời kỳ, nhiều chương, nhiều bài, học sinh khó theo dõi. Nay hệ thống toàn bộ những chương trình đó thành một chuyên đề), chuyên đề nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, nắm vững kiến thức một cách cơ bản, sâu sắc, hệ thống, toàn diện về công lao Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ 1911 đến 1969. - Đáp ứng tốt yêu cầu của học sinh lớp 12 dự các kỳ thi HSG, thi tuyển sinh vào các trường ĐH- CĐ. 2. Kỹ năng - Học sinh được rèn luyện kỹ năng bộ môn, sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử. - Kỹ năng trả lời câu hỏi, phân tích đề, làm bài thi trắc nghiệm và tự luận. 3. Tư tưởng Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn và kính yêu lãnh tụ chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Cấu trúc chuyên đề * Để làm rõ quá trình hoạt động và công lao Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt nam từ 1911 đến 1969, chuyên đề cấu trúc và chia làm 6 thời kỳ. - Thời kỳ 1911 đến 1930: NAQ ra đi tìm đường cứu nước và đến với chủ nghĩa Lê- nin - Thời kỳ 1920 đến 1930: Là quá trình chuẩn bị về chính trị tư tưởng tổ chức, tiến tới thành lập Đảng CSVN. - Thời kỳ 1930 đến 1940: NAQ hoạt động ở nước ngoài. - Thời kỳ 1941 đến 1945: NAQ về nước lãnh đạo cách mạng, giành chính quyền cách mạng vào tháng Tám 1945. - Thời kỳ 1945 đến 1954: Người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài những năm đầu sau cách mạng thành công và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, giành thắng lợi vào 1954. - Thời kỳ 1954 đến 1969: Người lãnh đạo cách mạng cả nước làm hai nhiệm vụ chiến lược, hai miền đều giành được thắng lợi to lớn. Ngoài ra Người còn lãnh đạo xây dựng Đảng, nhà nước, các tổ chức quần chúng. * Mỗi thời kỳ biên soạn làm hai mục: Đặng Hữu Hùng 1 Trường THPT Lê Xoay
  2. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ - Mục 1: Là nội dung kiến thức của chuyên đề. - Mục 2: Câu hỏi và bài tập, nhằm củng cố kiến thức của mỗi thời kỳ vừa học Trên cơ sở kiến thức của mỗi thời kỳ học sinh sẽ nắm được kiến thức tổng hợp từ 1911 đến 1969 của cả chuyên đề. * Kiến thức sử dụng - Là kiến thức cơ bản và nâng cao của SGK lịch sử lớp 11 và 12, các tài liệu ôn thi tuyển sinh vào ĐH – CĐ của Bộ giáo dục đào tạo và một số tài liệu lịch sử có liên quan đến nội dung của chuyên đề * Hệ thống phương pháp Là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự kiện, kết hợp trình bày miệng với sử dụng đồ dùng trực quan, thiết bị dạy học C.Nội dung chuyên đề. ( chuyên đề được cấu trúc và trình bày qua 6 thời kỳ sau) I.Thời kỳ 1911 – 1920. 1. Về kiến thức. Bối cảnh lịch sử. Đầu thế kỷ XX, Pháp lập nền thống trị, tăng cường áp bức bóc lột nhân dân, đời sống nhân dân cực khổ. Nhiều phong trào đấu tranh nổ ra nhưng lần lượt thất bại, như phong trào Cần Vương, phong trào Đông du, phong trào Duy Tân, vì thiếu đường lối đúng đắn. Yêu cầu khách quan của xã hội Việt nam lúc này là tìm ra con đường cứu nước mới giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết. Vai trò lịch sử đó thuộc về Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890, quê xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên ở một miền quê giàu truyền thống đấu tranh quật khởi. Từ rất sớm Nguyễn Ái Quốc đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới giải phóng dân tộc. Ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5/6/1911, với tên gọi mới là Văn Ba, người xin làm phụ bếp cho một tàu buôn Pháp là tàu Đô đốc LATUSƠ TƠ RÊ VIN, rời bến cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Khác với các thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc và Nhật bản, Người chọn con đường cứu nước sang phương Tây. Vì theo Người sang phương Tây để tìm hiểu xem các nước đó làm như thế nào trở nên độc lập hùng cường, rồi trở về cùng đồng bào đánh đuổi Đế quốc Pháp, giải phóng dân tộc. Đặng Hữu Hùng 2 Trường THPT Lê Xoay
  3. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ Ngày 6/ 7/ 1911, Người cập cảng MácXây Pháp. Năm 1912, Người tiếp tục làm thuê cho một tàu buôn khác, để đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuy ni di, An giê ri. Cuối năm 1912, Người đi Mĩ, cuối năm 1913, từ Mĩ trở về Anh, năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp. Đây là quá trình Người khảo sát cách mạng và rút ra kết luận quan trọng: Ở đâu bọn Đế quốc, Thực dân cũng tàn ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức dã man. Năm 1917, khi Người từ Anh trở lại Pháp, giữa lúc đó Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, phấn khởi, tin tưởng Người quyết tâm đi theo con đường Cách mạng tháng Mười. Năm 1919, Người ra nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới hội nghị Véc xai đòi quyến tự do bình đẳng và quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận, song bản yêu sách đã gây được tiếng vang lớn đối với trong và ngoài nước. Đến với chủ nghĩa Mác- Lê-nin Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo Luận cương của Lê -nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Luận cương giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam. Tháng 12/1920, tại Đại hội XIII của Đảng xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành ra nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp. Trở thành người Cộng sản Việt nam đầu tiên, đồng thời trở thành một chiến sĩ Cộng sản quốc tế xuất sắc. Như vậy sau 10 năm hành trình tìm đường cứu nước, từ 1911- 1920, Nguyễn Ái Quốc có công lao to lớn thứ nhất là tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam. Đó là con đường cách mạng vô sản. Sự kiện này đã mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt nam đầu thế kỷ XX. 2. Câu hỏi, bài tập. Để học sinh nắm vững nội dung kiến thức của bài, giáo viên phải tăng cường khâu kiểm tra đánh giá, phải kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra, chú trọng cả kiểm tra trắc nghiệm và tự luận, kiểm tra trên lớp và ở nhà. Ngoài ra giáo viên còn phải hướng dẫn cho học sinh biết phương pháp học. Một trong những phương pháp tốn ít thời gian, khá hiệu quả mà chuyên đề sử dụng, đó là nắm nội dung sự kiện qua các mốc thời gian. Chỉ cần khoảng 10 mốc thời gian, là học sinh có thể hình dung được Đặng Hữu Hùng 3 Trường THPT Lê Xoay
  4. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ mạch đi và nắm được nội dung cơ bản của chuyên đề về thời kỳ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc kéo dài tới 20 năm. Câu 1. Bằng hiểu biết về những hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911- 1920, hãy điền tên sự kiện, tương ứng với mốc thời gian ở bảng sau: STT Thời gian Tên sự kiện 1. 5/6/1911 NAQ ra đi tìm đường cứu nước. 2. 6/7/1911 Người cập cảng Mác Xây Pháp. 3. 18/6/1919 Người giử bản yêu sách tới hội nghị Véc xai . 4. 7/1920 Người tiếp xúc bản Luận cương của Lê-nin. 5. 12/1920 Người ra nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Câu 2: Hãy cho biết mốc thời gian nào trong hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc dưới đây đã mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. a. 5/6/1911 b. Năm 1917 c. 7/1920 d. 12/1920 Câu 3: Hãy nối sự kiện phù hợp với mốc thời gian về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1920 – 1930 1. 7/1920 a. Đông Dương CS liên đoàn ra nhập Đảng CSVN. 2. 12/1920 b. Các Đại biểu dự hội nghị về nước. 3. 6/1/1930 c. Người ra nhập Quốc tế CS 4. 8/2/1930 d. Người tiếp xúc bản luận cương của Lê nin. 5. 24/2/1930 e. Hội nghị thành lập Đảng CSVN. Câu 4: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng về công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ 1911- 1920. a. Sang phương Tây tìm con dường cứu nước mới. b. Gửi bản yêu sách đòi quyền tự do bình đẳng, quyền tự quyết cho DTVN. Đặng Hữu Hùng 4 Trường THPT Lê Xoay
  5. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ c. Tiếp xúc bản Luận cương của Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. d. Ra nhập Quốc tế Cộng sản, thành lập Đảng Cộng Sản Pháp. Câu 5: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1920, và cho biết công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ này là gì? Gợi ý trả lời câu hỏi : - Nêu hoàn cảnh lịch sử, hành trình tìm đường cứu nước. - Những hoạt động ở nước ngoài, nêu các sự kiện năm 1917, 1919, 1920. - Công lao lớn nhất là: tìm ra con đường cứu nước GPDT, con đường CMVS. Như vậy nếu học sinh trả lời tốt các câu hỏi và làm tốt các bài tập như trên, tức là HS đã nắm vững nội dung kiến thức và kỹ năng để làm bài thi, nếu đề thi có liên quan tới nội dung hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ 1911 – 1920 mà chuyên đề hướng dẫn. II.Thời kỳ 1920- 1930. 1,Về kiến thức: Từ 1920 – 1930, là thời kỳ Người hoạt động tại Pháp, Liên xô, Trung quốc, chuẩn bị những điều kiện để tiến tới thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam. Hoạt động ở Pháp ( từ 1921 – giữa 1923) Năm 1921, Người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Ra báo người cùng khổ (Le Paria), Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đoán, song các sách báo nói trên vẫn được bí mật truyền về Việt Nam. Làm cho nhân dân ta hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa Đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, hiểu cách mạng tháng Mười Nga và hướng về chủ nghĩa Mác – Lê- nin. Hoạt động ở Liên Xô ( giữa 1923 – cuối 1924) Tháng 6/1923, người sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông dân, được bầu vào ban chấp hành và làm việc trong Quốc tế Cộng sản. Người viết bài cho báo Sự thật, Tạp chí thư tín quốc tế. Người đọc bản tham luận quan trọng tại đại hội V của Quốc tế Cộng sản (1924), trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa. Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô, người có dịp khảo sát kinh nghiệm xây dựng Đảng kiểu mới công cuộc xây dựng nhà nước Xô viết, và khẳng định dứt khoát niềm tin vào con đường mình đã lựa chọn. Hoạt động ở Trung Quốc (cuối 1924 đến 1927) Đặng Hữu Hùng 5 Trường THPT Lê Xoay
  6. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ Ngày 11/11/1924, người từ Liên Xô về Quảng Châu Trung Quốc, tháng 6/1925 người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Xuất bản báo thanh niên làm cơ quan ngôn luận của hội. Người mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, các học viên dự lớp được nghe những bài giảng của Người qua tác phẩm Đường Cách Mệnh (xuất bản năm 1927). Tác phẩm Đường Cách Mệnh là kim chỉ nam cho các nhà cách mạng Việt nam lúc bấy giờ. Sau khóa đào tạo các học viên về nước tích cực truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Từ 1928 – 1930 là quá trình đấu tranh hợp nhất ba tổ chức cộng sản. Nhờ hoạt động tích cực của các Hội viên thanh niên qua phong trào “Vô sản hóa”, trong năm 1929 phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong nước theo đường lối vô sản lên cao. Ba tổ chức cộng sản ở Việt nam đã lần lượt ra đời vào cuối năm 1929. Bên cạnh mặt tích cực, ba tổ chức cộng sản còn có những hạn chế là hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, gây không tốt đến phong trào. Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo tập trung thống nhất, theo yêu cầu của các tổ chức cộng sản trong nước, được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, mùa thu năm 1929, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm sang Cửu Long Hương Cảng (Trung Quốc ), triệu tập hội nghị họp ngày 6/1/1930, hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị thông qua chính cương sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt và lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc nhân ngày thành lập Đảng. Chính cương sách lược vắn tắt là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CSVN Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt nam. Như vậy: bằng nỗ lực phi thường và hoạt động xuất sắc của mình, từ 1920 đến 1930 Ngưyễn Ái Quốc đã có công lao vô cùng to lớn đối với cách mạng Việt Nam là: Sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta. Đó là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập tự do là cốt lõi của cương lĩnh này. 2.Câu hỏi, bài tập. Câu 1: Bằng hiểu biết về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1920 đến 1930, Hãy điền tên sự kiện tương ứng với mốc thời gian ở bảng sau: Đặng Hữu Hùng 6 Trường THPT Lê Xoay
  7. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ STT Thời gian Tên sự kiện 1 Năm 1921 Người sáng lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pari 2 6/1923 Người sang Liên Xô dự hội nghị Quốc tế 3 Năm 1924 Người đọc bản tham luận quan trọng tại đại hội V của Quốc tế Cộng sản 4 11/11/1924 Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu, Trung Quốc 5 6/1925 Người sáng lập hội Việt Nam cách mạng Thanh niên 6 Cuối 1929 Ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam ra đời 7 6/1/1930 Họp hội nghị thành lập Đảng CSVN Câu 2. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng. Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ 1920-1930 là: a. Sáng lập hội liên hiệp thuộc địa ở Pari b. Đọc bản tham luận tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản c. Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên d. Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam Câu 3. Trình bày quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc vào đầu năm 1930. Gợi ý trả lời câu hỏi: Trình bày qua 2 giai đoạn - Từ 1920 – 1927: NAQ hoạt động ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc là quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức. - Từ 1928- 1930: Là quá trình đấu tranh để hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. - Đảng ra đời, quá trình vân động, chuẩn bị thành lập Đảng sau 10 năm đến đây đã hoàn thành. III.Thời kỳ 1930- 1940. Đây là thời kỳ 10 năm Người hoạt động ở nước ngoài nhưng vẫn thường xuyên theo dõi, có ý kiến chủ đạo để phong trào cách mạng trong nước phát triển. IV.Thời kỳ 1941-1945. 1)Kiến thức Đặng Hữu Hùng 7 Trường THPT Lê Xoay
  8. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng chuẩn bị lực lượng, để tiến tới giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám. - Người chủ trì hội nghị TW8 Ngày 10 dến 19/5/1941 Người triệu tập và chủ trì họp hội nghị Trung Ương 8. Hội nghị đề ra nhiều nội dung quan trọng, đã hoàn chỉnh chủ trương giành hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra tại hội nghị Trung ương tháng 11/1939. - Người sáng lập mặt trận Việt Minh Ngày 19/5/1941, người đã sáng lập ra mặt trận Việt Minh, với các đoàn thể quần chúng là “ hội cứu quốc “ nhằm: “ liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt xu hướng chính trị, tôn giáo, Đảng phái, đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng dân tộc và sinh tồn.” - Thành lập đội VNTT giải phóng quân. Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Người đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập. Đây là lực lượng vũ trang đàn anh của Cách mạng. Trong ngày thành lập người dự đoán: “ Hiện đội số lượng còn ít, trang bị vũ khí còn thô sơ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Đội quân này sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc và làm rạng danh cho dân tộc Việt Nam.” - Xây dựng căn cứ địa cách mạng Tháng 6/1945 khu giải phóng Việt Bắc rộng lớn được thành lập do Người đứng đầu, đã thi hành 10 chính sách tiến bộ của Việt Minh. Đây là căn cứ địa cách mạng lớn nhất của cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới. - Người liên hệ với đồng minh Năm 1942 và 1944, Người hai lần sang Trung Quốc để liên hệ với đồng minh và đã nhận được sự giúp đỡ của đồng minh về vũ khí và về huấn luyện quân sự cho lực lượng vũ trang của ta. - Người là linh hồn của cuộc tổng khởi nghĩa. Ngay từ ngày 13/8/1945, khi được tin Nhật sắp đầu hàng đồng minh, Người cùng Trung ương Đảng và tổng bộ Việt Minh thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban khởi nghĩa ban bố “ Quân lệnh số 1”, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Từ ngày 14 đến 15/8/1945, Người chủ trì hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào ( Tuyên Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa và Đặng Hữu Hùng 8 Trường THPT Lê Xoay
  9. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. Tiếp đó ngày 16-17/8/1945 Người chủ trì Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, cử ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Thay mặt Ủy ban dân tộc giải phóng, Người ra lời hiệu triệu kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cho kịp thời cơ. Người khẳng định: “ Đây là thời cơ ngàn năm có một cho Dân tộc ta vùng dậy, dù có phải thiêu cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho kỳ được Độc lập cho đất nước.” - Người soạn thảo bản tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, chẳng những khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mà còn mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Cách mạng tháng Tám thành công là bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta, cách mạng thắng lợi là do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Trong đó nguyên nhân quyết định nhất là do có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Có thể nói Hồ Chí Minh là kiến trúc sư thiên tài, kiến tạo nên thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. 2.Câu hỏi, bài tập. Câu 1. Hãy điền tên sự kiện tương ứng với mốc thời gian ở bảng sau để thấy rõ công lao Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ 1941 đến 1945. STT Thời gian Tên sự kiện 1 Từ 10-19/5/1941 Người chủ trì họp hội nghị TW8. 2 19/5/1941 Người sáng lập mặt trận Việt Minh. 3 22/12/1944 Thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 4 13/8/1945 Phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Đặng Hữu Hùng 9 Trường THPT Lê Xoay
  10. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ 5 14-15/8/1945 Chủ trì hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào - TQ 6 16-17/8/1945 Chủ trì quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào – TQ. 7 2/9/1945 Người đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước VNDCCH. Câu 2. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng. Công lao lớn nhất của Hồ Chí Minh từ 1941 – 1945 là: a. Chủ trì hội nghị TW8 tháng 5/1941. b. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. c. Lãnh đạo Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám. d. Đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước VNDCCH. Câu3: Hãy nối mốc thời gian phù hợp với tên sự kiện về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1930- 1945 1. 28/1/1945 a. Người thành lập mặt trận Việt Minh. 2. 10/5/1945 b. Người chủ trì hội nghị toàn quốc của Đảng 3. 19/5/1945 c. Người chủ trì quốc dân Đại hội Tân Trào. 4. 22/12/1944 d. Người về nước lãnh đạo cách mạng. 5. 14,15/8/1945 e. Thành lập Đội Việt Nam TTGPQ. 6. 17,18/8/1945 f. Người chủ trì hội nghị TW8. Câu 4. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện như thế nào? Gợi ý trả lời câu hỏi: Sự lãnh đạo đứng đắn của Đảng và Hồ Chí Minh thể hiện qua 2 vấn đề: - Một là: Hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tại hội nghị TW8 ( 5/1941 ), xây dựng phát triển lực lượng cách mạng toàn diện. - Hai là: Khi thời cơ đến, Nhật đầu hàng đồng minh, kẻ thù suy yếu, Đảng và Hồ Chí Minh chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân đồng minh kéo vào Đông Dương. V. Thời kỳ 1945-1954. 1.Kiến thức. Đặng Hữu Hùng 10 Trường THPT Lê Xoay
  11. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước tháng 12/1946, nước Việt nam dân chủ cộng hòa non trẻ vừa mới ra đời đứng trước muôn vàn thử thách khó khăn, cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và nội phản. Trong bối cảnh đó, Người cùng TW Đảng và chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp đúng đắn để giải quyết những khó khăn, đưa cách mạng thoát khỏi “ thế hiểm nghèo, ngàn cân treo sợi tóc”, giữ vững chính quyền cách mạng vừa mới giành được . - Từ 12/1946 đến 1954. Do phía Pháp bội ước quyết dùng vũ lực để cướp nước ta một lần nữa, thay mặt TW Đảng và chính phủ ngày 19/12/1946 Hồ chủ tịch đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người cùng TW Đảng đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, dẫn dắt toàn thể dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, giành thắng lợi to lớn trên các mặt trận. Đặc biệt là mặt trận quân sự, đã giành thắng lợi trong cuộc quyết chiến chiến lược với Pháp ở Điện Biên Phủ. Buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ ne vơ tháng 7/1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt nam. Chiến thắng Điện Biên phủ là chiến thắng lớn nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Chiến thắng Điện Biên Phủ có tầm quốc tế và thời đại sâu sắc, là chiến thắng lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu, làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa Đế quốc. Điện Biên Phủ - Việt Nam – Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của các dân tộc thuộc địa trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập tự do. 2.Câu hỏi, bài tập. Câu 1. Hãy điền tên sự kiện tương ứng và mốc thời gian ở bảng sau, để thấy rõ những công lao của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945 - 1954. STT Thời gian Tên sự kiện 1 2/3/1946 Thành lập chính phủ liên hiệp kháng chiến do Người đứng đầu. 2 6/3/1946 Hồ chủ tịch ký với Pháp hiệp định sơ bộ. 3 19/12/1946 Hồ chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đặng Hữu Hùng 11 Trường THPT Lê Xoay
  12. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ 4 2/1951 Người chủ trì họp Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. 5 12/1953 Người cùng Bộ chính trị thông qua kế hoạch tác chiến, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Câu 2. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời dúng. Công lao của Hồ Chí Minh từ 1946 đến 1954 là: a. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. b. Cùng TW Đảng đề ra đường lối kháng chiến chống Pháp. c. Lãnh đạo toàn dân tiến hành “kháng chiến, kiến quốc”, giành thắng lợi vào 1954. d. Cả 3 phương án trên. Câu 3.Vì sao ngày 19/12/1946 Hồ chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, nội dung và ý nghĩa lời kêu gọi. Gợi ý trả lời câu hỏi - Pháp bội ước cướp nước ta một lần nữa. - Nội dung: Nêu nguyên nhân chúng ta phải kháng chiến…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Khẳng định quyết tâm kháng chiến của ta: “ Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” Nêu lên chính sách kháng chiến là kháng chiến toàn dân: “bất kỳ đàn ông, đàn bà…hễ ai là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.” Đánh giặc bằng mọi thứ vũ khí có trong tay: “ Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm…” - Ý nghĩa: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là tiếng gọi của non sông, đất nước, là mệnh lệnh tiến công của cách mạng, soi đường chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng lên đánh thực dân cứu nước. VI.Thời kỳ 1954- 1969. 1.Kiến thức. Do sự phá hoại của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, sau 1954 đất nước ta đứng trước đặc điểm tình hình mới, tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Người cùng TW Đảng đã đề ra và thực hiện những nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam . Đặng Hữu Hùng 12 Trường THPT Lê Xoay
  13. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ Miền bắc làm nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng CNXH và chống chiến tranh phá hoại , đồng thời làm tròn nghĩa vụ hậu phương. Miền Nam trực tiếp đấu tranh chống Mỹ và tay sai, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Thực hiện đường lối trên của Đảng, đứng đầu là Hồ chủ tịch, từ 1954 đến 1969 quân và dân hai miền Nam Bắc đã giành được những thắng lợi hết sức to lớn. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN, hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân miền Bắc được nâng cao, miền Bắc còn làm tròn nghĩa vụ hậu phương. Về chiến đấu: Giữa những ngày không quân và hải quân Mỹ đánh phá có tính chất hủy diệt miền Bắc, Hồ chủ tịch đã khẳng định quyết tâm chiến đấu chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta: “ Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm , 20 năm hoặc lâu hơn thế nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt nam quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi ta sẽ xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.”. Hưởng ứng quyết tâm đó, quân và dân miền Bắc, miền Bắc đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ. Trong hơn 4 năm ( từ 5/8/1964 đến 1/11/1968) miền Bắc đã bắn rơi 3.234 máy bay, bắn chìm 143 tàu chiến,. Ngày 1/11/1968 buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. Ở miền Nam: Từ những năm 1957, chính quyền Diệm khủng bố dã man phong trào cách mạng, trước tình hình đó Người cùng TW Đảng đã dề ra nghị quyết 15 ( 1/1959) xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang để lật đổ ách thống trị của Mỹ Diệm. Nhờ chủ trương đúng đắn và sát hợp đó, quân và dân miền Nam đã anh dũng đấu tranh giành thắng lợi trong phong trào đồng khởi 1959- 1960, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh Đơn phương (1954- 1960), chiến tranh Đặc biệt (1961- 1965), chiến tranh Cục bộ ( 1965-1968), Việt nam hóa chiến tranh của Mỹ (1969- 1973). Ngoài ra trong thời kỳ này, Người còn có nhiều công lao to lớn đối với việc xây dựng Đảng, nhà nước và các tổ chức quần chúng. Trong di chúc Người căn dặn Đảng ta phải “ giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Người rất quan tâm đến việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đây là nhân tố quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng Đặng Hữu Hùng 13 Trường THPT Lê Xoay
  14. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ Việt Nam , Người khẳng định “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, đại thành công”. Người luôn quan tâm đến việc xây dựng đạo đức, tư cách của người cán bộ Đảng viên là phải “ cần, kiệm, liêm. chính, chí công vô tư “, Người rất quan tâm đến công tác chống tham ô, lãng phí. Khi Người đến thăm Đền Hùng trước khi về thủ đô Hà Nội năm 1954, Người đã căn dặn cán bộ chiến sĩ sư đoàn quân tiên phong: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Đối với thanh niên Người căn dặn “ Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, dời núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên.” Người căn dặn học sinh sinh viên: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc trên toàn thế giới hay không, phần lớn nhờ vào công học tập của các cháu.” Đối với thương binh Người căn dặn: “ Thương binh tàn nhưng không phế.”, Người căn dặn các thầy thuốc: “Lương y như từ mẫu.”, căn dặn thầy và trò ngành giáo dục: “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt.” Người còn rất quan tâm vun đắp tình hữu nghị đoàn kết quốc tế với Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Đối với mối quan hệ Việt – Trung, Việt - Lào Người khẳng định: “Mối tình hữu nghị Việt Hoa, vừa là đồng chí vừa là anh em”, “Việt Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà Cửu Long.”… Như vậy có thể nói, ít có vĩ nhân nào như Người, Người vừa là vĩ nhân cao nhất của dân tộc đồng thời lại là người gần gũi quần chúng nhất, thực tế nhất, sâu sắc nhất và có công lao to lớn nhất trong việc xây dựng Đảng, nhà nước, rèn luyện các tổ chức quần chúng, xây dựng nền tảng đạo đức con người mới XHCN “ vừa hồng vừa chuyên”. Ngày 2/ 9/ 1969, Người qua đời để lại muôn vàn tiếc thương cho toàn Đảng, toàn dân. Thực hiện di chúc thiêng liêng và lời dạy của Người, quân và dân ta đã đoàn kết quyết tâm chiến đấu “ Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào” giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào mùa xuân lịch sử 1975. 2. Câu hỏi, bài tập. Câu 1. Hãy điền tên sự kiện tương ứng với mốc thời gian từ 1920 đến 1954 vào bảng sau, để thấy rõ những công lao của Người đối với cách mạng Việt Nam . Đặng Hữu Hùng 14 Trường THPT Lê Xoay
  15. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ STT Thời gian Tên sự kiện 1 7/1920 Người tiếp xúc bản luận cương của Lê nin tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn 2 6/1/1930 Người chủ trì hội nghị thành lập Đảng 3 10/5/1941 Người chủ trì hộ nghị TW8 4 19/5/1941 Người thành lập mặt trận Việt Minh 5 13/8/1945 Phát lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc 6 2/9/1945 Người đọc bản tuyên ngôn độc lập 7 11/2/1951 Người chủ trì họp Đại hội II của Đảng 8 12/1953 Người cùng Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ Câu 2. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng. Công lao Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ 1954 đến 1969 là: a. Cùng TW Đảng đề ra nhiệm vụ chiến lược mới cho cách mạng Việt Nam 1954- 1975. b. Lãnh đạo cách mạng hai miền Nam- Bắc. Miền Bắc vừa xây dựng CNXH vừa chống chiến tranh phá hoại. Miền Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai. c. Chăm lo xây dựng Đảng, nhà nước, các tổ chức quần chúng. d. Cả 3 phương án trên. Câu 3. Hãy kể tên những công lao to lớn nhất của Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam từ 1920 đến 1969. Gợi ý trả lời câu hỏi - Tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc đúng đắn. - Sáng lập Đảng Cộng sản Việt nam. - Lãnh đạo giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám. - Đọc tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nướcVNDCCH. - Đề ra đường lối và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi vào năm 1954. Đặng Hữu Hùng 15 Trường THPT Lê Xoay
  16. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ - Đề ra đường lối cách mạng Việt Nam 1954-1975. Lãnh đạo nhân dân 2 miền xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống Mỹ, tay sai ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà. D. Tác dụng của chuyên đề. Hiện nay hầu hết những giáo viên THPT đang giảng dạy cho đối tượng học sinh lớp 12 ôn thi vào các trường ĐH- CĐ đều sử dụng phương pháp giảng dạy theo chuyên đề lịch sử, vì nó tỏ ra rất hiệu quả, nó cung cấp cho học sinh những kiến thức sâu, hệ thống toàn diện những kỹ năng cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của các đề thi tuyển sinh vào các trường ĐH – CĐ. Đối với chuyên đề này: Công lao Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ 1911 đến 1919, là một chuyên đề quan trọng trong chương trình lịch sử lớp 12, các kỳ thi HSG và thi tuyển sinh vào các trường ĐH – CĐ thường ra. Tôi biên soạn và đưa chuyên đề này vào giảng dạy đã trong một thời gian khá dài, ở những trường tôi đã công tác ( như trường chuyên cấp 2-3 Vĩnh Lạc, trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, trường THPT Lê Xoay, học sinh lớp 13 của một số trường THPT khác) Từ năm 1997 đến nay, nhờ sử dụng các chuyên đề trong giảng dạy ( kể cả chuyên đề này) cho đối tượng học sinh lớp 12, tôi đã đạt được nhiều thành tích.(có 16 học sinh giỏi Quốc gia, 135 học sinh giỏi cấp tỉnh, rất nhiều thế hệ các học sinh đã trúng tuyển vào các trường ĐH – CĐ.) Vì hiệu quả to lớn của nó, nên các giáo viên THPT đang đứng lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh thi vào các trường ĐH- CĐ nên sử dụng và khai thác triệt để phương pháp này. ______________________________________ E. Tài liệu tham khảo 1. Phương pháp dạy học môn Lịch sử - GS- tiến sĩ Phan Ngọc Liên. NXBGD- Năm 1999. 2. Lịch sử lớp 11- NXBGD- Năm 2010. 3. Lịch sử Việt Nam lớp 12- NXBGD- Năm 2010. 4. Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào ĐH- CĐ. NXBGD- Năm 1998. 5. Ôn tập Lịch sử - GS- tiến sĩ Phan Ngọc Liên – ĐHSPI- 1998. 6. Ôn tập Lịch sử theo chủ đề - NXBĐHQG- Năm 2004. Đặng Hữu Hùng 16 Trường THPT Lê Xoay
  17. Chuyên đề ôn thi ĐH-CĐ 7. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ- NXB chính trị Quốc gia- Năm 1998. F. Mục lục. A. Mục tiêu của chuyên đề. B. Cấu trúc chuyên đề. C. Nội dung chuyên đề ( 6 thời kỳ ) 1. Thời kỳ từ 1911- 1920: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và đến với CN Mác- Lê. 2. Thời kỳ từ 1920- 1930: Là quá trình vận động, tiến tới thành lập Đảng. 3. Thời kỳ từ 1930- 1940: Người hoạt động ở nước ngoài. 4. Thời kỳ từ 1941- 1945: Người về nước, lãnh đạo cách mạng, giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám. 5. Thời kỳ từ 1945- 1954: Người lãnh đạo đấu tranh chống thù trong giặc ngoài và kháng chiến chống Pháp 1945- 1954. 6. Thời kỳ từ 1954- 1969: Người đề ra đường lối và lãnh đạo nhân đân hai miền Nam- Bắc làm những nhiệm vụ chiến lược mới. D. Tác dụng chuyên đề. Người viết TTCM Lãnh đạo Đặng Hữu Hùng Nguyễn Hữu Tấn Nguyễn Minh Tuyên Đặng Hữu Hùng 17 Trường THPT Lê Xoay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2