intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề thực tập: Công tác thẩm định dự án ngành du lịch dịch vụ tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Chia sẻ: Hồ Văn Mậu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

177
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề thực tập với đề tài "Công tác thẩm định dự án ngành du lịch dịch vụ tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam" trình bày nội dung chính được phân làm 2 chương: Chương 1 thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch-dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam, chương 2 một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành du lịch-dịch vụ tại sở giao dịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề thực tập: Công tác thẩm định dự án ngành du lịch dịch vụ tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

  1. …………..o0o………….. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN NGÀNH DL-DV TẠI SỞ GIAO DỊCH NHTM CP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
  2. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu, sơ đồ LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam ...................................................... 3 1.1. Giới thiệu chung về SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam và công tác thẩm định dự án tại SGD ...................................................................................................... 3 1.1.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Ngoại Thương và SGD ............................. 3 1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Ngoại thương và SGD .... 3 1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD....................................................................... 4 1.1.1.3. Tổng quan về hoạt động của SGD những năm qua................................ 8 1.1.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD .................................................. 16 1.1.2.1. Quy định của Vietcombank đối với hình thức cho vay dự án tại SGD... 16 1.1.2.2. Thẩm quyền về thời hạn cho vay đối với dự án đầu tư tại SGD............. 19 1.1.2.3. Tình hình thẩm định các dự án tại SGD ................................................ 20 1.2. Công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD ..................... 22 1.2.1. Đặc điểm của ngành du lịch - dịch vụ Việt Nam ........................................ 22 1.2.2. Tổ chức công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD ..... 28 1.2.2.1. Quy trình thẩm định dự án ................................................................... 28 1.2.2.2. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng ........................................................... 30 1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD ................. 30 1.2.3.1. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu ......................................... 30 1.2.3.2. Phương pháp phân tích độ nhạy ........................................................... 31 1.2.3.3. Phương pháp đánh giá rủi ro ................................................................ 31 Nguyễn Thị Minh Tâm Đầu tư 47D
  3. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1. 2.3.4. Phương pháp thẩm định theo trình tự ................................................... 32 1. 2.4. Nội dung thẩm định các dự án nghành du lịch - dịch vụ tại SGD ............... 32 1. 2.5. Ví dụ minh hoạ: Dự án: Trung tâm Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shore Hoàng Đạt........................................................................................ 40 1.3. Đánh giá về công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD... 71 1. 3.1. Những kết quả đạt được............................................................................. 71 1.3.1.1. Về quy trình thẩm định ........................................................................ 71 1.3.1.2. Về nội dung thẩm định ........................................................................ 72 1.3.1.3. Về phương pháp thẩm định .................................................................. 72 1.3.1.4. Về thu thập xử lý thông tin .................................................................. 73 1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ......................................................................... 73 1.3.2.1. Quy trình thẩm định ............................................................................. 73 1.3.2.2. Nội dung thẩm định ............................................................................. 74 1.3.2.3. Chất lượng và số lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định còn chưa chính xác ..................................................................................................... 75 1.3.2.4. Dòng tiền của dự án chưa được tính toán hợp lý .................................. 75 1.3.2.5. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được sử dụng riêng rẽ mà chưa có sự kết hợp hệ thống các chỉ tiêu ................................................................................ 76 1.3.3. Nguyên nhân những hạn chế..................................................................... 76 CHƯƠNG II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD...................................... 78 2.1.Định hướng phát triển của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam............. 78 2.1.1. Mục tiêu phát triển của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam............. 78 2.1.2. Định hướng của SGD trong công tác thẩm định các dự án ngành du lịch dịch vụ ................................................................................................................. 79 2.1.2.1. Định hướng công tác thẩm định nói chung của SGD........................... 79 2.1.2.2. Định hướng của SGD trong công tác thẩm định các dự án ngành du lịch dịch vụ .......................................................................................................... 81 2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành du lịch Nguyễn Thị Minh Tâm Đầu tư 47D
  4. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp dịch vụ ................................................................................................................. 82 2.2.1. Xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho các dự án ngành du lịch dịch vụ ................................................................................................................. 82 2.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức điều hành của SGD đối với công tác thẩm định dự án ngành du lịch - dịch vụ ............................................................................... 86 2.2.3. Tiến hành phân tích độ nhạy đa chiều, luôn đảm bảo số liệu tính toán tài chính của dự án trong trạng thái động................................................................... 86 2.2.4. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định ....................................... 87 2.2.5. Nâng cao chất lượng và số lượng thông tin ................................................ 88 2.2.6. Đầu tư đổi mới hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho việc thẩm định dự án .................................................................................................................... 89 2.3. Một số kiến nghị............................................................................................ 89 2.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước.................................................... 89 2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước........................................................... 90 2.3.3. Kiến nghị với NHTMCP Ngoại Thương .................................................... 91 2.3.4 Kiến nghị với chủ đầu tư ............................................................................ 91 KẾT LUẬN......................................................................................................... 93 Danh mục các tài liệu tham khảo Phụ Lục Nguyễn Thị Minh Tâm Đầu tư 47D
  5. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SGD Sở giao dịch NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần VCB Vietcombank NHNT Ngân hàng Ngoại Thương VND Việt Nam đồng TCKT Tổ chức kinh tế HSC Hội sở chính Cty TNHH Công ty trách nhiện hữu hạn TDTG&TD Tín dụng trả góp và tiêu dùng NHNT TW Ngân hàng Ngoại Thương trung ương TCDL Tổng cục du lịch QHKH Quan hệ khách hàng ĐTDA Đầu tư dự án TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VCSH Vốn chủ sở hữu Tổ chức TD Tổ chức tín dụng GHTD Gia hạn tín dụng Nguyễn Thị Minh Tâm Đầu tư 47D
  6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức tại SGD 4 Bảng 1: Tình hình huy động vốn của SGD năm 2008 9 Bảng 2: Số liệu về hoạt động bán ngoại tệ năm 2008 13 Bảng 3: Số liệu về hoạt động bảo lãnh 15 Bảng 4: Kết quả kinh doanh 16 Bảng 5: Thẩm quyền về thời hạn cho vay vốn với dự án đầu tư tại SGD 19 Bảng 6: Dư nợ tín dụng năm 2006, 2007, 2008 20 Bảng 7: Giá trị hợp đồng tín dụng dự án năm 2007 21 Bảng 8: Một số dự án SGD thẩm định và cho vay năm 2008 22 Bảng 9: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 1995 đến 2003 23 Bảng 10: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2004 24 Bảng 11: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2009 26 Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định đầu tư 29 Bảng 12: Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đồi vốn 34 Bảng 13: Các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán 34 Bảng 14: Các chỉ tiêu về khả năng lợi nhuận và năng lực hoạt động 34 Bảng 15: Các chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận 35 Bảng 16: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 1999 – 2006 47 Bảng 17: Các khu nghỉ dưỡng sẽ được đầu tư 52 Bảng 18: Đơn giá một số khu nghỉ dưỡng tại Quảng Nam – Đà Nẵng 54 Bảng 19: Tiến độ thực hiện dự án 63 Bảng 20: Các khoản chi đã thực hiện 63 Nguyễn Thị Minh Tâm Đầu tư 47D
  7. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Nếu như trước kia, hai nhóm ngành chính luôn được coi trọng và ưu tiên phát triển đó là Nông nghiệp và Công nghiệp thì hiện nay, trong quá trình đổi mới, chuyển dịch nền kinh tế nhằm đưa nền kinh tế nước ta trở thành một nền kinh tế thị trường Đảng và Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ để phát triển ngành du lịch - dịch vụ. Thực tế cho thấy, ngành du lịch - dịch vụ của nước ta hiện nay đang trên đà phát triển và là một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp bên cạnh đó là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam đã thu hút ngày càng đông khách du lịch trên thế giới đến tham quan, du lịch. Tuy nhiên, ngành du lịch - dịch vụ của nước ta chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có. Một nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ hiện vẫn còn thiếu vốn để tiến hành đầu tư phát triển, vốn Ngân sách cấp thì chỉ dành cho các doanh nghiệp quốc doanh, vốn tự có thì còn rất hạn chế, quy mô vốn nhỏ. Bởi vậy nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng là một nguồn quan trọng, thúc đẩy cho sự phát triển của ngành du lịch - dịch vụ nước ta. Tại SGD NHTMCP Ngoại Thương, cũng như tại các ngân hàng khác, công tác thẩm định dự án luôn giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Trong quá trình thực tập tại SGD, tôi nhận thấy rằng số dự án thuộc ngành du lịch - dịch vụ được thẩm định tại SGD tương đối nhiều và số vốn cho vay cũng lớn. Nhận thấy tầm quan trọng của ngành du lịch - dịch vụ trong nền kinh tế, cũng như vai trò của công tác thẩm định trong hoạt động của ngân hàng, tôi đã chọn đề tài: “Công tác thẩm định dự án ngành du lịch - dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” Kết cấu đề tài gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam Nguyễn Thị Minh Tâm 1 Đầu tư 47D
  8. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD Do kiến thức về công tác thẩm định cũng như về nghiệp vụ tín dụng trong thực tế còn nhiều hạn chế nên trong qua trình nghiên cứu chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, do đó tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa Đầu tư để có thể hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn: Giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Ái Liên và tập thể cán bộ phòng Đầu tư dự án, Sở giao dịch VCB đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này Nguyễn Thị Minh Tâm 2 Đầu tư 47D
  9. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 1.1. Giới thiệu chung về SGD NHTMCP Ngoại thương và công tác thẩm định dự án tại SGD 1.1.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Ngoại thương Việt Nam và SGD 1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Ngoại thương và SGD 1/4/1991 Sở giao dịch NHNT Việt Nam thành lập theo nghị quyết 125/NQ- NHNT.HĐQT nhưng vẫn trực thuộc Vietcombank trung ương. Ngày 28/12/2005 theo quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT quyết định của Hội đồng quản trị NHNT Việt Nam, SGD NHNT VIệt Nam tách ra hoạt động độc lập. Sở giao dịch là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, là một chi nhánh của Vietcombank. Trước đây, một ngân hàng thương mại có thể có nhiều sở giao dịch nhưng theo quyết định mới nhất của chính phủ thì 1 ngân hàng thương mại hiện nay chỉ có thể có duy nhất một Sở giao dịch và phải đặt tại tỉnh, thành phố mà trụ sở chính đặt trụ sở. Là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Vietcombank, Sở giao dịch không có tư cách pháp nhân: không có tài sản riêng, tài sản của SGD do Hội sở chính cung cấp, hoạt động theo uỷ quyền của Hội sở chính, tuy nhiên vẫn có con dấu riêng và bảng cân đối kế toán riêng. Ngày 30/10/2008, Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại địa chỉ 31-33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, đồng thời tổ chức hội nghị khách hàng năm 2008. Điểm giao dịch mới của SGD nằm ngay giữa trung tâm thủ đô, thuận lợi về giao thông, với mật độ dân cư lớn, hệ thống doanh nghiệp và cơ quan dày đặc, cùng với sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng, sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ và là một lợi thế để Sở giao dịch Vietcombank phát huy tốt hiệu quả hoạt động với thế mạnh về vốn và các hoạt động nghiệp vụ chuyên biệt của một ngân hàng đối ngoại, cũng Nguyễn Thị Minh Tâm 3 Đầu tư 47D
  10. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp như các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nhiều sản phẩm mới hướng đến khách hàng cá nhân mà Sở giao dịch đang triển khai. 1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD Bộ máy tổ chức: Sở giao dịch gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các phòng giao dịch. Cụ thể, SGD có 24 phòng ban tại trụ sở chính (31 – 33 Ngô Quyền và tầng 1 đến tầng 3 toà nhà Vietcombank Tower 198 Trần Quang Khải). Mỗi phòng tại SGD đều có chức năng nhiệm vụ riêng. 15 phòng giao dịch thuộc SGD nằm rải rác trên địa bàn thành phố Hà Nội. SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI SGD Phó Giám Đốc Phòng bảo lãnh Kiểm tra nội bộ Phòng đầu tư dự án Phòng HCQT Phòng hối đoái Phòng kinh tế giao dịch Phó Giám Đốc Phòng kinh tế tài chính Phòng quản trị rủi ro Tổng giám Phòng ngân quỹ SGD đốc Phòng quản lý nhân sự Phó Giám Đốc Phòng thanh toán XNK Phòng thanh toán thẻ Phòng quản lý nợ Phòng QH khách hàng Phòng tín dụng TG&TD Phó Giám Đốc Phòng tin học Phòng vốn và kd ngoại hối Phòng vay nợ viện trợ Chức năng của SGD Nguyễn Thị Minh Tâm 4 Đầu tư 47D
  11. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SGD là một chi nhánh lớn của Vietcombank, nên nó có những chức năng chủ yếu sau: - Huy động vốn + Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằng VND và ngoại tệ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu - Cho vay: cho vay bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo quyền hạn và hạn mức được Tổng giám đốc Vietcombank uỷ quyền - Bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước trong phạm vi quyền hạn và phân cấp uỷ quyền. - Thanh toán quốc tế: Mở L/C, nhờ thu kèm chứng từ, chiết khấu, dịch vụ ngân hàng đối ngoại - Cung cấp dịch vụ cất giữ, bảo quản tài sản có giá - Cung cấp các phương tiện thanh toán và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu chi hộ, nhờ thu, dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng. - Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh về tiền gửi, tiền vay theo quy chế quản lý vốn của Vietcombank. - Lập báo cáo tài chính - Thực hiện công tác quản lý ngân quỹ theo quy định - Thống kê báo cáo số liệu hoạt động - Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ - Thực hiện công tác tổ chức quản lý cán bộ Ngoài ra trong từng thời kỳ, SGD có thể được Tổng Giám Đốc Vietcombank giao thêm chức năng khác. - Phòng bảo lãnh: cung cấp các sản phẩm về bảo lãnh, tái bảo lãnh của SGD cho khách hàng là tổ chức. Các loại bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đối ứng, tái bảo lãnh. Nguyễn Thị Minh Tâm 5 Đầu tư 47D
  12. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Phòng đầu tư dự án: Cấp tín dụng trung và dài hạn dành cho các dự án đầu tư, xây dựng các công trình lớn - Phòng kế toán tài chính: Hạch toán các khoản chi tiêu tài chính, quản lý các tài sản cố định, hạch toán các chi phí, một phần của doanh thu. Đặc biệt có chức năng thanh toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ. Cân đối các tài khoản kế toán, phục vụ cho các hoạt động tác nghiệp cho các phòng nghiệp vụ. - Phòng kế toán giao dịch: Có chức năng phục vụ khách hàng tổ chức, cả cư trú và không cư trú, có quan hệ với SGD. Cung cấp các sản phẩm thanh toán cho đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế: dịch vụ phát hành séc, trả lương qua tài khoản… - Phòng khách hàng đặc biệt: Cung cấp các sản phẩm dành cho khách hàng là cá nhân, là những khách hàng đặc biệt (có số dư hoạt động lớn như gửi tiền nhiều, các quan chức của các bộ, ngành, cán bộ lãnh đạo của các tổ chức kinh tế). Phòng này có chức năng xây dựng chính sách về khách hàng đặc biệt ví dụ như: ưu đãi lãi suất, kỳ hạn… - Phòng kiểm tra nội bộ: Phòng kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật của các phòng nghiệp vụ. - Phòng hành chính quản trị: Gồm 2 bộ phận + Hành chính: Văn thư, lễ tân, đống dấu, chuyển công văn, có chức năng văn phòng đối với ban giám đốc + Quản trị: Duy trì hệ thống điện nước, điều hoà, đảm bảo cơ sở vật chất cho SGD có thể hoạt động - Phòng hối đoái: Cung cấp các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân, kể cả cá nhân cư trú hoặc không cư trú nhưng chỉ là các sản phẩm thanh toán (Sản phẩm tiền gửi tài khoản thanh toán, thanh toán trong nước, quốc tê, bán các loại séc quốc tế, séc du lịch quốc tế …) - Phòng ngân quỹ: Thực hiện thu chi, cân đối ngân quỹ tại SGD - Phòng quản lý nhân sự: Tham mưu cho ban giám đốc về bộ máy và về quản lý cán bộ nhân viên. Nguyễn Thị Minh Tâm 6 Đầu tư 47D
  13. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Tham mưu cho ban giám đốc về bộ máy: Thành lập mới, giải thể, chia tách các đơn vị bộ máy của SGD. + Quản lý cán bộ nhân viên: Chủ yếu quản lý hợp đồng lao động, quản lý về bố trí điều động cán bộ, thực hiện công tác Bảo hiểm xã hội cho người lao động, đề xuất chương trình đào tạo nhân viên, quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý tiền lương. - Phòng thanh toán nhập khẩu: Cung cấp các sản phẩm ngân hàng phục vụ hoạt động nhập khẩu: Mở L/C, chuyển tiền… - Phòng thanh toán xuất khẩu: Cung cấp các dịch vụ ngân hàng phục vụ xuất khẩu: nhận L/C từ nước ngoài, kiểm tra theo dõi tính hợp lý, hợp lệ của L/C, nhận các chứng từ xuất hàng cho khách hàng, chiết khấu các chứng từ hàng xuất. - Phòng thanh toán thẻ: Phát hành thẻ ( Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) + Thẻ ghi nợ trong nước gồn: Connect 24, SG24. Thẻ ghi nợ quốc tế: MTV, VCB Visa…Đối với thẻ ghi nợ thì tiền phải có sẵn trong tài khoản + Thẻ tín dụng: Khách hàng có thể chi tiêu trong hạn mức của thẻ. Ví dụ: Thẻ có hạn mức 20 triệu đồng thì sẽ được chi tối đa 20 triệu đồng trong tháng, cuối tháng sẽ có hoá đơn gửi về và phải thanh toán. + Hoạt động thanh toán thẻ: đảm bảo hệ thống các máy ATM và các điểm chấp nhận thanh toán thẻ hoạt động tốt. Có thể thanh toán tiền mặt thẻ: đến trực tiếp ngân hàng để rút tiền. + Phát triển khách hàng: Triển khai các hoạt động thẻ của ngân hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp thị sản phẩm tới khách hàng. - Phòng khách hàng: Cấp tín dụng ngắn hạn, tín dụng vốn lưu động cho khách hàng là doanh nghiệp. Bán sản phẩm của ngân hàng khác cho khách hàng (bán chéo). Cung cấp các dịch vụ tín dụng: mua nhà trả góp, cho vay cầm cố… - Phòng tin học: Đảm bảo hệ thống thông tin, mạng hệ thống hoạt động thông suốt, lập trình các chương trình theo yêu cầu của các phòng khác. - Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ: Thực hiện quản lý vốn của SGD theo quy chế quản lý vốn của VCB. Nguyễn Thị Minh Tâm 7 Đầu tư 47D
  14. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Phòng kinh doanh ngoại tệ: Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng. Trong ngày mua được bao nhiêu ngoại tệ thì phải bán hết hoặc gần hết số ngoại tệ đó. Ngoài ra phòng này còn có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về chính sách ưu đãi, huy động, tỷ giá… - Phòng quản lý quỹ ATM: Quản lý máy rút tiền ATM và xử lý các sự cố của các máy ATM. - Phòng vay nợ viện trợ: Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại, sử dụng các khoản vay, viện trợ. Triển khai và giải ngân nguồn vốn, tham mưu cho ban giám đốc về nhận nguồn vốn ODA. - Phòng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cung cấp các sản phẩm tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Phòng quản lý nợ: Là bộ phận quản lý các hồ sơ vay vốn, theo dõi thanh toán, thu hồi lãi, thu hồi gốc, tiến độ giải ngân (không có chức năng cấp tín dụng). - Tổ Đảng Đoàn: Theo dõi các công tác Đảng Đoàn. - Các phòng giao dịch: Huy động vốn, phục vụ khách hàng là thể nhân, cá nhân. Cung cấp các sản phẩm huy động vốn: phát hành giấy tờ có giá bằng VND hoặc ngoại tệ, mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán các loại thẻ thương mại, tín dụng quốc tế, chi trả kiều hối…Cho vay không có tài sản đảm bảo của cán bộ nhân viên. 1.1.1.3. Tổng quan về hoạt động của SGD những năm qua 1.1.1.3.1. Huy động vốn Tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ ước tính đến 31/12/2008 đạt 40.500,75 tỷ đồng, tăng 21,07% so với cùng kỳ năm 2007 trong đó, vốn huy động bằng VNĐ ước đạt của tổ chức kinh tế và vốn huy động bằng ngoại tệ quy USD ước đạt 893,22 triệu USD, giảm 16,56% so với cuối năm 2007. - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế quy VNĐ đến 31/12/2008 ước đạt 29.125,36 tỷ đồng, tăng 7866,28 tỷ đồng (37,00%) so với cuối năm 2007 trong đó tiền gửi VNĐ tăng 9.768,28 tỷ đồng (81,79%) (riêng từ nguồn IPO VCB của SCIC Nguyễn Thị Minh Tâm 8 Đầu tư 47D
  15. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp là 5.650 tỷ đồng) và tiền gửi ngoại tệ quy USD giảm 129 triệu USD (22,33%) so với 31/12/2007. - Tiền gửi của dân cư giảm cả ở VNĐ và USD. Ước đến 31/12/2008, tiền gửi của dân cư chỉ đạt 3.9990,83 tỷ đồng và 447,25 triệu USD; giảm tương ứng 5,02% và 9,83% so với cuối năm 2007. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của SGD năm 2008 Đơn vị: triệu đồng Ước TH 31/12/2008 Tăng / giảm so với 31/12/2007 Quy Chỉ tiêu VNĐ USD VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền - II.HĐ từ nền KT 25.701,51 896,33 40.500,75 9.557,50 59,20 177,87 -16,56 7.047,21 1.TG của TCKT 21.710,68 449,08 29.125,36 9.768,28 81,79 129,10 -22,33 7.866,28 - 1.1.TG KKH 3.559,88 344,39 9.246,02 -631,00 -15,06 176,70 -33,91 -3.341,62 1.2.TG CKH 18.150,81 104,69 19.879,34 10.399,28 134,16 47,60 83,38 11.207,90 2.TG của cá nhân 3.990,83 447,25 11.375,39 -210,77 -5,02 -48,77 -9,83 -819,06 2.1.TK KKH 731,88 15,42 986,50 -447,63 -37,95 -11,42 -42,55 -625,54 2.2.TKCKH12T 1.435,68 245,11 5.482,71 98,31 7,35 -93,54 -27,62 -1.311,61 1.1.1.3.2 Sử dụng vốn a.Cho vay nền kinh tế Tổng dư nợ quy VNĐ đến 31/12/2008 ước đạt 4.667 tỷ đồng tăng 30,53% so với 31/12/2007 trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD ước đạt 1.607,77 tỷ đồng và 185,89 triệu USD. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì việc tăng trưởng tín dụng của SGD trên 30% là một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng lưu động thường luân chuyển nhanh. Do đó, trong thời gian tới, Nguyễn Thị Minh Tâm 9 Đầu tư 47D
  16. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SGD sẽ tập trung để nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ bằng cách tiếp cận các dự án lớn, hiệu quả. - Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 39,47% tổng dư nợ của SGD. - Dư nợ cho vay thể nhân chiếm 12,13% tổng dư nợ của SGD.  Tình hình xử lý nợ xấu và nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR Tính đến quý IV/2008, theo báo cáo phân loại nợ: Đơn vị: đồng 487.987.279.157, Tổng nợ xấu 00 4.405.920.386.52 Tổng dư nợ rủi ro nội bảng 0,00 Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ TTNB (%) 11,08 Nợ xấu của SGD ước tính đến 31/12/2008 là 550 tỷ đồng, chiếm khoảng 11,2% tổng dư nợ, trong đó, riêng nợ xấu của Công ty CP Container Vinashin là 359 tỷ đồng, chiếm 65% tổng nợ xấu của toàn đơn vị như Công ty CP Cung ứng dịch vụ hàng không, Vinatranco và một số đơn vị có nợ quá hạn khác như: Cty TNHH MTV Thiết bị lưới điện, Cty TNHH Công nghệ & Thiết bị hàn, Cty CP DV & TM Hàng không… b.Tiền gửi tại NHNT TW Đến 31/12/2008, ước tính số dư tiền gửi của SGD tại NHNT TW bằng VNĐ là 20.485,5 tỷ VNĐ và bằng ngoại tệ quy USD là 645,8 triệu USD. SGD vẫn thực hiện vay NHNT TW một số ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. 1.1.1.3.3 Dịch vụ a. Vay viện trợ Nguyễn Thị Minh Tâm 10 Đầu tư 47D
  17. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Năm 2008, SGD được giao làm Ngân hàng phục vụ cho 18 dự án mới ký vay năm 2008 với tổng kim ngạch khoảng 1.267 triệu USD tăng 80 triệu USD (7%) so với năm 2007. Đơn vị: triệu USD So với năm 2007 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Tương đối Tuyệt đối (%) Vay Chính phủ và các tổ chức quốc tế Mở L/C 241,21 151,8 89,41 58,9 Nhận vay 800 756,35 43,65 5,46 Trả nợ 376,97 326,89 50,08 13,28 Nhận & Sử dụng viện trợ 14,07 10,15 3,92 27,86 Doanh số nhận viện trợ và rút vốn giải ngân các khoản viện trợ Chính phủ tại SGD tăng so với năm trước 3,92 triệu USD, tương ứng là 27,86%. Trong năm 2008, doanh số chuyển tiền của SGD ước tính giảm 79,92 tỷ VND (91,51%) và tăng 34,18 triệu USD (5,25%). Đơn vị: triệu USD, tỷ VND So với năm 2007 Nguồn Năm Năm Tuyệt Tương đối vốn 2008 2007 đối (%) VND 87,12 166,84 -79,72 -91,51 USD 651 616,82 34,18 5,25 b. Thanh toán xuất nhập khẩu  Thanh toán xuất khẩu Năm 2008, doanh số thông báo L/C và thanh toán đếu có sự giảm sụt về khối lượng giao dịch song giá trị giao dịch lại tăng khá mạnh so với năm 2007. Sự tăng trưởng này chủ yếu là doanh số của Coalimex, công ty chiếm tới hơn 80% thị phần Nguyễn Thị Minh Tâm 11 Đầu tư 47D
  18. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thanh toán xuất khấu của SGD. Tuy nhiên, 2 tháng cuối năm 2008 doanh số hoạt động của Coalimex đã bị giảm sút rất nhiều do giá than trên thế giới giảm nên công ty không ký được hợp đồng với khách nước ngoài. Dự báo nếu thời gian tới tình hình này không được cải thiện thì sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán xuất khẩu của SGD. Về hoạt động thông báo L/C, trong năm 2008 SGD thực hiện 1.516 món, giảm 206 món (11,96%) so với năm 2007. Doanh số thông báo đạt 341,88 triệu USD, tăng 107,33 triệu tương đương 45,76% so với năm 2007. Về thanh toán L/C và nhờ thu, trong năm 2008 doanh số thanh toán ước tính đạt khoảng 385,65 triệu USD, tăng 38,54% so với năm 2007 (đạt 258,87 triệu USD, trong đó Vinafood 1 chiếm 61,7 triệu USD tương đương với 82% so với năm 2007. Về số lượng chứng từ xuất trình, năm 2008 có khoảng 1.724 bộ chứng từ xuất trình thanh toán theo L/C và nhờ thu, giảm 404 bộ tương đương giảm 18,98% so với năm 2007. Tuy nhiên, trị giá xuất trình của năm 2008 đạt 311,11 triệu USD, tăng 63,34 triệu USD, tương đương 25,56% so với năm 2007 (đạt 247,77 triệu USD). Về chiết khấu chứng từ, năm 2008 doanh số chiết khấu chứng từ đạt 14,18 triệu USD, giảm 10,42 triệu tương đương 42,36% so với năm 2007 (đạt khoảng 24,6 triệu USD). Nguyên nhân là do một số khách hàng thường xuyên chiết khấu của SGD như công ty Bitexco Nam Long chuyển về thanh toán và chiết khấu tại VCB Thái Bình, Công ty TNHH Tùng Lâm giảm doanh số xuất khẩu và giảm giao dịch tại SGD. Về chuyển tiền năm 2008, doanh số chuyển tiền đạt khoảng 202,07 triệu USD, giảm 12,23 triệu tương đương 5,3% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do không còn các khoản chuyển tiền đến của công ty Quang Điện Tử, 1 trong 2 công ty (cùng với Vietnam airlines) thực hiện chuyển tiến đến SGD.  Thanh toán nhập khẩu Năm 2008 tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu của cả 3 phương thức tại SGD đạt 2975,96 tr.USD, tăng 413,19 tr.USD (16,12%) so với năm 2007. Trong đó Nguyễn Thị Minh Tâm 12 Đầu tư 47D
  19. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thanh toán bằng nhờ thu và chuyển tiền đều tăng tương ứng là 13,33% và 31,19% nhưng thanh toán bằng L/C giảm 3,09% so với năm trước.\ c. Hối đoái Doanh số bán ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng đi công tác, chữa bệnh, du lịch, xuất khẩu lao động tại SGD được điều chỉnh theo nhu cầu trên thị trường nhưng doanh số ngoại tệ bán ra tại SGD nhìn chung tăng so với năm ngoái. Số liệu dưới bảng thống kê là số liệu chung của toàn SGD. Bảng 2: Số liệu về hoạt động bán ngoại tệ năm 2008 Đơn vị: món, 1.000 USD Năm 2008 So với năm 2007 Số món Số tiền Chỉ tiêu Số món Số tiền Tương đối Tương đối Tuyệt đối Tuyệt đối (%) (%) Thanh toán séc nhờ thu 2.431 8.095,29 -728 -23,05 3.103,85 62,18 Phát hành bankdraft 206 249,16 -159 -43,56 93,31 59,87 Đổi tiền 10.523 89.317,60 -8,390 -44,36 16.415,83 22,52 Khách vãng lai 16.790,79 -3.475,46 -17,15 Đại lý 10.523 72.526,81 2,745 35,29 19.891,28 37,79 Bán ngoại tệ tiền mặt 1.703 3.642,64 1,011 146,10 2.931,52 412,24 d. Thẻ Doanh số thanh toán và phí thu được từ thẻ tín dụng quốc tế đều tăng so với năm trước và tương ứng là 6,4 tr.USD (5,7%) và 0,08 tr.USD (2,81%). Hoạt động cho vay thanh toán thẻ tín dụng luôn đảm bảo an toàn và không phát sinh nợ khó đòi. Nguyễn Thị Minh Tâm 13 Đầu tư 47D
  20. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trong năm 2008, số lượng thẻ ATM phát hành giảm khoảng 9.435 thẻ (19,01%) so với năm 2007 do trong năm 2008 thẻ ghi nợ quốc tế có nhiều chương trình khuyến mại nên khách hàng chuyền từ việc phát hành thẻ ATM sang thẻ ghi nợ quốc tế vì hiện nay giao dịch vẫn chưa bị thu phí. Tuy vây, doanh số hoạt động của thẻ ATM tăng mạnh là 1.723,53 tỷ VND (24,68%). e. Kinh doanh ngoại tệ , SGD thường xuyên bám sát tình hình thị trường và chỉ đạo của TW cũng như NHNN để đưa ra các quyết định về tỷ giá và đối tượng khách hàng phục vụ thích hợp. Mặc dù vậy, trong năm 2008, SGD luôn cố gắng cao nhất để đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng để thanh toán và trả nợ đồng thời hỗ trợ bán ngoại tệ cho khách hàng của một số chi nhánh VCB trên cùng địa bàn. Doanh số bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu xăng dầu là 356,54 tr.USD. f. Bảo lãnh Năm 2008, ước tính lượng giao dịch bảo lãnh của SGD vẫn được đảm bảo duy trì mức độ tăng trưởng ổn định. Bảng 3: Số liệu về hoạt động bảo lãnh Đơn vị: món, tỷ VND, tr.USD So vói năm 2007 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Tương đối Tuyệt đối (%) Số món phát hành 3.015 2.610 405 15,52 Doanh số phát hành 1.435 1.410 25 1,77 Phí thu được 15,07 14,91 0,16 1,07 Trong năm 2008, bảo lãnh trong nước chiếm tỷ trọng là 95,99% doanh số bảo lãnh tại SGD và bảo lãnh nước ngoài chiếm tỷ trọng là 4,01%. 1.1.1.3.4 Kết quả kinh doanh Năm 2008, ước tính kết quả kinh doanh của SGD đạt 653,43 tỷ VND lợi nhuận thuế tăng 103,61 tỷ VND (18,85%) so với năm 2007. Trong đó, tổng doanh Nguyễn Thị Minh Tâm 14 Đầu tư 47D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2