intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề thực tập: Đề tài: “Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội”

Chia sẻ: Cung Ru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

153
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đãđạt được nhiều bước tiến hết sức quan trọng. Tuy nhiên đểđặt được mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp với cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí và thực hiện công nghiệp hoá hiện dại hoáđất nước thìđòi hỏi chúng ta chiến lược đúng đắn và hợp lí....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề thực tập: Đề tài: “Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội”

  1. Chuyên đề thực tập Đề tài: “Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội” 1
  2. Chuyên đề thực tập Lời mở đầu Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đãđạt được nhiều bước tiến hết sức quan trọng. Tuy nhiên đểđặt được mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp với cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí và thực hiện công nghiệp hoá hiện dại hoáđất nước thìđòi hỏi chúng ta chiến lược đúng đắn và hợp lí. Cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới phát triển nền kinh tế là mũ nhọn của đất nước. Công cụ chủ yếu được dùng đó là tài chính. Vàđể cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định kinh doanh và kinh tế của các nhà quản lí doanh nghiệp và các nhà sử dụng thông tin tài chính ở bên ngoài, hệ thống báo cáo tài chính đã ra đời. Dựa vào các nguồn thông tin nhận được trong các Báo cáo tài chính, người sử dụng sẽ nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp và làm cơ sở cho việc ra quyết định của mình. Các Báo cáo tài chính gồm Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh Báo cáo tài chính, mỗi loại cung cấp những thông tin tổng hợp về một khía cạnh khác nhau của tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo này bổ sung cho nhau và cùng làm sáng tỏ bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Trong các báo cáo tài chính đó, Bảng cân đối kế toán đóng vai trò quan trọng, nóđưa ra bức tranh tài chính tổng quát tại doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, Bảng cân đối kế toán cũng có những hạn chế vốn có của nó, những hạn chế thuộc về bản chất được quy định bởi những nguyên tắc, quy tắc hạch toán nên không thể khắc phục được. Vì vậy, để tránh đưa ra các quyết định sai lầm, những người sử dụng thông tin của Báo cáo tài chính cần được trang bị những công cụ phân tích thích hợp. Phân tích Báo cáo tài chính sẽ giúp cho nhà phân tích nắm bắt được đầy đủ thực trạng tài chính doanh nghiệp và khắc phục được những hạn chế trên. 2
  3. Chuyên đề thực tập Phân tích Báo cáo tài chính thông qua các công cụ và kĩ thuật phân tích giúp các nhà phân tích kiểm tra Báo cáo tài chính, qua đó có thểđánh giáđược những thành tích và tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng trong tương lai. Phân tích Báo cáo tài chính có thể mang lại những thông tin có giá trị về xu thế và mối quan hệ, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp qua đó phát hiện được những điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp. Đối với các nhà quản trị của doanh nghiệp, phân tích Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng,đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi công việc ghi chép, xử lí thông tin kế toán đơn thuần đãđược máy vi tính đảm nhận thì công việc kế toán được thực hiện chủ yếu là phân tích các thông tin kế toán cóích để phục vụ cho việc ra quyết định tài chính của chủ doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đối với việc ra quyết định của những nhà quản lí, với mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về vấn đề phức tạp và khó khăn này vàđể vận dụng những hiểu biết, kiến thức đã thu thập được trong nhà trường và thực tế thực tập tại một doanh nghiệp sản xuất cụ thể, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội” cho chuyên đề của mình. Luận văn ngoài Lời mởđầu và kết luận bao gồm ba nội dung chính sau: Chương I: Hoạt động tài chính và cơ sở của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Chương II: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cơ khí Hà Nội. Chương III: Phương hướng nâng cao công tác quản trị tài chính tại Công ty cơ khí Hà Nội Do trình độ lí luận và thực tiên còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sựđóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các cô chú trong công ty. 3
  4. Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I HOẠTĐỘNGTÀICHÍNHVÀCƠSỞLÝLUẬNCỦAVIỆCPHÂN TÍCHTÌNHHÌNHTÀICHÍNHDOANHNGHIỆP 1.1. HOẠTĐỘNGTÀICHÍNHVÀSỰCẦNTHIẾTPHẢIPHÂNTÍCHTÌNHHÌNHTÀICHÍ NHDOANHNGHIỆP. 1.1.1. Hoạt động tài chính: Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất đều phải có một số vốn. Số vốn đóđược huy động từ nhiều nguồn khác nhau như từ nguồn vốn góp của cá nhân, của Nhà nước và các nguồn vốn vay hay đi chiếm dụng của các doanh nghiệp khác. Nguồn vốn đó chính là nguồn hình thành các yếu tố sản xuất để tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Nó giúp cho quá trình sản xuất được thực hiện và tiến hành thông suốt. Là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) được biểu hiện qua các hình thái tiền tệ, xuất phát từ yêu cầu và mục đích kinh doanh. Cũng do đặc điểm là một bộ phận của hoạt động SXKD, hoạt động tài chính chịu tác đông của hoạt động SXKD nhưng nó cũng có tác động trở lại đối với hoạt động SXKD (nếu hoạt động tài chính tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất và lưu chuyển hàng hoá). Nếu hoạt động tài chính thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình thông qua việc hoàn thành tốt hai chức năng phân phối và giám sát thì nó sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp: - Tạo thuân lợi trong quá trình tạo vốn vàđảm bảo sản xuất: giúp doanh nghiệp tìm được các nguồn vốn để tăng vốn kinh doanh, đảm bảo đủ vốn để sản xuất. - Đảm bảo khả năng sinh lời tối đa trên cơ sở sử dụng vốn một cách tiết kiệm, hiệu quả. 4
  5. Chuyên đề thực tập - Tạo đòn bẩy kích thích SXKD. - Tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đểđạt được mục tiêu đó, hoạt động tài chính phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản: - Phải có mục tiêu: Để giải quyết tốt mối quan hệ kinh tế với Nhà nước, với đơn vị bạn, công nhân viên,… thì doanh nghiệp phải cụ thể hoá về số lượng, chất lượng và thời gian tiến hành sản xuất, dự kiến bằng các con số kế hoạch cụ thể. Nguyên tắc này giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động an toàn và phòng ngừa những rủi ro. - Phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm có hiệu quả: Nó cóý nghĩa là phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời số vốn tối thiểu cần thiết cho sản xuất và lưu thông, đồng thời phải sử dụng số vốn đó một cách hợp lý vào các khâu, các giai đoạn của quá trình kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Phải tôn trọng pháp luật, tuân theo chếđộ tài chính tín dụng, pháp luật về tài chính, kỷ luật thanh toán, đảm bảo doanh nghiệp vừa đạt được lợi nhuận tối đa, vừa đảm bảo các yếu tố xã hội. 1.1.2. Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN) được ghi chép và biểu hiện qua các con số trên các tài liệu kế toán. Những con sốđó tự thân nó không nói lên một điều gì cả. Hơn nữa, chúng chỉ là những minh chứng cho quá khứ, chỉ là những con số trên sổ sách, không thể hiện được thực trạng đa dạng và sôi động của hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Chính phân tích sẽ làm cho chúng biết nói, không những làm hiện ra bức tranh tài chính hiện tại của doanh nghiệp mà còn chỉ ra xu hướng của nó trong tương lai tươi sáng hay ảm đạm. Nói cách khác, phân tích làm công việc thổi hồn cho bức tranh tài chính của doanh nghiệp, khiến nó trở nên sống động và cóích. Hoạt động tài chính là một hoạt động đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp và cũng làđối tượng quan tâm đặc biệt của những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, những người có quan hệ tài chính với doanh nghiệp. Do tính chất quan trọng đó, đối tượng hoạt động tài chính luôn làđối tượng cần được nắm bắt để kiểm tra tình hình hoạt động vàđưa ra 5
  6. Chuyên đề thực tập những dựđoán, quyết định cho tương lai. Nếu chỉ nhìn vào những con số khôcứng trong các báo cáo tài chính và các tài liệu tài chính khác thì thông tin tài chính không mang một ý nghĩa nào đáng kể, các mối quan hệ, các xu hướng biến đổi, những cơ hội và rủi ro tiềm tàng sẽ chìm trong biển chi tiết các con số. Vì vậy chỉ có phân tích tình hình tài chính mới giúp người sử dụng đánh giá vàđưa ra các dựđoán, quyết định trong tương lai một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người dùng. 1.2. HAIBÁOCÁOTÀICHÍNHCƠBẢNSỬDỤNGĐỂPHÂNTÍCHTÌNHHÌNHTÀICHÍNH DOANHNGHIỆP. 1.2.1. Bảng cân đối kế toán Có những tài liệu khác nhau để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, chúng bao gồm các báo cáo tài chính (BCTC) được công bố rộng rãi, các tài liệu bổ xung của bộ phận quản lý và các tài liệu khác như: Môi trường hoạt động của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, các chính sách tài chính hiện hành... nghĩa là mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dựđoán tài chính. Tuy nhiên, trong các tài liệu đó, thông tin kế toán là một nguồn thông tin đặc biệt cần thiết. Các thông tin kế toán phản ánh trong các BCTC là nguồn thông tin có sẵn, được công bố rộng rãi, sát thực vàđầy đủ. Làm một bộ phận của BCTC, bảng CĐKT luôn làđối tượng được quan tâm, là tài liệu quan trọng và phổ biến để phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.1.1. Đặc trưng vàý nghĩa của bảng CĐKT trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp a) Đặc trưng của BCĐKT - Bảng CĐKT cơ ba đặc trưng cơ bản. Những đặc trưng này được hình thành từ những quy định về nội dung và kết cấu hết sức khoa học và hợp lý. Chúng bao gồm: - Các chỉ tiêu trên bảng CĐKT được biểu hiện bằng giá trị (tiền) nên có thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái( cả vật chất và tiền tệ). 6
  7. Chuyên đề thực tập - Bảng CĐKT được chia thành hai phần theo hai cách phản ánh vốn kinh doanh của doanh nghiệp là tài sản và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn). Về mặt lượng, tổng số tài sản luôn cân bằng với tổng số nguồn. - Bảng CĐKT phản ánh tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm. Thời điểm đó thường là ngày cuối cùng của quý, năm. Tuy nhiên, do tính chất là báo cáo so sánh nên căn cứ vào số liệu ở hai thời điểm cuối kì vàđầu năm sẽ thấy được sự thay đổi của vốn và nguồn vốn trong kì báo cáo. b) Ý nghĩa của bảng CĐKT trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Do những đặc trưng cơ bản, riêng có, bảng CĐKT khái quát hoá toàn bộ tài sản và nguồn vốn hiện có tại doanh nghiệp vào thời điểm cuối kì. Nhìn vào hai dòng cuối cùng của phần tài sản và nguồn vốn, người đọc có thể thấy được quy mô tài sản của doanh nghiệp và các nguồn vốn tài trợ cho các tài sản đó. Do được sắp xếp khoa học theo các khoản mục và mục chi tiết, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được các con số tổng hợp, các con số chi tiết của từng loại tài sản và nguồn vốn, qua đó có thể tiến hành phân tích dọc để có thể thấy sự biến động về cơ cấu của chúng. Việc sắp xếp, phân loại hết sức lôgíc này cũng giúp người phân tích tài chính giảm thời gian và công sức phân loại thông tin trước khi tiến hành phân tích. Ngoài ra, do mang tính chất là báo cáo so sánh, bảng CĐKT luôn có số liệu của đầu năm và cuối kỳ. Việc cung cấp số liệu của hai kì liên tiếp tạo điều kiện choviệc so sánh, đối chiếu để dễ nhận thấy sự biến đổi qua thời gian, qua đó sựđoán dược xu hướng phát triển trong tương lai. Cuối cùng, bảng CĐKT được sắp xếp theo thứ tự khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản, từ nguồn vốn tài trợ tạm thời đến thường xuyên giúp cho người phân tích nhanh chóng thấy được khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nói tóm lại, bảng CĐKT là một báo cáo tổng hợp, phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nó cung cấp những thông tin tài chính tổng hợp theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính để nghiên cứu, phân tích toàn diện tình hình tài chính, kết quả và xu hướng phát 7
  8. Chuyên đề thực tập triển của doanh nghiệp. Nó cũng cung cấp những thông tin, mối quan hệ cơ bản giữa các yếu tố, quá trình giúp cho việc đề xuất phương hướng và biện pháp quản lý hiệu quả. Chính nhờ sự khái quát hoá của bảng CĐKT và dựa vào các thông tin được phân theo bản chất kinh tế, tài chính, pháp lý,... nhà phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ có thể phân tích nhanh chóng và hiệu quả hơn. 1.2.1.2 Nội dung, kết cấu, nguyên tắc lập và kiểm tra bảng CĐKT a) Nội dung: Bảng CĐKT là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo). Như vậy, nó có nội dung gồm hai phần tài sản và nguồn vốn cân bằng nhau theo công thức: Tài sản = Nguồn vốn Hay ta có thể viết: Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu (CSH) b) Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán : Cơ sở số liệu để lập bảng CĐKT là các số liệu ở sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và số liệu ở bảng CĐKT cuối năm trước. Nguyên tắc quy định như sau: + Trước khi lập bảng CĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán trước khi khóa sổ. Sau đó tiến hành đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản. + Khi lập bảng cân đối kế toán, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư bên Nợ thì căn cứ vào số dư Nợđể ghi. Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn có số dư Có thì căn cứ vào số dư Có của tài khoản để ghi. + Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi 8
  9. Chuyên đề thực tập tiết của các tài khoản phải thu, phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư nợ thì ghi ở phần tài sản, nếu dư có thìở phần nguồn vốn. + Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hay tài khoản dự phòng như tài khoản 214, 129, 229,139, 159…Các tài khoản này luôn có số dư có nhưng khi lên bảng CĐKT phải ghi ở phần tài sản theo sốâm. Các tài khoản phản ánh nguồn vốn như tài khoản 412, 413, 421…nếu có số dư bên nợ thì vẫn ghi ở phần nguồn vốn và ghi theo sốâm. c) Kiểm tra bảng CĐKT Kiểm tra bảng CĐKT là yêu cầu bắt buộc với công tác hạch toán và quản lý doanh nghiệp. Thực chất của công việc kiểm tra là thẩm định tính chính xác của số liệu trong bảng CĐKT thông qua kiểm tra nguồn số liệu và kĩ thuật lập bảng. Việc thực hiện công việc này hoàn toàn không dễ dàng. Vì vậy, để hỗ trợ, một hệ thống các phương pháp kiểm tra đã ra đời, cho phép người sử dụng, tuỳ từng trường hợp cụ thể, có thể vận dụng linh hoạt, lựa chọn hay kết hợp nhiều phương pháp đểđạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, dù cóáp dụng phương pháp nào đi nữa thì công việc kiểm tra cũng được tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Kiểm tra khái quát. Việc kiểm tra khái quát được tiến hành theo nhận thức cảm quan hoặc kiểm tra lôgíc các số liệu trong bảng CĐKT và một số tài liệu có liên quan. Thông qua kiểm tra lôgíc người ta phân tích sự biến động của các khoản mục có liên quan với nhau trên bảng CĐKT. (Khoản phải thu giảm tương ứng với lượng tiền tăng, khoản vay dài hạn tăng tương ứng với TSCĐ tăng...) Việc kiểm tra khái quát cho phép người phân tích nắm bắt được những mâu thuẫn, những dấu hiệu sai phạm trọng yếu có thể tồn tại qua đó cóđịnh hướng khoanh vùng kiểm tra, tiết kiệm được thời gian và công sức. Bước 2: Kiểm tra kĩ thuật lập bảng: Sau khi nắm bắt được những sai sót trên bảng CĐKT, người ta cần tiến hành kiểm tra kĩ thuật lập bảng nhằm xem xét khả năng xảy ra sai phạm trong quá trình chuyển sổ. Việc kiểm tra được tiến hành thông qua sự so sánh, đối chiếu các số liệu của các chỉ tiêu phản ánh trong bảng CĐKT với số dư các tài 9
  10. Chuyên đề thực tập khoản, tiểu khoản tương ứng được ghi trong sổ cái hoặc sổ chi tiết. Về nguyên tắc, các số liệu so sánh này phải khớp đúng. Nếu các số liệu đối chiếu đã hoàn toàn khớp đúng, người ta phải xem xét khả năng nguồn số liệu cung cấp cho hạch toán đã không chính xác. Bước 3: Kiểm tra tính chính xác của nguồn số liệu. Kiểm tra tính chính xác của nguồn số liệu là một công việc rất phức tạp.Thực chất của việc kiểm tra này là kiểm tra công tác kế toán- tức là dựa vào các tài liệu, chứng từ, sổ sách và báo biểu kế toán để tiến hành đối chiếu kiểm tra từ việc ghi chép, tính toán số liệu đến việc thực hiện các chếđộ thể lệ và phương pháp kế toán có phù hợp với tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị hay không. Sau khi kiểm tra tính chính xác của nguồn số liệu, người kiểm tra sẽđưa ra nhận xét cuối cùng về tính chính xác vàđúng đắn của các số liệu trên bảng cân đối kế toán. Không chỉđảm bảo tính trung thực của bảng cân đối kế toán, việc kiểm tra còn là cơ sở vững chắc cho việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trong kỳ và phương hướng nhiệm vụ cho kỳ tới. Vì vậy, kiểm tra bảng cân đối kế toán là một bước chuẩn bị không thể thiếu trước khi tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.2.1.3. Những hạn chế của Bảng cân đối kế toán. Bên cạnh những ưu điểm lớn khiến cho bảng cân đối kế toán trở thành một trong hai tài liệu đáng tin cậy cho những nhà phân tích tài chính (Bảng CĐKT và báo cáo KQKD) thì tự bản thân bảng CĐKT cũng có những hạn chế lớn. Nhưng hạn chế này bắt nguồn ngay trong quá trình hạch toán ghi chép do những nguyên tắc hạch toán kế toán khắt khe gây nên. Vì vậy, những hạn chế này không thể khắc phục được. Tuy nhiên, việc nhận biết những hạn chếđó lại cần thiết cho những nhà phân tích giúp họ có hướng khắc phục, giảm thiểu những ảnh hưởng của chúng đến kết quả phân tích của mình. Thứ nhất, bảng CĐKT không phản ánh giá trị hiện hành hay giá trị thị trường thích hợp vì nhân viên kế toán phải tuân thủ nguyên tắc chi phí lịch sử trong việc đánh giá và báo cáo Tài sản và Nguồn vốn. 10
  11. Chuyên đề thực tập Thứ hai, Bảng CĐKT bỏ sót nhiều mục có giá trị về tài chính đối với doanh nghiệp như giá trị nguồn nhân lực cùng vơí khả năng quản lý, những nhân tố rất quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức ngày nay. Thêm vào đó, những sựđánh giá và giải quyết có tính chất nghiệp vụ rập khuôn thường được sử dụng trong quá trình chuẩn bị lập bảng CĐKT cũng có thể làm giảm tính hữu ích của các báo cáo. Do vậy, để có thể phân tích có hiệu quả, nhà phân tích phải biết vận dụng những phương pháp phân tích thích hợp và có những biện pháp xử lý các hạn chế, thiếu sót của bảng CĐKT trong quá trình phân tích. 1.2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 1.3. NỘIDUNGVÀPHƯƠNGPHÁPPHÂNTÍCHBẢNGCÂNĐỐIKẾTOÁNVÀBÁOCÁO KẾTQUẢKINHDOANH 1.3.1. Những nghiên cứu cơ bản: Phân tích bảng CĐKT bắt đầu bằng việc hình thành mục tiêu phân tích. Mục tiêu có thể là: đểđưa ra quyết định đầu tư, xem xét khả năng thanh toán, phân tích điểm hoà vốn,… Mục tiêu phân tích sẽ làđiểm khởi đầu để lựa chọn các công cụ phân tích và thu nhập, tích luỹ tư liệu từ các báo cáo tài chính và các nguồn khác. Các kết quả phân tích phải được tóm tắt lại, lý giải rõ ràng và phải rút ra được kết luận. Để làm được những điều đó, người phân tích phải : - Được làm quen với thực tế kinh doanh. - Hiểu được mục đích, bản chất và những hạn chế của công tác hạch toán. - Thông thạo với các thuật ngữ của công tác kinh doanh và công tác hạch toán. - Có kiến thức đầy đủ về những nguyên tắc cơ bản của tài chính. - Được làm quen với các công cụ phân tích báo cáo tài chính. Việc làm quen với thực tiễn kinh doanh giúp người phân tích có 1 cái nhìn động, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động kinh doanh qua đó có khả năng xem xét trong tổng thể thay vì riêng rẽ. Cạnh đó, làm quen với thực tiễn kinh doanh giúp họ thấy được những nhân tố bên ngoài có 11
  12. Chuyên đề thực tập thể tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những tác động không được thể hiện trên báo cáo tài chính như lạm phát, trượt giá, đểđiều chỉnh thông tin kịp thời, chính xác. 1.3.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Nội dung của việc phân tích tình hình TCDN bao gồm : - Phân tích tổng quát tình hình tài chính. - Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn, diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. - Phân tích nguồn vốn lưu động và tình hình dự trữ cho sản xuất. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Do những hạn chế của bảng CĐKT và của các công cụ phân tích (số tỷ lệ, so sánh) nhưđã trình bày ở các phần trên, nên khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp các con số tỷ lệ và các tỷ suất, chỉ số nhận được đều phải so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành và có sựđiều chỉnh con số so với sự thay đổi giá cả qua các năm. 1.3.2.1-Phân tích khái quát tình hình tài chính : Thực chất của việc phân tích khái quát làđánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong phân tích chung, trước hết phải quan sát các chỉ tiêu tổng hợp của bảng CĐKT thông qua sự thay đổi sốđầu năm và cuối kỳ của tài sản và nguồn vốn sau đóđánh giá sự thay đổi đó là tích cực hay tiêu cực để cóđịnh hướng đưa ra phân tích chi tiết và hoạch định những giải pháp trong quản lý vàđiều hành. Trước hết phải so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Sự thay đổi này cho thấy quy mô tài sản tăng hay giảm, nguồn vốn tài trợ cho các tài sản đóđược huy động như thế nào. Tuy nhiên, việc tăng hay giảm số tổng cộng chưa thể biểu thị cho sự hoạt động tích cực hay tiêu cực của doanh nghiệp một cách đầy đủ. Ví dụ như: Nếu số tổng cộng tăng do dự trữ quá nhiều thì số tiền vay nợ sẽ tăng, đây là nhân tố tiêu cực. Nhưng số tổng cộng giảm do hạ giá thành, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động làm giảm nhu cầu về vốn vay thìđây là nhân tố tích cực. Hơn nữa, tính ổn định của số tổng cộng còn chưa phản ánh được chất lượng công tác ở doanh nghiệp và các kết quả tài chính. Bởi vì tuy số tổng cộng không đổi 12
  13. Chuyên đề thực tập nhưng kết cấu của bảng CĐKT đã có sự thay đổi theo chiều hướng phân phối và sử dụng vốn tối ưu hơn hoặc ngược lại làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp xấu đi… Chính vì vậy, ngoài việc so sánh sự thay đổi của các số tổng cộng, ta cần tiến hành tìm hiểu mối quan hệ và biến động của các khoản mục trong bảng CĐKT để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính và tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Mối quan hệ và biến động của các khoản mục trong bảng CĐKT: a. Mối quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và tài sản của bảng CĐKT: Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cốđịnh. Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, hai loại tài sản này sẽđược tài trợ bởi nguồn chủ sở hữu. Vì vậy ta có cân đối: B. Nguồn vốn = A.(I + II + IV + V(2,3)+VI). Tài sản + B.(I + II + III )tài sản (1). Cân đối (1) chỉ mang tính lý thuyết, trên thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp sau : * Vế trái > vế phải: Doanh nghiệp thừa vốn và sẽ bị chiếm dụng. * Vế trái < vế phải: Doanh nghiệp thiếu vốn để trang trải tài sản nên phải bùđắp bằng các nguồn đi vay hoặc chiếm dụng bên ngoài. Việc doanh nghiệp đi vay hoặc chiếm dụng vốn trong thời hạn cho phép đều hợp pháp, trừ trường hợp vay quá hạn. Vì vậy, về mặt lý thuyết lại có quan hệ cân đối (2): B.Nguồn vốn+ A.[I(1)+ II ] Nguồn vốn = A.(I+II+IV+V(2,3)+VI)Tài sản +B.(I+II+III) tài sản (2) Cân đối (2) chỉ mang tính lý thuyết vì trên thực tế, trong quan hệ buôn bán nhiều chiều, doanh nghiệp không thể dùng vốn vay và vốn CSH để tài trợ cho tài sản mà không bị các đơn vị khác chiếm dụng. Thực tế chỉ xảy ra một trong hai trường hợp: *Vế trái > vế phải: doanh nghiệp còn thừa vốn kinh doanh và sẽ bị các đơn vị khác chiếm dụng. *Vế trái < vế phải: Doanh nghiệp thiếu nguồn bùđắp, phải đi chiếm dụng bên ngoài. 13
  14. Chuyên đề thực tập Do tính chất cân đối của bảng CĐKT, cân đói (2) được viết lại như sau: [A(I(1),II) + B] Nguồn vốn + [A(I(2,3,..,8)III)] Nguồn vốn = = [AIII, V(1,4,5) + B.IV] Tài sản – [A.I(2,3,..,8)III] Nguồn vốn (4) Cân đối (4) cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả. Khi cả hai vế của cân đối (4) 0 tức là công nợ phải trả lớn hơn tài sản phải thu (doanh nghiệp đi chiếm dụng). b. Phân tích sự biến động của các khoản mục trong bảng CĐKT: Để hiểu chi tiết hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sự biến động của tổng tài sản và tổng nguồn vốn, ta cần đi sâu phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và một số tỷ suất quan trọng. Sự phân tích này nhằm mục đích : - Đánh giá trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp và việc bố trí cơ cấu tài sản. Tuỳ theo đặc điểm từng lĩnh vực, ngành hoạt động sẽ cho ta thấy cơ cấu tài sản là hợp lý hay không. - Đánh giá sự biến động về tỷ trọng của từng loại tài sản, nguồn vốn qua thời gian để thấy rõ tầm quan trọng của mỗi khoản mục trong tổng tài sản, nguồn vốn. - Đánh giá và phát hiện chính sách mà doanh nghiệp đã thực hiện cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu tài sản : Việc phân tích cơ cấu tài sản nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Với số vốn đã có doanh nghiệp phân bổ cho các loại tài sản có hợp lý không, sự thay đổi kết cấu các loại vốn cóảnh hưởng gìđến quá trình sản xuất của doanh nghiệp? Phương pháp phân tích là so sánh tổng số vốn giữa cuối kỳ với đầu năm; xác định tỷ trọng từng loại tài sản ở thời kỳđầu năm và cuối kỳ; so sánh sự thay đổi tỷ trọng giữa cuối kỳ với đầu năm để xác định chênh lệch và tìm nguyên nhân cụ thể. Mặt khác phải xác định được tỷ suất đầu tư và tỷ suất TSCĐ so với tài sản cũng như tỷ suất TSCĐ so với tổng tài sản. 14
  15. Chuyên đề thực tập Căn cứ vào số liệu trên bảng CĐKT ngày cuối kỳ ta lập bảng phân tích sau : BẢNGPHÂNTÍCHCƠCẤUTÀISẢN Đầu năm Cuối kì Chênh lệch Chỉ tiêu Số Tỷ Tỷ Số Tỷ Số tiền tiền trọng trọng tiền trọng A.TSLĐ vàĐầu tư ngắn hạn 1. Tiền 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu 4. Hàng tồn kho 5. TSLĐ khác 6. Chi sự nghiệp B.TSCĐ vàđầu tư dài hạn 1.TSCĐ 2.Đầu tư tài chính dài hạn 3.Chi phí xây dựng cơ bản Cộng Quá trình phân tích được tiến hành trên cơ sở sự biến động của từng loại tài sản. Riêng vềđầu tư chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đổi mới quy trình công nghệđể tạo tiền đề tăng năng suất lao động thì việc phân tích cơ cấu tài sản phải được xem xét đồng thời với các tỷ suất đầu tư cụ thể (vìđây làđòn bẩy vận hành). -Tỷ suất đầu tư chung phản ánh tình hình chung vềđầu tư vốn cho việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật mua sắm và xây dựng TSCĐ, đầu tư tài chính. Tỉ suất đầu tư chung = x 100% - Tỷ suất đầu tư TSCĐ phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, mua sắm và xây dựng TSCĐ. Khi xác định chỉ tiêu này phải phân biệt giữa sốđãđầu tư và số hoàn thành để có cơ sởđánh giáđúng đắn hơn. Trị giá hiện có của TSCĐ Tỉ suất đầu tư TSCĐ = 100 Tổng tài sản Tỉ suất cho biết trong một đồng tài sản có bao nhiêu phần trăm TSCĐ 15
  16. Chuyên đề thực tập - Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn phản ánh tình hình sử dụng vốn đầu tư vào lĩnh vực liên doanh, mua cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh bất động sản, tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Giá trị các khoản đầu tư tài chính dài Tỷ suất đầu tư tài =  100 chính dài hạn Tổng tài sản Tỷ suất cho biết trong một đồng tài sản có bao nhiêu phần trăm làđầu tư tài chính dài hạn. * Phân tích kết cấu nguồn vốn: Ngoài việc phân tích cơ cấu tài sản, nhà phân tích cần phải tiến hành phân tích kết cấu nguồn vốn. Việc phân tích kết cấu nguồn vốn sẽ giúp doanh nghiệp nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ, chủđộng trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn. Phương pháp phân tích cũng giống như phân tích cơ cấu tài sản nghĩa là so sánh tổng số nguồn vốn cuối kỳ vàđầu năm, xác định tỉ trọng từng nguồn vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn, xác định số chênh lệch giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tiền và tỉ trọng của từng nguồn, xác định tỷ suất tự tài trợđể biết được khả năng chủđộng về mặt tài chính, tỉ lệ nợ phải trả so với tổng nguồn vốn. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối cuối kỳ, lập bảng phân tích sau: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn. Sốđầu năm Số cuối kỳ Chênh lệch Chỉ tiêu Số Tỉ Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng tiền trọng A. Nợ phải trả I Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Nguồn vốn CSH I. Nguồn vốn- quĩ Nguồn kinh phí Tổng 16
  17. Chuyên đề thực tập Số liệu của bảng phân tích cho thấy sự biến động của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, việc tăng lên của các khoản nợ nếu ở mức độ hợp lý chứng tỏ doanh nghiệp đã biết vận dụng “đòn bẩy tài chính”, nhưng quá lớn lại cho thấy tình hình hoạt động không khả quan. Nhìn chung sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu là tốt nhưng cơ cấu của các bộ phận cấu thành nó sẽđưa ra một cái nhìn cụ thể hơn. Cùng với quá trình phân tích cơ cấu nguồn vốn, người ta phân tích một số tỉ suất nhằm khẳng định mức độđộc lập tài chính của doanh nghiệp. - Tỉ suất tự tài trợ phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và tính chủđộng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỉ suất tự tài trợ cao thể hiện tính chủđộng trong sản xuất kinh doanh càng cao do khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính tốt. Tỉ suất tự tài trợđược xác định bằng công thức: Nguồn vốn CSH Tỉ suất tự tài trợ =  100 Tổng nguồn vốn Theo công thức trên ta thấy được trong một đông vốn có bao nhiêu phần trăm là vốn CSH. Ngoài ra, người ta sử dụng tỉ suất nợ chung đểđánh giá tình hình nợ nần và năng lực đi vay của doanh nghiệp. Tỉ suất cho biết trong một phần vốn có bao nhiêu là nợ phải trả. Nợ phải trả Tỉ suất nợ chung =  100 Tổng nguồn vốn Các phân tích trên cho phép doanh nghiệp nhận biết được một cách khái quát tình hình tài chính của mình. Tuy nhiên, để có cái nhìn cụ thể, ta cần đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu khác sẽđược trình bày trong các phần sau. 1.3.2.2: Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn, diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có tài sản (TSCĐ và TSLĐ). Nhu cầu tài sản là nhu cầu cốt yếu đểđảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. 17
  18. Chuyên đề thực tập Để cóđầy đủ tài sản, doanh nghiệp cần tiến hành nhiều biện pháp để huy động và hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn này trước hết được tài trợ bởi người chủ sở hữu, sau đó là các nguồn vay nợ hợp pháp (cả dài hạn trung hạn và ngắn hạn, vay hoặc chiếm dụng) và cuối cùng là các nguồn bất hợp pháp ( nợ quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp…) Tiêu chuẩn đểđánh giá mức độ bảo đảm nguồn vốn là các tài sản cốđịnh vàđầu tư dài hạn phải được tài trợ bởi những nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn CSH và nguồn vay nợ trung dài hạn) và các tài sản lưu động đầu tư tài chính ngắn hạn phải được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời (vay ngắn hạn và chiếm dụng, các khoản bất hợp pháp…) và một phần có thểđược tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Việc doanh nghiệp dùng một phần vốn tạm thời đểđầu tư dài hạn là bất hợp lý, doanh nghiệp cần có biện pháp huy động thêm vốn dài hạn để tài trợ. Để kiểm tra mức độ bảo đảm nguồn vốn cho doanh nghiệp cần lập bảng phân tích sau: 18
  19. Chuyên đề thực tập Bảng phân tích mức độ bảo đảm nguồn vốn. Tổng Số Số Nguồn Tài sản Nguồn tài trợ tài sản tiền tiền tài trợ TSCĐ Tài trợ thường xuyên -TSCĐ hữu hình Vốn CSH -TSCĐ vô hình Vay dài hạn, trung hạn -Đầu tư dài hạn Nợ dài hạn trung hạn TSLĐ Tài trợ tạm thời -Tiền -Vay ngắn hạn -Phải thu -Nợ ngắn hạn -Đầu tư ngắn hạn -Chiếm dụng hợp pháp -Chiếm dụng bất hợp pháp Ngoài việc xem xét mức độ bảo đảm nguồn vốn, người ta còn phân tích tình hình sử dụng vốn và các nguồn cung cấp vốn phát sinh trong kỳđể làm rõ những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những đầu tưđó. Để phân tích, người ta thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn: 19
  20. Chuyên đề thực tập BẢNGKÊNGUỒNVỐNVÀSỬDỤNG. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Sử dụng Nguồnvốn vốn Tài sản - Tiền và các chứng khoán dễ bán - Các khoản phải thu - Dự trữ - Tài sản cốđịnh theo giá trị còn lại Nguồn vốn - Vay ngắn hạn - Các khoản phải trả - Các khoản phải nộp - Vay dài hạn - Lợi nhuận không chia - Vốn CSH Tổng cộng Mỗi sự thay đổi được ghi nhận ở hai cột: Sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc: - Khi tăng tổng tài sản hoặc giảm nguồn, số chênh lệch được ghi vào cột sử dụng vốn. - Khi giảm tài sản hoặc tăng nguồn, số chênh lệch được ghi vào cột nguồn vốn. Nhìn vào bảng phân tích ta sẽ thấy doanh nghiệp khai thác nguồn vốn bằng cách nào là chủ yếu, chiếm bao nhiêu phần trăm. Với tổng số nguồn vốn đó, doanh nghiệp dùng để tài trợ cho các tài sản nào. Việc xem xét diễn biến và sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được doanh nghiệp sử dụng vốn đã hợp lý chưa, doanh nghiệp đã khai thác hết các nguồn vốn chưa… 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2