intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của các trường đại học, cao đẳng trong tình hình mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của các trường đại học và cao đẳng hiện nay vẫn còn một số bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra các giải pháp chuyển đổi đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của các trường đại học, cao đẳng trong tình hình mới

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 22. CHUYỂN ĐỔI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI ThS. Phạm Quang Dũng* ThS. Nguyễn Thị Dung* Tóm tắt Cùng với thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng, công nghệ thì nhân lực là khía cạnh nền tảng mang tính chất căn cơ trong phát triển dịch vụ logistics bền vững. Trong bối cảnh mới, yêu cầu về chất lượng, trình độ chuyên môn và kỹ năng của nguồn nhân lực logistics ngày càng phải được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đặc biệt nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn sâu về ngành, kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), giao tiếp, marketing, đàm phán và triển khai kế hoạch. Tuy nhiên, việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của các trường đại học và cao đẳng hiện nay vẫn còn một số bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra các giải pháp chuyển đổi đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Từ khóa: Đào tạo; logistics và quản lý chuỗi cung ứng; đại học cao đẳng; nhân lực; doanh nghiệp 1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM Theo Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi năm 2021 do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility vừa công bố cho thấy, Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu. Theo công bố của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Chỉ số Hoạt động logistic (LPI) của Việt Nam đứng thứ 39 trong 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khu vực ASEAN, chỉ số này của Việt Nam thậm chí còn lọt vào top 3 với số điểm * Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 196
  2. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ là 3.27. Đứng trên Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á là Singapore và Thái Lan, với tổng điểm LPI lần lượt là 4.00 và 3.41. Theo Research and Mmarket.com, thị trường logistics Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR từ 14% - 16% giai đoạn 2018 - 2024 và dự kiến đạt 86,7 tỷ USD so với năm 2018 là khoảng 40 tỷ USD. Số lượng các doanh nghiệp logistics được dự báo sẽ tăng nhanh và kéo theo sự gia tăng lớn nhu cầu về nguồn nhân lực logistics. Chính phủ Việt Nam đã xác định Logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cần phải được phát triển theo hướng đem lại giá trị giá tăng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Logistics sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hỗ trợ cho sự tăng trưởng của sản xuất trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Các mục tiêu phát triển ngành Logistics tới năm 2025 được đưa ra trong Quyết định số 200/QĐ- TTg1 cụ thể là: tới 2025 tốc độ tăng trưởng ngành 15% - 20%; tỷ trọng góp vào GDP 5% - 6%; tỷ lệ thuê ngoài 50% - 60%; chi phí logistics tương đương 16% - 20%; xếp hạng chỉ số năng lực quốc gia (LPI) đạt vị trí 50 trở lên. Logistics là một ngành kinh tế đa ngành phục vụ và hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển do đó hoạt động logistics mang tính thời đại sâu sắc, đặc biệt là trong cuộc CMCN 4.0, logistics không chỉ chịu tác động từ sự phát triển của CNTT, công nghệ số, tự động hóa và các mô hình quản trị logistics tiên tiến mà còn phải chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực cho một giai đoạn mới, những thay đổi mới với những tiền đề được đặt ra bởi COVID-19 và CMCN 4.0. Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện nay, Việt Nam hiện có hơn 3.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó, 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp nước ngoài, tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Ngoài những khó khăn về cơ sở hạ tầng, ứng dụng CNTT, năng lực quản lý và chính sách pháp luật thì phải kể tới thách thức không nhỏ với ngành Logistics là sự thiếu hụt về số lượng và yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay. Nguồn nhân lực sẽ là yếu tố then chốt quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và về lâu dài, nhân lực sẽ là yếu tố quyết định cho doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước và quốc tế. 2. THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG HIỆN NAY Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), nguồn nhân lực logistics trên cả nước có khoảng 1 triệu lao động (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy), gồm ba nhóm chính là: nhóm nhân lực quản trị cao cấp, nhân lực quản trị trung gian và nhân lực tham gia trực tiếp, ước tính chỉ đáp ứng được khoảng 40% - 50% nhu cầu của ngành. Từ nay tới năm 2030, cần đào tạo mới và bài bản 250.000 nhân sự. 1 Quyết định số 200/QĐ- TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 197
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Cụ thể, trong số 34.249 doanh nghiệp đang hoạt động có 41,4% số doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ với số lao động dưới 5 người; 53,74% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ dưới 50 lao động; 4,12% số doanh nghiệp có quy mô vừa, dưới 300 lao động. Số doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm 0,7% Hình 1. Tỷ trọng lao động làm việc theo các loại hình dịch vụ logistics Nguồn: Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Thương mại dựa vào số liệu của Tổng cục Thống kê Theo kết quả VLA khảo sát 148 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics theo xác suất đại diện cho các loại hình doanh nghiệp logistics hoạt động tại Việt Nam, có 44,9% công ty được hỏi trả lời tuyển thêm 11 - 50 người trong 5 năm tới. Dựa trên nhu cầu lao động đó, có thể thấy rằng, phát triển nguồn nhân lực của ngành Logistics là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp này hiện nay vẫn còn thiếu bao gồm cả các vị trí khan hiếm nhân lực từ lãnh đạo quản lý, quản trị, giám sát và cả nhân viên chuyên nghiệp. Nếu tính nhu cầu chung toàn ngành bao gồm: cả các doanh nghiệp sản xuất, thương mại bán buôn bán lẻ, kinh doanh xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp vận tải, chuyển phát nhanh thì nhu cầu lên tới gần 1 triệu lao động trong 15 năm tới. Nhân lực logistics ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được lấy từ các đại lý hãng tàu, các công ty giao nhận vận tải biển và sử dụng theo khả năng hiện có. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh về chất lượng nguồn nhân lực logistics cho thấy, có đến 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Nguồn nhân lực logistics tại doanh nghiệp chia thành 2 cấp: cấp quản trị và cấp quản lý; cấp điều phối giám sát và cấp kỹ thuật nghiệp vụ. Mỗi cấp nhân lực yêu cầu về trình độ và năng lực khác nhau. Chất lượng nhân lực liên quan đến chuyên môn, khả năng làm việc trong môi trường đầy thử thách. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực được xét theo các khía cạnh sau: - Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc: Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện nay có tới 80,26% nhân lực trong các công ty logistics chủ yếu vẫn được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày; 23,6% lao động tham 198
  4. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ gia các khóa đào tạo trong nước; 6,9% thuê các chuyên gia nước ngoài đào tạo; còn những người tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài chỉ chiếm 3,9%. Theo tổng hợp của VLA (2018) về kết quả khảo sát các doanh nghiệp logistics, có 45% nhân viên tốt cho tiêu chí về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm việc làm. Các doanh nghiệp sử dụng lao động trong ngành đòi hỏi người lao động phải nắm bắt nhanh công việc, hiểu sâu chuyên môn, nhanh nhẹn giải quyết vấn đề nên nguồn nhân lực thiếu chuyên nghiệp sẽ cản trở sự phát triển của ngành và khó theo kịp tốc độ phát triển của thế giới. - Trình độ ngoại ngữ, CNTT và truyền thông: Kết quả khảo sát của VLA trong năm 2018 chỉ ra rằng, 29% nhân viên được đánh giá tốt về IT và ngoại ngữ, còn mức khá là 41% (VLA, 2018). Với kết quả này có thể thấy, trình độ về ngoại ngữ và IT của nhân lực trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Trong khi lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến hoạt động giao thương giữa các quốc gia và khu vực do đó đòi hỏi nhân lức phải có trình độ ngoại ngữ và IT cao. - Khả năng làm việc trong môi trường quốc tế: Lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng liên quan nhiều đến môi trường quốc tế, kỹ năng của nhân lực trong môi trường quốc tế đặc biệt quan trọng. Kỹ năng này thể hiện thông qua ngôn ngữ, sự tự tin, nhiệt huyết, thân thiện và hòa đồng trong trao đổi công việc cũng như giao tiếp. Khảo sát của VLA (2018) cho thấy, chỉ số này còn rất khiêm tốn: 29,5% nhân viên được đánh giá tốt, 33,6% nhân viên được đánh giá khá. - Kỹ năng mềm trong giải quyết công việc: Các kỹ năng mềm cần thiết sẽ là công cụ hỗ trợ không chỉ cho nhân viên mới mà còn đối với bất kỳ người lao động có thể hoàn thành công việc của mình. Nhân viên với các kỹ năng mềm thành thạo chắc chắn sẽ có hiệu quả cao trong công việc. Kỹ năng mềm trong ngành dịch vụ logistics gồm nhiều kỹ năng như: làm việc nhóm, quản lý thời gian, thương lượng, đàm phán, soạn thảo văn bản, giải quyết vấn đề... Theo VLA (2018), tổng tỷ lệ đánh giá cho cả tốt và khá là 38%. Kết quả này cho thấy, nguyên nhân các doanh nghiệp luôn ưu tiên nhân viên có kinh nghiệm và có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc. Nhân lực có kỹ năng mềm tốt sẽ có tư duy và khả năng làm việc nhạy bén, nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc, đưa ra được các phương án khả thi và hiệu quả. Đây là những yêu cầu quan trọng đối với nhân lực trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Với nền kinh tế hội nhập và cạnh tranh mang tính toàn cầu hiện nay, ngành Logistics và chuỗi cung ứng luôn có nhu cầu và yêu cầu cao cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ở cả cấp độ tác nghiệp trực tiếp hay cấp độ hoạch định, quản lý. Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu về nhân lực lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng thể hiện cụ thể như: - Yêu cầu nguồn nhân lực logistics và chuỗi cung ứng đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0: Nền kinh tế hội nhập hiện nay bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cuộc CMCN 4.0. Hoạt động logistics trong thời kỳ 4.0 hiệu quả phải được hỗ trợ bởi các hệ thống thông minh, tích hợp trong phần mềm và cơ sở dữ liệu, cung cấp và chia sẻ thông tin có liên quan và xây dựng dựa trên 5 nền tảng: hoạch định nguồn lực; hệ thống quản lý kho; hệ thống quản lý vận tải; hệ thống giao thông thông minh; bảo mật thông tin (Barreto, L., Amaral, A., và Pereira, T., 2017). Con người cần tăng cường tiềm năng phân tích của họ trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Do đó, năng lực của nguồn nhân lực cũng phải thay đổi theo hướng nhấn mạnh tầm quan trọng của các kỹ năng phân tích, tính toán và tích hợp được hệ thống công nghệ 4.0. 199
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA - Ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến trình độ nhân lực ngành Logistics và chuỗi cung ứng: Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu từ việc áp dụng chính sách tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế. Việc gia nhập vào CPTPP và EVFTA tạo cho Việt Nam cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Để đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng châu Âu, ngoài các yếu tố về sản xuất, thương mại, hàng hóa... thì nhân lực trong lĩnh vực logistics, ngoài ngoại ngữ, IT, kiến thức chuyên môn logistics và chuỗi cung ứng, còn phải đáp ứng được các yêu cầu về am hiểu pháp luật, thị trường và các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường. - Yêu cầu, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực logistics và chuỗi cung ứng: Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương (2018) về tiêu chuẩn của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự logistics theo thang điểm 5 cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam thường nhấn mạnh đến năng lực thực tế của ứng viên hơn là các tiêu chuẩn về bằng cấp khi tuyển dụng nhân lực logistics. Hình 2. Tiêu chuẩn của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự logistics Nguồn: Bộ Công Thương (2018) Do đó, bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn, các doanh nghiệp Việt Nam thường nhấn mạnh đến năng lực thực tế của ứng viên hơn là các tiêu chuẩn về bằng cấp khi tuyển dụng nhân lực logistics. Từ đó có thể thấy rằng, bên cạnh đào tạo kiến thức khoa học hàn lâm, để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo cần nhấn mạnh đến việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, học viên; tạo điều kiện để sinh viên, học viên được tiếp cận môi trường thực tế ngay trong quá trình đào tạo. Có như thế, sau khi tốt nghiệp, nguồn nhân lực từ các cơ sở đào tạo mới đảm bảo được những yêu cầu, tiêu chuẩn của doanh nghiệp (Bộ Công Thương, 2018). - Khả năng đáp ứng yêu cầu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19: Từ năm 2020, lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng đã có sự chuyển số đổi hiệu quả khi chịu sự tác động của đại dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Để duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp logistics Việt Nam đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thương mại điện tử, khai thác khá hiệu quả phương thức vận hành E-logistics (hậu cần trực tuyến). Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực ngoài đáp ứng được các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh chung còn phải có trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng xử lý các thay đổi liên tục và khả năng ứng dụng công nghệ đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. 200
  6. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC LOGISTICS VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS HIỆN NAY Hiện nay, tại Việt Nam có ba hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Logistics chính là: đào tạo tại các cơ sở đại học, cao đẳng và đào tạo nghề; tại các hiệp hội và trung tâm đào tạo; và đào tạo nội bộ tại các doanh nghiệp. 3.1. Về đào tạo trình độ đại học, cao đẳng Tính đến tháng 8/2020, trong số 286 cơ sở đào tạo trên cả nước đã có 30 trường tuyển sinh và đào tạo ngành hoặc chuyên ngành Logistics. Tổng số chỉ tiêu cho ngành, chuyên ngành này là khoảng 3.000 (cao hơn năm 2019 khoảng 200 chỉ tiêu). Về đào tạo sau đại học, một số chương trình liên kết giữa các đơn vị đào tạo trong nước và đối tác quốc tế đã được xây dựng và bắt đầu tuyển sinh. Đối với đào tạo logistics bậc cao đẳng, hiện có 32 trường cao đẳng có các chương trình đào tạo logistics với quy mô hàng năm từ 8.000 đến 10.000 sinh viên. Hàng năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp còn đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cho người lao động trong lĩnh vực này từ 30.000 đến 40.000 học viên. Mặc dù số trường đào tạo logistics cũng như quy mô tuyển sinh tăng mạnh trong những năm vừa qua, tuy nhiên, đào tạo của các trường cho thấy còn khá nhiều hạn chế. - Các chương trình đào tạo về logistics còn yếu, nhỏ lẻ và tản mạn, chưa có tính hệ thống. Ngoài ra, tại các cơ sở đào tạo còn thiếu giáo trình, cơ sở vật chất thực hành, mô phỏng, công tác thực tập chưa có sự kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp… Các bài giảng chỉ tập trung giới thiệu chủ yếu những thủ tục nghiệp vụ, quy trình và các thao tác thực hiện các công đoạn như: giao nhận, vận tải, kho bãi truyền thống. Các kỹ thuật hiện đại như: vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng, mô hình tự động hóa, các khái niệm mới, các phần mềm ứng dụng CNTT ít được phổ cập. Tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, chưa bám sát với yêu cầu công việc; còn khoảng cách rất lớn giữa đào tạo và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. - Các trường đại học, cao đẳng hiện nay đều đang gặp khó khăn về nguồn lực giảng viên, đặc biệt là giảng viên được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành, giảng viên có khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ và giảng viên có kinh nghiệm thực tế lâu năm. - Ngoài ra, sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường lỏng lẻo, không thiết thực và chưa mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đây là điểm còn rất yếu ở đào tạo đại học Việt Nam. Không chỉ nhà trường chưa chú trọng hợp tác với doanh nghiệp mà phía các doanh nghiệp cũng không quan tâm tới vấn đề này do hai bên chưa nhận ra trách nhiệm chung và lợi ích trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics. - Mặt khác, các trường còn thiếu các mối quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo có kinh nghiệm nước ngoài để học tập và mở rộng hoạt động đào tạo. - Đặc biệt là các cơ sở đào tạo chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ của các cơ quan quản lý nhà nước, thiếu một khung khổ chiến lược phát triển nguồn lực dẫn dắt. Do đó, các cơ sở đại học cần khắc phục khó khăn và có định hướng chung trong đào tạo nguồn nhân lực logistics. 201
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 3.2. Đào tạo ngắn hạn từ phía các hiệp hội và trung tâm đào tạo logistics Nguồn nhân lực logistics còn có thể được đào tạo, huấn luyện thông qua các chương trình, khóa học ngắn hạn. Đây là các khóa học do các trung tâm đào tạo như: Chương trình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế Quản lý giao nhận vận tải quốc tế của FIATA, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đại lý và môi giới hàng hải hàng năm của Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam, Viện Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng EDINS, Trung tâm Đào tạo Logistics tiểu vùng MeKong - Nhật Bản tại Việt Nam (Trường Đại học Hàng hải Việt Nam)… đã tổ chức. Ngoài ra, còn có các cơ sở đào tạo tự phát nhỏ lẻ, dựa vào kinh nghiệm làm việc thực tế mà thiếu năng lực sư phạm và xây dựng chương trình bài bản. Hình thức đào tạo này đáp ứng được một phần nhu cầu của doanh nghiệp nên tuy quy mô còn nhỏ nhưng cũng đã tạo được sự tín nhiệm của người học và doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tổ chức này phải tự túc toàn bộ nên chưa đủ nguồn lực để mở rộng quy mô. 3.3. Hình thức đào tạo nội bộ tại các doanh nghiệp Hình thức đào tạo nội bộ tại các doanh nghiệp vẫn đang là hình thức phổ biến, do nguồn đào tạo chính quy thiếu hụt nên các công ty đều phải tự trang bị kiến thức nghề nghiệp cho nhân viên chưa qua đào tạo bằng các khóa học nội bộ. Các hình thức tự đào tạo bao gồm: đào tạo qua công việc do nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn nhân viên mới, các chương trình đào tạo nội bộ do doanh nghiệp tự xây dựng, mời chuyên gia về đào tạo. Giải pháp cử nhân viên đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn ngoài doanh nghiệp hiện vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy mô lớn và đang có xu hướng tăng lên. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu logistics Trường Đại học Ngoại thương năm 2019, các hình thức tự đào tạo phổ biến tại doanh nghiệp Việt Nam hiện nay bao gồm: đào tạo qua công việc do nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn nhân viên mới (74,6%), các chương trình đào tạo nội bộ do doanh nghiệp tự xây dựng (62,7%) và mời chuyên gia về đào tạo tại doanh nghiệp (44,1%). Việc cử nhân lực logistics tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn bên ngoài doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên (với tương ứng 35,6% và 47,5% số doanh nghiệp lựa chọn) để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động logistics tại doanh nghiệp. Hình 3. Các loại hình đào tạo nhân lực logistics phổ biến tại doanh nghiệp Việt Nam Nguồn: Theo nhóm nghiên cứu logistics Trường Đại học Ngoại thương (2019) 202
  8. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Hình thức này sử dụng lực lượng đào tạo là những người đang làm việc nên có nhiều kinh nghiệm thực tế, tuy nhiên, khả năng sư phạm và phương pháp truyền đạt chưa đảm bảo dẫn đến sự khập khễnh, chênh lệch, chưa đồng đều về nghiệp vụ chuyên môn. Như vậy, hoạt động đào tạo logistics tại Việt Nam hiện nay còn mang nặng tính tự phát, dựa vào thực lực của các cơ sở đào tạo, không có định hướng thống nhất, chủ yếu đáp ứng nhu cầu thiếu hụt trước mắt nên còn manh mún, chắp vá, thiếu đâu bù đấy và thiếu chuyên nghiệp. Đây là lý do chính làm cho mức độ đáp ứng nhu cầu thực tế rất thấp cả về số lượng là chất lượng. Ngày 30/4/2021, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 568/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam gồm tập hợp các trường và cơ sở đào tạo logistics, các doanh nghiệp sử dụng nhân lực logistics…, mở ra những cơ hội mới trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực logistics cả về số lượng và chất lượng. 4. GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRONG TÌNH HÌNH MỚI Trên cơ sở thực trạng phát triển và yêu cầu nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Vệt Nam, tác giả xin đề xuất các giải pháp chuyển đổi đào tạo nguồn nhân lực logistics tại các trường đại học, các đẳng như sau: (i) Hoàn thiện chương trình đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - Chương trình đào tạo của các ngành liên quan đến logistics của các trường đại học cần phù hợp với thực tiễn hơn, được triển khai thuận lợi và đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành Logistics cũng như hội nhập toàn cầu. Các trường đại học phối hợp với doanh nghiệp và các hiệp hội trong xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của ngành Logistics mang tính thực tiễn và hiệu quả. - Chương trình đào tạo phải được thiết kế theo hướng liên ngành, người học không chỉ nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn phải am tường kiến thức (công nghệ vận tải, kho bãi, giao nhận, xuất nhập khẩu, ứng dụng CNTT trong logistics, bảo hiểm, thương mại điện tử, Luật Kinh doanh quốc tế...) và các kỹ năng xã hội (ngôn ngữ, tin học, giao tiếp, ứng xử quốc tế, văn hóa kinh doanh...); sắp xếp các môn học trong chương trình đào tạo khoa học và hợp lý hơn. Ví dụ, chương trình đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải như sau: năm thứ nhất: sinh viên sẽ được tiếp cận các kiến thức cơ bản như: hàng hóa, phương tiện, hạ tầng giao thông; năm thứ hai: sinh viên sẽ được tiếp cận các kiến thức cơ sở ngành về logistics và chuỗi cung ứng, giao dịch ngoại thương, Luật Kinh doanh logistics và kinh tế quốc tế; năm thứ ba: sinh viên sẽ được tiếp cận các kiến thức chuyên ngành như: công nghệ vận tải, kho bãi, giao nhận, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, hệ thống thông tin logistics; năm thứ tư: sinh viên sẽ được hoàn thiện kiến thức chuyên ngành và thực tập nghiệp vụ, tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp, trong đó thực tập nghiệp vụ được chia thành các đợt tương ứng với các nghiệp vụ trong hoạt động logistics và chuỗi cung ứng. Với chương trình đào tạo như vậy, sinh viên đã tiếp cận với kiến thức liên quan đến ngành học ngay từ năm thứ nhất và được tiếp cận được các kiến thức chuyên môn và thực tập được các nghiệp vụ chuyên ngành Logistics và quản trị chuỗi cung ứng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn cho sinh viên trong quá trình tham gia học tập cũng như thực tập và làm việc tại doanh nghiệp. 203
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA - Tăng cường mức độ thực tế trong các môn học chuyên ngành. Để tăng cường mức độ thực tế cho các môn học chuyên ngành, các trường có thể mời các doanh nghiệp cùng tham gia giảng dạy các môn học đặc thù. Trong quá trình xây dựng chương trình, trường sẽ phải xác định môn học nào cần có sự hỗ trợ của doanh nghiệp để sinh viên có thể tiếp cận thực tế nhiều hơn. - Nâng cao chất lượng học phần đồ án, thực tập nghề nghiệp của sinh viên. Hình thức tham quan công ty là phương pháp học logistics phổ biến trên thế giới trong tương lai. Các học phần đồ án, thực tập nghiệp vụ là cơ hội để sinh viên tiếp cận với môi trường thực tế. Tuy nhiên, hiện nay việc đi thực tập thời gian quá ngắn và sinh viên phải tự xin nên hiệu quả chưa cao, không có sự ràng buộc nào giữa doanh nghiệp và sinh viên. Do đó, nhà trường có thể có chính sách liên kết với doanh nghiệp uy tín tiếp nhận sinh viên thực tập. Doanh nghiệp sẽ phân nhân viên hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực tập thực tế. - Tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu và tham gia các chương trình thực tế của doanh nghiệp, hiệp hội và các trường đào tạo logistics và chuỗi cung ứng nước ngoài. Hình thức này đã được Hiệp hội Đào tạo Logistics Việt Nam tổ chức phối hợp với một số hoạt động của Bộ Công Thương, tuy nhiên, sự phối hợp và hỗ trợ từ phía các cơ sở đào tạo chưa nhiều. Do đó, các trường có thể phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp tổ chức các buổi thăm quan thực tế cho giảng viên và sinh viên để tăng tính thực tiễn và trực quan trong quá trình dạy và học. (ii) Các trường đại học và cao đẳng hợp tác với doanh nghiệp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - Trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cần xác định định hướng “đào tạo gắn với nhu cầu thị trường”. Nội dung đào tạo cần xây dựng trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng để vận hành hiệu quả trong nền công nghiệp logistics. Các trường nên khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp trong ngành thường xuyên để xem nhu cầu của doanh nghiệp cần kiến thức, kỹ năng gì từ người lao động. Từ đó có thể điều chỉnh chương trình đào tạo của ngành phù hợp với thực tiễn hơn. - Nhà trường và doanh nghiệp có thể phối hợp cung cấp các khóa học đạo tạo ngắn hạn về các nghiệp vụ logistics và chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Các trường đại học, cao đẳng mời các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế tham gia giảng dạy, trao đổi để hỗ trợ kiến thức thực tế về lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. (iii) Đầu tư xây dựng phòng mô phỏng thực hành và ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo nguồn nhân lực logistics Chương trình đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại trường đại học, cao đẳng ngoài cung cấp kiến thức chuyên môn cho người học còn cần phải đảm bảo đầy đủ về tài liệu học tập, sách giáo trình, sách chuyên khảo và các điều kiện học tập, thực hành, máy móc, thiết bị và đặc biệt là các phần mềm mô phỏng với các thiết bị vận hành của ngành Logistics, tạo môi trường cho sinh viên học tập được bắt tay vào làm việc thực tiễn, hình thành kỹ năng nghề nghiệp thuần thục cho công việc tương lai. Phần mềm thực hành mô phỏng logistics sẽ mô phỏng hệ thống quản lý vận tải TMS, hệ thống quản lý giao nhận quốc tế FMS, hệ thống quản lý kho hàng WMS, hệ thống quan hệ khách hàng CRM, hệ thống quản lý chuyển phát nhanh ECM. 204
  10. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ (iv) Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng - Các trường đào tạo nguồn nhân lực logistics và quản lý chuỗi cung ứng tạo điều kiện tối đa để đẩy liên kết với các trường đào tạo logistics hoàn thiện các chương trình đào tạo logistics chuyên sâu cho các bậc học. Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giao dục đào tạo với nhau, đẩy mạnh kết nối giữa khối đại học, cao đẳng, với khối bồi dưỡng ngắn hạn, hợp tác giảng viên, hợp tác về chia sẻ cơ sở vật chất, tài liệu giáo trình, phần mềm mô phỏng, kinh nghiệm quản lý giảng dạy, qua đó khuyến khích đào tạo liên thông, công nhận tín chỉ lẫn nhau. - Nghiên cứu học tập kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực logistics của các nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong GD&ĐT (đại học, sau đại học, nghề) về logistics và nghiên cứu. Bên cạnh đó, cử cán bộ, giảng viên đi học tập kinh nghiệm đào tạo logistics tại các trường đào tạo logistics tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, các trường tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. 5. KẾT LUẬN Hoạt động logistics và chuỗi cung ứng trong tình hình mới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0, hội nhập kinh tế quốc tế, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các tác động này đã đặt ra những yêu cầu và thách thức trong nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của các trường đại học và cao đẳng nhằm đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, các trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cần phải không ngừng cải thiện chất lượng, hiệu quả của chương trình đào tạo, tạo cơ hội cho giảng viên, sinh viên tiếp cận cả lý thuyết, thực tế và xu hướng phát triển của logistics trên thế giới... để từng bước đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê XV, Trần VN (2019), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam từ nay đến năm 2025. 2. Bộ Công Thương (2018), Báo cáo Logistics Việt Nam 2018, NXB Công Thương. 3. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2019, NXB Công Thương. 4. Bộ Công Thương(2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2020, NXB Công Thương. 5. Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (2018), Sách trắng VLA 2018 - 25 năm phát triển và hội nhập quốc tế, NXB Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, Phát triển nguồn nhân lực logistics hướng tới sự thích ứng với những biến động, rủi ro trong bối cảnh mới. https://www.vla. com.vn/phat-trien-nguon-nhan-luc-logistics-huong-toi-su-thich-ung-voi-nhung-bien-dong- rui-ro-trong-boi-canh-moi.html 205
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2