intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên" này nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ rào cản và thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên

  1. International Conference on Smart Schools 2022 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - ĐH THÁI NGUYÊN DIGITAL TRANSFORMATION IN UNIVERSAL EDUCATION AT UNIVERSITY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS - THAI NGUYEN UNIVERSITY TS. Bùi Thị Thu Hương Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Email: huongbui.ptit@gmail.com Keywords: TÓM TẮT: Digital transformation Bối cảnh: Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục model, reality, universal bậc đại học diễn ra ngày càng nhanh và mạnh, đồng thời đại dịch Covid 19 education, Thai Nguyen đã có những diễn biến phức tạp thì đòi hỏi các trường đại học phải chuyển University đổi số quyết liệt hơn để đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trong bối cảnh giảng viên và sinh viên không thể đến trường học trực tiếp. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông là trường thành viên trực thuộc Đại học Thái Nguyên - một trong ba Đại học vùng của cả nước - đã tích cực xây Từ khoá: dựng chiến lược chuyển đổi số trong đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, Mô hình chuyển đổi số, xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số, thực tiễn, giáo dục đại học, nhà trường vẫn gặp phải những rào cản nhất định. Bài viết này nhằm đưa ra Đại học Thái Nguyên các giải pháp tháo gỡ rào cản và thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn. ABSTRACT: The process of digital transformation in education, especially higher education is happening faster and stronger, and at the same time, the Covid 19 has had complicated developments, requiring universities to make a decisive digital transfỏmation more intensely to meet the needs of stakeholders in the context of teacher and students unable to go to school. University of Information and CommunicationTechnology is a member university of Thai Nguyen University - one of the three regional universities in the country - which has actively built a digital transformation strategy in training, management, and research science, building facilities and infrastructure. However, in the process of digital transformation, school still face certain barriers. The article aims to provide solutions to remove barries and promote faster digital transformation. 1. Mở đầu Trong đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 có nhấn mạnh việc tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Mục tiêu đến năm 2030, hoàn thiện và mở rộng triển khai mô hình “Giáo dục đại học số” tới tối thiểu 50% các trường đại học công lập trong toàn quốc [6]. Như vậy, chuyển đổi số là một phần tất yếu trong phát triển giáo dục đại học. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông là trường thành viên trực thuộc Đại học Thái Nguyên - một trong ba Đại học vùng của cả nước - đã tích cực xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Nhà trường đã xác định người học là trung tâm vì vậy, hoạt động đào tạo, giảng dạy, học tập là nội dung chuyển đổi số trọng tâm, sau là chuyển đổi số các hoạt động nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất và tầng của nhà trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chuyển đổi số, trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông còn gặp nhiều rào cản. Bài viết này nhằm gợi ý một số giải pháp giúp nhà trường có thể vượt qua rào cản, chuyển đổi số thành công trong thời gian tới. 2. Mô hình chuyển đổi số trong giáo dục đại học Chuyển đổi số là sự thay đổi về cách thức hoạt động của một tổ chức nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch 228
  2. International Conference on Smart Schools 2022 vụ bằng cách khai thác ứng dụng công nghệ và dữ liệu [2]. Đối với giáo dục đại học, mục tiêu này chính là nâng cao hiệu lực hiệu quả quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Về bản chất, chuyển đổi số không thay đổi giá trị cốt lõi hay mô hình của một tổ chức giáo dục đại học mà là sự chuyển đổi hoạt động cốt lõi thông qua công nghệ và nền tảng số, đồng thời nắm bắt các cơ hội mà chúng mang lại [3]. Nói cách khác, chuyển đổi số là sự giao thoa giữa công nghệ và chiến lược đào tạo. Giáo dục là một trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trong chương trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo sinh viên, học viên [1]. Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào mục đích đào tạo và giảng dạy của hệ thống hay doanh nghiệp giáo dục. Trong đó có ba áp dụng cơ bản là: Ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong quản lý và ứng dụng công nghệ trong lớp học [4],[7]. Ở một góc nhìn khác, chuyển đổi số trong ngành giáo dục là quá trình áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào bên trong việc giảng dạy. Sự đổi mới này với mục đích đáp ứng học tập ngày càng gia tăng của sinh viên, đồng thời thúc đẩy hiệu quả các phương pháp dạy học của giảng viên. Chuyển đổi số trong giáo dục mở ra cho sinh viên một môi trường mang tính kết nối. Đây là hệ sinh thái nhằm tích hợp giữa công nghệ và cả dịch vụ, bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách giữa kỹ thuật số. Nhờ đó, người dạy và người học sẽ cùng nhau trải nghiệm quá trình hợp tác, tương tác và cá nhân hóa [5]. Tổng kết lại, mô hình chuyển đổi số trong các trường đại học được thể hiện như trong hình 1 dưới đây: Chuyển đổi số trong đào tạo An ninh mạng - Tuyển sinh - Tường lửa - Học tập và giảng dạy - Phần mềm diệt virus - Học liệu, giáo trình - Bảo mật tài khoản Chuyển đổi số trong quản lý - Mô hình quản lý CHUYỂN ĐỔI SỐ Văn hóa nhà trường - Quy định quản lý TRONG GIÁO DỤC - Làm việc từ xa - Thúc đẩy thương hiệu số ĐẠI HỌC - Giao tiếp ứng xử - Truyền thông số - Học tập suốt đời - Liêm chính học thuật Chuyển đổi số trong nghiên cứu khoa học - Hội thảo Cơ sở hạ tầng công nghệ - Kênh khai thác tài liệu Đào tạo nhân sự - Đường truyền internet - Nghiên cứu số hóa - Giảng viên - Phần mềm, thiết bị - Cán bộ quản lý - Cổng thông tin số - Chuyên viên, kỹ thuật viên - Thư viện số Hình 1: Mô hình chuyển đổi số trong giáo dục đại học 3. Thực tiễn chuyển đổi số giáo dục đại học tại trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên Ngày 27 tháng 4 năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã nhấn mạnh tại phiên họp thứ hai của Ủy ban: “Cần có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số”. Rõ ràng, với sự thay đổi như vũ bão hiện nay, chỉ cần chậm thay đổi tư duy, chúng ta sẽ chậm với thời đại. Mục tiêu chiến lược của Đại học Thái Nguyên trong thời gian tới sẽ trở thành Đại học số và nằm trong nhóm 500 trường đại học hàng đầu châu Á (theo QS). Để đạt được mục tiêu đó, đội ngũ lãnh đạo là những người đầu tiên có nhận thức rõ ràng về thời cơ, thách thức, lợi ích của việc chuyển đổi số, có tầm nhìn về chiến lược chuyển đổi số, có khả năng kết nối, thúc đẩy, động viên các trường thành viên trong việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông là một trường thành viên của Đại học Thái Nguyên, không tách khỏi bối cảnh đó, nhà trường cũng đã xác định được tầm nhìn và tư duy là hai yếu tố quan trọng nhất và quyết định đến việc chuyển đổi số có thành công hay không. Trong giai đoạn chuyển đổi số giáo dục đại học vừa qua, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông cũng được hưởng nhiều thuận lợi từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo. 229
  3. International Conference on Smart Schools 2022 Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông là một trong những đơn vị đầu tiên trong Đại học Thái Nguyên kiện toàn cơ cấu tổ chức theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34) và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP. Nằm trong mục tiêu tổng thể đổi mới quản trị nhà trường, hoàn thiện cơ chế tự chủ, Hội đồng trường đã ban hành Đề án Chuyển đổi số, trong đó đặt mục tiêu xây dựng thí điểm Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông trở thành đại học số. Nhà trường đã xây dựng kiến trúc đại học số tổng thể và lộ trình thực hiện phù hợp với nguồn lực của nhà trường. Cụ thể như sau: Chuyển đổi số trong đào tạo: Công tác tuyển sinh được chuyển đổi số bằng cách giúp sinh viên có thể nộp hồ sơ xét tuyển, dự các buổi tư vấn ngành nghề, nhận kết quả xét tuyển, nhận giấy báo nhập học, làm thủ tục nhập học hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến, tối ưu hóa quy trình tuyển sinh đại học năm 2020, 2021. Việc đào tạo các học phần lý thuyết và thực hành tuy duy trong thời kỳ giãn cách do dịch được nhà trường thực hiện hoàn toàn trực tuyến bằng phần mềm Zoom, Google meet. Công tác đánh giá người học trực tuyến được thực hiện bằng nhiều phần mềm như Google form, Classroom. Việc đánh giá người học tại trường còn được thực hiện thông qua phần mềm thi trực tuyến, tổ chức thực hành, bài tập lớn bằng hình thức trực tuyến. Hiện nhà trường đang tích cực xây dựng học liệu số với hệ thống bài giảng, bài tập, tài liệu có tính tương tác cao, trước hết là hoàn thiện học liệu số cho các môn học cốt lõi trong tất cả các chương trình đào tạo; xây dựng hệ thống quản lý học tập LMS triển khai áp dụng cho tất cả các loại hình đào tạo, trong đó có đào tạo chính quy tập trung tại trường dưới hình thức đào tạo kết hợp (Blending learning). Số lượng đầu sách, tạp chí, ebook, cơ sở dữ liệu trong thư viện của nhà trường hiện nay đạt 18.540 cuốn. Chuyển đổi số trong quản lý: Nhà trường đang dần hoàn thiện hệ thống phần mềm dùng chung phục vụ quản trị đại học số, trước hết là chuẩn hóa quy trình tác nghiệp, phân tích các nghiệp vụ dùng chung để xây dựng trục dữ liệu tích hợp dùng chung phục vụ quản trị, quản lý, điều hành tác nghiệp, hoàn thiện các mô đun phần mềm cốt lõi. Các hệ thống quản lý học tập LMS với nguồn học liệu số được xây dựng, hoàn thiện, bao gồm cả nguồn học liệu các trường đại học thành viên tự xây dựng và nguồn học liệu được chia sẻ trong toàn Đại học, toàn Ngành giáo dục, cũng như các nguồn học liệu mở từ các trường đại học tiên tiến trên thế giới, sẽ giúp cho người học có thể học tập chủ động và được theo dõi, đánh giá thường xuyên, từ đó tạo ra động lực, nâng cao tính chủ động và cá nhân hóa trong quá trình học tập của người học. Điều này có thể hiểu là mỗi người học sẽ được học tập theo một chương trình giống nhau nhưng lộ trình, phương pháp học tập là khác nhau phù hợp với năng lực tiếp nhận của mỗi người học. Chuyển đổi số trong nghiên cứu khoa học: trong giai đoạn 2020-2021, trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã cử 150 giảng viên tham dự các hội thảo khoa học trực tuyến ICTC 2020 để trao đổi học thuật và kết quả nghiên cứu. Để thu thập tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng viên và sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã khai thác nhiều công bố khoa học được phát hành trực tuyến. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, cấp Tập đoàn đều được nhà trường tổ chức khảo sát theo hình thức trực tuyến. Dịch chuyển dần các đề tài nghiên cứu lĩnh vực truyền thống sang nghiên cứu kết hợp nhiều lĩnh vực trong đó đặc biệt quan tâm tới việc gắn các công nghệ số Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Điện toán đám mây (Cloud Computing) vào giải quyết các bài toán ứng dụng, liên ngành trong phát triển kinh tế - xã hội vùng và đất nước. Chuyển đổi số đào tạo nhân sự: Đội ngũ giảng viên của trường với 253 người trong đó có 3 Phó giáo sư, 44 người có trình độ tiến sĩ là lực lượng tiên phong và đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số, vì vậy nhà trường đã tổ chức bốn đợt tập huấn trong giai đoạn 2020-2021 cho toàn bộ giảng viên về phương pháp giảng dạy từ xa, sử dụng các công cụ giảng dạy trực tuyến, tập huấn sử dụng các phần mềm chuyên dụng; thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng về công nghệ và phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên để thực hiện chuyển đổi số, bao gồm cách thức vận hành các công cụ/môi trường số, cách thức xây dựng học liệu số, phương pháp giảng dạy theo mô hình đào tạo kết hợp. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên đều được tổ chức tập huấn sử dụng các phần mềm cho chuyên môn như phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm kế toán, phần mềm tuyển sinh; tập huấn kỹ năng giao tiếp với sinh viên trên không gian mạng cho đội ngũ cố vấn học tập và phòng công tác sinh viên. Đội ngũ kỹ thuật viên tin học phục vụ chuyển đổi số cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm với việc đầu tư cho đội ngũ này dự các khóa tập huấn của Microsoft, CISCO, Bộ thông tin truyền thông về thiết kế hệ thống mạng, quản trị mạng, bảo trì, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin. Chuyển đổi số cơ sở hạ tầng công nghệ: Nhà trường đặc biệt quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ phục vụ 230
  4. International Conference on Smart Schools 2022 chuyển đổi số tại trường. Hiện nay, trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông được trang bị hai đường truyền Internet cáp quang tốc độ cao phục vụ cho việc kết nối mạng của hơn 200 máy tính để phục vụ cho công tác nghiệp vụ trên không gian số, đào tạo trực tuyến. Bên cạnh đó, nhà trường còn có hai phòng học được thiết kế theo mô hình nhà máy thông minh, đầu tư phòng quay video chuyên nghiệp để dựng các bài giảng trực tuyến. Nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư các phần mềm phục vụ quản lý, giảng dạy như các phần mềm Gerber, Lectra, Autocad, các phần mềm mô hình ảo… Bên cạnh thiết bị cho chuyển đổi số như trên, nhà trường cũng đã hợp tác với trung tâm học liệu của Đại học Thái Nguyên để giảng viên và sinh viên có thể khai thác tư liệu cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. Cổng thông tin số của trường được thiết lập chủ yếu qua Website với những thông tin, bài viết, nghiên cứu, video sống động, có thể truy cập trực tuyến qua mạng Internet. Bên cạnh đó, cổng giao tiếp qua Fanpage của trường cũng được đầu tư khai thác cho công tác truyền thông với hơn 300 video và bài viết đã được đưa lên trong giai đoạn 2020-2021. Chuyển đổi số xây dựng văn hóa nhà trường: Văn hóa làm việc từ xa là một trong những nội dung được hết sức chú trọng. Để giám sát chất lượng giảng dạy trực tuyến, bộ phận thanh tra đều được tham dự 100% các giờ học. Kết quả làm việc trực tuyến của chuyên viên khối văn phòng được đo lường bằng các sản phẩm tạo ra như: kế hoạch, quy chế, báo cáo và đều được phê duyệt trực tuyến để thực hiện. Văn hóa giáo tiếp, ứng xử trên không gian mạng đã được cụ thể hóa vào quy chế văn hóa nhà trường; mặt khác trường còn thành lập tổ tư vấn truyền thông để thường xuyên theo dõi tư tưởng của sinh viên trên không gian mạng nhằm tư vấn, cung cấp thông tin kịp thời cho sinh viên, giúp sinh viên giải quyết được các vướng mắc trong quá trình học tập tại trường. Chuyển đổi số an ninh mạng: An ninh mạng là một trong những công tác được chú trọng tại trường với nhiều hạng mục đã triển khai hiểu quả như: Đầu tư hệ thống tưởng lửa của CISCO, trang bị phần mềm diệt virus cho hơn 50 máy tính thực hiện công tác nghiệp vụ. Nhà trường cũng đã xây dựng nhiều quy định về công tác bảo mật tài khoản truy cập các hệ thống trực tuyến như email, thư viện điện tử, phần mềm quản lý đào tạo. 4. Một số rào cản trong chuyển đổi số giáo dục đại học tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên Thứ nhất, rào cản từ nhận thức của người lãnh đạo: Rào cản lớn nhất trong chuyển đổi số giáo dục đại học tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên không phải là cơ chế, chính sách, tài chính mà là thay đổi thói quen của những người tham gia vào quá trình chuyển số. Muốn thay đổi thói quen phải thay đổi từ hành vi. Muốn thay đổi hành vi phải thay đổi từ tư duy, nhận thức. Vì vậy, vấn đề cốt lõi cần thực hiện đầu tiên để chuyển đổi số thành công là việc thay đổi tư duy, nhận thức, trước hết là sự thay đổi nhận thức từ người lãnh đạo đứng đầu. Thứ hai, rào cản từ cơ sở hạ tầng công nghệ như số lượng máy tính còn hạn chế, đường truyền mạng kết nối internet còn chưa cao và phủ rộng đến khu ký túc xá, các ứng dụng hỗ trợ dạy học, nguồn học liệu mở, hệ thống phần mềm hỗ trợ kiểm tra, đánh giá còn sơ sài. Thứ ba, rào cản từ đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên. Một bộ phận đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên chưa thích nghi kịp với công nghệ mới, đa số giảng viên chưa sẵn sàng cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, kết nối, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiên cứu và giảng dạy khiến họ thấy áp lực, quá tải. Thứ tư, rào cản từ người học. Đa số sinh viên các trường đại học chưa được chuẩn bị về tâm thế, kỹ năng, trang thiết bị để tham gia học online. Khả năng tự học, đọc tài liệu và lĩnh hội kiến thức của sinh viên hạn chế hơn so với học truyền thống, một số bộ phận còn tỏ ra ngại thay đổi theo phương thức đào tạo mới. Thứ năm, rào cản từ Nhà nước. Hiện nay, nhà nước chưa có văn bản pháp luật quy định rõ ràng về đào tạo trực tuyến, một số quy định trước đó còn chung chung và tỏ ra không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Tất cả những yếu tố cơ bản để thực hiện chuyển đổi số như tuyển sinh, quản lý lớp, kiểm tra, đánh giá người học, cấp bằng, xây dựng hệ thống học liệu mở, bản quyền sở hữu trí tuệ, cấp văn bằng chứng chỉ khi đào tạo trực tuyến đều chưa được pháp luật quy định rõ ràng. 4. Giải pháp tháo gỡ rào cản, thúc đẩy Lãnh đạo nhà trường cần phải đổi mới tư duy, nâng cao năng lực quản lý theo hướng thích nghi và làm chủ được quá trình chuyển đổi số. Cần tranh thủ thời cơ, nắm bắt cơ hội khi thực hiện chuyển đổi số, trang bị thêm kiến thức về chuyển đổi số để triển khai thực hiện trong trường mình, đồng thời nâng cao nhận thức, phổ cập tư tưởng cho từng giảng viên, cán bộ quản lý của nhà trường để nắm được tầm quan trọng của chuyển đổi số và cùng nhau xây dựng văn hoá số trong giáo dục. 231
  5. International Conference on Smart Schools 2022 Nhà trường tổ chức các khóa bồi dưỡng, khuyến khích, tạo động lực cho giảng viên học hỏi, tích lũy kỹ năng sử dụng công nghệ. Nhà trường cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ, nâng cấp đường truyền mạng lưới internet trong các phòng học và khu ký túc xá. Tăng cường kết hợp công nghệ như Big data, AI, Blockchain với cơ sở dữ liệu số chuyên ngành nhằm xây dựng các hệ thống thu thập thông tin đưa ra các dự báo, dự đoán và tạo ra các ứng dụng, dịch vụ phù hợp đến từng đối tượng người học. Xây dựng nguồn học liệu mở, học liệu mở dùng chung toàn ngành, liên kết với quốc tế, đáp ứng nhu cầu tự học, học tập suốt đời. 5. Kết luận Chuyển đổi số vừa là công cụ, vừa là động lực phát triển, tạo ra những hướng đi mới giúp phát huy tốt hơn vai trò của Đại học Thái Nguyên nói chung và Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông nói riêng. Chuyển đổi số trong nhà trường là một quá trình luôn luôn tiếp diễn, là con đường tất yếu phải đi. Chuyển đổi số cần phải chuyển đổi đồng bộ, kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố con người, thể chế, công nghệ. Trong ba yếu tố đó, con người đóng vai trò quan trọng nhất, vai trò của người đứng đầu là then chốt nhất, vì vậy rất cần một đội ngũ lãnh đạo có tư duy tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số, có kinh nghiệm triển khai để xây dựng các thể chế phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, https:// moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin- tong-hop.aspx?ItemID=7123 [2] Bộ Thông tin và Truyền thông, Cẩm nang chuyển đổi số, NXB Thông tin và Truyền thông, 2020 [3] Châu An, Chuyển đổi số là gì?,https://vnexpress.net/chuyen-doi-so-la-gi-3921707 [4] Ngô Thị Thu Dung (2021), “Cơ sở lý luận về chuyển đổi số trong dạy học đại học”, Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình, số 01, tháng 9 năm 2021, tr58-65 [5]. Tô Hồng Nam (2020), “Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí TT&TT, số 2 tháng 4/2020, tr 48-54. [6] Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” [7]. Đỗ Thị Ngọc Quyên (02.2021), Chuyển đổi số trong giáo dục: Những thách thức và nguy cơ, https://tiasang.com.vn/-giao-duc/Chuyen-doi-so-trong-giao-duc-Nhung-thach-thuc- va-nguy-co-26836. 232
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2