intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng: Nghiên cứu điểm tại Lai Châu

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày khái quát về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng và phân tích thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lai Châu – một tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc được đánh giá cao trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng những năm vừa qua. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng: Nghiên cứu điểm tại Lai Châu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG CƠ CHẾ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG RỪNG: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI LAI CHÂU ThS. Nguyễn Tân Huyền và ThS. Nguyễn Thị Hiền Khoa Kinh tế TN&MT – Đại học T i nguyên v Môi trƣờng Hà Nội TÓM TẮT Quản lý tài nguyên rừng luôn là một vấn đề được quan tâm. Có rất nhiều công cụ quản lý rừng, tuy nhiên một công cụ kinh tế đã và đang được thực hiện một cách hiệu quả đó là Chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đây là công cụ quản lý nhà nước đối với rừng đang được đánh giá là có ý nghĩa không chỉ về mặt quản lý, mà còn góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân sống xung quanh khu vực có rừng. Chi trả dịch vụ môi trường rừng là một cơ chế tài chính có ý nghĩa lớn trong công tác bảo vệ rừng. Trong nghiên cứu sẽ khái quát về cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng và phân tích thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lai Châu – một tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc được đánh giá cao trong công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng những năm vừa qua. Từ đó đưa ra mốt số gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng trong đó có sử dụng công nghệ GIS và viễn thám. TỪ KHÓA: Dịch vụ môi trường rừng; Chi trả dịch vụ môi trường rừng PAYMENT FOR FOREST ENVIRONMENTAL SERVICES: A CASE STUDY IN LAI CHAU PROVINCE SUMMARY Forest resource management is always a matter of concern. There are a number of forest management tools, yet an economic tool which has been and is being implemented effectively is payment for forest environmental services. It is a tool for state management of forests that is considered not only for management but also for improving the livelihoods of people living around the forest. Payment for forest environmental services is a significant financial mechanism for forest protection. The study will provide an overview of the payment mechanism for forest environment services and the analysis of payment status of forest environmental services in Lai Chau province - a province in the Northern mountainous region, which is highly appreciated in implementing forest environmental services in recent years. It then provides some suggestions on how to improve the efficiency of payment for forest environmental services, including GIS and remote sensing. KEY WORD: Forest environmental services; Payment for forest environmental services 1. MỞ ĐẦU Rừng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội của một quốc gia. Rừng không chỉ đem lại các giá trị về kinh tế như gỗ, các lâm sản khác ngoài gỗ mà còn rất nhiều các giá trị khác như duy trì nguồn nước, bảo vệ nguồn gen, ... Như vậy, dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) chính là một loại hàng hóa rất đặc biệt, bao gồm cả các giá trị còn lại của rừng ngoài gỗ và các lâm sản ngoài gỗ khác. Chi trả DVMTR là một biện pháp về kinh tế có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ rừng, tăng thu nhập cho người trồng rừng và giảm thiểu tổn thất xã hội do ngoại ứng tích cực tạo ra cho xã hội do đã bù đắp được phần lợi ích rừng đem lại cho con người nhưng không được người sử dụng thanh toán. Chi trả DVMTR đã và đang được thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện thí điểm chính sách trả DVMTR đối với nguồn nước ở cấp quốc gia mà rừng đã đem lại cho con người. Lâm Đồng và Sơn La là hai tỉnh thử nghiệm đầu tiên theo quyết định 380/2008/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng Chính 530
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG phủ. Sau đó 2 năm Việt Nam chính thức ban hành nghị định 99/2010/NĐ-CP về chi trả trả DVMTR tại Việt Nam. Gần đây nhất là nghị định 147/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, đặc biệt thay đổi về mức chi trả DVMTR. Chính sách chi trả DVMTR tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhưng cũng có không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện. Trước hết, không thể phủ nhận những thành công đáng kể của chi trả DVMTR tại Việt Nam, chi trả DVMTR giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ rừng, tăng thu nhập cho người dân nhờ việc bảo vệ rừng và góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường rừng, hạn chế các vụ vi phạm lâm luật từ đó giúp cho việc bảo vệ nguồn nước quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của chính người dân. Ngoài những thành công của việc thực thi chi trả DVMTR, tại Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi trong việc thực thi hoạt động này như: Các hộ dân nhận được số tiền là khác nhau dù cung cấp DVMTR là như nhau; hoạt động chi trả DVMTR đa số mới chỉ được thực hiện thông qua chính sách và nghị định của nhà nước mà chưa thực sự có một thị trường được hình thành giữa người mua và người bán DVMTR mà trong khi đó, mối quan hệ giữa người bán và người mua DVMTR là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công khi áp dụng dịch vụ này. Theo điều 7 của nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR, ở Việt Nam có các loại dịch vụ sau phải trả tiền DVMTR: Phòng hộ đầu nguồn; Vẻ đẹp cảnh quan; Đa dạng sinh học; Bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên cho nuôi trồng thủy sản; Hấp thụ và lưu giữ các bon. Trong các loại dịch vụ trên, dịch vụ phòng hộ đầu nguồn đã đạt được nhiều thành tựu, nguồn thu từ các nhà máy thủy tiện quy mô lớn đạt gần 40 triệu USD năm 2012 và con số này tăng lên gấp đôi vào năm 2013 (Chi trả DVMTR tại Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn, 2013). Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, bên sử dụng DVMTR chủ yếu là các nhà máy thủy điện, nhà máy nước, và loại hình dịch vụ của rừng được thanh toán hiện nay cũng chủ yếu là hoạt động phòng hộ đầu nguồn. Tuy nhiên, cơ chế thực hiện chi trả dịch vụ phòng hộ đầu nguồn vẫn còn đang có nhiều vấn đề bất cập: (1) Vấn đề về kết nối chủ rừng và người sử dụng dịch vụ phòng hộ đầu nguồn: Đã có rất nhiều nghiên cứu về chi trả DVMTR tại Việt Nam và trên thế giới, các nghiên cứu đã phân tích khá nhiều các nội dung liên quan đến việc áp dụng chính sách chi trả DVMTR, việc thực thi, xây dựng và thiết kế chi trả DVMTR. Thậm chí, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được điểm yếu và những khó khăn về mối liên hệ giữa người mua và người bán là cần thiết để cho phép trao đổi thông tin. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có 17% hoạt động này được thực hiện thông qua sự đàm phán trực tiếp giữa người bán và người mua còn lại đa số là thông qua chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ khác nhau được thực hiện tự phát và miễn phí. Mối quan hệ giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chi trả DVMTR. Hiện nay, các hoạt động chi trả DVMTR hầu hết được thực hiện thông qua cơ chế chính sách của chính phủ hay các tổ chức phi chính phủ. (2) Xác định mức phí phải trả: Việc xác định mức phí phải trả hiện nay cũng còn rất nhiều tranh cãi, cơ sở khoa học nào đưa ra mức phí 36 đồng/1kwh điện thương phẩm và 52 đồng/ 1m3 nước thương phẩm, việc áp đặt mức giá phải trả đối với người sử dụng như vậy sẽ gây nhiều hệ quả với thị trường giữa người cung ứng và người sử dụng dịch vụ. (3) Phương thức chi trả: Phương thức chi trả trực tiếp hay gián tiếp, phương thức nào tốt hơn, có những khó khăn nào trong quá trình chi trả phí dịch vụ phòng hộ đầu nguồn? (4) Vấn đề quản lý và sử dụng quỹ: Vấn đề sử quản lý và sử dụng vốn thực hiện theo cơ chế nào? có đảm bảo tính minh bạch hay không? Tại Lai Châu trong quá trình thực thi chính sách chi trả DVMTR gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề như giải ngân tiền chi trả; mức chi trả cho một số đối tượng cung cấp dịch vụ rừng còn quá ít, không tạo được động lực cho các đối tượng này tích cực tham gia vào công tác bảo vệ rừng; phương thức chi trả tốn kém, không hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Cơ chế chi trả dịch vụ m i trường rừng: nghiên cứu điểm tại tỉnh Lai Châu”. 531
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 2. NỘI DUNG 2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu Các thông tin và số liệu thứ cấp trong nghiên cứu này chủ yếu được thu thập từ các tài liệu đã được công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo của Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Lai Châu và từ các báo cáo, sách báo có liên quan khác đã được công bố, xuất bản hoặc đăng tải trên internet. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê mô tả và phân tích so sánh là những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu. 2.2 Kết quả nghiên cứu 2.2.1 Cơ sở lý luận vê chi trả DVMTR a. M t số khái niệm cơ bản * Tổng giá trị kinh tế của rừng Có nhiều quan điểm khác nhau về tổng giá trị kinh tế của rừng, tuy nhiên khái niệm của Pearce năm 1990 được coi là khái niệm đầy đủ và hoàn chỉnh nhất và đang được sử dụng hiện nay. Giá trị kinh tế của rừng không chỉ là các sản phẩm có thể sử dụng trực tiếp, sản phẩm hữu hình mà rừng tạo ra để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của con người, mà rừng còn tạo ra một lợi ích kinh tế lớn hơn nhiều các giá trị của các sản phẩm hữu hình đang được trao đổi trên thị trường. - Các giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value – DUV): Là giá trị của những nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như thức ăn, cây thuốc, vật liệu gen, ... - Các giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value – IUV): Là giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất lượng nước, giữ dòng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ các bon, ... - Các giá trị lựa chọn (Option Value – OP): Là những giá trị chưa được biết đến của nguồn gen, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nông nghiệp, trong tương lai, ... - Các giá trị để lại (Bequest Value – BV): Là những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng. - Các giá trị tồn tại (Existence Value- EV): Là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại của các loài trong rừng và hệ sinh thái rừng mà không kể đến việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa về văn hóa, thẩm mỹ, di sản, kế thừa... * Chi trả DVMTR là gì? Trên thế giới, chi trả DVMTR được hình thành và bắt nguồn từ vấn đề làm thế nào để bảo tồn và bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt chú trọng đến môi trường rừng. Tại sao môi trường bị tàn phá nặng nề như vậy? Tại sao diện tích rừng bị suy giảm đáng kể? Một lý do khá trực tiếp và rõ ràng được nhắc đến ở đây chính là sự nghèo đói (Brundtland, 1987). Nghèo đói chính là nguyên nhân trực tiếp và ảnh hưởng mạnh và lâu dài nhất đến việc tàn phá môi trường nói chung, môi trường rừng nói riêng. Chính bởi sự nghèo đói đã làm cho con người không nghĩ đến việc bảo vệ rừng hay các giá trị mà rừng đem lại, họ chỉ nghĩ làm sao để có được những nhu cầu cơ bản trước mắt: Làm sao để có gỗ nhà ở? Làm sao để có đủ lương thực? Như vậy, nếu cung cấp được các điều kiện cơ bản thậm chí một cuộc sống đầy đủ hơn cho người dân đặc biệt người trồng rừng, và việc cung cấp đó cũng không phải đến từ sự trợ cấp mà chính từ công sức của việc chăm sóc rừng, bảo vệ rừng thì đó chính là sự bảo vệ bền vững nhất mà chúng ta nên hướng tới. Trước đây, dịch vụ môi trường được cung cấp miễn phí bởi tự nhiên. Tuy nhiên, do con người khai thác và sử dụng quá mức dẫn đến chất lượng dịch vụ môi trường bị suy giảm nặng nề. Như vậy việc cung cấp miễn phí DVMTR là không cần thiết và không nên làm (Hardner and Rice 2002; Niesten and Rice 2004; Scherr, White, and Khare 2004; Ferraro and Kiss 2002). Việc cung cấp DVMTR miễn phí sẽ dẫn đến 532
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG hai hệ quả: (1) Thứ nhất, người cung cấp DVMT sẽ không có các khoản thu nhập chính đáng từ việc cung ứng DVMTR từ đó các điều kiện cơ bản của cuộc sống không được đảm bảo, sẽ dẫn đến tình trạng chặt phá rừng để có thêm thu nhập; (2) Thứ hai, việc cung ứng miễn phí DVMTR sẽ làm cho người được hưởng thụ các giá trị khác của rừng như môi trường sống, nguồn nước... không hiểu hết được giá trị mà mình đang sử dụng, khi sử dụng miễn phí con người ta sẽ không biết tiết kiệm, dẫn đến sự hoang phí nguồn nước hay các giá trị khác của rừng. Mặt khác, việc không phải chi trả các giá trị DVMTR này sẽ ảnh hưởng đến công bằng xã hội, thậm chí gây nên những thất bại thị trường do ngoại ứng tiêu cực gây ra. Sau rất nhiều tranh cãi về chi trả DVMT thì cuối cùng Katoomba Group (2007) và Wunder (2005) đã đưa ra được một khái niệm cuối cùng về chi trả DVMT nói chung gồm những nội dung sau: (1) Chi trả DVMT là hoạt động giao dịch một loại DVMT cụ thể dựa trên cơ sở tự nguyện; (2) Chi trả DVMT diễn ra giữa hai bên: một bên sử dụng DVMT và một bên cung ứng DVMT trong những điều kiện cụ thể. b. Những n i dung chủ yếu của chi trả DVMTR Đối với thị trường mua bán DVMTR, người bán chính là người cung ứng DVMTR, là người tạo ra các hàng hóa là DVMTR thông qua việc quản lý, bảo vệ và chăm sóc các khu rừng. Đối tượng quan trọng thứ hai tạo nên thị trường mua bán DVMTR đó chính là người mua DVMTR là người sẵn lòng chi trả cho các lợi ích nhận được từ hàng hóa DVMTR (Vũ Thị Thu Hương, 2009). Tuy nhiên, các giao dịch của chi trả DVMTR có thị trường tương đối hẹp, các giao dịch của thị trường này được giới hạn bởi nhu cầu và giới hạn trong một lưu vực, không đầy đủ các điều kiện của một thị trường đặc biệt là số lượng người mua và người bán bị giới hạn trong một lưu vực nên làm giảm tần suất giao dịch (Katherine, David, D.Evan, 2011). Chi trả DVMTR chính là biện pháp nhằm làm giảm tổn thất xã hội do ngoại ứng tích cực gây ra. Các ngoại ứng này chính là các giá trị khác bên ngoài các giá trị trực tiếp về gỗ như giá trị bảo vệ nguồn nước, đa dạng sinh học... Như vậy, chi trả DVMTR chính là việc hoàn trả lại những giá trị mà người mua nhận được, người cung ứng tạo ra nhưng lại đang được cung ứng miễn phí cho người sử dụng DVMTR. Theo quan điểm của Wunder (2005), thì chi trả DVMT có những đặc điểm chính sau: (1) Là một giao dịch tự nguyện; (2) Dịch vụ môi trường được xác định thông qua người chủ sử dụng đất, phương thức sử dụng đất có vai trò quan trọng đối với việc xác định dịch vụ môi trường này; (3) Có tối thiểu một người mua; (4) Có tối thiểu một người cung ứng dịch vụ MT; (5) Trong các điều kiện nhất định. Tuy nhiên, theo Van Noordwijk (2011) lại đưa ra 4 nguyên tắc để xây dựng cơ chế chi trả DVMTR: (1) Tính thực tế: việc chi trả DVMTR phải gắn kết với các mức thay đổi lượng hóa được giá trị DVMTR; (2) Tính điều kiện: Đó chính là các cam kết của người cung ứng DVMTR, người cung ứng cần thực hiện đầy đủ, đúng các cam kết về việc cung ứng DVMTR, đảm bảo chất lượng của hàng hóa mà họ cung ứng. (3) Tính tự nguyện: Phải có sự thỏa thuận một cách tự nguyện giữa người cung ứng DVMTR và người sử dụng DVMTR về tất cả nội dung đặc biệt là mức giá sẵn lòng chi trả và sẵn lòng nhận của cả hai nhân tố quan trọng trong thị trường. 533
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG (4) Tính hướng nghèo: Không làm gia tăng sự bất bình đẳng. Như vậy, theo quan điểm của Van Noordwijk (2011) đã có những tiến bộ hơn so với Wunder (2005), bổ sung được thêm hai nguyên tắc quan trọng là nguyên tắc “tính thực tế” và nguyên tắc “tính hướng nghèo). Trong nguyên tắc “tính điều kiện” và “tính tự nguyện” Van Noordwijk (2011) cũng đã chỉ ra được cụ thể hơn và bổ sung thêm những nội dung quan trọng bên trong. Thứ nhất, đối với “tính điều kiện”, đã đưa ra ngoài điều kiện về thị trường, còn cần có các điều kiện thực hiện cam kết của người cung ứng DVMTR, đây cũng chính là yếu tố then chốt để đảm bảo việc thực thi chi trả DVMTR. DVMTR là một loại hàng hóa đặc biệt, không giống như các loại hàng hóa hoặc dịch vụ thông thường khác. Loại hàng hóa này không thấy ngay được sau khi thanh toán, và việc lượng hóa giá trị hàng hóa này cũng là một vấn đề phức tạp. Thứ hai, đối với “tính tự nguyện”, việc thỏa thuận một cách tự nguyện giữa người mua và người bán DVMTR trong trường hợp này là vô cùng quan trọng. Các thỏa thuận diễn ra sẽ làm cho người mua và người bán thấy thoải mái với những gì họ sẽ nhận được. Ví dụ ngay cả khi mức chi trả mà người sử dụng DVMTR trả cho người cung ứng loại dịch vụ này thấp hơn so với những gì họ nhận được, nhưng trong một số hoàn cảnh người cung ứng DVMTR vẫn chấp nhận vì điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn, đó chính là khi “tính hướng nghèo” được đã đạt được như mong muốn. Theo Vũ Thị Thu Hương (2009) DVMT được phân ra làm 4 loại: Bảo vệ đầu nguồn; Bảo tồn đa dạng sinh học; Hấp thụ các bon; Vẻ đẹp cảnh quan và du lịch sinh thái. Nhưng bản chất của chi trả DVMTR là gì? Theo Wunder (2005) thì chi trả DVMT chính là việc tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho những người hiện đang sử dụng các hệ sinh thái, bên cạnh đó tạo được nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Trên thực tế, việc áp dụng chi trả DVMTR hiện vẫn còn đang gặp nhiều bất cập. Quá trình xây dựng và hình thành cơ chế chi trả còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, việc kết nối chủ rừng và người sử dụng DVMTR hiện đang là một vấn đề đáng quan tâm. Chi trả DVMTR không thể dựa vào chính phủ, các tổ chức phi chính phủ...mà về lâu dài cần thiết lập mối quan hệ kinh tế trực tiếp giữa người cung ứng và người sử dụng DVMTR thay cho các chương trình mang tính chỉ đạo tập trung, hay các chương trình, dự án trong một giai đoạn nhất định (Juergen Hess, Tô Thị Thu Hương, 2003). c. Phân biệt sự khác nhau giữa dịch vụ th ng thường và DVMTR Trên thực tế, sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ là những sản phẩm do con người tạo ra nhằm phục vụ cho chính những mục đích của họ trong cuộc sống. Ví dụ: 1 chiếc bút để viết, 1 chiếc laptop phục vụ cho công việc/ học tập và nghiên cứu, 1 chiếc điện thoại dùng để liên lạc với bạn bè, để vào các trang điện tử đọc tin, gửi và nhận thư.... 1 sản phẩm dịch vụ đơn giản như dịch vụ du lịch, dịch vụ làm đẹp... Khái niệm dịch vụ: Dịch vụ là những hoạt động hoặc là chuỗi hoạt động mà thông thường ít hoặc nhiều chúng ta không thể sờ thấy về mặt tự nhiên được, nhưng không nhất thiết, xảy ra sự tác động qua lại giữa một bên là khách hàng và một bên là người cung cấp dịch vụ và/ hoặc tiềm lực về mặt vật lý của sản phẩm và/ hoặc hệ thống người cung cấp mà nó được cung cấp như là những giải pháp cho vấn đề của người tiêu dùng (Theo Gronroos, năm 1990). Trong khi các khu rừng vẫn làm nhiệm vụ vốn có của nó là cung cấp các dịch vụ khác ngoài gỗ, ngoài các lâm sản quý hiếm khác (phòng hồ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, lưu trữ và hấp thụ các bon...) thì mới chỉ vài năm trở lại đây chính phủ bắt đầu mới quan tâm tới việc phải thanh toán cho các dịch vụ vốn dĩ đã có từ rất lâu đời, mà những người sử dụng “miễn phí” các dịch vụ đó cũng rất “vô tư” trong việc không muốn 534
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG thanh toán. Đó là lý do tại sao chính sách, cơ chế nhà nước phải ban hành để yêu cầu những người sử dụng dịch vụ thanh toán cho những người cung cấp loại dịch vụ đặc biệt này. Vậy, đối với DVMTR, thì có vẻ như dịch vụ có trước, người sử dụng và quá trình thanh toán lại được hình thành sau đó. Tóm lại, DVMTR và một dịch vụ hàng hóa thông thường khác nhau cơ bản ở ba điểm: Thứ nhất, dịch vụ phòng hộ đầu nguồn khác dịch vụ hàng hóa thông thường đó là dịch vụ đã cung cấp miễn phí trước đó từ rất lâu, mà thậm chí người sử dụng cũng như người cung cấp dịch vụ chưa từng có ý định chi trả/ thu phí dịch vụ này của nhau. Thứ hai, khi cung cấp một loại hàng hóa hay dịch vụ cho người sử dụng, hầu hết các dịch vụ sẽ được người sử dụng trả tiền trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ, nhưng đối với DVMTR nói chung, dịch vụ phòng hộ đầu nguồn nói riêng thì việc chi trả lại được tiến hành chủ yếu thông qua một loại quỹ của nhà nước – cơ quan ban hành cơ chế chi trả. Thứ ba, một loại hàng hóa dịch vụ trên thị trường phải do thị trường quyết định giá bán, tuy nhiên đối với loại dịch vụ đặc biệt này, giá bán lại do nhà nước quy định (36 đồng/1kwh điện thương phẩm và 52 đồng/ 1m3 nước thương phẩm). P Lợi ích xã hội biên Tổn thất xã hội nếu không thanh toán dịch vụ MTR Lợi ích cá nhân biên Chi phí xã hội biên Lợi ích ngoại ứng biên 0 Q Hình 1. Đồ thị biểu thị ngoại ứng tiêu cực 2.2.2 Một số vấn đề về chi trả DVMTR tại Lai Châu Cũng giống như các địa phương khác trong nước, hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lai Châu sử dụng là hình thức chi trả gián tiếp. Với hình thức chi trả trực tiếp về cơ bản khi được hỏi các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng đều cho rằng họ không có đủ điều kiện để thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các đối tượng cung cấp dịch vụ môi trường rừng vì vậy họ phải thông qua hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh để có thể tiến hành chi trả. Kinh phí chi trả tiền DVMTR do các đối tượng phải chi trả được nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (Quỹ Trung ương và Quỹ cấp tỉnh). Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu được thành lập ngày 30/7/2009 với chức năng chính là tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc, nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của các cá nhân và tổ chức phục vụ công tác bảo vệ môi trường rừng. Quỹ là đơn vị được ủy thác, có trách nhiệm thanh toán lại cho các đối tượng được chi trả tiền DVMTR thông qua các chủ rừng là tổ chức Nhà nước. Khi nghị định 99/NĐ-CP của chính phủ ra đời thì vai trò của Qũy bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu càng quan trọng hơn vì là một trong những nhân tố chủ đạo trong chính sách về chi trả DVMTR. 535
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Quy trình chi trả tiền DVMTR được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Các nhà máy Qũy Qũy thủy điện BV&PTR tỉnh BV&PTR Việt Nam Tổ chức - Doanh nghiệp Ban QLRPH - Cá nhân - Hợp tác xã - Hộ gia đình Các hộ nhận khoán Chú thích: - Dòng thu - Dòng chi Hình 2. Sơ đồ các đối tƣợng liên quan trong chi trả tiền DVMTR Việc tổ chức thực hiện ủy thác chi trả DVMTR được thực hiện như sau: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đại diện cho bên cung ứng DVMTR ký “hợp đồng” với bên sử dụng DVMTR là các đơn vị vó lưu vực trong phạm vi từ hai tỉnh trở lên (Quy định tại điều 3, 5 – Thông tư 62/2012/TTLT – BNNPTNT – BTC), gồm: Nhà máy thủy điện Sơn La và nhà máy thủy điện Hòa Bình là đối tượng sử dụng DVMTR có lưu vực trong phạm vi 2 tỉnh trở lên, ủy thác chi trả DVMTR cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam thông qua hợp đồng ủy thác. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu đại diện cho các bên cung ứng DVMTR ký “hợp đồng” với bên sử dụng DVMTR là các đơn vị có lưu vực trong phạm vi nội tỉnh (Quy định tại Điều 3,5 – Thông tư 62/2012/TTLT – BNNPTNT – BTC), gồm: Nhà máy thủy điện Nậm Lụng, Nhà máy thủy điện Nậm Cát, Nhà máy thủy điện Nậm Mở, Nhà máy thủy điện Chu Va 12, Nhà máy thủy điện Huổi Quảng – Bản Chát là các đối tượng sử dụng DVMTR có lưu vực nằm trọn trong phạm vi tỉnh Lai Châu ủy thác chi trả DVMTR cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu. Các đơn vị chủ rừng là tổ chức nhà nước chi trả tiền công bảo vệ rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng. Thực tế triển khai chi trả tiền DVMTR tại Lai Châu, Qũy Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh làm đầu mối chi trả. Đối với các chủ rừng là các tổ chức không phải nhà nước. Qũy bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện tiến hành chi trả cho các tổ chức này. Đối với các chủ rừng là các tổ chức nhà nước mà cụ thể là các Ban quản lý rừng phòng hộ của các huyện thì Qũy tiến hành chi trả trực tiếp cho các tổ chức này. Đối với các chủ rừng là các hộ gia đình, các cá nhân Qũy kết hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ; phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện, UBND các xã để tiến hành chi trả đến tận tay những chủ rừng này. 536
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG * Nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ m i trường rừng Trước khi tiến hành chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng thì phải tiến hành nghiệm thu đánh giá về diện tích rừng của các chủ rừng. Trình tự nghiệm thu thanh toán chi trả DVMTR của tỉnh Lai Châu được thực hiện đúng theo quy định trong Nghị định 99/2010 NĐ – CP và theo Thông tư hướng dẫn 20/2012/TT – BNNPTNT. Trong đó hàng năm trước khi tiến hành thanh toán Sở NN&PTNT tỉnh tiến hành lập tổ công tác nghiệm thu diện tích rừng nằm trong diện chi trả DVMTR dựa trên các báo cáo kết quả thực hiện bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng. Trong đó nghiệm thu 2 nội dung cơ bản là diện tích rừng và chất lượng rừng. Thực tế trong quá trình điều tra các cán bộ quản lý về khía cạnh nghiệm thu thanh toán thì 100% các đối tượng được hỏi đều đánh giá hoạt động nghiệm thu trong thực tế gặp nhiều khó khăn. Mặc dù theo quy định phải nghiệm thu cả về mặt diện tích và chất lượng rừng nhưng thực tế họ đều thừa nhận rằng trong quá trình nghiệm thu chủ yếu họ chỉ đánh giá xem trong diện tích rừng chi trả mà chủ rừng đã khai báo có xẩy ra các tình trạng chặt phá rừng, khai thác, cháy rừng hay chuyển mục đích sử dụng rừng hay không và thường chỉ đánh giá một phần diện tích nhỏ của đơn vị chủ rừng (theo quy định đối với chủ rừng là tổ chức phải đánh giá 10% diện tích rừng; đối với chủ rừng là cá nhân hộ gia đình phải nghiệm thu 100% diện tích). Còn về mặt chất lượng họ cho rằng hiện nay rất khó để đánh giá về chất lượng rừng vì chưa có những tiêu chí cụ thể để đánh giá. Điều này làm cho những người thực hiện công tác nghiệm thu lúng túng khi tiến hành. Bản thân những nhà quản lý khi được hỏi liệu chất lượng rừng có tăng lên sau khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường hay không thì có đến 40% cho rằng họ cũng không chắc chắn. 60% còn lại cho rằng chất lượng rừng tăng nhưng mức độ tăng lên bao nhiêu thì họ chưa ước lượng được. * Đề xuất giải pháp Xuất phát từ những vướng mắc tương tự như các địa phương khác trong cả nước, việc quản lý hiện trạng rừng, chủ rừng đúng thực tế là công việc vô cùng khó khăn. Trong thời đại công nghệ đang “bùng nổ” trên toàn cầu, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra nhiều bước nhảy vọt trong nhiều nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hoá học và vật liệu. Đặc biệt đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã từng bước khẳng định vai trò thông qua việc ứng dụng GIS và viễn thám trong quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghiên cứu đề xuất ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám vào công tác rà soát hiện trạng rừng, chủ rừng, từ đó Quỹ có hệ thống bản đồ rà soát hiện trạng và chủ rừng đầy đủ các thông tin về lô rừng: huyện, xã, chủ rừng, khoảnh, lô, chức năng, nguồn gốc hình thành rừng, số chứng minh nhân dân của chủ rừng. Nếu số liệu đầu vào chuẩn, công nghệ GIS sẽ là một trong những công cụ vô cùng hữu ích, hiệu quả trong việc phụ vụ công tác cập nhật hiện trạng rừng đúng thực tế, giúp công tác chi trả DVMTR được thực hiện nhanh gọn, chính xác từ đó tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho việc thực thi nhiệm vụ chi trả này. Hiện tại đã có một số địa phương ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám vào việc quản lý chi trả DVMTR nhưng chưa nhiều, đây sẽ là một công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý rừng trong tương lai – một bước ngoặt lớn về công nghệ trong quản lý tài nguyên rừng của Việt Nam hiện nay. 3. KẾT LUẬN Lai Châu là một tỉnh có diện tích rừng lớn trong vùng Tây Bắc với diện tích rừng và đất rừng chiếm tới gần 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Tài nguyên rừng tại Lai Châu có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đặc biệt quan trọng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy thủy điện – một trong những ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Lai Châu. Vì vậy tỉnh luôn chú trọng đến vấn đề về bảo vệ và phát triển rừng. Với tầm quan trọng như 537
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG vậy nên khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ra đời Lai Châu là một trong những tỉnh đầu tiên áp dụng thực hiện. Sau một thời gian triển khai thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, tỉnh Lai Châu đã đạt được nhiều kết quả tốt. Lai Châu luôn là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân chi trả tiền DVMTR với tỷ lệ giải ngân luôn nằm trong khoảng từ 80% - 90%. Đơn giá chi trả trung bình cho mỗi ha rừng cũng khá cao trung bình hơn 300.000 đồng/ha. Chính vì vậy đời sống của các cá nhân, hộ gia đình làm nghề rừng trên địa bàn đã có sự thay đổi đáng kể. Thu nhập của người dân tăng lên và duy trì ổn định, tỷ lệ đói nghèo giảm. Diện tích rừng được bảo vệ tăng lên, số vụ vi phạm và số vụ cháy rừng giảm, tỷ lệ che phủ rừng tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, thực tế hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Lai Châu vẫn còn tồn tại một số vấn đề như nguồn thu của tỉnh còn hạn chế mới chỉ tập trung thu được ở một số nhà máy thủy điện lớn còn các nhà máy thủy điện công suất nhỏ và các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng khác thì vẫn chưa tiến hành thu được; giải ngân trong chi phí quản lý vẫn còn rất thấp so với kế hoạch đề ra, cơ chế tính toán tiền chi trả chưa đạt được sự công bằng khi sử dụng hệ số chi trả K=1 ở tất cả diện tích rừng… Chính những tồn tại này phần nào làm giảm hiệu quả mà hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng đem lại. Từ thực tế nghiên cứu về thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lai Châu cho thấy rằng tỉnh cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa để có thể nâng cao khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh. Phát huy được những tác động tốt của hoạt động này đến công tác bảo vệ phát triển môi trường rừng nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Tiến Dũng (2011), “Nghiên cứu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Thái Nguyên - trường đại học Nông Lâm. [2] Hoàng Minh Hà, Beria Leimona, Meine van Noordwijk và cộng sự (2008), “Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và Bài học tại Việt Nam” [3] Hoàng Thị Thu Hương (2011), “Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam: Nghiên cứu điển hình tại xã Chiềng Co, thành phố Sơn La, tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên [4] Bùi Thị Minh Nguyệt (2014), “Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía Bắc Việt Nam – Nghiên cứu tại vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. [5] Vũ Tấn Phương (2008), Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng, Báo cáo đề tài cấp bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [6] Vũ Tấn Phương (2009), Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam, NXV Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. [7] Nhóm tác giả: Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Đình Tiến (2013) Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam, từ chính sách đến thực tiễn. [8] Vũ Thị Thu Hương (2009), Chi trả dịch môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại Việt Nam. [9] Phạm Minh Thoa (2011), Thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Lâm Đồng – cơ sở để nghiên cứu cơ chế chi trả cho dịch vụ giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) tại địa phương. Tạp chí khoa học công nghệ. [10] Phạm Thu Thủy, Karen Bennett và cộng sự (2013), “Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn”, Báo cáo chuyên đề 98 của Tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR). 538
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG [11] PGS.TS. Bảo Huy (2013), Hướng dẫn kỹ thuật đo tính giám sát rừng/ Carbon rừng có sự tham gia (PFM/PCM). Tổng cục lâm nghiệp. [12] Nguyễn Thị Lệ Thủy, Bùi Thị Hồng Việt (2012), Giáo trình chính sách kinh tế xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB tài chính, Hà Nội. [13] Juergen Hess, Tô Thị Thu Hương (2012), Quản lý cộng đồng về tài nguyên rừng ở Việt Nam – Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam kết nối chủ rừng và người sử dụng dịch vụ môi trường rừng. [14] Nghị đinh số 99/2010/ NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. [15] Ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Lai Châu (2013), “Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Lai Châu” [16] Qũy bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu (2012), Báo cáo tổng kết công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2012 [17] Qũy bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu (2013), Báo cáo tổng kết công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2013 [18] Qũy bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu (2014), Báo cáo tổng kết công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014 [19] Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu (2013). Thông báo số 50/TT – UBND kết luận [20] Sven Wunder (2005), Payments for environmental services: Some nuts and bolts. [21] Meine van Noordwijk (2011), Principles for Fairness and Efficiency in Enhancing Environmental Services in Asia: Payments, Compensation, or Co-Investment? World Agroforestry Centre (ICRAF), Jalan Cifor, Situgede, Bogor, Indonesia [22] Natasha Landell – Mills (2002), Marketing Forest Environmental Services-Who Benefits? International Institute for Environment and Development. [23] D. Evan Mercer, David Cooley, Katherine Hamilton (2011), Taking Stock: Payments for Forest Ecosystem Services in the United States. Ecosystem Marketplace. 539
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2