intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con vật trong truyện kể dân gian và tín ngưỡng thờ con vật của một số dân tộc thiểu số miền núi phía bắc

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

122
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo nghiên cứu về hai hình tượng con vật trung tâm trong truyện kể dân gian một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam là con Hổ và con Rắn và tín ngưỡng thờ con vật của các dân tộc. Theo kết quả khảo sát, con hổ xuất hiện phổ biến và là nhân vật chính trong tiểu loại truyện cổ tích loài vật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con vật trong truyện kể dân gian và tín ngưỡng thờ con vật của một số dân tộc thiểu số miền núi phía bắc

Nguyễn Thị Minh Thu<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 133(03)/1: 121 - 125<br /> <br /> CON VẬT TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CON VẬT<br /> CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC<br /> Nguyễn Thị Minh Thu*<br /> Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài báo nghiên cứu về hai hình tượng con vật trung tâm trong truyện kể dân gian một số dân tộc<br /> thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam là con Hổ và con Rắn và tín ngưỡng thờ con vật của các dân<br /> tộc. Theo kết quả khảo sát, con hổ xuất hiện phổ biến và là nhân vật chính trong tiểu loại truyện cổ<br /> tích loài vật. Ngoài ra, hổ còn xuất hiện với vai trò là nhân vật trợ giúp thần kỳ trong một số mô típ<br /> truyện cổ tích như mô típ truyện về người mồ côi, người con riêng. Hình ảnh con rắn xuất hiện phổ<br /> biến trong thể loại truyền thuyết và một số mô típ truyện cổ tích như truyện về người mồ côi,<br /> truyện về người em gái út. Với tần số xuất hiện phổ biến trong nhiều thể loại, tiểu loại và mô típ<br /> truyện kể dân gian, hình ảnh con hổ và con rắn đã tạo ra những dấu ấn riêng có trong truyện kể các<br /> dân tộc. Điều này phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa các con vật với đời sống thực tế, đồng thời<br /> cũng góp phần minh chứng cho tín ngưỡng coi trọng và thờ cúng các con vật ở một số dân tộc.<br /> Các dân tộc tiêu biểu như dân tộc Thái, Tày, Mường từ lâu vẫn duy trì một số tục thờ các con vật<br /> trong đó có hai loài hổ và rắn với một niềm tin thiêng liêng về sự phù trợ tốt lành cho đời sống con<br /> người.<br /> Từ khóa: Con vật, con Hổ, con Rắn, truyện kể dân gian, dân tộc thiểu số, miền núi phía Bắc<br /> <br /> Miền núi phía Bắc là nơi trú cư lâu đời của rất<br /> nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái,<br /> Mường, Hmông, Dao, Giáy,*Cao Lan, Sán<br /> Dìu, Hà Nhì, Lô Lô, Khơ Mú, Xinh Mun, Pu<br /> Péo… thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau<br /> như: Việt- Mường, Tày- Thái, Hmông- Dao,<br /> Tạng- Miến, Môn- Khơme. Trong quá trình<br /> cộng cư lâu dài, các dân tộc thiểu số miền núi<br /> phía Bắc tạo ra một nền văn hóa, văn học và<br /> truyện kể mang nhiều đặc điểm chung do có<br /> sự giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng lẫn nhau<br /> nhưng đồng thời ở mỗi dân tộc, mỗi nhóm<br /> dân tộc vẫn có những nét khác biệt nhất định<br /> phản ánh trình độ phát triển khác nhau. Bên<br /> cạnh đó, trong đời sống, các dân tộc thiểu số<br /> miền núi phía Bắc một mặt giữ gìn những nét<br /> văn hóa tộc người, mặt khác cũng có xu<br /> hướng tiếp cận và hòa nhập cả với cuộc sống,<br /> văn hóa của dân tộc Kinh. Qua khảo sát trên<br /> 20 tổng tập, tuyển tập và tập truyện cổ của<br /> các dân tộc thiểu số đã được sưu tầm, biên<br /> soạn và xuất bản, chúng tôi thấy truyện kể<br /> dân gian của các dân tộc thiểu số miền núi<br /> phía Bắc còn được lưu giữ phong phú với các<br /> *<br /> <br /> Tel: 0982 810816<br /> <br /> thể loại thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ<br /> tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn và có mặt<br /> ở nhiều dân tộc từ những dân tộc đông dân cư<br /> như Tày, Thái, H’mông, Dao...đến những dân<br /> tộc ít cư dân hơn như Mảng, Giáy… Trong<br /> phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung tìm<br /> hiểu và lý giải việc sử dụng phổ biến hình ảnh<br /> con Hổ và con Rắn trong các thể loại truyện<br /> kể dân gian của một số dân tộc thiểu số miền<br /> núi phía Bắc.<br /> Qua khảo sát, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với<br /> hình ảnh con Hổ trở đi trở lại trong rất nhiều<br /> nhóm truyện kể. Trong thần thoại, Hổ xuất<br /> hiện trong mô típ truyện Người làm chủ muôn<br /> loài với nội dung kể về việc loài người thắng<br /> cuộc trong sự kiện Vua trời giả chết và được<br /> Vua trời giao quyền làm chủ thế gian và vì<br /> sao loài Hổ thua cuộc, ghen tị và luôn rình ăn<br /> thịt loài người. Trong bộ phận cổ tích loài vật,<br /> Hổ xuất hiện thường xuyên trong hai mối<br /> quan hệ với các loài vật khác và với con<br /> người. Ở đó, con hổ được miêu tả với những<br /> đặc tính chủ yếu là to lớn, dữ dằn nhưng ngốc<br /> nghếch, dễ bị thua cuộc. Khảo sát 49 truyện<br /> cổ tích loài vật của 9 dân tộc, chúng tôi thống<br /> kê được 16 cốt truyện (chiếm khoảng 33%)<br /> 121<br /> <br /> Nguyễn Thị Minh Thu<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> của 8 dân tộc có nhân vật hổ xuất hiện. Trong<br /> các mô típ truyện cổ tích thần kỳ như truyện<br /> về người mồ côi, truyện về người con riêng,<br /> Hổ là lực lượng thần kỳ hỗ trợ đắc lực cho<br /> các nhân vật chính diện vượt qua thử thách,<br /> khó khăn. Chúng tôi xin phân tích cụ thể qua<br /> hai dạng thức đặc biệt của nhân vật trợ giúp<br /> thần kỳ trong kiểu truyện về người con riêng<br /> của các dân tộc mà chúng tôi đã khảo sát.<br /> Dạng một là người mẹ đã chết hiện về và các<br /> hình thức hóa thân của người mẹ, trong đó có<br /> hình thức mẹ hóa hổ. Dạng hai, nhân vật trợ<br /> giúp là loài vật được thần kỳ hóa, trong đó hổ<br /> cũng là loài vật trợ giúp thần kỳ xuất hiện<br /> nhiều hơn cả. Trong 18 truyện cổ tích về<br /> người con riêng xuất hiện nhân vật trợ giúp<br /> thần kỳ, chúng tôi thống kê được 8 truyện<br /> (chiếm 45%) có nhân vật được thể hiện trong<br /> hình ảnh Con hổ. Các truyện cụ thể là: Mẹ<br /> con nàng Hổ, Nàng Khao nàng Đăm, Ý ưởi- Ý<br /> noọng (Thái), Người dì ghẻ độc ác (Dao), Nhị<br /> và Tươi, Người con riêng, Dì ghẻ con chồng<br /> (Tày), Di lun Di la (Khơ Mú)…Con hổ ở đây<br /> biết nói, biết bày tỏ cảm xúc yêu thương, biết<br /> phân biệt kẻ xấu người tốt và nhất là luôn<br /> giúp đỡ, trợ giúp cho nhân vật người con<br /> riêng trong những hoàn cảnh khó khăn. Đặc<br /> điểm này không chỉ khác với truyện Tấm<br /> Cám của người Việt mà còn khác với truyện<br /> về người con riêng của nhiều dân tộc thiểu số<br /> khác. Truyện Ú và Cao của dân tộc Hơ- rê,<br /> người mẹ chết đi vẫn trở về giúp đỡ đứa con<br /> mặc dù không được kể rõ về hình dạng nhưng<br /> ta có thể nhận thấy những thuộc tính của loài<br /> cá. Truyện kể rằng mẹ Ú chết, vua Thủy Tề<br /> thương là người hiền đức, bèn làm phép cho<br /> sống lại và giữ luôn ở dưới nước (…). Khi Ú<br /> đến bờ sông, lăn khóc gọi thì mẹ Ú nổi lên, cho<br /> con bú no (…). Cha Ú quyết giết vợ lần thứ hai<br /> liền rình ở bờ sông đợi khi mẹ Ú ngồi nói<br /> chuyện với con liền ném móc câu vào người.<br /> Ngoài ra, trong mô típ truyện về người mồ<br /> côi, chúng tôi còn bắt gặp mô típ người lấy<br /> hổ, người làm bạn với hổ, hổ giúp người, tiêu<br /> biểu như một số truyện: Hai anh em mồ côi,<br /> 122<br /> <br /> 133(03)/1: 121 - 125<br /> <br /> Chồng xấu chồng đẹp (Dao), Làm anh em với<br /> hổ (Tày).<br /> Việc lựa chọn con Hổ với tần số phổ biến như<br /> vậy có thể xuất phát từ cơ sở thực tế và yếu tố<br /> tâm lý tín ngưỡng trong đời sống văn hóa của<br /> các dân tộc. Cộng cư trong khu vực có địa<br /> hình đặc trưng là hiểm trở, khắc nghiệt với<br /> nhiều đồi núi cao, rừng rú rậm rạp nên có thể<br /> trong đời sống lao động và sinh hoạt, các dân<br /> tộc thường xuyên bắt gặp Hổ. Trong đời sống<br /> tự nhiên, hổ là loài dã thú có sức mạnh, to<br /> khỏe, nhanh nhẹn, và cũng vô cùng hung dữ,<br /> táo bạo, liều lĩnh với tiếng gầm rống rung<br /> chuyển núi rừng thường khiến cho muôn loài<br /> khiếp đảm. Chính vì thế, Hổ được coi là chúa<br /> tể chốn sơn lâm. Từ thực tế ấy, con Hổ đã đi<br /> vào đời sống tín ngưỡng, tâm linh của đồng<br /> bào các dân tộc. Có thể từ cảm giác sợ hãi,<br /> con người đi đến sùng bái, tôn thờ và coi hổ<br /> như con vật linh thiêng. Hổ trở thành biểu<br /> tượng của sức mạnh, uy quyền và tâm linh.<br /> Yếu tố tâm lý này đã trở thành một nét văn<br /> hóa đặc trưng ở các quốc gia Châu Á, đặc biệt<br /> ở Việt Nam và điển hình là ở các dân tộc<br /> miền núi phía Bắc. Đã có bài viết chỉ ra rằng:<br /> Người Việt Nam kính sợ hổ, gọi hổ bằng Ông<br /> Ba Mươi, ông cọp, ông hổ, ông khái, ngài,<br /> chúa tể sơn lâm, chúa sơn lâm, chúa tể rừng<br /> xanh, mãnh hổ rừng xanh, mãnh chúa sơn<br /> lâm, mãnh hổ, ngoài ra, tùy địa phương, tùy<br /> sinh hoạt, quan hệ giữa người và hổ không<br /> đồng nhất ở các vùng miền. Tuy rằng ở đâu<br /> cũng sợ cọp, kiêng dè gọi bằng ông cọp, ông<br /> ba mươi, ông thầy, ông kễnh, ông Cả… nhưng<br /> dường như người dân Bắc Bộ kinh sợ cọp hơn<br /> người dân Đồng bằng sông Cửu Long (…)<br /> trong tâm lý người dân miền Bắc và miền<br /> Nam, cách tiếp cận với con cọp, hay Thần<br /> Hổ, có phần khác nhau. Phía Bắc, từ đồng<br /> bằng lên Mạn Ngược, có nơi sùng bái hùm<br /> thiêng, thờ phụng đến mê tín. Người dân miền<br /> Nam cũng sợ cọp, nhưng chỉ là nỗi sợ hãi cụ<br /> thể, vật chất mà không sùng tín. Điều này có<br /> thể khẳng định được qua việc đưa hình ảnh<br /> con Hổ vào các truyện kể khá rõ nét. Trong<br /> thực tế, một số dân tộc thiểu số miền núi phía<br /> <br /> Nguyễn Thị Minh Thu<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Bắc như người Khơ mú, người Thái Tây Bắc<br /> vẫn thờ Hổ qua các tục như kiêng giết hổ, ăn<br /> thịt hổ, và hàng năm đến Tết còn cúng thịt<br /> sống cho hổ. Họ còn cho rằng nghe được<br /> tiếng hổ gầm vang trên đồi cao là niềm hân<br /> hoan, sảng khoái nhất của bản mường. Khi<br /> gặp hổ chết, người Khơ mú thuộc họ Rvai<br /> phải khóc than thật sự như tổ tiên của mình<br /> qua đời. Người ta tin rằng khi chết đi, họ sẽ<br /> hóa thành kiếp hổ. Khi còn sống, người ta<br /> kiêng đắp chăn sặc sỡ như lông hổ, khi chết,<br /> người ta đắp cho chiếc chăn khác mầu lông<br /> hổ và đặt chiếc chăn giống mầu lông hổ bên<br /> cạnh người chết để hồn được siêu thoát và trở<br /> về với hổ, có nghĩa là về với tổ tiên.<br /> Với niềm tin ấy, các dân tộc đã thần thánh<br /> hóa con hổ thành con vật linh thiêng phù trợ<br /> người tốt, trừng phạt kẻ ác, và quan hệ giữa<br /> người với Hổ đã gần gũi, thích nghi hơn. Phải<br /> khẳng định rằng, hình ảnh con hổ đã tạo ra<br /> một nét riêng trong truyện kể các dân tộc<br /> thiểu số miền núi phía Bắc và đó là kết quả<br /> của sự phản ánh một mặt đời sống thực tế mặt<br /> khác là đời sống tín ngưỡng của đồng bào.<br /> Góp phần tạo nên nét đặc sắc trong hệ thống<br /> hình ảnh đặc thù của truyện cổ tích các dân<br /> tộc miền núi phía Bắc, còn phải kể đến hình<br /> ảnh con Rắn và các biến thể cùng họ như<br /> Trăn, Rồng, Thuồng luồng, Vua Khú. Rắn là<br /> loài vật đi vào văn hóa nhân loại với nhiều<br /> cách thức, biểu hiện khác nhau và vì thế cũng<br /> mang những ý nghĩa biểu trưng khác nhau.<br /> Với một dân tộc xuất phát từ nền sản xuất<br /> nông nghiệp lúa nước như Việt Nam thì Rắn<br /> là con vật vô cùng quen thuộc. Tục thờ rắn<br /> của người Việt Nam trở nên phổ biến ở nhiều<br /> dân tộc, nhiều vùng miền từ Bắc chí Nam.<br /> Rắn được thờ vừa với tư cách là Thủy thần<br /> vừa với tư cách là vật tổ. Mặc dù trong đời<br /> sống thực tế, rắn không phải là con vật thân<br /> thiện được mọi người yêu thích mà trái lại rắn<br /> vẫn bị coi là loài vật tinh quái, gian xảo và<br /> đáng sợ. Nhưng có lẽ cũng vì thế mà con<br /> người thần thánh hóa loài rắn, thờ rắn với<br /> mong muốn rắn không làm hại người thậm<br /> <br /> 133(03)/1: 121 - 125<br /> <br /> chí có thể giúp người. Các dân tộc thiểu số<br /> miền núi phía Bắc sinh sống trên những rẻo<br /> núi cao và đồng thời dưới những thung lũng<br /> thấp, công việc sản xuất luôn gắn liền với<br /> nước nên hình ảnh nước và con vật tượng<br /> trưng cho nước như Rắn đã trở thành hình ảnh<br /> tiêu biểu trong truyện kể. Rắn trong truyện kể<br /> các dân tộc này xuất hiện ở nhiều thể loại,<br /> nhiều mô típ truyện khác nhau với những đặc<br /> điểm khác nhau.<br /> Trong truyền thuyết dân tộc Thái, hình ảnh<br /> Rắn cùng với các biến thể như Thần Rồng,<br /> Thuồng luồng xuất hiện trong vai trò là chủ<br /> một khúc sông, một con suối, một mường hay<br /> một vùng đất với quyền năng và địa vị giống<br /> như các Then, Khun. Ví dụ truyện Chàng<br /> Tóng Đón và nàng Ăm Ca. Trong truyền<br /> thuyết dân tộc Tày, Rắn xuất hiện ở dạng đơn<br /> nhất hoặc cặp đôi hoặc gia đình thần Thuồng<br /> luồng. Thần Thuồng luồng rất gần gũi với đời<br /> sống con người, thường giúp dẫn nước hoặc<br /> đắp phai chắn nước ngay khi con người gọi<br /> đến. Các truyện cụ thể như: Sự tích con<br /> mương Tà Loòng, Sự tích hội Bưa Lừa, Sự<br /> tích con mương bản Loàn và thằng Tâm Đỏn.<br /> Ví dụ, chuỗi truyền thuyết của dân tộc Tày ở<br /> ven sông Kỳ Cùng, Lạng Sơn kể Rắn và<br /> Thuồng luồng được nhận làm con nuôi của<br /> một gia đình hai ông bà cao tuổi, coi như<br /> thành viên gia đình và trở về cứu gia đình,<br /> dân bản khi có đại nạn. Truyền thuyết kết<br /> thúc với chi tiết được kể như sau: Ba năm<br /> sau, vào mùa mưa lũ, nước sông Kỳ Cùng<br /> dâng cao ngập hết ruộng nương và sắp ngập<br /> bản làng. Dân làng đến cầu xin ông cụ gọi<br /> rắn về cứu giúp, ông cụ bèn ra bến sông gọi<br /> lớn “Vằng Khắc ơi! Vằng Khắc con ơi! Hãy<br /> mau về cứu ta và dân bản”. Một lúc sau sấm<br /> chớp nổi lên, mây đen vần vũ, trời tối đen như<br /> mực tiếng sóng đánh trên sông ầm ầm như<br /> thác nước rừng. Vào quá giờ Ngọ thì bầu trời<br /> trở nên quang đãng, nước sông rút nhanh<br /> chóng, xác những con thủy quái chết dạt vào<br /> bờ nhiều vô kể, dân làng cho rằng thần đã<br /> đánh nhau với thủy thần, hà bá cứu dân<br /> 123<br /> <br /> Nguyễn Thị Minh Thu<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> thoát khỏi cơn lũ lớn. Như vậy, trong niềm<br /> tin của đồng bào, Rắn (Thuồng luồng) là vật<br /> thiêng và có vai trò quan trọng đối với đời<br /> sống con người.<br /> Trong truyện cổ tích, lốt Rắn là hình thức<br /> nhân vật đội lốt quen thuộc trong truyện kể<br /> của nhiều dân tộc Việt Nam nhưng ở truyện<br /> kể các dân tộc miền núi phía Bắc, tần số xuất<br /> hiện khá đậm đặc và có những nét riêng biệt.<br /> Nhận định này chúng tôi đồng ý kiến với kết<br /> quả thống kê trong luận văn thạc sĩ của tác giả<br /> Nguyễn Thị Kim Huế. Nếu nhân vật Rắn đội<br /> lốt là những cô gái thì đó sẽ là những cô gái<br /> xinh đẹp, phần thưởng bất ngờ, lý tưởng cho<br /> lòng tốt và số phận thiệt thòi của các chàng<br /> trai mồ côi nghèo (Nàng Xáy, Tài xì phoòng,<br /> Thàng Cao Chúa –Nùng, Chàng Bả KhóThái…). Nếu Rắn đội lốt là các chàng trai thì<br /> đó là những nhân vật có sức khỏe, có tài<br /> năng, là nhân vật mang lại hạnh phúc viên<br /> mãn cho các cô gái hiếu thảo biết hy sinh vì<br /> cha mẹ (Ba chị em gái và người chồng thuồng<br /> luồng - Tày, Chàng rắn- Thái, Bảy chị emGiáy, Đrầu nàng (Chàng rắn) - Hmông). Rắn<br /> trong truyện các dân tộc phía Bắc còn xuất<br /> hiện trong vai trò là lực lượng thần kỳ trợ<br /> giúp người hiền lành ở các dạng: Vua thủy tề,<br /> vua Rồng, đầu rắn… Ví dụ các truyện như<br /> Đèn mới đổi đèn cũ, Hai anh em mồ côi, Đầu<br /> rắn (Lô Lô), Pù nải hò (Dao), Khả sắc sía<br /> (Thái), Con cầy hương (Tày).<br /> Từ hình ảnh thực trong đời sống, Rắn cũng đã<br /> được các tác giả dân gian thần kỳ hóa, nhân<br /> cách hóa thành hình tượng nghệ thuật đáng<br /> chú ý trong các truyện kể dân gian. Rắn trong<br /> truyện kể các dân tộc này gắn liền với thế giới<br /> Nước, cũng là tượng trưng cho thế giới Nước.<br /> Trong khi ở truyện kể của một số dân tộc<br /> vùng Trường Sơn- Tây Nguyên như Raglai,<br /> Vân Kiều, Xê Đăng, Rắn chủ yếu hiện hữu<br /> qua biến thể Trăn là loài sống trên cạn. Điều<br /> này có thể liên quan trước hết đến đặc điểm<br /> canh tác nông nghiệp. Ở đồng bào miền núi<br /> phía Bắc, ruộng nước là loại hình kinh tế chủ<br /> đạo. Một số dân tộc cũng sinh sống bằng nghề<br /> 124<br /> <br /> 133(03)/1: 121 - 125<br /> <br /> canh tác nương rẫy nhưng nước vẫn là yếu tố<br /> quan trọng. Trong đời sống, họ đã nghĩ ra các<br /> hình thức đưa nước lên ruộng cao. Khi chọn<br /> vùng đất dựng bản, mường, các dân tộc bao<br /> giờ cũng chọn nơi gần nguồn nước. Do đó,<br /> chúng tôi cho rằng, hình ảnh Rắn và các biến<br /> thể trong truyện kể dân gian của các dân tộc<br /> miền núi phía Bắc phản ánh tín ngưỡng thờ<br /> Nước và quan niệm nguyên thủy về sự tồn tại<br /> của thế giới Nước.<br /> Thực tế, người Thái hiện nay vẫn giữ tục lệ<br /> mời thầy mo làm lễ cầu may, mong thần sông,<br /> thần suối giúp đỡ mỗi khi chuẩn bị đi đánh<br /> bắt cá. Lễ vật thường là hoa quả, gạo sống và<br /> nhất thiết phải có hai quả trứng, một quả<br /> nhuộm xanh, một quả nhuộm đỏ buộc vào sợi<br /> chỉ và thả xuống sông, suối, ao, hồ. Người<br /> Mường Hòa Bình còn có tục thờ Vua Khú<br /> (tên gọi khác của Thuồng luồng, Rắn) cũng<br /> tức là vua Nước. Miếu thờ vua Khú hiện còn<br /> ở Khoang Sủi, xã Tân Vinh, huyện Lương<br /> Sơn, tại đây hàng năm diễn ra lễ cầu mưa, cầu<br /> nước cho mùa màng của đồng bào Mường.<br /> Người Tày Lạng Sơn hàng năm cũng thường<br /> xuyên tổ chức một chuỗi lễ hội với quy mô<br /> lớn nhỏ khác nhau thể hiện tín ngưỡng thờ<br /> Rắn- vị thủy thần trong chuỗi truyền thuyết<br /> ven sông Kỳ Cùng. Tiêu biểu nhất là lễ hội<br /> Phài Lừa diễn ra ở một số huyện như Tràng<br /> Định, Bình Gia, lễ hội đình Vằng Khắc ở<br /> huyện Lộc Bình. Trong phần lễ của các hội<br /> này, người chủ tế đóng vai trò quan trọng tiến<br /> hành lễ cầu khấn tạ ơn và mời thần Rắn về dự<br /> hội đồng thời cầu thần phù hộ mang lại cuộc<br /> sống an lành và no ấm cho dân. Các nghi lễ<br /> và trò chơi ở đây hầu hết đều có yếu tố liên<br /> quan đến nước như lễ rước nước, hội đua bè,<br /> đua thuyền. Những người tham gia đua<br /> thuyền mặc trang phục được may có màu sắc<br /> và hình thức như mình rắn. Đặc biệt, trong<br /> các chặng đua, không thể thiếu thử thách lật<br /> thuyền ba lần. Nghi thức này có ý nghĩa quan<br /> trọng trong việc tưởng nhớ tới thần Thuồng<br /> luồng khi xưa vặn mình ba cái trước khi tiêu<br /> diệt kẻ thù.<br /> <br /> Nguyễn Thị Minh Thu<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Con Hổ và con Rắn đã góp phần tạo nên nét<br /> đặc sắc trong truyện kể dân gian các dân tộc<br /> thiểu số miền núi phía Bắc. Có thể khẳng<br /> định, truyện kể các dân tộc khu vực này vừa<br /> mang những nét chung loại hình với truyện kể<br /> của nhiều dân tộc vừa có những hình thức<br /> phản ánh riêng. Cơ sở cho điều này chính là<br /> bởi sự chi phối của điều kiện tự nhiên thực tế<br /> cộng với niềm tin tâm linh và sự thiêng hóa<br /> thành tục thờ với các con vật trong đời sống<br /> văn hóa các dân tộc. Con Hổ và con Rắn đã<br /> nằm trong miền tín ngưỡng tâm linh của các<br /> dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc với ý<br /> nghĩa vô cùng thiêng liêng.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Thị Kim Huế, Kiểu truyện về đề tài hôn<br /> nhân “người-rắn” trong kho tàng truyện cổ dân<br /> gian các dân tộc Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa<br /> học Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,<br /> 2000.<br /> <br /> 133(03)/1: 121 - 125<br /> <br /> 2. Phạm Thị Huyền, Truyền thuyết và lễ hội ven<br /> sông Kỳ Cùng- Lạng Sơn, Khóa luận tốt nghiệp<br /> Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,<br /> 2008.<br /> 3. Viện KHXHVN- Viện Nghiên cứu văn hóa,<br /> Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số<br /> Việt Nam Tập 3: Thần thoại, Nxb Khoa học xã<br /> hội, 2009, Hà Nội.<br /> 4. Viện KHXHVN- Viện Nghiên cứu văn hóa,<br /> Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số<br /> Việt Nam Tập 14-15: Truyện cổ tích, Nxb Khoa<br /> học xã hội, 2008, Hà Nội.<br /> 5. Viện KHXHVN- Viện Nghiên cứu văn hóa,<br /> Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số<br /> Việt Nam Tập 16: Truyện cổ tích- Truyền thuyết,<br /> Nxb Khoa học xã hội, 2008, Hà Nội.<br /> 6. Viện Văn học- Tổ Văn học dân gian, Truyện cổ<br /> các dân tộc Việt Nam, Tập I-II, Nxb Đà Nẵng,<br /> 1999.<br /> 7. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Tổng tập văn học<br /> các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đà Nẵng,<br /> 2002.<br /> 8.http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%95_tro<br /> ng_v%C4%83n_h%C3%B3a_%C4%91%E1%BA<br /> %A1i_ch%C3%Bang.<br /> <br /> SUMMARY<br /> ANIMALS IN FOLK TALES AND WORSHIP ANIMALS OF SOME ETHNIC<br /> MINORITIES IN THE MOUNTAINOUS NORTH<br /> Nguyen Thi Minh Thu*<br /> College of Education - TNU<br /> <br /> This paper presents the results of two studies on animal images in several folk tales ethnic<br /> minorities in northern Vietnam's tiger and snake. According to the survey results, tigers common<br /> occurrence and is the central figure in a fairytale cottage type animals nations. In addition, they<br /> also appear as support characters in some magical fairy type as type story about the orphans and<br /> stepchildren. Snakes are common in the genre and some type legendary tales as stories about the<br /> orphans, the story of the youngest sister. With the frequency of occurrence in many popular<br /> categories, sub categories and type of folk stories, pictures and tiger snakes made their mark in<br /> peoples stories. This reflects the close relationship between the animals with real life, and also<br /> contributes to demonstrate respect for the beliefs and worship of animals in some people. The<br /> ethnic minority population represented as Thai, Tay, Muong has long maintained a worship of<br /> animals including two tigers and snakes with a sacred trust for the assistance and good for human<br /> life<br /> Keywords: Animals, Tiger, Snake, folk tales, ethnic minority and mountainous north<br /> <br /> Ngày nhận bài:25/12/2014; Ngày phản biện:28/1/2015; Ngày duyệt đăng: 03/4/2015<br /> Phản biện khoa học: TS. Ngô Thị Thanh Quý – Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN<br /> *<br /> <br /> Tel: 0982 810816<br /> <br /> 125<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2