intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 2

Chia sẻ: Afsjkja Sahfhgk | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài ra còn có các loại đường đơn, chất khoáng, hợp chất cao năng. - Ðặc điểm trao đổi chất: lợn đực giống có phương thức trao đổi chất “dị hóa chiếm ưu thế so với quá trình đồng hóa”. Phương thức này thể hiện: trong suốt thời gian hoạt động về sinh dục, 2 tinh hoàn của lợn luôn sản sinh ra tinh trùng; thần kinh của lợn đực giống rất mẫn cảm, rất dễ chuyển sang trạng thái hưng phấn, con vật lúc nào cũng thích vận động, một kích thích nhỏ cũng có thể gây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 2

  1. protein 5% (3 - 7%); lipid 0,2 %. Ngoài ra còn có các loại đường đơn, chất khoáng, hợp chất cao năng. - Ðặc điểm trao đổi chất: lợn đực giống có phương thức trao đổi chất “dị hóa chiếm ưu thế so với quá trình đồng hóa”. Phương thức này thể hiện: trong suốt thời gian hoạt động về sinh dục, 2 tinh hoàn của lợn luôn sản sinh ra tinh trùng; thần kinh của lợn đực giống rất mẫn cảm, rất dễ chuyển sang trạng thái hưng phấn, con vật lúc nào cũng thích vận động, một kích thích nhỏ cũng có thể gây tác động mạnh tới nó nên tiêu hao nhiều năng lượng nên con vật rất khó tích lũy năng lượng rất khó béo. d) Nuôi dưỡng, chăm sóc và sử dụng lợn đực giống Ngoài yếu tố giống, phẩm chất tinh dịch chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ khai thác sử dụng và một số yếu tố môi trường khác. Vì vậy phải nuôi dưỡng lợn đực giống thật tốt. Khẩu phần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ protein, năng lượng, khoáng và vitamin... Nếu nuôi dưỡng tốt, sử dụng hợp lý thì nâng cao phẩm chất tinh dịch, tỷ lệ thụ thai, sức sống đời con, kéo dài thời gian sử dụng, nâng cao hiệu quả kinh tế và ngựợc lại. * Nhu cầu dinh dưỡng: - Nhu cầu năng lượng (E) Ðối với lợn đực giống năng lượng cần cung cấp vừa đủ là tốt nhất, không nên cung cấp nhiều năng lượng lợn sẽ béo làm giảm sức sản xuất, nhưng nếu cung cấp quá ít lợn sẽ gầy không đảm bảo sức khỏe. Nhu cầu năng lượng của lợn đực giống bao gồm nhu cầu năng lượng cho duy trì, nhu cầu năng lượng cho tăng trọng, nhu cầu năng lượng cho sản xuất tinh dịch. + Năng lượng cho duy trì = 0.5 MJDE x W0,75 + Năng lượng cho tăng trọng (lợn đang sinh trưởng) = năng lượng cho tích lũy mỡ + năng lượng cho tích lũy nạc. Qua nghiên cứu người ta đã xác định được để sản xuất ra 1 kg tổ chức mỡ cần 50 MJDE, 1 kg tổ chức nạc cần 15 MJDE. Căn cứ vào lượng tăng trọng của từng tổ chức để tính toán nhu cầu về năng lượng cho tăng trọng. + Năng lượng cho sản xuất tinh dịch: trong thực tế thành phần của tinh dịch chủ yếu là nước (95%), 5% vật chất khô, do vậy nhu cầu năng lượng cho sản xuất tinh dịch là không lớn có thể bỏ qua. - Nhu cầu protein: đối với lợn đực giống, protein có vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu protein hoặc protein kém phẩm chất dẫn đến lợn đực giống giảm tính dục, giảm phẩm chất tinh dịch (VAC), ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, sức sống của đời con. Ngoài ra thiếu protein còn còn trực tiếp làm giảm sút trọng lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn
  2. đực giống. Nhu cầu protein của lợn đực giống bao gồm nhu cầu protein duy trì, nhu cầu cho nhu cầu tăng trọng, nhu cầu cho sản xuất tinh dịch. + Nhu cầu protein duy trì: tính toán nhu cầu protein duy trì phải dựa vào hàm lượng Protein trong cơ thể lợn đực giống (15%), trong đó có 6-13 % tham gia vào quá trình chu chuyển (thay củ đổi mới) và 6% bị hao hụt trong quá trình chu chuyển. Theo Harris (1981), lượng protein tham gia vào quá trình chu chuyển phụ thuộc vào khối lượng sống của lợn: Khối lượng lợn (kg) Protein tham gia chu chuyển (%) 20 13 30 12 40 11 50 10 65 9 80 8 95 7 >110-120 6 Do đó hệ số nhu cầu protein duy trì cho lợn có thể trọng 20 kg là:0.15 x 0.13 x 0.06 = 0.0012 kg (1,2 g)/ kg trọng lượng sống. Qua tính toán người ta đã xác định được hệ số protein duy trì cho lợn ở các mức khối lượng khác nhau: 20 kg thì hệ số protein duy trì là 1.2 g/ kg trọng lượng sống 30 1.1 40 1 50 0.9 60-70 0.8 80 0.7 90-100 0.6 >110 0.5 g + Nhu cầu protein cho tăng trọng (áp dụng cho gia súc chưa trưởng thành): Ðể tính toán nhu cầu protein cho tăng trọng phải dựa vào mức độ tăng trọng thịt nạc hàng ngày và hàm lượng protein trong thịt nạc (22%). + Nhu cầu protein cho sản xuất tinh dịch: để tính toán nhu cầu protein cho sản xuất tinh dịch phải dựa vào lượng tinh dịch mà đực giống sản xuất ra (V), hàm lượng protein trong tinh dịch (trung bình 5%, dao động 3-7%). Tổng nhu cầu protein cho duy trì, tăng trọng và sản xuất tinh dịch là lượng protein thực tế cần thiết hằng ngày của lợn đực giống đó. Căn cứ vào giá trị sinh vật học của protein (BV%) để tính lượng protein tiêu hóa và căn cứ vào tỷ lệ tiêu hóa (TLTH) protein để tính lượng protein thô cần cung cấp trong thức ăn.
  3. Thí dụ: 1 lợn đực giống có trọng lượng 80 kg có tăng trọng hàng ngày 300g thịt nạc, sản xuất 100 ml tinh dịch/ngày. Xác định lượng protein thô trong thức ăn cho lợn đực giống biết rằng BV = 65%, TLTH protein = 80%. Giải: Nhu cầu protein = Protein duy trì + Pr. tăng trọng + Pr. sản xuất tinh dịch Nhu cầu protein cho duy trì = 80 x 0.7 = 56 g Nhu cầu protein cho tăng trọng = 300 x 0.22 = 66 g Nhu cầu protein cho sản xuất tinh dịch = 100 x 0.05 = 5 g Tổng: 127 g. = 127g Vậy nhu cầu protein tiêu hóa là: 127 x 100/65 =195.38 g, nhu cầu protein thô là: 195,38 x 100/ 80= 244,2 g. Theo hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ (NRC) hàm lượng protein thô trong khẩu phần cho lợn đực giống làm việc khoảng 13% và nhu cầu các axít amin như bảng 4.1. - Nhu cầu vitamin: vitamin rất quan trọng đối với lợn đực giống, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu mỡ: A, D, E. Thiếu vitamin A thì tinh hoàn teo, ống dẫn tinh bị thái hóa, nguyên tinh bào trong quá trình phân hóa bị teo lại làm trở ngại cho việc sản xuất tinh dịch. Trong thực tế có thể có biểu hiện tinh hoàn bị sưng to không sản xuất được tinh trùng. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, rau xanh, gan, trứng gà, sữa... Thiếu vitamin D thì ảnh hưởng đến việc hấp thụ Ca, P, gia súc có thể bị các bệnh về xương và ảnh hưởng gián tiếp đến phẩm chất tinh dịch. Nếu cho gia súc vận động ngày 2 lần thì không bị thiếu vitamin D vì dưới da có 7- dehydrocholesterol dưới tác dụng của tia tử ngoại tạo thành D3. Bảng 4.1. Nhu cầu các acid amin trong khẩu phần ăn của lợn đực giống làm việc (NRC-1998) Acid amin (trên cơ sở % hoặc số lượng/kg Số lượng/ngày nhu cầu tổng số) khẩu phần Arginin - - Histidine 0.19% 3.8 g Isoleusine 0.35% 7.0 g Leusine 0.51% 10.2 g Lysine 0.60% 12 g Methionine 0.16% 3.2 g Methionine + Cysteine 0.42% 8.4 g Phenylanine 0.33% 6.6 g Phenylanine + Tyrosine 0.57 % 11.4 g Threonine 0.50% 10 g Tryptophane 0.12 % 2.4g Valine 0.40 % 8g
  4. Bảng 4.2. Nhu cầu vitamin trong khẩu phần ăn của lợn đực giống làm việc (NRC-1998) % hoặc số lượng/kg Vitamin Số lượng/ngày khẩu phần Vitamin A 4000 IU 8000 IU Vitamin D3 200 IU 400 IU Vitamin E 44 IU 88 IU Vitamin K (menadion) 0.50 mg 1.0 mg Biotin 0.20 mg 0.4 mg Cholin 1.25 g 2.5 g Folactin 1.30 mg 2.6 mg Niacin dễ hấp thụ 10 mg 20 mg Acid Pantothenic 12 mg 24 mg Riboflavin 3.75 mg 7.5 mg Thiamin 1.0 mg 2.0 mg Vitamin B6 1.0 mg 2.0 mg Vitamin B12 15µg 30 µg Acid linoleic 0.1% 2.0 g Thiếu vitamin E thì xẩy ra rối loạn trong đường sinh dục, bộ phận sinh tinh bị hư hỏng, đường sinh dục bị chai xơ, phản xạ tính dục kém. Vitamin E có nhiều trong thức ăn hạt nảy mầm. - Nhu cầu khoáng: đối với lợn đực giống, khoáng quan trọng nhất là Ca, P. Thiếu Ca, P lợn bị các bệnh về xương, tuyến sinh dục phát triển không bình thường, tinh trùng phát dục không hoàn toàn. Vì vậy trong kỳ phối giống và chuẩn bị phối giống phải cung cấp khoáng cho lợn đực giống đầy đủ. Bảng 4.3. Nhu cầu chất khoáng trong khẩu phần ăn của lợn đực giống làm việc (NRC-1998) Các nguyên tố % hoặc số lượng/kg Số lượng/ngày khoáng khẩu phần Canxi 0.75% 15.0 g Photpho tổng số 0.60% 12.0 g Photpho dễ hấp phụ 0.35% 7.0 g Natri 0.15% 3.0 g Clo 0.12% 2.4 g Magie 0.04% 0.8 g Kali 0.20% 4.0 g
  5. Ðồng 5 mg 10 mg Iot 0.14 mg 0.28 mg Sắt 80 mg 160 mg Mangan 20 mg 40 mg Selen 0.15 mg 0.3 mg Kẽm 50 mg 100 mg Khoáng có nhiều trong vỏ sò, bột khoáng, premix khoáng. Khi phối hợp khẩu phần cho lợn đực giống cần chú ý: + Thức ăn tinh chiếm 80-85% giá trị dinh dưỡng của khẩu phần + Thức ăn xanh, củ quả 10 % + Thóc mầm 7-8 % + Tỷ lệ Ca/P: 1.2-1.4 + Thức ăn cho lợn đực giống phải có chất lượng tốt, giàu protein đặc biệt là protein có nguồn gốc từ động vật, thức ăn dễ tiêu. + Tỷ lệ xơ trong khẩu phần khoảng 6 - 8% đối với lợn trưởng thành, 8 - 10% đối với lợn chưa trưởng thành. + Hệ số choán (số kg vật chất khô của khẩu phần/số đơn vị thức ăn) = 0.8 - 1 Sau mỗi lần phối giống hay lấy tinh phải bồi dưỡng cho lợn 1 - 2 quả trứng gà. * Kỹ thuật chăm sóc, quản lý: - Cho ăn: cho đực giống ăn ngày 2 - 3 bữa, cho ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn và khẩu phần qui định. Thức ăn phải đảm bảo có chất lượng cao, không ôi thiu, mốc, phải thơm ngon và được chế biến tốt, phải có kích thước nhỏ. Khi cho ăn phải cho thức ăn tinh trước thô sau, không nên pha loãng thức ăn và không nên cho ăn quá no (8 - 9/10 độ no là được). Phải cho lợn uống nước sạch và đầy đủ, tốt nhất là có vòi nước tự động. - Chuồng trại: thường sử dụng chuồng một dãy (K 45) để nuôi lợn đực giống, chuồng phải đảm bảo khô ráo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, phải có đủ ánh sáng. Vị trí chuồng phải ở đầu hướng gió so với các chuồng lợn nái sinh sản trong trại, diện tích ô chuồng theo qui định 4 - 6 m2 sân chơi 6 - 9 m2, đối với lợn đực giống nên nhốt mỗi con một ô. - Vận động: vận động đối với lợn đực giống là đặc biệt quan trọng vì thông qua vận động bộ xương, cơ phát triển vững chắc, chân khỏe có lợi cho truyền giống; làm cho lợn đực giống ưa hoạt động, tăng tính hăng, nhanh nhẹn, phản xạ tính dục tốt; tăng cường khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống bệnh tật; tăng cường quá trình trao đổi chất, tính thèm ăn, làm cho bụng của lợn gọn. Ngoài ra còn chủ động bổ sung khoáng, vitamin D3. Vì vậy đối với lợn đực giống phải áp dụng chế độ vận động cưỡng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2