intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ trong kiến trúc xanh - Hướng đi tất yếu ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Huyền Phạm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này sẽ trình bày một cách nhìn cụ thể hơn về việc hiểu biết và vận dụng xu hướng Kiến trúc xanh, bằng những giải pháp kỹ thuật, công nghệ vào công trình kiến trúc hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ trong kiến trúc xanh - Hướng đi tất yếu ở Việt Nam hiện nay

  1. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI [9]. Tin BIDV Bắc Hải Dương lịch sử phát triển BIDV. . Xem 05/02/2020. [10]. (01/6/2013). Trường tiểu học Võ văn Thặng – Hóc Môn. Xem 05/02/2020. [11]. (20/7/2017). Cuốn hút với thiết kế nội thất spa tông màu tím lavender [12]. FunderMax Panels in Shopping Centers and Malls fundermax. . Xem 05/02/2020. Ngày nhận bài: 21/02/2020 Ngày gửi phản biện: 04/3/2020 Ngày chấp nhận đăng: 20/3/2020 1 Trường ĐHXD Miền Tây. CÔNG NGHỆ TRONG KIẾN TRÚC XANH - HƯỚNG ĐI TẤT YẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TECHNOLOGY IN GREEN ARCHITECTURE - THE MOUNTAIN ABILITY IN VIETNAM TODAY Hà Xuân Thanh Tâm1 Tóm tắt: Kiến trúc xanh hiện nay đã không còn là khái niệm mới mẻ ở Việt Nam, hơn nữa còn đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Hướng phát triển Công trình Xanh ở Việt Nam hiện nay cũng đã có những bước tiến rõ ràng, quan trọng hơn là nhận thức về Kiến trúc xanh đã phần nhiều được cải thiện, những nhận thức về Kiến trúc xanh là công trình có nhiều cây xanh đã giảm bớt phần nhiều. Bài viết này sẽ trình bày một cách nhìn cụ thể hơn về việc hiểu biết và vận dụng xu hướng Kiến trúc xanh, bằng những giải pháp kỹ thuật, công nghệ vào công trình kiến trúc hiện nay. Từ khóa: kiến trúc xanh, kiến trúc công nghệ cao, kiến trúc xanh công nghệ cao Abstract: Green architecture is no longer a new concept in Vietnam, moreover it is developing strongly in Vietnam. The current direction of green building development in Vietnam has also made clear progress, more importantly, the awareness of green architecture has largely improved, the awareness of green architecture is a work with many trees green has reduced a lot. This article will present a more specific view on understanding and applying the trend of Green Architecture, by applying technical and technological solutions to current architectural works. Keywords: low-tech green architecture, high-tech architecture, high-tech green architecture 1. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết kiến trúc xanh có rất nhiều điểm tương đồng với kiến trúc truyền thống của dân tộc ta, mà ở đó các giải pháp được áp dụng chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm được đúc kết từ truyền 30 Soá 39 - Quyù I naêm 2020
  2. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI thống về tổ chức môi trường ở tại một khu vực cụ thể. Tuy nhiên với điều kiện thực tế hiện nay là các công trình có quy mô lớn và cao tầng ngày càng xuất hiện nhiều ở các đô thị lớn – nơi mà mức độ ô nhiễm và hủy hoại môi trường đang ở mức báo động, rất cần những công trình Xanh để góp phần kiến tạo nên một đô thị xanh phát triển bền vững thì những giải pháp đúc kết từ truyền thống là điều kiện cần nhưng chưa đủ để phát triển và hội nhập với thế giới. Vì thế những giải pháp về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cần được áp dụng vào trong công trình xanh để có thể tiến tới mục tiêu cuối cùng là kiến trúc bền vững. 2. Nội dung 2.1. Kiến trúc xanh theo xu hướng “low – tech” Với đặc điểm kiến trúc nhiệt đới trên toàn lãnh thổ nước ta thì để đáp ứng xu hướng kiến trúc xanh thì giải pháp tiết kiệm năng lượng cho công trình thì chủ yếu là làm mát về mùa nóng, mùa đông thì không cần sưởi ấm. Từ đó tùy theo hình dạng công trình hay không gian hoạt động mà có thể chia ra 2 loại là làm mát bằng điều hòa không khí hoặc bằng thông gió tự nhiên [1]. Và 2 loại làm mát này cũng tương ứng với 2 xu hướng kiến trúc xanh hiện nay là kiến trúc xanh “low – tech” và “high – tech”. Kiến trúc xanh “low – tech” bắt nguồn từ khái niệm “Kiến trúc Sinh thái” thuở ban đầu của thập kỷ 60, tồn tại dưới dạng Kiến trúc Sinh thái đơn giản (hay có thể hiểu là kiến trúc sinh thái công nghệ thấp (low tech)). Như chúng ta đã biết đặc điểm chung của kiến trúc xanh nói chung, đơn giản ở khắp nơi trên thế giới là đều sử dụng vật liệu tự nhiên ở địa phương mà đa phần là đất, đá, gỗ, tranh, tre… và đều dựa vào kinh nghiệm xây dựng đúc kết từ ngàn đời qua cách ứng xử của các thế hệ đi trước với khí hậu, với thiên nhiên môi trường sống để có thể tồn tại và phát triển cho tới ngày nay. Hình 1. Nhà ở truyền thống Malaysia [8] Hình 2. Nhà ở truyền thống của Dân tộc Toraja sống trên đảo Sulawesi, Indonesia. [9] Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 31
  3. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tương tự ở Việt Nam các giải pháp kiến trúc xanh có nét tương đồng với kiến trúc truyền thống thông qua những kinh nghiệm quý giá về các giải pháp kiến trúc vùng nhiệt đới. Từ việc bố cục tổng thể khuôn viên khu đất, chọn hướng nhà, các giải pháp tổ chức cây xanh, mặt nước đến việc lựa chọn vật liệu xây dựng… nhằm tạo ra một môi trường sống phù hợp với điều kiện kinh tế và cuộc sống của người Việt. Những kinh nghiệm này không những giúp cải thiện điều kiện vi khí hậu mà còn góp phần tiết kiệm năng lượng. Có thể xem kiến trúc dân gian truyền thống là “kiến trúc xanh”, “kiến trúc sinh thái”. Hình 3. Nhà ở truyền thống vùng Trung bộ, Huế, Việt Nam. [10] Hình 4. Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh, Quảng Nam, Việt Nam. [11] Và những giải pháp truyền thống này là sản phẩm của những công nghệ thủ công truyền thống với sự trợ giúp của những dụng cụ thô sơ, đơn giản nhưng lại hiệu quả cao. Kiến trúc xanh “low tech” hay còn gọi là “no – tech” phản ánh tương đối rõ qua kiến trúc truyền thống, gần như xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, có thể gọi là kiến trúc bản địa của các dân tộc trên thế giới 2.2. Kiến trúc xanh “high – tech” Cả hai xu hướng kiến trúc xanh “high – tech” và kiến trúc xanh “low – tech” cùng hướng tới mục đích tạo lập không gian sinh sống và làm việc tiện nghi cho người sử dụng, đồng thời giảm thiểu tác động không có lợi tới môi trường thiên nhiên nhưng theo hai hướng trái ngược nhau. Hiểu đơn giản thì Kiến trúc xanh “high – tech” hay là kiến trúc xanh công nghệ cao là sự kết hợp 32 Soá 39 - Quyù I naêm 2020
  4. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI của “kiến trúc xanh” và “kiến trúc công nghệ cao”. Như trình bày bên trên thì kiến trúc xanh “low – tech” thường thấy là được vận dụng ở các công trình nhà ở riêng lẻ, hoặc công trình công cộng có quy mô vừa và nhỏ như nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hay trường học… Tuy nhiên, với điều kiên thực tế hiện tại ở các đô thị lớn với các công trình có quy mô lớn và cao tầng, có thể lên đến 40, 50 tầng thì những giải pháp truyền thống như “low – tech” rất khó để vận dụng. Vì kiến trúc xanh về cơ bản là tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả và đó là các giải pháp thụ động về mặt kiến trúc ví dụ như quay hướng nhà để tránh hướng nắng trực tiếp, hoặc nếu hướng nhà nằm ở vị trí nhận nắng trực tiếp từ hướng Tây thì có thể sử dụng các giải pháp như lam xiên để tránh nắng nhưng vẫn đón được gió tự nhiên. Và đây là các giải pháp về kiến trúc thụ động, nhưng nó lại không phù hợp với những công trình cao tầng vì không thể mở cửa sổ đón gió và sử dụng kính là phần nhiều, khi đó các giải pháp kiến trúc truyền thống sẽ hạn chế, bắt buộc công trình phải sử dụng giải pháp điều hòa không khí, kết cấu bao che bằng vật liệu tiên tiến, ví dụ như loại kính Low-e để ngăn chặn các tia nhiệt có hại đi vào công trình. Đó chính là giải pháp kỹ thuật, hay đi sâu hơn nữa chính là vận dụng công nghệ cao công nghệ tiên tiến vào công trình. Khi kiến trúc xanh “high – tech” với giải pháp chủ đạo là làm mát bằng điều hòa không khí thì vấn đề tiết kiệm năng lượng ở đây sẽ được phản ánh thông qua việc lớp vỏ bao che sẽ hạn chế việc tiêu hao năng lượng của hệ thống điều hòa không khí tới mức tối thiểu. Và đó chính là xu hướng tất yếu của tương lai, là tìm ra các giải pháp cho kết cấu và vỏ bao che công trình, phù hợp tiết kiệm năng lượng. Kiến trúc “high – tech” là sự kết hợp các yếu tố công nghệ với những phát minh mới nhất về kết cấu và vật liệu nhằm hỗ trợ tích cực hơn nữa cho những ý tưởng sáng tạo của kiến trúc sư. Từ đó có thể hình dung kiến trúc xanh công nghệ cao là loại hình kiến trúc áp dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiên tiến nhất nhằm đảm bảo tiện nghi cư trú cũng như chất lượng sử dụng bên trong công trình, đồng thời giảm thiểu đáng kể tác động bất lợi đến môi trường sinh thái. Hình 5. Tòa tháp Ngân hàng Thương mại Frankfurt (Frankfurt Commerzbank). [5] Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 33
  5. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Hình 6. Trụ sở Ủy ban Năng lượng Malaysia (Putrajaya – Malaysia). [5] 2.3. Đặc điểm của kiến trúc xanh “high – tech” - kiến trúc xanh công nghệ cao Với cách hiểu Kiến trúc xanh công nghệ cao nêu trên có thể rút ra được một số đặc điểm như sau [5]: Thứ nhất, xu hướng kiến trúc xanh công nghệ cao hướng đến thiết kế trong lĩnh vực công nghệ năng lượng: Kiến trúc xanh công nghệ cao chú trọng trước tiên giải pháp thiết kế cấu trúc một cách thông minh, có tác dụng giảm lượng điện năng tiêu thụ không cần thiết, trên cơ sở nghiên cứu kỹ hướng nắng và hướng gió cũng như các điều kiện tự nhiên – khí hậu riêng biệt của địa điểm xây dựng nhằm tận dụng các yếu tố có lợi, tối đa hóa trạng thái tiện nghi tự nhiên cho công trình, qua đó giảm thiểu việc sử dụng năng lượng. Bên cạnh đó, cần phải chú trọng đến giải pháp quản lý và vận hành thông minh cũng giúp làm giảm đáng kể năng lượng sử dụng trong công trình. Khi tích hợp được nhiều chức năng điều khiển vận hành các hệ thống kỹ thuật vào cùng một đường dây (điều hòa không khí, tưới cây, sưởi ấm và làm mát, …) làm việc theo ý muốn hoặc theo điều kiện thời tiết đã được lập trình trước, chiếu sáng nhân tạo, giám sát an ninh, bảo dưỡng công trình, phòng cháy chữa cháy tự động sẽ góp phần hữu hiệu trong việc tiết kiệm năng lượng cũng như nhu cầu của người sử dụng. Thứ hai, xu hướng kiến trúc xanh công nghệ cao hướng đến nghiên cứu thiết kế trong công nghệ nước: kiến trúc xanh công nghệ cao nghiên cứu hướng đến các thiết kế công năng công trình để tiết kiệm đáng kể nước sạch, sử dụng nước sạch vào nhiều mục đích khác khác nhau như bằng cách thu hồi nước mưa để tưới cho các thảm thực vật bên trong cũng như bên ngoài công trình. Thứ ba, xu hướng kiến trúc xanh công nghệ cao hướng đến nghiên cứu thiết kế trong lĩnh vực công nghệ vật liệu: đây được xem là một trong những đặc điểm nổi bật của xu hướng này. Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì việc thiết kế hiện nay được các chuyên gia quan tâm hướng đến và sử dụng cho công trình của mình như: nhôm, thép, hợp kim titan, kính,… với rất nhiều tính năng phong phú và ưu việt như nhẹ, bền, tự làm sạch, cách âm, cách nhiệt, phản quang, … trong khi đó các vật liệu truyền thống như bê tông cốt thép cũng được cải tiến theo hướng đề cao tính biểu hiện và giá trị thẩm mỹ, như bê tông trần siêu nhẵn, siêu mịn không cần phải ốp trát bề mặt. Một số vật liệu có tính năng đặc biệt được phối hợp sử dụng và hỗ trợ tích cực cho công nghệ năng lượng như tạo ra lớp vỏ có khả năng ngăn bức xạ, chống thất thoát nhiệt, song không cản tia nhìn và còn có khả năng phát điện từ nguồn ánh sáng mặt trời vì được tráng một lớp màng mỏng các tế bào pin quang điện trên bề mặt ngoài. 34 Soá 39 - Quyù I naêm 2020
  6. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Hình 7. Kiến trúc xanh áp dụng vật liệu công nghệ cao – Các tấm hợp kim nhôm đục lỗ nhỏ có khả năng đóng mở gắn trên hệ khung thép và được vận hành bởi 56 động cơ cỡ nhỏ theo chương trình điều khiển tự động – Văn phòng giới thiệu sản phẩm kỹ thuật của hãng Kiefer (Bad Gleichenberg – Áo). [5] Thứ tư, xu hướng kiến trúc xanh công nghệ cao hướng đến nghiên cứu thiết kế trong lĩnh vực công nghệ thi công xây lắp: Đây cũng là một trong những đặc điểm nổi bật mà xu hướng thiết kế kiến trúc xanh công nghệ cao hướng đến nhằm giúp giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro và tai nạn. Để công trình hướng đến tính năng tiết kiệm vật liệu và năng lượng chế tạo, độ bền cao, thi công nhanh, lắp ráp chuẩn, giảm thiểu sai sót hỏng hóc thì giải pháp cấu kiện tiền chế được áp dụng rộng rãi hiện nay. 2.4. Ưu và nhược điểm của việc ứng dụng kiến trúc xanh công nghệ cao Như đã nêu trên, trước khi có kiến trúc xanh công nghệ cao thì hầu hết các xu hướng thiết kế kiến trúc xanh điều sử dụng công nghệ thấp và hầu hết được sử dụng phổ biến hiện nay, có thể kể đến một số công trình phân tích bên trên. Tuy nhiên hiện nay, do nhiều nguyên nhân như sự biến đổi khí hậu, hay sự phát triển khoa học công nghệ thì thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao nhằm thích ứng với điều kiện hiện tại và bền vững sau này vì vậy, việc thiết kế kiến trúc cũng phải thay đổi để đáp ứng tình hình mới. Những mô hình kiến trúc xanh công nghệ cao đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng với nhiều ưu điểm nổi bật như: Mang lại lợi ích rất lớn và lâu dài về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, an toàn sức khỏe, thích ứng với biến đổi khí hậu. Khi biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, tác động trực tiếp và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của loài người, thì kiến trúc xanh công nghệ cao trở thành một sự lựa chọn tất yếu. Sự kết hợp các yếu tố công nghệ với những phát minh mới nhất về kết cấu và vật liệu nhằm hỗ trợ tích cực hơn nữa cho những ý tưởng tạo hình của kiến trúc sư ngày càng thành hiện thực. Kiến trúc xanh công nghệ cao kiến trúc xanh công nghệ cao chú trọng các kỹ thuật tiên tiến và hiện đại nhằm đảm bảo tiện nghi, chất lượng ở và môi trường sống tốt nhất có thể cho người sử dụng, đồng thời giảm thiểu đáng kể tác động bất lợi đến môi trường sinh thái so với các công trình cùng quy mô theo thiết kế cũ thông thường. Đảm bảo tối đa tiện nghi trong công trình, để chất lượng môi trường trong công trình không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các yếu tố thời tiết. Kiến trúc xanh công nghệ cao là một giải pháp quan trọng nếu được vận dụng vào đời sống hằng ngày sẽ giúp nơi ở của bạn trở nên thân thiện gần gũi, đảm bảo một cuộc sống hài hòa và chất lượng, bền vững theo thời gian. Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 35
  7. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Sự kết hợp của hai yếu tố kiến trúc xanh và kiến trúc công nghệ cao lại với nhau đem lại những hiệu quả thiết thực, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chi phí so với các kiến trúc thông thường. Giải pháp được áp dụng để giúp công trình trở nên xanh hơn, tiệm cận dần tới đích đến cuối cùng là kiến trúc bền vững. Bên cạnh những ưu điểm nói trên việc ứng dụng kiến trúc xanh công nghệ cao vào thực tế trong xu thế hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: Một là, kinh phí đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn hẳn so với nhà thông thường cùng loại. Hiện nay, hầu hết các thiết kế theo xu hướng kiến trúc xanh công nghệ cao được áp dụng chủ yếu tại các quốc gia phát triển như Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Australia, Singapore,… những nơi có tiềm lực khoa học mạnh và nguồn tài chính dồi dào, cho phép hiện thực hóa những ý tưởng thiết kế mới, độc đáo và mang tính đột phá về công nghệ, còn ở Việt Nam mặc dù đã được các kiến trúc sư nghiên cứu nhưng việc hiện thực hóa kiến trúc xanh công nghệ cao là cả một quá trình dài còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như tiềm lực tài chính, thị hiếu của người tiêu dùng và đặc biệt là tiềm lực công nghệ vì kiến trúc xanh công nghệ cao đòi hỏi chi phí đầu tư lớn hơn và trang thiết bị hiện đại – điều rất khó thực hiện đối với những cộng đồng có thu nhập thấp nếu không có sự đầu tư của nhà nước hoặc sự hỗ trợ từ các cơ quan và tổ chức… Hai là, năng lượng phục vụ cho vận hành sử dụng công trình cũng là vấn đề phức tạp trong việc giải quyết, và được xem xét kỹ lưỡng từ trong quá trình thiết kế. Vì các thiết bị tận dụng năng lượng trực tiếp từ thiên nhiên như nắng, gió… trước đây gặp trở ngại vì giá thành thường cao, việc ứng dụng khoa học công nghệ ở một số các quốc gia còn thấp. Ba là, các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, quan niệm, thói quen, … của người dân, các vùng miền khác nhau. Tất cả những yếu tố đó đã tác động đến cách thức sinh sống và sản xuất của người dân và để lại những dấu ấn nhất định trên các công trình kiến trúc của họ tại các vùng miền đó. Các công trình ở các vùng miền đều có điểm chung là thích ứng cao với điều kiện tự nhiên và sử dụng các loại vật liệu xây dựng sẵn có tại chỗ để tạo lập môi trường sống tốt nhất có thể. Vì vậy, việc thay đổi suy nghĩ trong thiết kế công trình của họ theo xu hướng công nghệ cao là cả một quá trình lâu dài. 3. Kết luận Việc ứng dụng xu hướng kiến trúc xanh công nghệ cao là một xu hướng thiết kế tất yếu trong quá trình thiết kế kiến trúc các công trình hiện nay. Kiến trúc xanh công nghệ cao ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong cuộc sống cũng như sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của một quốc gia. Vì vậy, kiến trúc xanh công nghệ cao cần phải có chiến lược trong toàn bộ các lĩnh vực, công đoạn và cần bắt đầu ngay từ khâu thiết kế từ kiến trúc sư cho đến các nhà sản xuất, đầu tư, quản lý… Việc nhận thức về kiến trúc xanh công nghệ cao cần được tuyên truyền mạnh hơn trong cộng đồng, đồng thời cần có sự phối hợp giữa các tổ chức liên quan như Bộ Xây dựng, Hội KTS Việt Nam, đẩy mạnh giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các nước phát triển… để sớm hướng dẫn thiết kế và định hướng phát triển kiến trúc xanh công nghệ cao ở Việt Nam góp phần đáp ứng yêu cầu thời đại. Tài liệu tham khảo [1]. Phạm Đức Nguyên, “Bàn về phương pháp thiết kế Kiến trúc xanh tại Việt Nam”, Tạp chí kiến trúc 07 – 2016, Hà Nội, 2016. [2].https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/phat-trien-ben-vung/kien-truc-ben-vung-cong- trinh-xanh-va-kien-truc-xanh-viet-nam.html. [3].http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/cong-nghe/su-khac-biet-giua-xanh-va-ben- vung.html. 36 Soá 39 - Quyù I naêm 2020
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2