intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác đăng ký đất đai lần đầu tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp – thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích thực trạng thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đăng ký đất đai tại cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác đăng ký đất đai lần đầu tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp – thực trạng và giải pháp

  1. 258 CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI LẦN ĐẦU TẠI HUYỆN LAI VUNG, TỈNH ĐỒNG THÁP – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SV. Trần Hữu Nhơn ThS. Ngô Thạch Thảo Ly Tóm tắt. Đăng ký đất đai là một trong bảy nghĩa vụ mà nhà nước quy định cho người sử dụng đất, qua đó nhà nước sẽ nắm chắc được quỹ đất đai, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ cho công tác quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay. Bài viết tập trung phân tích thực trạng thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đăng ký đất đai tại cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh. 1. Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nguồn gốc do nhà nước giao, cho thuê, thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký thì bắt buộc phải thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu [2]. Hộ gia đình, cá nhân nộp một bộ hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân huyện Lai Vung. Hộ gia đình, cá nhân cũng có quyền lựa chọn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu [2]. Thành phần hồ sơ gồm có: (1) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK; và (2) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (bản sao) được quy định tại khoản 1, Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18, Nghị định 43/2014/NĐ-CP [1]. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất đai lần đầu gồm có 8 bước [3]: Bước 1. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì người nhận hồ sơ viết giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn thực hiện các công việc tiếp theo. Bước 2. Thực hiện công việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ, thực hiện các công tác chuyên môn đúng theo quy định của ngành, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: + Kiểm tra, xác nhận vào đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất; trường hợp không có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 1, Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18, Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt.
  2. 259 Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại điểm này, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích đo địa chính thửa đất; + Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung được công khai - Tổng hợp hồ sơ đầy đủ chuyển toàn bộ hồ sơ cho viên chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thực hiện các công việc tiếp theo. Bước 3. Thực hiện công việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Viên chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phụ trách tại xã hoặc thị trấn kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ tại xã, vào sổ và có ký giao nhận hồ sơ với cán bộ phụ trách một cửa tại xã. - Viên chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phối hợp với công chức một cửa tại xã xác định phí, lệ phí địa chính, lệ phí đo đạc đối với hồ sơ. Sau đó viên chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lập phiếu thu tạm thu để thực hiện nghĩa vụ tài chính cho công dân. - Viên chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phụ trách tại xã chuyển hồ sơ về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau: + Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; + Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký quyết định công nhận quyền sử dụng đất. - Xác định thông tin địa chính, trình lãnh đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ký và chuyển thông tin địa chính đến cơ quan thuế theo đúng quy định. Bước 4. Phòng Tài nguyên và Môi trường - Tiếp nhận hồ sơ từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, kiểm tra cơ sở pháp lý hồ sơ, trình lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường ký hồ sơ. - Chuyển hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện trình Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký quyết định công nhận quyền sử dụng đất. Bước 5. Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện - Tiếp nhận hồ sơ từ phòng Tài nguyên và Môi trường, kiểm tra thể thức văn bản trình Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký quyết định công nhận quyền sử dụng đất. - Chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện đóng dấu và chuyển hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trường. Bước 6. Phòng Tài nguyên và Môi trường Tiếp nhận hồ sơ từ Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, vào sổ thực hiện các thủ tục chuyên môn theo quy định, chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Bước 7. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện - Tiếp nhận hồ sơ từ phòng Tài nguyên và Môi trường.
  3. 260 - Chỉnh lý hồ sơ địa chính, viết thông báo chỉnh lý biến động chuyển Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định. - Sao quét hồ sơ địa chính dạng số để lưu vào máy tính (Scanner). - Tách hồ sơ thành 02 bộ: 01 bộ sắp xếp phân loại đưa vào kho lưu trữ theo đúng quy định; 01 bộ chuyển cho viên chức phụ trách tại xã, thị trấn để chuyển cho cán bộ phụ trách tại một cửa cấp xã. Bước 8. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Tiếp nhận hồ sơ từ viên chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, kiểm tra và giao nhận hồ sơ có ký nhận ngày, giờ và giao nhận cụ thể. - Cán bộ tiếp nhận trao trả kết quả giao hồ sơ trả kết quả cho công dân đúng quy định (việc trả kết quả cho công dân phải đúng đối tượng, trường hợp nhận thay phải có giấy Ủy quyền theo quy định pháp luật). Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân được thực hiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (không kể thời gian giải quyết tại Ủy ban nhân dân xã). Trong đó, tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện là 08 ngày; tại phòng Tài nguyên và Môi trường là 03 ngày; tại Ủy ban nhân dân cấp huyện là 04 ngày (ban hành quyết định công nhận quyền sử dụng đất); 2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thực hiện đăng ký 2.2.1. Thuận lợi Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các cấp bằng việc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống cho các cán bộ địa chính xã, và cán bộ tại văn phòng đăng ký. Các thông tư, nghị định luôn được cập nhật để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và có hiệu quả cao nhất. Quy trình, thủ tục, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc được công bố công khai dựa trên các thông tư, các quyết định của tỉnh và Nhà nước để căn cứ thực hiện. Có sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, xã. 2.2.2. Khó khăn, hạn chế Sự hiểu biết của người dân về những thủ tục đất đai nói chung và thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn khá nhiều hạn chế nên khi thực hiện các thủ tục còn gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian để cán bộ hướng dẫn cho người dân thực hiện các thủ tục. Trong trình tự thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất đai lần đầu công việc khó khăn và cần nhiều thời gian thực hiện đó là xác minh nguồn gốc đất. Việc xác định nguồn gốc đất cần phải xem xét xác minh trên các bản đồ giấy trước đó, các giấy tờ chứng thực quá trình sử dụng đất của công dân nhưng trải qua thời gian lâu dài, qua nhiều thế hệ sử dụng nguồn gốc đất trở nên phức tạp gây khó khăn và tốn thời gian để xác định. Người sử dụng đất chưa thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân nên không tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký.
  4. 261 Các hộ gia đình có ranh giới liền kề chưa thống nhất được ranh giới với nhau xảy ra tranh chấp chưa được xử lý dứt điểm các trường hợp tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai. Do đó, việc đo vẽ để xác định phần diện tích đất gặp nhiều khó khăn, phức tạp và khó xử lý, ảnh hưởng đến hồ sơ thủ tục tiến độ đăng ký cấp giấy. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký nhưng lại không thực hiện thủ tục đăng ký biến động do sợ phải đóng chi phí và mất nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục [4]. 3. Giải pháp hoàn thiện thủ tục đăng ký đất đai tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Lai Vung 3.1. Đề xuất tách thủ tục đăng ký đất đai lần đầu ra khỏi thủ tục cấp giấy chứng nhận Trên cơ sở nghiên cứu quy trình đăng ký hiện tại cùng với những khó khăn trong quá trình thực hiện thì Ủy ban nhân tỉnh Đồng Tháp nên tách ra 02 thủ tục riêng biệt: (1) thủ tục thực hiện đăng ký đất đai lần đầu; và (2) thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu vì 02 lý do sau: - Kết quả việc đăng ký đất đai sẽ được ghi vào Sổ địa chính, kể cả trường hợp thực hiện đăng ký mà không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận [2]; - Giấy chứng nhận chỉ được cấp khi có đủ 2 điều kiện: (1) thửa đất đủ điều kiện để được cấp; và (2) người sử dụng đất có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận [2]. Khi người sử dụng đất có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền vẫn phải thực hiện lại các công việc giống như quy trình thực hiện đăng ký đất đai; Do đó, việc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp gộp chung 02 thủ tục lại thành 01 là chưa mang lại hiệu quả cao và chưa sát với điều kiện thực tế, gây mất nhiều thời gian cho cán bộ thực hiện công vụ. Mặc dù, trong thực tế người sử dụng đất khi thực hiện đăng ký đất đai lần đầu phần lớn là có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận (đây cũng là quy định của Luật đất đai năm 2003). Nhưng cũng không ít các trường hợp chỉ có nhu cầu thực hiện đăng ký đất đai mà không có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận hoặc những trường hợp đăng ký mà không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận. Ngoài ra, Luật đất đai hiện nay cũng bổ sung thêm những trường hợp đất được nhà nước giao cho các tổ chức để quản lý vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai lần đầu (trường hợp này không được cấp Giấy chứng nhận). Từ những lý do đó, việc tách thủ tục đăng ký đất đai lần đầu và thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu là cần thiết. 3.2. Đề xuất thủ tục đăng ký đất đai lần đầu thực hiện tại bộ phận một cửa tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Lai Vung Trên cơ sở phân tích quy trình thực hiện thủ tục đăng ký đất đai lần đầu, quy trình được đề xuất sẽ gồm 4 bước, cụ thể: Bước 1. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, thực hiện các công việc như quy trình hiện hành.
  5. 262 Bước 2. Thực hiện công việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc theo quy định của quy trình hiện hành; Bước 3. Thực hiện công việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Viên chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phụ trách kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ tại xã, vào sổ và có ký giao nhận hồ sơ với cán bộ phụ trách một cửa tại xã. - Viên chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phối hợp với công chức một cửa tại xã xác định phí, lệ phí địa chính, lệ phí đo đạc đối với hồ sơ. Sau đó viên chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lập phiếu thu tạm thu để thực hiện nghĩa vụ tài chính cho công dân. - Viên chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phụ trách tại xã chuyển hồ sơ về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau: + Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất vào đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; + Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính); Xác định thông tin địa chính, trình lãnh đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ký và chuyển thông tin địa chính đến cơ quan thuế theo đúng quy định. + Chỉnh lý hồ sơ địa chính, viết thông báo chỉnh lý biến động chuyển Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định. + Sao quét hồ sơ địa chính dạng số để lưu vào máy tính (Scanner). + Tách hồ sơ thành 02 bộ: 01 bộ sắp xếp phân loại đưa vào kho lưu trữ theo đúng quy định; 01 bộ chuyển cho viên chức phụ trách tại xã, thị trấn để chuyển cho cán bộ phụ trách tại một cửa cấp xã. Việc thực hiện thủ tục đăng ký lần đầu không cần thực hiện các bước ở Phòng tài nguyên môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện vì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có đủ thẩm quyền và chức năng thực hiện các công việc như cập nhật, chỉnh lý vào sổ địa chính theo quy định. Công việc chính của phòng tài nguyên trong quy trình đăng ký đất đai lần đầu là thẩm định và chuyển giao hồ sơ cho Ủy ban nhân dân huyện thực hiện công việc tiếp theo là cấp giấy chứng nhận. Theo quy định mới của luật đất đai 2013 việc đăng ký đất đai vẫn bắt buộc phải thực hiện đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy. Do đó, không phải tất cả các trường hợp thực hiện đăng ký Ủy ban nhân dân đều ra quyết định công nhận. Như vậy, nếu bỏ qua được các bước thực hiện ở Phòng tài nguyên môi trường và Ủy ban nhân dân sẽ rút ngắn được các bước 4, 5 và 6 trong quy trình đăng ký đất đai lần đầu. Đồng thời rút ngắn được thời gian 7 ngày làm việc. Bước 4. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Cán bộ tiếp nhận trao trả kết quả giao hồ sơ trả kết quả cho công dân đúng quy định (việc trả kết quả cho công dân phải đúng đối tượng, trường hợp nhận thay phải có giấy Ủy quyền theo quy định pháp luật).
  6. 263 Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy trình này chỉ mất thời hạn trong 08 ngày làm việc (không kể thời gian giải quyết tại Ủy ban nhân dân xã); 3.3. Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng ký quyền sử dụng đất Phối hợp với Đài truyền thanh huyện xây dựng chuyên mục, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về quyền lợi, trách nhiệm của người sử dụng đất trong việc thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để các chủ sử dụng đất nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ tự giác chấp hành. Mặc dù Luật đất đai 2013 cho phép người dân được quyền chọn lựa nơi nộp hồ sơ nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh nên quy định cụ thể người sử dụng đất có đất tại các xã thực hiện đăng ký thì nộp hồ sơ ở Ủy ban nhân dân xã nơi có đất, trường hợp có đất tại phường, thị trấn thì nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cấp huyện nhằm giảm bớt thời gian chuyển hồ sơ từ cấp huyện về cấp xã và trả về cấp huyện để giải quyết các bước tiếp theo. Đồng thời, cũng giúp cho người dân định hình được nơi mình nộp hồ sơ, không phải suy nghĩ chọn lựa nộp tại đâu. Để nhanh chóng hoàn thành công tác đăng ký thủ tục đất đai Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có thể chủ động xin nguồn kinh phí tại Ủy ban nhân dân để tự xây dựng các kế hoạch và tiến hành cho viên chức cấp huyện xuống địa bàn từng xã để thực hiện đăng ký đất đai khi người dân có nhu cầu được cấp giấy. Các xã có nhiệm vụ thống kê và lập danh sách các thửa đất chưa được đăng ký trên địa bàn các xã để thông báo cho Văn phòng đăng ký. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ tự lập dự toán kinh phí và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua. Sau đó Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch cụ thể ở từng ấp để Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tổ chức gặp mặt lấy ý kiến người dân về việc thực hiện đăng ký đất đai. Sau khi hoàn chỉnh thống nhất kế hoạch Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ đến trực tiếp các hộ dân ở từng ấp để thực hiện đăng ký đất đai cho người dân trực tiếp tại địa phương. 4. Kết luận Thủ tục đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là công việc quan trọng mà người có tài sản cần thực hiện để bảo hộ quyền sử dụng và sở hữu tài sản hợp pháp của mình, đảm bảo yếu tố pháp lý cho đất đai. Công dân thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người dân về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý đất đai của Nhà nước. Góp phần không nhỏ trong việc định hướng sử dụng, quy hoạch một cách hiệu quả và phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Đưa ra những đề xuất để đơn giản hóa về thủ tục, rút ngắn từ 8 bước xuống còn 4 bước. Việc rút ngắn số bước trong trình tự thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu làm cho thủ tục trở nên đơn giản hơn, rút ngắn được thời gian thực hiện cũng như tiết kiệm được chi phí đi lại cho người dân.
  7. 264 Tài liệu tham khảo [1]. Chính phủ, 2014. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đất đai 2013. [2]. Quốc Hội, 2013. Luật đất đai số 45/2013/QH13. [3]. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, 2014. Quyết định số 1219/QĐ-UBND-HC về Về việc công bố thủ tục hành chính về lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh. [4]. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Lai Vung, 2014. Báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất năm 2013 và phương hướng thực hiện năm 2014.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2