intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Chia sẻ: Cao Quốc Trí | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lĩnh vực quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân luôn được lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời. Đội ngũ cán bộ quản lý về an toàn bức xạ và hạt nhân của Sở được đào tạo chính quy, đúng chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao, luôn phấn đấu trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ năng quản lý hành chính cũng như chuyên môn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

  1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN Nguyễn Quang Đạo Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Ninh Thuận là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trong đó có ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân. Trong những năm gần đây, lĩnh vực quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân luôn được lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời. Đội ngũ cán bộ quản lý về an toàn bức xạ và hạt nhân của Sở được đào tạo chính quy, đúng chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao, luôn phấn đấu trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện kỹ năng quản lý hành chính cũng như chuyên môn. 1. Tình hình công tác quản lý ATBX trên địa bàn tỉnh trong những năm qua: a. Công tác thẩm định, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ Sở KH&CN Ninh Thuận đã tổ chức tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và an ninh các nguồn phóng xạ, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về khai báo, đăng ký, cấp phép đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn bức xạ; luôn quan tâm kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ, năng lực kỹ thuật để triển khai có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ; phối hợp với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt mở nhiều lớp tập huấn, nhằm tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ về an toàn bức xạ và an ninh các nguồn phóng xạ cho các cơ sở bức xạ trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 16 cơ sở bức xạ sử dụng thiết bị X-quang trong y tế với tổng số 26 máy đang hoạt động và 01 cơ sở hiện đang lưu giữ nguồn phóng xạ Cs-137. b. Công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở bức xạ Từ năm 2008 đến nay Sở KH&CN đã tiến hành 04 đợt thanh tra trong đó có 03 đợt thanh tra chuyên ngành và 01 đợt phối hợp với Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Qua 04 đợt thanh tra, cho thấy ý thức chấp hành công tác đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ của các cơ sở bức xạ và hạt nhân được thực hiện tốt, không có cơ sở nào bị xử phạt. Việc kiểm tra các cơ sở bức xạ được thực hiện hàng năm là nhiệm vụ trọng tâm của Phòng Quản lý Công nghệ và Chuyên ngành, Sở KH&CN. Thông qua việc kiểm tra, nhằm tăng cường công tác quản lý về an toàn bức xạ trong y tế, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên bức xạ và người dân đến khám bệnh tại cơ sở sử dụng X-quang chẩn đoán bệnh, nâng cao nhận thức về an toàn bức xạ cho các cơ sở, đồng thời quản lý tốt các loại thiết bị X - quang sử dụng trong y tế. Đánh giá chung, hầu hết các cơ sở X- quang trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ, 100% cơ sở hoạt động đều có giấy phép, đã thực hiện kiểm định thiết bị định kỳ, các cơ sở trang bị phòng chụp đạt yêu cầu và có cán bộ phụ trách an toàn bức xạ có chứng chỉ đào tạo theo quy định, việc duy trì hồ sơ khám sức khoẻ, liều kế cho nhân viên X-quang được thực hiện tốt theo đúng quy định tại Thông tư số 08/2010/BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn khai báo, cấp phép và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ. c. Kế hoạch ứng phó sự cố Hiện nay công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó cự cố bức bức xạ, hạt nhân được Sở KH&CN hướng dẫn các cơ bức xạ xây dựng kế hoạch ứng phó ở cấp cơ sở. 76 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  2. Đối với công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố bức bức xạ, hạt nhân cấp tỉnh hiện nay tỉnh vẫn chưa xây dựng. Điều này một phần do Ninh Thuận là tỉnh có số cơ sở sử dụng thiết bị X- quang y tế còn ít, việc ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế, kỹ thuật hầu như không có. d. Hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật Năng lượng nguyên tử và công tác đào tạo. Năm 2009 và năm 2012, Sở đã phối hợp với Phòng An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt tổ chức lớp tập huấn về an toàn bức xạ và hạt nhân. Đây là các khóa đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về an toàn bức xạ và hạt nhân cho người phụ trách an toàn bức xạ và nhân viên bức xạ trong các cơ sở y tế, cơ sở sử dụng và lưu giữ nguồn phóng xạ và một số Sở, ngành liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân. Sau khóa đào tạo các học viên được cấp Giấy chứng nhận đã qua đào tạo về an toàn bức xạ (do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp). Năm 2010, Sở phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức lớp tập huấn nhằm triển khai một số điều trong Luật Năng lượng nguyên tử về an toàn bức xạ đối với các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang trong chẩn đoán bệnh; hướng dẫn Thông tư 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/7/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn khai báo, cấp phép và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ và Thông tư 76/2010/TT-BTC ngày 17/5/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; giới thiệu về Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11/12/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong an toàn bức xạ. Năm 2013, Sở phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức lớp tập huấn triển khai một số điều trong Luật Năng lượng nguyên tử về an toàn bức xạ đối với các cơ sở sử dụng thiết bị X- quang trong chẩn đoán bệnh và khai thác, chế biến khoáng sản (titan); các văn bản pháp quy mới quy định về an toàn bức xạ như: Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 24/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh; Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng. e. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Sở: Nhằm giúp cho cán bộ chuyên trách có những kiến thức cơ bản liên quan đến lĩnh vực năng lượng nguyên tử để có thể làm tốt công tác chuyên môn và đặc biệt có thể áp dụng những kiến thức cơ bản phục vụ công tác quản lý khi Ninh Thuận có nhà máy điện hạt nhân. Sở KH&CN luôn quan tâm tới công tác đào tạo cán bộ chuyên môn như việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về: Ứng dụng bức xạ trong công nghiệp và môi trường tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (2/2010); Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (11/2010); Phân tích hoạt độ phóng xạ môi trường Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (2/2012); Công nghệ lò phản ứng tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (01/2013); khóa đào tạo 3 tháng tại Hungary do IAEA tài trợ về quan trắc phóng xạ môi trường. Ngoài ra, Sở KH&CN còn tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đặc biệt là Trung tâm quan trắc phóng xạ môi trường và ứng phó sự cố hạt nhân của Viện Nghiên cứu vào tháng 3/2012. Cử cán bộ chuyên môn tham gia các buổi Hội nghị, Hội thảo chuyên đề về bức xạ và hạt nhân, dự án điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh do Viện Năng lượng nguyên tử và EVN tổ chức tại Ninh Thuận. f. Công tác thông tin, tuyên truyền về dự án điện hạt nhân 77 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  3. Năm 2011 và 2014, Sở KH&CN Ninh Thuận đã phát 3.500 cuốn “Cẩm nang điện hạt nhân” tới các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh, 02 xã nơi dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân và một số xã lân cận nhằm cung cấp những thông tin cơ bản và cái nhìn tổng quan đúng đắn về điện hạt nhân. Năm 2012, Sở đã tham mưu cho Cục Năng lượng nguyên tử - Bộ KH&CN phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin, tuyên truyền về điện hạt nhân ở Việt Nam cho 80 cán bộ, nhà báo và các báo cáo viên tuyên truyền của tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh triển khai Quyết định số 370/QĐ-TTg 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020. UBND tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng Kế hoạch số 1488/KH-UBND ngày 10/4/2013 và giao nhiệm vụ cho Sở KH&CN xây dựng kế hoạch chi tiết các năm 2014, 2015 và giai đoạn 2016 đến 2020 về công tác thông tin, tuyên truyền dự án điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Tiểu Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền vận động di dân, tái định cư các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận xây dựng Kế hoạch hoạt động của Tiểu Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền vận động di dân, tái định cư các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; phối hợp với Tiểu Ban chỉ đạo công tác tuyên truyền vận động di dân, tái định cư các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận hoàn thành và suất bản cuốn “Sổ tay tuyên truyền điện hạt nhân” (dự tính trong Quý II/2014). g. Công tác khác Năm 2011, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân Hà Nội khảo sát phông phóng xạ môi trường và lấy mẫu đất phân tích ở 65/65 xã trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức thành công “Hội nghị Khoa học công nghệ hạt nhân toàn quốc” lần thứ IX tại tỉnh Ninh Thuận vào ngày 18-19/8/2011, với sự tham gia trên 300 đại biểu trong nước và quốc tế. Năm 2012, phối hợp thực hiện đề tài với Viện Hải Dương học về điều tra hệ sinh thái biển điển hình tại khu vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2. 2. Một số đề xuất, kiến nghị: Đề nghị Bộ KH&CN sớm ban hành Thông tư liên tịch quy định về đảm bảo an toàn bức xạ trong thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ, Thông tư hướng dẫn đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hàng năm nên tổ chức các khoá tập huấn cho cán bộ chuyên trách (cán bộ phụ trách ATBX tại các Sở KH&CN trong cả nước) về việc làm quen, cách vận hành đối với tất cả các thiết bị bức xạ trong y tế. 78 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  4. Tin tức và sự kiện Tổng Giám đốc IAEA thăm và làm việc với Cục ATBXHN Ngày 8/1/2014, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Việt Nam, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano đã tới thăm và làm việc với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Tham dự buổi tiếp, có Đại sứ Việt Nam bên cạnh IAEA Nguyễn Thiệp, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế và ban lãnh đạo Cục ATBXHN. Tại buổi tiếp, Cục trưởng Vương Hữu Tấn đã bày tỏ sự cám ơn chân thành đến hỗ trợ của IAEA cho Việt Nam nói chung trong ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình và cho Cục nói riêng trong đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Cục trưởng giới thiệu với ông Amano về sự hình thành và phát triển của Cục ATBXHN cũng như kế hoạch phát triển một cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia độc lập để đáp ứng những nhiệm vụ mới trong bối cảnh Việt Nam đưa vào điện hạt nhân. Cũng trưởng mong muốn, trong thời gian tới, sẽ nhận được sự hỗ trợ từ IAEA trong việc tư vấn giúp Cục trong sửa Luật Năng lượng nguyên tử, trong các giai đoạn thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, trong thực hiện dự án lò phản ứng nghiên cứu mới,… Tổng Giám đốc IAEA nhận định, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và IAEA có những bước phát triển tích cực và Việt Nam đang rất nỗ lực chuẩn bị cho dự án điện hạt nhân đầu tiên. Việt Nam là một đối tác quan trọng của IAEA trong hỗ trợ các nước mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân. IAEA mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa với các cơ quan liên quan của VN và cụ thể với Cục nhằm giúp VN thiết lập một chương trình điện hạt nhân an toàn, an ninh và ổn định. Ông Amano cũng nhấn mạnh, sau Fukushima, một trong các bài học được chia sẻ là sự độc lập của cơ quan pháp quy. Nhật Bản cũng như một số nước đã thiết lập cho mình một cơ quan pháp quy độc lập để quản lý và đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạt nhân. 79 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  5. Xây dựng cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập và đủ năng lực để quản lý an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân Trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ KH&CN và Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam trong ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình, ngày 5/03/2014, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam tổ chức khai mạc Hội thảo về Xây dựng cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập và đủ năng lực để quản lý an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. Cục trưởng Vương Hữu Tấn đã phát biểu khai mạc và chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, về phía Vương quốc Anh, có ông Andrew Holt, Trưởng bộ phận Thịnh vượng, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại VN; ông John Jenkins, Giám đốc điều hành Cơ quan pháp quy hạt nhân (ONR) và các chuyên gia đến từ các cơ quan có liên quan của Anh. Về phía Việt Nam có các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đến từ Văn phòng Ban chỉ đạo dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Bộ Công thương, Bộ KH&CN và Đại học Bách khoa Hà Nội. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Vương Hữu Tấn nhấn mạnh, một cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập và đủ năng lực là một trong những điều kiện đảm bảo sự thành công của chương trình điện hạt nhân quốc gia. Trong kế hoạch phát triển Cục thành một cơ quan cơ quan pháp quy hạt nhân độc lập và đủ năng lực, Cục đang phải đối mặt với những thách thức lớn như xây dựng khung pháp luật và pháp quy, quy trình cấp phép, năng lực về đánh giá và thẩm định an toàn, thanh tra an toàn và chuẩn bị và ứng phó sự cố. Cục trưởng mong muốn, Hội thảo này là cơ hội tốt để chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin giữa Việt Nam và Anh, đặc biệt giữa ONR và Cục trong lĩnh vực pháp quy hạt nhân. 80 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  6. Ông Andrew Holt, Trưởng bộ phận Thịnh vượng, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại VN phát biểu, trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ KH&CN và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, đây là Hội thảo thứ 3 được tổ chức giữa 2 bên. Trong chương trình hợp tác, hỗ trợ Việt Nam xây dựng một cơ quan pháp quy độc lập và có đủ năng lực là một trong những hợp tác quan trọng được hai bên đặc biệt quan tâm. Ông hy vọng, 3 ngày hội thảo sẽ đem lại hiệu quả và mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa 2 bên. Các vấn đề quan tâm trong lĩnh vực pháp quy hạt nhân của 2 nước được trình bày và thảo luận tại Hội thảo: giới thiệu về cơ quan pháp quy, Luật năng lượng nguyên tử, cấp phép cho nhà máy điện hạt nhân, hệ thống thanh tra, chuẩn bị và ứng phó sự cố, an ninh và thanh sát hạt nhân, quy trình đánh giá an toàn hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu đã qua sử dụng, quan trắc phóng xạ môi trường. Cục ATBXHN tham dự Hội nghị thường niên thông tin pháp quy lần thứ 26 tại Hoa Kỳ Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) và Ủy ban pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (US NRC), đoàn công tác của Cục ATBXHN do Phó Cục trưởng Đặng Thanh Lương làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị thường niên Thông tin pháp quy lần thứ 26 (26th Annual Regulatory Information Conference) do US NRC tổ chức tại Washington DC, Hoa Kỳ, từ ngày 11 đến 13 tháng 3 năm 2014. Hội nghị Thông tin pháp quy (Regulatory Information Conference – RIC) là Hội nghị hàng năm do US NRC tổ chức với các đại biểu tham dự là các chuyên gia của các chuyên ngành khác nhau đến từ các cơ quan pháp quy, các tổ chức liên quan đối với chương trình điện hạt nhân. Hội nghị nhằm chia sẻ thông tin và thảo luận về các hoạt động pháp quy hạt nhân quan trọng và các vấn đề cấp thiết. RIC được xem là nơi trao đổi thông tin, khuyến khích các cuộc trao đổi không nghi thức, mở rộng giữa công chúng và các cán bộ của US NRC. RIC hỗ trợ cho mục tiêu chiến lược của US NRC nhằm bảo đảm tính công khai về hoạt động của cơ quan pháp quy hạt nhân quốc gia. Trong thời gian tham dự Hội nghị, Đoàn đã tiếp kiến và trao đổi với các Ủy viên của US NRC. Ngày 11/03/2014, Đoàn vinh dự được gặp gỡ và trao đổi với Ủy viên William C. Ostendorff. Trong buổi gặp mặt, PCT Đặng Thanh Lương đã thay mặt Cục ATBXHN cảm ơn những hỗ trợ và giúp đỡ của US NRC cho Cục trong những năm vừa qua, đặc biệt là sự hỗ trợ xây dựng năng lực của cơ quan pháp quy theo Chương trình xây dựng cơ quan pháp quy quốc tế (International Regulatory Development Partnership – IRDP). Buổi gặp diễn với trao đổi cởi mở từ hai phía. 81 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  7. Ông Ostendorff đã đề cập đến các vấn đề cần đặc biệt quan tâm đối với các cơ quan pháp quy của các nước bắt đầu phát triển điện hạt nhân. Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải được đầu tư cẩn thận khi Việt Nam phải đối mặt với công tác quản lý an toàn cho 02 công nghệ trong thời gian đầu. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng đã được nhấn mạnh. Ông Ostendorff cũng đưa ra khuyến cáo về sự cần thiết xây dựng cơ quan pháp quy độc lập và ví dụ về việc thành lập cơ quan pháp quy độc lập của Nhật Bản cũng đã được đưa ra trao đổi. Một trong các yếu tố quan trọng khi phát triển cơ quan pháp quy độc lập là tạo ra môi trường trao đổi thông tin công khai với công chúng về hoạt động của cơ quan pháp quy. Cùng ngày, Đoàn công tác cũng đã gặp gỡ và trao đổi với Ông Nader L. Mamish, Trưởng Văn phòng về các chương trình quốc tế (Office of International Program) và các chuyên gia của US NRC để thống nhất về chương trình hợp tác, hỗ trợ của US NRC cho các hoạt động pháp quy của Cục ATBXHN. Các hoạt động hợp tác trong năm 2014 tập trung vào các hoạt động: hỗ trợ xây dựng các quy định pháp quy; đào tạo cán bộ thanh tra, cán bộ thẩm định an toàn, tư vấn cho cán bộ cấp cao về hoạt động tổ chức và quản lý dự án, chương trình thẩm định an toàn … Ngày 12/03/2014, Đoàn công tác có buổi trao đổi với Ủy viên Kristine L. Svinicki. Đoàn công tác sẽ có bài trình bày “Kinh nghiệm của Việt Nam đối với các thách thức trong hoạt động pháp quy hạt nhân khi triển khai chương trình điện hạt nhân” tại Tiểu ban “Kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân mới và mở rộng đối với các thách thức pháp quy” trước khi kết thúc chuyến công tác. Lưu Nam Hải Hội thảo vùng về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân 82 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  8. Ngày 17/03/2014, tại Hà Nội, Cục ATBXHN phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tổ chức khai mạc Hội thảo vùng về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân. Cục trưởng Vương Hữu Tấn đã đến dự và phát biểu khai mạc Hội thảo. Tham dự Hội thảo có bà Peri Lynne Johnson - Giám đốc Văn phòng Công tác pháp luật IAEA, chuyên gia IAEA, chuyên gia của Nhóm chuyên gia quốc tế về đền bù thiệt hại hạt nhân (INLEX) và đại diện các nước: Căm-pu-chia, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Nhật Bản, Phi-lip-pin, Sing-ga-po, Thái Lan, Thuỵ Sĩ và Trung Quốc. Về phía Việt Nam có các đại biểu đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Vương Hữu Tấn nhấn mạnh trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân là một vấn đề quan trọng cần được tính đến trong chương trình điện hạt nhân quốc gia. Hiện nay, trong quá trình xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử 2008, trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân là một trong những điều cần được sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Cục trưởng hy vọng, Hội thảo này là cơ hội tốt để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước và là diễn đàn để thảo luận trao đổi về những khó khăn, thách thức cũng như những vấn đề mà các nước đang phải đối mặt trong cơ chế về đền bù thiệt hại hạt nhân. Trong bài phát biểu về Tổng quan các văn kiện quốc tế về sử dụng an toàn và hoà bình năng lượng hạt nhân, bà Peri Lynne Johnson nhấn mạnh đến chương trình hỗ trợ pháp luật của IAEA cho các nước thành viên trong đó bao gồm hỗ trợ việc thiết lập khung pháp luật về hạt nhân và đào tạo các chuyên gia về luật hạt nhân cho các nước. Trong 2 ngày, Hội thảo tập trung vào các chủ đề chính: Luật hạt nhân, Giới thiệu về cơ chế trách nhiệm dân sự hạt nhân quốc tế, Các nguyên tắc cơ bản của cơ chế trách nhiệm dân sự hạt nhân quốc tế, Công ước đền bù bổ sung, So sánh các cơ chế về trách nhiệm dân sự quốc tế, Các vấn đề đặc biệt của Luật về trách nhiệm dân sự hạt nhân, Thực hiện luật về trách nhiệm dân sự hạt nhân quốc gia. Các mối quan tâm, thách thức và vấn đề về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân của các nước cũng được đưa ra thảo luận tại Hội thảo. Thảo luận hợp tác với Xinh-ga-po trong lĩnh vực ATBXHN 83 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  9. Ngày 3.4.2014, Cục trưởng Vương Hữu Tấn đã tiếp đoàn Viện Nghiên cứu quốc gia thuộc Văn phòng Chính phủ Xinh-ga-po (National Research Foundation - NRF) trong chuyến thăm và làm việc của đoàn tại Việt Nam. Đoàn NRF do ông Lui Pao Chuen, Cố vấn cấp cao NRF làm trưởng đoàn, bao gồm các chuyên gia của NRF, Bộ Môi trường và tài nguyên nước, Phòng thí nghiệm quốc gia DSO, Cục thị trường năng lượng và các giáo sư của Đại học quốc gia Xinh-ga-po. Ông Lui Pao Chuen nhấn mạnh, mục đích của buổi làm việc lần này nhằm giới thiệu năng lực an toàn hạt nhân, các nghiên cứu ứng dụng hạt nhân, chương trình giáo dục về đào tạo an toàn hạt nhân quốc gian của Xinh-ga-po và trao đổi các cơ hội hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này. Cục trưởng Vương Hữu Tấn đánh giá cao những kết quả đạt được của Xinh-ga-po trong nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, đặc biệt là chương trình giáo dục và đào tạo của Xinh-ga-po. Cục trưởng cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với Xinh-ga-po trong các lĩnh vực pháp quy hạt nhân đặc biệt về đào tạo nguồn nhân lực và chuẩn bị và ứng phó sự cố. Tại buổi làm việc, 2 bên đã giới thiệu về năng lực của mình và trao đổi về khả năng hợp tác trong lĩnh vực cụ thể. HỢP TÁC HẠT NHÂN CỦA VIỆT NAM VỚI PNC VÀ TNA 84 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  10. Nhân dịp sang dự Đại hội Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) lần thứ II, ngày 18 tháng 4 năm 2014, Đoàn đại biểu Hội hạt nhân châu Á Thái Bình Dương (PNC) và Hiệp hội công nghiệp hạt nhân Đài Loan (TNA) đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hội NLNTVN để trao đổi thảo luận về các nội dung hợp tác trong lĩnh vực NLNT. Ông Vương Hữu Tấn - Chủ tịch Hội NLNTVN đã chủ trì buổi làm việc với đoàn. Tại buổi tiếp ông Atsuyuki Suzuki - Chủ tịch Hội PNC, 2 bên đã thảo luận và thống nhất một số nội dung hợp tác sau: PNC sẽ hỗ trợ cho Hội NLNTVN để có thể đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế hạt nhân khu vực châu Á Thái Bình Dương (PBNC) dự kiến tổ chức vào năm 2016 hoặc 2018, trong đó có các chuyên gia tư vấn về nội dung chương trình của Hội nghị và cách thức tổ chức. PNC đồng ý mời đại diện của Hội NLNTVN tham dự Hội nghị PBNC tổ chức tại Canada năm 2014. PNC đồng ý cử đại diện cũng như thông báo cho các hội thành viên tham gia các hội nghị toàn quốc của Hội NLNTVN, bao gồm Hội nghị KH&CN hạt nhân toàn quốc, Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc. PNC đồng ý tổ chức cuộc họp Ban chấp hành PNC tại Việt Nam trong năm 2015 cùng thời điểm với việc tham gia Hội nghị KH&CN hạt nhân toàn quốc hoặc Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc. Tại buổi tiếp đoàn TNA, ông Li-Hua Wang - Phó Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hạt nhân Đài Loan và Chủ tịch Hội NLNTVN đã thảo luận và thống nhất một số nội dung hợp tác như sau: Hai bên đồng ý ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Hội NLNTVN và Hiệp hội công nghiệp hạt nhân Đài loan trong năm 2014 để tạo khuôn khổ pháp lý cho việc triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai bên. 85 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
  11. Hai bên thống nhất tổ chức một hội thảo về điện hạt nhân nhằm hỗ trợ cho Việt Nam xây dựng các lĩnh vực nghiên cứu phục vụ vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân, giới thiệu về kinh nghiệm quản lý dự án điện hạt nhân và các nội dung liên quan đến động đất, sóng thần khi lựa chọn địa điểm và thiết kế nhà máy điện hạt nhân. Hai bên cũng đã thống nhất sẽ tổ chức một hội thảo về các kỹ thuật NDT sử dụng trong ngành công nghiệp điện hạt nhân, các vấn đề về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, kiểm tra chất lượng các bó nhiên liệu để giới thiệu cho phía Việt Nam những kinh nghiệm và kết quả mà Đài Loan đã thu được trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó phía Việt Nam sẽ đề xuất cử cán bộ sang học tập tại Đài Loan theo hình thức đào tạo qua công việc. Phía Đài loan mong muốn mời một đoàn của Hội NLNTVN tham quan các cơ sở công nghiệp hạt nhân của Đài Loan để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời cũng mong muốn được tham gia các sự kiên của Hội NLNTVN như Hội nghị KH&CN hạt nhân toàn quốc, Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc. Hai bên cũng đồng ý thúc đẩy hợp tác pháp quy hạt nhân giữa hai bên, chia sẻ các kinh nghiệm quản lý an toàn các nhà máy điện hạt nhân của Đài Loan. Các buổi làm việc trên đã tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hội NLNTVN với các hội bạn trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, phát triển, úng dụng và quản lý trong lĩnh vực NLNT ở Việt Nam. 86 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2