intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác quản trị trong quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái hướng đến phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Công tác quản trị trong quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái hướng đến phát triển bền vững phân tích các khái niệm, lý thuyết, mô hình đô thị sinh thái hướng đến bền vững, các bài học về quản trị trong xây dựng đô thị sinh thái của thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác quản trị trong quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái hướng đến phát triển bền vững

  1. CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI HƢỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ThS. KTS. Hoàng Anh; Dƣơng Nhật Linh Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt: Bài viết phân tích các khái niệm, lý thuyết, mô hình đô thị sinh thái hƣớng đến bền vững, các bài học về quản trị trong xây dựng đô thị sinh thái của thế giới; Bằng phƣơng pháp phân tích văn bản, cụ thể là các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành về quy hoạch xây dựng đô thị, kết hợp khảo sát thực tế, phỏng vấn sơ bộ tại một số dự án ―sinh thái‖ ở Việt Nam; bài viết xác định đƣợc thực trạng về mô hình ―đô thị sinh thái‖ ở Việt Nam hiện nay, sự thiếu vắng các cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng đô thị. Qua đó, trên cơ sở các lý luận, bài học kinh nghiệm của các lý thuyết nghiên cứu trong vào ngoài nƣớc, bài viết đề xuất một số nội dung về quản trị trong quy hoạch xây dựng đế thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu đô thị sinh thái hƣớng đến bền vững. Keywords: Đô thị sinh thái (Eco City), Phát triển bền vững (Sustainability), Quản lý đô thị (Urban Mangement). I. Đặt vấn đề: Ngày nay, với mục tiêu phát triển bền vững mà cả thế giới đang chung tay thực hiện thì cụm từ ―đô thị sinh thái‖ ngày càng đƣợc nhắc đến nhiều hơn; Theo đó, các tiêu chí để đánh giá, xây dựng theo chuẩn ―sinh thái‖, không chỉ tập trung ở các công trình xanh mà phải đƣợc đặt trong mối liên kết với các yếu tố cấu thành đô thị nhƣ giao thông, cây xanh, mặt nƣớc, đến các yếu tố nhƣ năng lƣợng, môi trƣờng, xã hội và thể chế, nhằm hƣớng đến xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, văn minh và bền vững. Đặc biệt là khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ứng dụng trong quản lý, vận hành, đã giúp cho việc sử dụng năng lƣợng hiệu quả và thông minh hơn, dẫn đến sự ra đời của mô hình ―thành phố sinh thái thông minh‖ nhƣ Thành phố Symbio City - Mô hình điển hình của Thụy Điển, Thành phố Fujisawa – Nhật Bản, Thành phố Melbourne ở Úc, hay đất nƣớc Singapore. Ở Việt Nam, mặc dù, cụm từ ―đô thị sinh thái‖ không còn xa lạ và trở thành thƣơng hiệu mà các chủ đầu tƣ bất động sản sử dụng nhƣ cách thức quảng bá sản phẩm của mình. Tuy nhiên, thực tế thì nhƣ thế nào là đô thị đạt ―chuẩn‖ sinh thái, và cơ sở pháp lý nào để các nhà quản lý, các kiến trúc sƣ, quy hoạch triển khai thực hiện công tác nhƣ thiết kế, đánh giá, xếp loại, quản lý hay vận hành; Trong khi các pháp lý về đô thị, các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế ở Việt Nam chƣa có phần nào nhắc đến cụm từ hay khái niệm về ―đô thị sinh thái‖. Nhƣ vậy, để đạt đƣợc mục tiêu phát triển đô thị sinh thái hƣớng đến bền vững, trong khi chƣa có đầy đủ các pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể về thiết kế, quy 604
  2. hoạch, xây dựng đô thị theo chuẩn ―sinh thái‖, thì Bộ máy quản trị, đặc biệt là các cơ quan, cán bộ có chức năng quản lý đô thị, trong phạm vi quyền hạn của mình cần chuẩn bị cũng nhƣ định hƣớng những gì để có thể bắt kịp xu hƣớng của thế giới nhƣng vẫn đảm bảo sự phát triển chung của đất nƣớc. II. Tổng quan: 2.1. Các lý luận về đô thị sinh thái, phát triển bền vững: Lý thuyết thành phố vƣờn ―Garden cities of To- tomorrow‖ từ năm 1902 của Ebenezer Howard đƣợc xem là những ý tƣởng gần với tƣ duy nghiên cứu về sinh thái đô thị: nghiên cứu từ cấu trúc về qui mô dân số, đối tƣợng chủ thể của đô thị là con ngƣời, với quan điểm tìm ra môi trƣờng cân bằng sinh thái thích hợp nhất cho cuộc sống của ngƣời dân có việc làm, có nơi ở có nơi sinh hoạt cộng đồng hợp lý. Đến những năm đầu của thế kỷ 20, nhiều nhà qui hoạch, kiến trúc sƣ đã xây dựng những thành phố có môi trƣờng sống hài hoà đảm bảo tiện nghi, quan tâm đến không gian thoáng, tự nhiên trong thành phố, công viên, rừng, hồ nƣớc và cảnh quan1. Hình 1. Biểu đồ Thành phố vƣờn Nguồn: Ebenezer Howard. 1902. Pulished in Garden cities of To- tomorrow Nhƣng đến những năm 80 của thế kỷ XX, ý tƣởng về đô thị sinh thái (Eco City) đƣợc công bố lần đầu tiên bởi các học giả Đức, tập trung vào sự trao đổi về những hoạt động diễn ra trong đô thị (vòng tròn năng lƣợng, nƣớc, chất thải, khí thải…). Richard Register - một chuyên gia thiết kế đô thị, đƣợc xem là ngƣời khai sinh ra phong trào Eco City, với nguyên tắc: Mọi người có thể sống, làm việc, mua sắm tại các cửa hàng, vui chơi trong một khoảng cách gần và giao thông là thứ mà người dân cần sử dụng khi họ đang ở chỗ mà họ không muốn ở. Lựa chọn giao thông đầu tiên trong ecocity phải là đi bộ, xe đạp là thứ hai, thứ ba là phương tiện giao thông công cộng, và cuối cùng mới đến các xe ô tô. Năm 1975, ông thành lập Khoa Đô thị sinh thái ở Berkeley - Mỹ, sau này đƣợc chuyển thành Ecocity Builders, một tổ chức phi chính phủ gắn trách nhiệm môi trƣờng 1 PGS, TS Đỗ Tú Lan. Những tiêu chí/chỉ số đánh giá đô thị sinh thái quốc tế/định hƣớng phát triển đô thị sinh thái ứng phó với biến đôi khí hậu ở việt nam. Hội nghị ―Tƣơng lai đô thị Việt Nam - Hành động hôm nay‖. 605
  3. với phát triển đô thị thông qua giáo dục cộng đồng và tƣ vấn với các chính phủ và các nhà quy hoạch với phƣơng châm hoạt động là“để xây dựng lại nền văn minh của chúng ta trong sự cân bằng với thiên nhiên”. Ngày nay, tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái (International Ecocity Standard - IES) xây dựng bởi Ecocity Builders đƣợc nhiều dự án đô thị sinh thái sử dụng2. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 1988, “Một đô thị sinh thái là đô thị mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị”. Theo đó, các nguyên tắc để xây dựng đô thị sinh thái là: (i) Xâm phạm ít nhất đến môi trƣờng tự nhiên, (ii) Đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và hoạt động của con ngƣời. (iii) Trong điều kiện có thể cố giữ cho hệ sinh thái đô thị đƣợc khép kín và tự cân bằng. (iv) Giữ cho phát triển dân số và tiềm năng của môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên đƣợc cân bằng tối ƣu. Nhƣ vậy, khi xem xét khái niệm của phát triển bền vững: ―Một sự phát triển vừa có thể tích hợp với thời đại ngày nay, vừa không ảnh hưởng tới việc thỏa mãn của con cháu đời sau” (Ủy ban Brundtland, 1987), thì việc xây dựng các đô thị sinh thái có thể xem nhƣ giải pháp cho phát triển đô thị bền vững hay ngƣợc lại, để xây dựng đô thị sinh thái thì phải cân nhắc các mục tiêu của phát triển bền vững. Trong bài viết ―Thành phố sinh thái và Phát triển đô thị bền vững‖ của tác giả Yijun Song tại Hội nghị quốc tế về Công trình xanh và Đô thị bền vững, đã viết về mối quan hệ này: - Cần xem xét việc sử dụng các nguồn tài nguyên khi xây dựng thành phố sinh thái theo yêu cầu của phát triển bền vững; Có thể quy hoạch lại, cơ cấu lại và giảm mức độ của ngành công nghiệp, đồng thời thúc đẩy tăng cƣờng tỷ trọng các ngành tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trƣờng, giảm tiêu thụ tài nguyên. - Xây dựng thành phố sinh thái phải cân nhắc với năng lực phát triển kinh tế bền vững. Việc theo đuổi sự phát triển kinh tế và lợi ích kinh tế đồng phải thời quan tâm đến hiệu quả, lợi ích sinh thái. Do đó, khi xây dựng thành phố sinh thái, để thiết lập khái niệm GDP ―xanh‖ cần tích cực khám phá sự phát triển sinh thái và kênh mới và cách thức mới của nền kinh tế. - Các đô thị ở một mức độ nhất định là sản phẩm của phát triển xã hội. Do đó, xây dựng thành phố sinh thái chính là để thay đổi những gì mà con ngƣời trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tạo ra. Xây dựng thành phố sinh thái không chỉ để bảo vệ sự sống còn và phát triển nhân quyền đƣơng đại, mà còn để đảm bảo sự sống còn trong tƣơng lai, đó là thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Đổi lại, phát triển bền vững là phải đảm bảo việc xây dựng thành phố sinh thái, phát triển hài hòa để đạt đƣợc mục tiêu bền vững3. 2 PGS.TS. Lƣu Đức Hải, 2011. Đô thị sinh thái, Tạp chí Quy hoạch Đô thị, (số 05). 3 Yijun Song. (2011). Ecological city and urban sustainable development. International Conference on Green Buildings and Sustainable Cities. Elsevier Ltd. Procedia Engineering (21): 142 – 146. 606
  4. 2.2. Vai trò quản trị trong xây dựng đô thị sinh thái, bền vững: Theo quan điểm về sự ―phát triển bền vững‖, nếu kinh tế, xã hội và môi trƣờng là 03 trụ cột chính thì ―quản lý và thể chế‖ chính là yếu tố quan trọng, có vai trò trong việc định hƣớng, liên kết các trụ cột trên (Rio+20, 1992). Đồng thời, trong phát triển đô thị bền vững thì quy hoạch đô thị chính là công cụ quan trọng, đóng một vai trò nổi bật nhằm đạt đƣợc sự cân bằng giữa bốn khía cạnh kinh tế, môi trƣờng, xã hội, và quản trị (UN-HABITAT, 2009). Và để tạo sự cân bằng giữa các khía cạnh khác nhau cấu trúc đô thị thì quy hoạch đô thị, cụ thể là quy hoạch chiến lƣợc, đƣợc sử dụng là nhƣ một công cụ thúc đẩy sự tƣơng tác giữa các nhà lập kế hoạch với cán bộ và cộng đồng địa phƣơng (Diamantini và Zanon, 2000)4. Trong bài viết ―Các chỉ số sinh thái thành phố: những thách thức về quản trị (Eco-city indicators: governance challenge)‖ của tác giả S. Joss, D. Tomozeiu và R. Cowley, 2012: trên cơ sở phân tích các chính sách, chƣơng trình phát triển bền vững, sinh thái của 09 Thành phố đại diện trên tổng số 178 Thành phố đƣợc công nhận là ―sáng kiến sinh thái‖ có lồng ghép yếu tố về phát triển bền vững trong đô thị (Theo cuộc điều tra toàn cầu năm 2011) nhƣ chƣơng trình Tangshan Caofeidian, The Treasure Island Sustainability Plan, Chƣơng trình EcoMetropolis 2015 Plan cho Copenhagen ở Đan Mạch, Solar City Linz ở Úc và Chƣơng trình Vancouver (Greenest City initiative) ở Canada,…; tác giả đã chứng minh rằng: trên cơ sở khái niệm về phát triển bền vững thì các chỉ số bền vững đô thị thƣờng xuất phát từ các phân tích khoa học kỹ thuật, các chính sách quốc gia, địa phƣơng và các điều kiện đô thị quy mô địa phƣơng. Do đó, giữa các khu vực sẽ có sự khác nhau giữa các bộ chỉ tiêu do các bối cảnh chính sách tƣơng ứng và tính chất của các khu đô thị. Sự khác biệt còn có thể nảy sinh từ sự tham gia của các bên liên quan ở địa phƣơng (các nhóm lợi ích, công dân,…), đặc biệt khi đƣợc sử dụng để phát triển các chỉ số cộng đồng. Chính điều này làm cho các chỉ số không thể nhân rộng và mở rộng để chuẩn hóa. Nhƣ vậy, việc phát triển và áp dụng các chỉ số bền vững đô thị không chỉ xem xét về mặt kỹ thuật - liên quan đến cơ sở và phƣơng pháp luận bằng khoa học - mà còn về quản trị điều hành, đó là: mối quan hệ giữa các bên liên quan khi tham gia vào việc xây dựng và sử dụng các chỉ số, cách thức áp dụng các chỉ số trong hoạch định chính sách và nhƣ một quá trình xã hội. Từ quan điểm này, ta có thể hiểu rằng các chỉ số sinh thái, bền vững có thể đƣợc hiểu là các công cụ chiến lƣợc để tác động đến chính sách và là công cụ cho việc học tập xã hội. Dƣới sự quản trị, các nhà quản lý sẽ có một chức năng "mềm" hơn so với các công cụ cƣỡng chế của chính phủ nhƣ về công tác 4 S. Mostafa Rasoolimanesh*, Nurwati Badarulzaman & Mastura Jaafa. (2011). City Development Strategies (CDS) and Sustainable Urbanization in Developing World. ASEAN Conference on Environment-Behaviour Studies, Savoy Homann Bidakara Bandung Hotel, Bandung, Indonesia, 15-17 June 2011. Elsevier Ltd. Selection and peer-review under responsibility of Centre for EnvironmentBehaviour Studies (cE-Bs), Faculty of Architecture, Planning & Surveying, Universiti Teknologi MARA. Procedia - Social and Behavioral Sciences (36): 623 – 631. 607
  5. trao đổi thông tin, lấy ý kiến khi lập bản đồ, điều khiển và tăng cƣờng trao đổi thông tin (Hezri và Dovers, 2006)5. Tóm lại, phân tích các sáng kiến sinh thái, bền vững đô thị (bao gồm các chỉ số, tiêu chuẩn và các chƣơng trình chứng nhận), chức năng chính sách; tác giả đề cập ba khía cạnh quan trọng của đô thị sinh thái và cơ chế quản lý tƣơng ứng đó là: việc định nghĩa, đánh giá hiệu năng, và học tập xã hội. Các nội dung này đƣợc tổng hợp dựa trên phân tích 09 Thành phố điển hình nhƣ sau: Bảng 1. Quản lý các khía cạnh của các khuôn khổ thành phố sinh thái Nguồn: S. Joss, D. Tomozeiu & R. Cowley. 2012. Biểu mẫu Chức năng Cách thức Sự cộng hƣởng - Khái niệm hoá sự - Cộng đồng nghiên cứu bền vững đô thị Phân tích khái - Ngƣời lập kế hoạch A. Định nghĩa - Thiết kế nội dung niệm - Các nhà hoạch định - Cấu trúc vấn đề chính sách - Đánh giá hiệu quả - Quản lý hiệu - Ngƣời lập kế hoạch B. Đánh giá hiệu - Giám sát trình diễn suất - Nhà phát triển suất - Đánh giá các lựa - Xây dựng chính - Các nhà hoạch định chọn chính sách sách chính sách - Tích hợp các giá trị xã hội - Công dân Thảo luận giao C. Học tập xã hội - Học xã hội - Các bên liên quan tiếp - Hành động đồng - Ngƣời lập kế hoạch sản xuất III. Kết quả nghiên cứu: Tại các văn bản pháp luật nhƣ: Luật Quy hoạch Đô thị, Luật Xây dựng hay các văn bản dƣới Luật nhƣ Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015…đã có quy định về trách nhiệm cũng nhƣ quyền hạn của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, xây dựng. Và tại địa phƣơng, cụ thể nhƣ tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ban hành nhiều Công văn, Chỉ thị, Quyết định triển khai các công tác trên nhƣ Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 19/5/2011, các Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND, số 49/2011/QĐ-UBND, số 50/2009/QĐ-UBND ngày 12/7/2011, Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND ngày 102/2015,…Theo đó, các Sở chuyên ngành nhƣ Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp, Khu 5 S. Joss, D. Tomozeiu & R. Cowley. 2012. Eco-city indicators: governance challenges. The Sustainable City VII, Vol. 1: 109 – 120. 608
  6. Công nghệ cao, Khu đô thị,… triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý quy hoạch xây dựng cũng nhƣ môi trƣờng theo quy định. Việc xây dựng, vận hành các khu ―đô thị‖ ở nƣớc ta đƣợc triển khai theo hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng nhƣ QCVN 01:2008, tiêu chí đánh giá đô thị tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về phân loại đô thị, Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 về quản lý đầu tƣ phát triển đô thị, Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, Thông tƣ số 15/2008/TT-BXD ngày 17/6/2008 hƣớng dẫn điều kiện, tiêu chí, trình tự thủ tục, lập hồ sơ, thẩm định, công nhận khu đô thị mới kiểu mẫu trên phạm vi cả nƣớc…Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có một văn bản pháp lý có nhắc đến khái niệm hay các quy định liên quan đến ―đô thị sinh thái‖. Hiện nay, một số dự án bất động sản ở các thành phố lớn nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dƣơng,... trong chiến lƣợc quảng bá của mình đã công bố tên dự án là ―Khu đô thị sinh thái‖ nhƣ Dự án Ecopark ở Hƣng Yên, Hà Nội; Khu Đô Thị Thƣơng mại – Dịch vụ và Du lịch sinh thái Cát Tƣờng Phú Sinh ở Tây Bắc, Khu đô thị sinh thái Diamond Island ở Quận 2; hay Đô thị Phú Mỹ Hƣng, Thành phố Hồ Chí Minh – ―đô thị mới đạt chuẩn‖ theo quy định về đô thị kiểu mẫu (Thông tƣ số 15/2008/TT-BXD ngày 17/6/2008). Tuy nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát một số dự án, nhóm tác giả nhận thấy hầu hết các dự án bất động sản đƣợc giới thiệu là ―dự án sinh thái‖ đều thiếu vắng yếu tố về sử dụng và chia sẻ năng lƣợng tái tạo; yếu tố cộng đồng, yếu tố về tiện tích – mặc dù đƣợc thể hiện rõ nét trong bản vẽ thiết kế nhƣng lại có một sự khác biệt khi thực tế triển khai. Câu hỏi đặt ra ở đây là bao lâu thì dự án có thể hoàn thành; hay trong quá trình xây dựng, dƣới tác động của thị trƣờng bất động sản, các bản vẽ thiết kế theo hƣớng ―sinh thái‖ lúc đầu dần điều chỉnh; và cơ quan quản lý nào, hay cở sở pháp lý nào để đảm bảo ―mô hình sinh thái‖ cho dự án. Một ví dụ cụ thể là trƣờng hợp dự án Ecolakes Mỹ Phƣớc, Bình Dƣơng với hơn 10 năm triển khai nhƣng đến nay xây dựng và bàn giao 300/10.000 đơn vị ở và chỉ khoảng 100 căn là có ngƣời sinh sống – đa số là chuyên gia ngƣời Đài Loan làm việc tại Khu Công nghiệp Mỹ Phƣớc, còn lại để trống hoặc cho công nhân thuê; các tiện ích nhƣ siêu thị, bệnh viện, trƣờng học, trung tâm thƣơng mại vẫn chỉ là bãi đất trống. Thay vào đó là hình ảnh vắng vẻ, có phần hoang vu, các chòi lá mọc tạm để khai thác dịch vụ ―câu cá giải trí‖. Hình 2. Phƣơng án thiết kế dự án Ecolakes Mỹ Phƣớc, Bình Dƣơng 609
  7. Nguồn: Nhóm tác giả chụp từ mô hình trưng bày dự án Hình 3. Thực tế tại dự án Ecolakes Mỹ Phƣớc, Bình Dƣơng Nguồn: Nhóm tác giả Một thực trạng khác tại Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng – khu đô thị đạt chuẩn đô thị kiểu mẫu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đề cấp đến ―chuẩn‖ cho đô thị sinh thái, đặc biệt khi hƣớng đến phát triển bền vững: xây dựng đô thị sinh thái không chỉ là về các chỉ số kỹ thuật cho đô thị hay môi trường, mà còn là việc giải quyết hài hòa các bài toán về kinh tế, xã hội, môi trường nhằm tạo ra một môi trường sống lành mạnh, văn minh cho con người; thì Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng dƣờng nhƣ đạt đến thành quả mà các dự án bất động sản khác mong muốn: với 84 dự án về xây dựng nhà ở với gần 12.000 đơn vị nhà ở các loại, tổng cộng với diện tích gần 2,5 triệu m2; gần 20 cơ sở y tế, gần 30 cơ sở giáo dục đã hoàn thiện. Ngoài ra, Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng còn là ―nam châm‖ thu hút nhiều nhà đầu tƣ có tiềm lực về vốn trên nhiều lĩnh vực đầu tƣ: 16 ngân hàng lớn, 46 dự án thƣơng mại, dịch vụ (showroom Toyota, BMW, tòa nhà 610
  8. Lawrence S.Ting, Unilever, Nam Long, Trung tâm thƣơng mại Crescent Mall, Paragon, Thiên Sơn Plaza,…) cùng hàng trăm doanh nghiệp thứ cấp6. Hình 3. Sơ đồ Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng Nguồn: Website của Công ty TN Phát triển Phú Mỹ ưng Khai thác từ: http://phumyhung.com.vn/vn/gioi-thieu Tuy nhiên, rà soát lại lịch sử quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy rằng Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng vốn đƣợc hình thành trên nền vùng đầm lầy ở phía Nam thành phố – nơi vốn đƣợc ngƣời Pháp quy hoạch là khu vực ―túi chứa nƣớc‖ cho cả Thành phố. Mặc dù theo phân tích của các chuyên gia về Biến đổi khí hậu, phƣơng án quy hoạch của Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng đầu tiên ―không có lỗi‖ – lỗi là do các nhà đầu tƣ đổ xô về xây dựng vô tội vạ làm cho quy hoạch ban đầu của SOM (Công ty tƣ vấn kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill) bị phá sản và toàn bộ vùng đất trũng này bị đổ đất lấp kín với cao trình cao hơn các khu vực khác của thành phố, các kênh rạch bị lấp gần nhƣ toàn bộ (Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa, 2012)7. Nhƣ vậy không thể không phủ nhận tác động của Khu đô thị đến hệ sinh thái tự nhiên của Thành phố. Có lẽ vì lý do này mà cụm từ ―đô thị sinh thái‖ không nhắc đến trong thiết kế quy hoạch của dự án. Mặc dù sự thành công của dự án đã đem đến cho không chỉ Thành phố Hồ 6 Báo điện tử của Bộ Xây dựng. 30/4/2015. Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng: Điểm sáng đô thị phía Nam TP Hồ Chí Minh. Khai thác từ: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/khu-do-thi-phu-my-hung- diem-sang-do-thi-phia-nam-tp-ho-chi-minh.html 7 PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa. 2012. Vai trò của quy hoạch đô thị trong việc giải quyết ngập lụt tại TPHCM. Tạp chí Quy hoạch đô thị số 10. 611
  9. Chí Minh mà cả nƣớc một mô hình ―đô thị kiểu mẫu‖, nhƣng một lần nữa câu hỏi về vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc định hƣớng, giám sát, quản lý dự án khi triển khai. Hình 3. Biểu đồ biến đổi diện tích ở Khu vực Phú Mỹ Hƣng theo các năm Nguồn: Nguyễn Thị Thắm, 30/9/2015. Biến đổi địa hình khu vực Phú Mỹ ưng, TP. CM do đô thị hóa. Luận văn thạc sỹ Chuyên ngành Khoa học Môi trƣờng. Quay lại với các dự án bất động sản ―có yếu tố sinh thái‖, một bất cập khác mà nhóm tác giả nhận thấy đó là về đối tƣợng mà các dự án bất động sản theo mô hình sinh thái hƣớng tới - đối tƣợng có thu nhập từ khá đến cao. Ví dụ trƣờng hợp dự án Ecolakes, để mua đƣợc một căn nhà có giá trị 1,4 đến 3,5 tỷ (theo phƣơng thức trả góp) thì thu nhập trung bình của ngƣời mua phải từ 20 đến 40 triệu/tháng; nhắm đến đối tƣợng khách hàng này thì cùng nghĩa với việc dự án phải tính toán đầy đủ nhu cầu sử dụng năng lƣợng của họ. Nếu nhƣ một gia đình có thu nhập thấp đến trung bình chỉ cần một ti vi, một tủ lạnh; thì khách hàng tại các dự án này có thể sử dụng từ 2-3 ti vi, tủ lạnh, máy lạnh, máy nƣớc nóng, đèn chiếu sáng,…chƣa kể đến các công trình tiện ích phục vụ dân cƣ; nhƣ Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng, với số lƣợng lớn các công ty, doanh nghiệp và các chuyên gia, ngƣời nƣớc ngoài đến làm việc và sinh sống thì việc đáp ứng năng lƣợng sinh hoạt cũng là bài toán lớn trong quy hoạch, xây dựng dự án. Nhƣ vậy, mô hình ―đô thị sinh thái‖ ở đây có thỏa mãn các tiêu chí cho sự phát triển bền vững hay không, khi bài toán về ―nhu cầu năng lƣợng‖ không hoặc chƣa đƣợc đƣợc giải quyết bằng việc sử dụng và chia sẻ ―năng lƣợng tái tạo‖. Trên thực tế đã có một số chủ đầu tƣ lớn, uy tín và có tầm nhìn, đã chủ động áp dụng các tiêu chí ―xanh‖ trong thiết kế, xây dựng dự án theo các chứng chỉ quốc tế nhƣ chứng chỉ LEED, Lotus, Green Mark, HQE, Tiêu chí IES,… nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị, góp phần làm tăng nhận thức của cộng đồng trong ý thức về bảo vệ môi trƣờng, xây dựng cộng đồng dân cƣ bền vững. Tuy nhiên, số lƣợng những dự án này còn rất ít so với tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam (Có chƣa đến 100 Công trình Xanh đạt chuẩn đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau, theo Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam, 20178) và hầu nhƣ chỉ ở mức độ ―công trình‖ hoặc cụm công trình nhƣ dự án Trung tâm thƣơng mại Green Square tại Bình Dƣơng (chứng chỉ LEED Vàng, 8 Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam. Hội thảo ―Công trình Xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu‖ ngày 11/9/2017. Khai thác từ: http://ndh.vn/viet-nam-hien-co-chua-den-100-cong-trinh-xanh-dat-chuan- 20170911022038536p148c173.news 612
  10. chứng chỉ LOTUS Bạc), dự án Villa Charming Hoian (chứng chỉ HQE), dự án công trình trƣờng học AEFE ở Hà Nội (chứng chỉ HQE)9…; Tuy nhiên, ở các điểm sáng này thì vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng chƣa đƣợc thể hiện rõ nét trong công cuộc khuyến khích, hỗ trợ các dự án xây dựng và phát triển mô hình này. Mặt khác, hƣớng đến phát triển đô thị bền vững, bên cạnh giải pháp đô thị sinh thái, thì mô hình đô thị thông minh đã và đang đƣợc cả nƣớc nghiên cứu triển khai (theo Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII ngày 1/11/201610; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2016 - 202011). Theo đó, một số Thành phố lớn của Việt Nam nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dƣơng,…đang từng bƣớc xây dựng Đề án Thành phố thông minh. Vậy câu hỏi đặt ra trƣớc những vấn đề về môi trƣờng hiện nay, thì sẽ ƣu tiên triển khai xây dựng mô hình nào: đô thị sinh thái hay đô thị thông minh; Đô thị thông minh có lồng ghép các yếu tố của đô thị sinh thái hay không; Và đâu là cơ sở để thực hiện? Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng đô thị sinh thái, trong bối cảnh cả nƣớc có 673 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng, trên 30 thành phố trực thuộc tỉnh, 60 thị xã và hơn 500 thị trấn với tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày một tăng cao; Th.S Nguyễn Thị Hạnh tại Hội thảo ―Tầm nhìn đô thị sinh thái‖ năm 2009 đã khẳng định: xây dựng đô thị sinh thái chính là ―vấn đề cấp thiết và cấp bách, nhất‖; cần quy hoạch các đô thị sinh thái ngay từ bây giờ cho các vùng đô thị mới, hoặc sửa chữa hay thay đổi trong điều kiện có thể, các đô thị cũ thành đô thị theo kiểu đô thị sinh thái12. Ngoài ra, theo nhóm tác giả, qua khảo sát thực trạng các dự án bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng, việc làm rõ khái niệm cũng nhƣ các tiêu chí ―đô thị sinh thái‖ bằng văn bản pháp luật sẽ khiến cho Chủ đầu tƣ các dự án bất động sản tại Việt Nam có trách nhiệm hơn đối với sản phẩm của mình; cũng nhƣ các Nhà quản lý có sơ sở để cấp phép đầu tƣ, xây dựng. Nhƣ vậy, trong phạm vi quyền hạn, chức năng thì các cơ quan quản lý về quy hoạch, xây dựng đô thị cần làm gì để phát huy vai trò của mình trong xây dựng các khu đô thị sinh thái hƣớng đến phát triển bền vững? Qua phân tích các nhiệm vụ cụ thể trong các văn bản pháp lý quy hoạch xây dựng của Việt Nam, tham khảo mô hình và bài học về công tác quản trị của một số ―đô thị sinh thái‖ thành công ở các nƣớc trên thế giới, nhóm tác giả đề xuất một số nội dung nhƣ sau: i. Xác định định nghĩa đô thị sinh thái, hướng đến bền vững: 9 Trang web của HQE Certification: http://www.behqe.com/ 10 Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII do Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng ký ngày 1/11/2016 về một số chủ trƣơng, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trƣởng, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. 11 Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2016 – 2020. 12 Th.S Nguyễn Thị Hạnh. Hội thảo ―Tầm nhìn đô thị sinh thái‖ 2009. Khai thác từ: http://vneconomy.vn/bat- dong-san/bao-gio-viet-nam-co-do-thi-sinh-thai-20090627104217523.htm 613
  11. Theo tác giả S. Joss, D. Tomozeiu và R. Cowley, 2012, dựa trên cơ sở phân tích chính sách của các thành phố sinh thái đã khẳng định việc xây dựng hệ thống tiêu chí sinh thái cụ thể, áp dụng chung các các khu vực là không thể thực hiện đƣợc, do điều kiện khác nhau về cơ cấu, tổ chức quản lý tại địa phƣơng cũng nhƣ các yếu tố về khí hậu, văn hóa vùng miền, sự tham gia của ngƣời dân, các bên liên quan…Tuy nhiên, tƣơng tự nhƣ việc xây dựng các tiêu chí cho ―đô thị kiểu mẫu‖, thì việc xác định khái niệm cũng nhƣ các tiêu chuẩn ―khung‖ cho một khu đô thị đúng chuẩn ―sinh thái‖ là việc làm cần thiết. Là cơ sở để chính quyền ở các địa phƣơng cùng với các bên liên quan có thể hoàn chỉnh, xây dựng và áp dụng tùy theo tính chất khu vực. Do đó, với chức năng nhiệm vụ là Bộ chuyên ngành, tham mƣu cho Chính phủ về quy hoạch, xây dựng đất nƣớc thì Bộ Xây dựng trƣớc hết là đơn vị đầu tàu, bƣớc đầu xây dựng khái niệm và tiêu chí khung, cùng với một số quy định liên quan cho ―đô thị sinh thái‖ cho Việt Nam hƣớng đến phát triển bền vững, hội nhập quốc tế. ii. Xây dựng quy trình đánh giá hiệu suất: Trên cơ sở khung về ―đô thị sinh thái‖ do Bộ Xây dựng đề xuất ban hành thì Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố, dựa trên chiến lƣợc phát triển Thành phố của mình có thể lồng ghép hoặc có chính sách riêng đối với việc xây dựng, phát triển ―đô thị sinh thái‖ hƣớng đến bền vững. Ở đây cần làm rõ ―tính chất‖ cũng nhƣ điều kiện khu vực trong xây dựng bộ tiêu chí sinh thái riêng. Nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh với định hƣớng phát triển là Trung tâm Kinh tế, Văn hóa, Thƣơng mại dịch vụ lớn nhất cả nƣớc, và hƣớng đến Khu vực Đông Nam Á, thì việc xây dựng đô thị sinh thái có thể xem xét lồng ghép với việc xây dựng Thành phố Thông minh, trên cơ sở phát triển hạ tầng, khoa học, công nghệ; tăng cƣờng mảng xanh theo chiều cao công trình ở mặt đứng, mái; phát triển kinh tế xanh thông qua phát triển dịch vụ, sản xuất năng lƣợng tái tạo; Ngƣợc lại ở các vùng mà tính chất đô thị gắn liền với các yếu tố sinh thái tự nhiên, đặc thù, thì đô thị cần phát triển dựa trên việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, với tỷ lệ xây dựng và khai thác hợp lý, có thể phát triển kinh tế theo hƣớng du lịch, du lịch sinh thái. Nhƣ vậy, không ai khác, chính những nhà lãnh đạo, quản lý địa phƣơng, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn nhƣ Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng mới có thể hiểu và phát triển đô thị theo tính chất khu vực. Bên cạnh việc tham mƣu, xây dựng bộ tiêu chí riêng thì việc đánh giá, theo dõi và kiểm soát là những công việc cần hết sức quan trọng. Đòi hỏi ở những ngƣời làm quản lý cái tâm và cái tầm đối với đất nƣớc và xã hội. iii. Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan: Những đầu năm 1900, các quy định đầu tiên về quy hoạch xây dựng nhƣ Quyết định số 322-BXD/ĐT ngày 28/3/1993, Nghị định số 91-CP ngày 17/8/1994, Thông tƣ số 25/BXD-KTQH ngày 22/8/1995, Thông tƣ số 03-BXD/KTQH ngày 04/6/1997, đã có quy định việc lấy ý kiến cộng đồng dân cƣ nhƣ: thực hiện thông qua ―Hội đồng nhân dân‖ các cấp đối với ―Đồ án quy hoạch chung‖, và ngƣời dân chỉ biết ―quy hoạch‖ khi công bố để triển khai thực hiện. Đến ngày 26/11/2003, Luật Xây dựng ban 614
  12. hành thì việc lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân khi lập quy hoạch đƣợc đề cập sâu hơn nhƣng chƣa cụ thể và còn mờ nhạt. Chỉ khi Luật Quy hoạch Đô thị đƣợc Quốc Hội thông qua ngày 17/6/2009, Luật Xây dựng sửa đổi ban hành ngày 18/6/2014 và các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn Luật lần lƣợt đƣợc ban hành thì việc lấy ý kiến các bên liên quan trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng mới đƣợc quy định rõ ràng, mang tính ―bắt buộc‖ cụ thể là các quy định về Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tham gia ý kiến và giám sát hoạt động quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, khi khái niệm về đô thị sinh thái chƣa đƣợc làm rõ, thì việc ―học tập cộng đồng‖ (Theo S. Joss, D. Tomozeiu và R. Cowley, 2012) chính là một cơ sở giúp cho việc hình thành bộ tiêu chính ―đô thị sinh thái‖ bền vững cho từng khu vực. Vì cộng đồng là những ngƣời bị tác động trực tiếp cũng nhƣ hƣởng lợi trực tiếp từ công tác hoạch định xây dựng đô thị. Và xây dựng đô thị hƣớng đến con ngƣời cũng chính là mục tiêu của phát triển bền vững. Do đó, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp Quận, Huyện, các Mặt trận, các Đoàn, Hội chính là các tổ chức quan trọng trong kết nối, tăng cƣờng tham gia của ngƣời dân, kết nối cộng đồng với chính quyền để cùng xây dựng đô thị. ―Bản quy hoạch tốt nhất phải thể hiện đƣợc sự mong muốn của ngƣời dân – một bản quy hoạch có tính linh hoạt, đáp ứng những yêu cầu mà ngƣời dân cho là cần thiết. Cách tốt nhất để có đƣợc bản quy hoạch này là đảm bảo sự tham gia trực tiếp của ngƣời dân vào quá trình quy hoạch. Nếu chỉ có những nhà quy hoạch chuyên môn tiến hành các khảo sát nghiên cứu và sử dụng kết quả của những nghiên cứu mà thiếu cân nhắc đến tính biến động phức tạp của bối cảnh kinh tế và nhu cầu thiết thực của ngƣời dân thì chƣa đủ. Trong nhiều trƣờng hợp, để đảm bảo những gì mà ngƣời dân mong muốn đã đƣợc tích hợp trong quy hoạch chỉ có một cách duy nhất là đảm bảo cho họ đƣợc trực tiếp tham gia vào quá trình quy hoạch‖ (Aprodicio Laquian, 1995) 13. IV. Kết luận: Quá trình đô thị hóa, quốc tế hóa, bên cạnh những tác động tích cực cũng gây ra nhiều thách thức cho các đô thị ở nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam – khi mà các lợi ích kinh tế đang có vị trí cao hơn các giá trị về nhân văn, môi trƣờng. Theo các lý thuyết cũng nhƣ bài học thành công ở các nƣớc phát triển thì xây dựng đô thị sinh thái là một trong những giải pháp không chỉ đáp ứng các yêu cầu về không gian đô thị mà còn là môi trƣờng và kinh tế thông qua việc tiết kiệm và chia sẽ năng lƣợng tái tạo, phát triển kinh tế xanh. Mặc dù nhận biết đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng đô thị sinh thái nhƣng ở Việt Nam vẫn chƣa có đầy đủ các cơ sở pháp lý cho công tác lập, thẩm định và phê duyệt đô thị sinh thái, chƣa có nhiều chƣơng trình chính sách khuyến khích, thúc đẩy xây dựng dự án theo hƣớng đô thị sinh thái. Hầu hết các dự án mang tính ―tiết kiệm năng lƣợng‖ ở Việt Nam chỉ dừng ở mức độ ―công trình xanh‖ thông qua các chứng 13 Aprodicio Laquian.1998. “Mô hình và các công cụ quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng. Dự án quốc gia VIE/95/050 - Nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý đô thị tại thành phố Hà Nội, 9-17. 615
  13. chỉ trong và ngoài nƣớc với số lƣợng quá ít so với số dự án đầu tƣ. Một số dự án bất động sản chƣa thật sự triển khai theo đúng định nghĩa ―sinh thái‖ và chƣa có trách nhiệm với ý nghĩa của nó. Các pháp lý hiện có chỉ chủ yếu tập trung các tiêu chí liên quan đến công trình nhƣ QCVN 09:2013/BXD về ―Các công trình xây dựng sử dụng năng lƣợng hiệu quả‖, Thông tƣ số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng ban hành quy định sử dụng vật liệu không nung; Hay các chỉ tiêu về m2cây xanh/ngƣời trong Thông tƣ 34/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 30/9/2009 về quy định chi tiết một số điểm trong Nghị định 42/2009/NĐ-CP về phân loại đô thị, Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01/2008/BXD về quy hoạch xây dựng. Nhƣ vậy, trong bức tranh tổng quát về ―đô thị sinh thái‖ ở Việt Nam thì vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc còn mờ nhạt, đẫn đến nhiều hệ quả đáng tiếc khi xây dựng, triển khai và vận hành dự án. Do đó, để làm tăng số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, quy mô của các dự án sinh thái, dựa trên bài học của một số thành phố phát triển theo hƣớng sinh thái có tính đến yếu tố bền vững, thì hơn hết đó chính là sự cần thiết phải phát huy vai trò của các nhà quản trị, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn, nhấn mạnh vai trò của cơ quan quản lý ở địa phƣơng trong việc xây dựng bộ tiêu chính về ―đô thị sinh thái‖: từ khái niệm, khung tiêu chí chung của Việt Nam đến những bộ tiêu chí riêng cho từng khu vực theo tính chất, đặc điểm cũng nhƣ sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là ngƣời dân. TÀI LỆU THAM KHẢO 1. PGS, TS Đỗ Tú Lan. Những tiêu chí/chỉ số đánh giá đô thị sinh thái quốc tế/định hƣớng phát triển đô thị sinh thái ứng phó với biến đôi khí hậu ở việt nam. Hội nghị ―Tƣơng lai đô thị Việt Nam - Hành động hôm nay‖. 2. PGS.TS. Lƣu Đức Hải, 2011. Đô thị sinh thái, Tạp chí Quy hoạch Đô thị, (số 05). 3. PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa. 2012. Vai trò của quy hoạch đô thị trong việc giải quyết ngập lụt tại TPHCM. Tạp chí Quy hoạch đô thị số 10. 4. Nguyễn Thị Thắm. 30/9/2015. Biến đổi địa hình khu vực Phú Mỹ ưng, TP. CM do đô thị hóa. Luận văn thạc sỹ Chuyên ngành Khoa học Môi trƣờng. 5. Yijun Song. (2011). Ecological city and urban sustainable development. International Conference on Green Buildings and Sustainable Cities. Elsevier Ltd. Procedia Engineering (21): 142 – 146. 6. S. Mostafa Rasoolimanesh*, Nurwati Badarulzaman & Mastura Jaafa. (2011). City Development Strategies (CDS) and Sustainable Urbanization in Developing World. ASEAN Conference on Environment-Behaviour Studies, Savoy Homann Bidakara Bandung Hotel, Bandung, Indonesia, 15-17 June 2011. Elsevier Ltd. Selection and peer-review under responsibility of Centre for EnvironmentBehaviour Studies (cE-Bs), Faculty of Architecture, Planning & Surveying, Universiti Teknologi MARA. Procedia - Social and Behavioral Sciences (36): 623 – 631. 7. S. Joss, D. Tomozeiu & R. Cowley. 2012. Eco-city indicators: governance challenges. The Sustainable City VII, Vol. 1: 109 – 120. 616
  14. 8. Aprodicio Laquian. 1998. Mô hình và các công cụ quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng. Dự án quốc gia VIE/95/050 - Nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý đô thị tại thành phố Hà Nội, 9-17. 9. Hội thảo ―Công trình Xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu‖. 11/9/2017. Khai thác từ: http://ndh.vn/viet-nam-hien-co-chua-den-100-cong-trinh-xanh-dat-chuan- 20170911022038536p148c173.news. 10. Hội thảo ―Tầm nhìn đô thị sinh thái‖. 2009. Khai thác từ: http://vneconomy.vn/bat- dong-san/bao-gio-viet-nam-co-do-thi-sinh-thai-20090627104217523.htm 11. Báo điện tử của Bộ Xây dựng. 30/4/2015. Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng: Điểm sáng đô thị phía Nam TP Hồ Chí Minh. Khai thác từ: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/khu-do-thi-phu-my- hung-diem-sang-do-thi-phia-nam-tp-ho-chi-minh.html 12. Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII do Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng ký ngày 1/11/2016 về một số chủ trƣơng, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trƣởng, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. 13. Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2016 – 2020. 617
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2