intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

138
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

QUY HOẠCH THEO NHÓM CÔNG TRÌNH 4.1. Giơí thiệu chung Chương 3 đã giới thiệu về kỹ thuật và các phương pháp làm quy hoạch. Nội dung chính đi vào giải quyết các vấn đề chung. Chương này tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể trong quy hoạch cơ sở hạ tầng như: vấn đề sử dụng đất, quy hoạch nhà ở, nguồn nước và hệ thống vệ sinh. Những loại công trình này là bộ phận cấu thành quy hoạch tổng thể. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 4

  1. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình Chương 4: QUY HOẠCH THEO NHÓM CÔNG TRÌNH 4.1. Giơí thiệu chung Chương 3 đã giới thiệu về kỹ thuật và các phương pháp làm quy hoạch. Nội dung chính đi vào giải quyết các vấn đề chung. Chương này tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể trong quy hoạch cơ sở hạ tầng như: vấn đề sử dụng đất, quy hoạch nhà ở, nguồn nước và hệ thống vệ sinh. Những loại công trình này là bộ phận cấu thành quy hoạch tổng thể. 4.2. Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch vùng 4.2.1. Mở đầu Quy hoạch sử dụng đất là thể hiện ý tưởng và mục đích của người lập – Người lập có thể là cộng đồng, nhà chức trách địa phương hoặc trung ương. Kế hoạch này thể hiện việc sử dụng đất cho hiện tại và tương lai. Quy hoach sử dụng đất phải thể hiện được mục đích sử dụng và chức năng của nó ví như cho nhà ở, cồng nghiệp, thương mại hoặc công trình công cộng. Quy hoạch sử dụng đất còn thể hiện những vùng được phép phát triển, hay thuộc khu vực bảo vệ. Quy hoạch được thể hiện qua bản quy hoạch tổng thể, sau đó là các bản quy hoạch chi tiết. Quy hoạch tổng thể mô tả mục đích sử dụng, lý do sử dụng, mật độ, cường độ, nguyên tắc và tiêu chuẩn cho các đối tượng sử dụng. Quy họach sử dụng đất là bộ phận quan trọng của kế hoạch tổng thể nó nêu lên việc sử dụng đất theo quy định luật pháp, là cơ sở giải quyết các tranh chấp có thể giữa việc sử dụng đất và mục tiêu sử dụng. Quy hoạch ở đây ta có thể hiểu nó có chức năng hành chính và luật pháp. Nếu không thể hiện được chức năng này thì quy hoạch không có ý nghĩa gì. Quy hoạch được thể hiện ở các cấp khác nhau: từ trung ương xuống đến huyện. Cấp càng cao thì sự chi tiết càng hạn chế. Ở cấp thành phố, thị xã quy hoạch là việc làm bình thường bởi vì tính tổ hợp của các hoạt động diễn ra có thể có những tranh chấp về quyền lợi. Khu tự trị, đặc khu có thuận lợi và khó khăn trong khi lập quy hoạch. Trước tiên mọi quy hoạch của cầp này phải phụ thuộc vào trung ương, ngược lại chính quyền cấp này cấp giấy phép sử dụng đất và quản lý xây dựng trong quyền hạn hành chính. Ở nước ta có một số thành phố trực thuộc trung ương như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Quy hoạch các thành phố lớn phải do Trung ương quyết định. Đặc khu, khu tự trị vẫn do trung ương quản lý và lập quy hoạch. 4.2.2 Quy trình lập quy hoạch Các bước lập quy hoạch đã trình bày trong chương 2. Về nguyên tắc chung nó giống như lập quy hoạch tổng thể cấp quốc gia. Tuy vậy để lập quy hoạch cấp thấp hơn trước khi lập cần đưa ra các câu hỏi sau: • Thành phần tham gia trong quá trình lập 119
  2. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình • Phạm vi, biên giới của vùng quy hoạch • Thời hạn quy hoạch • Điểm xuất phát, yêu cầu chung tương ứng các cập quy hoạch vùng, quốc gia • Quy định pháp luật • Thông tin đại chúng • Hạn kết thúc sử dụng đất Khi các vấn đề nêu trên được làm rõ, công tác quy hoạch được bắt đầu. Các bước quy hoạch được giơí thiệu sau đây. 1) Vấn đề đặt ra làm cơ sở a Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức b Mâu thuẫn hiện nay hoặc vấn đề mong muốn trong tương lai; c Những vấn đề hoặc trở ngại có thể nảy sinh theo dự báo nội suy. 2) Thu thập và phân tích thông tin a) Kiểm tra các điều kiện hiện có, sử dụng các loại: • Bản đồ • Quy hoạch sử dụng đất hiện trạng • Chủ đất • Hạ tầng cơ sở • Công trình công cộng • Điều kiện môi trường • Luật đất đai • Các quy định liên quan về sử dụng đất. b) Phân tích bảng quy hoạch đất sử dụng hiện tại, làm rõ các mục: • Bản đồ quy hoạch chuyên canh và phân tích • Lịch sử nguồn đất quy hoạch trước đây • Dự báo kế hoạch sử dụng đất trong tương lai theo đặc tính chuyên dụng. c) Nghiên cứu bổ xung: • Dự báo dân số, mật độ, nhà ở ... • Nghiên cứu điều kiện kinh tế và chiến thuật • Tham khảo ý kiến cộng đồng • Khảo sát địa chất, địa hình. d) Kiểm tra quy hoạch 120
  3. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình • Quy hoạch và chính sách cộng đồng • Quy hoạch cá nhân và công cộng • Quy hoạch bộ phận • Quy hoạch công trình bảo vệ • Quy hoạch phát triển kinh tế • Quy hoạch quốc gia, vùng lãnh thổ. 3) Mục đích cộng đồng Cần chú ý các vấn đề sau: o Hạn chế các phát sinh o Làm ró mục tiêu và số lượng có thể o Đưa ra các phương án, càng chi tiết càng tốt; o Giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn; o Người chịu trách nhiệm thực thi quy hoạch o Thống nhất ý kiến giữa các bên tham gia lập 4) Thiết kế các phương án quy hoạch - Làm bản sơ bộ - Lên các bản đồ tỉ lệ khác nhau, tránh chi tiết quá ở giai đoạn này; - Phân tích và dự đoán những tồn tại của các loại kế hoạch khác nhau ; - Giải pháp thực hiện 5) So sánh các phương án • So sánh các phương án trên cơ sở các chỉ tiêu nêu ra • Rà soát các phương án để phù hợp chính sách, quá trình phát triển vùng • Xem xét các ưu tiên như vùng công nghiệp, du lịch, thương mại... • Tổ hợp và thống nhất các vấn đề mà các loại kế hoạch đưa ra thành thể thông nhất, để có phương án tối ưu. 6) Lựa chọn phương án tối ưu Việc lựa chọn cuối cùng giữa các phương án được dựa theo phân tích đa tiêu chuẩn hoặc kết hợp với phân tích kinh tế để xem xét. Tuy vậy đôi khi vẫn xảy ra khi quan điểm của một số nhà chính trị đã định phương án rẻ chưa hẳn là phương án được lựa chọn. Phương án lựa chọn cần làm rõ các câu hỏi sau: • Quy hoạch đáp ứng được mục tiêu đặt ra • Diện tích đất sử dụng • Mọi thành viên (người lập, nhà chức trách, người liên quan dự án có ý kiến thống nhất • Phương án là khả thi và kinh tế 121
  4. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình • Dự án thúc đẩy phát triển kinh tế • Vấn đề tác động môi trường 7) Chuyển giao kế hoạch -quy hoạch thành chương trình hành động và dự án Quy hoạch thường rất phức tạp và việc thực thi cũng có khi chậm trễ vì nhiều lý do, có thể do đặc tính giai đoạn và cần phải chia nó ra thành nhiều phần có diện tích nhỏ hơn để hoàn thành. Mặt khác cần có phương pháp mềm dẻo trong chỉ đạo và quản lý nó. 8) Thực thi Trong quá trình thực thi quy hoạch có thể gặp những khó khăn gây chậm trễ, bất trắc. Để tránh các trường hợp trên ta cần kiểm tra và hiểu rõ: • Phải được sự nhất trí cao của những người làm trực tiếp và gián tiếp của qúa trình lập nó trong suất quá trình thực thi. • Trách nhiệm các bên tham gia phải được thể hiện tốt • Khai thác và sử dụng quỹ đất phù hợp • Chuẩn bị và cung cấp đầy đủ thiết bị và nhân lực để thực hiện thành công kế hoạch đã định. 9) Điều khiển và giám sát Kế hoạch – quy hoạch phải có tính chất mềm dẻo trong thực thi. Cần có đội ngũ chuyên gia làm việc và kịp thời điều chỉnh khi có những thay đổi đặt ra. Mặt khác các điểm mấu chốt của kế hoạch phải được đảm bảo và bất di bất dịch. Có như vậy mục tiêu của kế hoạch đặt ra mới thực hiện được. 4.2.3. Quy trình lập quy hoạch Lập quy hoạch phải qua nhiều bước và các thủ tục điều hành phức tạp. Quá trình lập quy hoạch thực tế bao gồm giai đoạn chuẩn bị, thủ tục pháp lý và các điều kiện khống chế. a) Giai đoạn chuẩn bị Công tác chuẩn bị được thực hiện ở bước này để làm rõ quan hệ luật pháp, các quy định hiện hành liên quan đến việc sử dụng đất. Cũng có thể sẽ có những quy định đặc biệt hay nghị định cho việc làm này. Thủ tục pháp luật Để có được thủ tục cấp phép sử dụng đất sẽ có nhiều thủ tục hành chính mà người liên 122
  5. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình quan phải làm theo hướng dẫn của chuyên ngành. Những yêu cầu chính cho công tác này là: • Mối quan hệ theo ngành ngang giữa phòng chức năng nhà nước, ví dụ như bộ phận phát triển thành phố, bộ phận làm mới, công trình công cộng, phòng quản lý đất ... và phối hợp và phản hồi thông tin tới chủ sở hữu và các nhà chức trách chính. • Mối quan hệ ngành dọc theo phân cấp quản lý như trung ương, tỉnh, địa phương. Trách nhiệm của các cấp trong việc ra quyết định sử dụng đất làm quy hoạch. • Trách nhiệm của ban chuẩn bị dự án, ban quản lý dự án trong công tác quy hoạch. Sau khi đã có cơ sở pháp lý, cần đăng tải và thông tin dự án trên phương tiện thông tin đại chúng. Phương pháp áp dụng có thể là: qua đài, báo chí, hội thảo, câu hỏi phỏng vấn. Cấp giấy phép xây dựng Căn cứ theo Nghi định Số : 52/1999/NĐ-CP của chính phủ Quy định về đầu tư và xây dựng, tại các điều 33, 34 và 35 đã chỉ rõ: - Xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên - Làm thủ tục xin giao đất hoặc thuê đất • Lập hồ sơ xin giao nhận đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ • Việc thu hồi đất giao nhận đất tại hiện trường thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai - Thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm hỗ trợ, tổ chức thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng. 4.2.4. Hệ thống phân loại Việc lựa chọn hệ thống phân loại cần phải được làm rõ ngay từ bước đầu tiên của qua trình lập. Hệ thống phân loại phụ thuộc cấp quy hoạch. Tỉ lệ càng nhỏ càng thể hiện chi tiết hơn. Ví dụ sau thể hiện nội dung phân loại cần chỉ rõ: 1) Nông nghiệp, nông trang a Nông trang, trang trại, khu canh tác b Rau màu, cây ăn quả c Chăn nuôi nông trường (thương mại, chung) 2) Khu nhà ở 123
  6. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình • Hộ độc thân, trợ giúp chính sách, khu tập trung. • Tư nhân, cá thể • Hành chính • Các đối tượng khác. 3) Thương mại • Công sở • Văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch, cửa hàng • Bộ phận nghiên cứu và tiếp thị 5) Công nghiệp, nhà máy • Công nghiệp chiếu sáng • Công nghiệp nặng • Các đối tượng khác. 5) Dịch vụ công cộng • Công viên, vườn cây • Trường học • Khu vui chơi, thể thao • Trung tâm cộng đồng • Nhà văn hoá, chiếu phim, rạp hát 6) Hạ tầng cơ sở • Bãi thải • Hồ chứa nước • Đ ỗ xe • Công trình sử lý chất thải • Giao thông, thông tin. 7) Bến bãi 4.2.5. Thi công và hướng dẫn, chỉ dẫn Để thực thi bản quy hoạch đã vạch, sẽ phải chuẩn bị rất nhiều những quy định mang tính nguyên tắc và hướng dẫn trong quá trình triển khai. Ở đây cần tuân thủ nguyên tắc và các bước tiến hành, tuy vậy các bước tiến hành có thể thay đổi chút nhỏ tuỳ hoàn cảnh cụ thể và người tiến hành công việc. 1) Công bố công khai Trước tiên cơ quan chính quyền thực hiện kế hoạch sẽ triển khai nó theo cách chỉ đạo trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm để có giải pháp phù hợp. Có thể thực hiện kế 124
  7. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình hoạch theo từng cấp, giai đoạn ngắn đối các hạng mục hoàn thành đi đến hoàn thành toàn bộ. 2) Quy định của các vấn đề chuyên môn Quy định phân vùng là dạng phân chia phổ thông hiện nay, nó thể hiện chức năng của lô đất qua hệ thống phân loại. Việc phân loại này có thể mang lại: • Đưa việc sử dụng đất phù hợp hơn trong quá trình phát triển • Phát triển có quy haọch và kế hoạch như vậy sẽ giúp cho việc bảo vệ đất khỏi bị xói mòn và các tác động khác • Việc sử dụng đất mang tính tổng hợp và đa dạng của cộng đồng • Quy định mật độ, cường độ sử dụng đất hợp lý • Tránh những sai sót đã gặp trước đây • Tham gia vào quá trình giải quyết những vướng mắc ở các cấp cao hơn • Công cụ cho người lập quyết định. Mặt khác phân vùng có thể đưa đến các mặt hạn chế sau: • Có thể hạn chế việc cạnh tranh phát triển trong vùng • Có thể đưa đến tính độc canh và ít thay đổi 3) Kế hoạch quy hoạch rõ ràng Quy hoạch cần làm rõ các yếu tố sau: • Đánh giá phù hợp tình trạng hiện nay • Phân loại khái niệm và mục đích • Bản vẽ đơn giản nhưng phải thể hiện các vấn đề quan trọng mấu chốt. • Thủ tục hành chính • Trách nhiệm các bên tham gia. 4.3. Quy hoạch xây dưng 4.3.1. Những quy định chung của Luật Xây Dựng về quy hoạch a. Quy hoạch xây dựng phải được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo. Quy hoạch xây dựng được lập cho năm năm, mười năm và định hướng phát triển lâu dài. Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trước đã lập và phê duyệt. b. Nhà nước bảo đảm vốn ngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công tác lập quy hoạch xây dựng. Vốn ngân sách nhà nước được cân đối trong kế hoạch hàng năm để lập quy hoạch xây dựng vùng, quy 125
  8. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung theo hình thức kinh doanh. c. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sở quản lý các hoạt động xây dựng, triển khai các dự án đầu tư xây dựng và xây dựng công trình. d. Trong trường hợp ủy ban nhân dân các cấp không đủ điều kiện năng lực thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thì mời chuyên gia, thuê tư vấn để thực hiện. e. Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 4.3.2 Phân loại quy hoạch xây dựng 4.3.2.1. Quy hoạch xây dựng vùng -Yêu cầu chung a. Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội; b. Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển; c. Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; d. Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn. - Nhiệm vụ : (1). Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng được quy định như sau: a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đối với những vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan; 126
  9. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình b) ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định. (2). Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm: a) Dự báo quy mô dân số đô thị, nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng và chiến lược phân bố dân cư của quốc gia cho giai đoạn năm năm, mười năm và dài hơn; b) Tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng; c) Tổ chức không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực, bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng. - Nội dung a. Xác định hệ thống các đô thị, các điểm dân cư để phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, các khu vực bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các khu chức năng khác; b. Bố trí hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian và các biện pháp bảo vệ môi trường; c. Định hướng phát triển các công trình chuyên ngành; d. Xác định đất dự trữ để phục vụ cho nhu cầu phát triển; sử dụng đất có hiệu quả. - Công tác phê duyệt (a) Bộ Xây dựng tổ chức lập, thẩm định quy hoạch xây dựng vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan. (b) ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. - Điểu chỉnh a. Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây: - Có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng; chiến lược quốc phòng, an ninh; 127
  10. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình - Có thay đổi về điều kiện địa lý, tự nhiên, dân số và kinh tế - xã hội. (b) Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng được quy định như sau: - Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh, quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng đối với các vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh theo đề nghị của Bộ Xây dựng, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ điều chỉnh và quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. 4.3.2.2. Quy hoạch xây dựng đô thị - Nhiệm vụ: (1). Trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị được quy định như sau: a) Bộ Xây dựng lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. #ối với đô thị loại 3, ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp huyện) lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 4, loại 5 thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp huyện) thông qua và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. (2). Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm: a) Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn năm năm, mười năm và dự báo hướng phát triển của đô thị cho giai đoạn hai mươi năm; b) Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn phải xác định những khu vực phải giải tỏa, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị. 128
  11. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình - Nội dung a. Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải bảo đảm xác định tổng mặt bằng sử dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch; phân khu chức năng đô thị; mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn đô thị. b. Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. c. Trong trường hợp quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đề xuất được các giải pháp giữ lại những công trình, cảnh quan hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra. - Công tác phê duyệt a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3. b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại 4 và loại 5. Điều chỉnh (1). Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Quy hoạch chung xây dựng đô thị được điều chỉnh; b) Cần khuyến khích, thu hút đầu tư. (2). Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thì phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được điều chỉnh. (3). Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải lấy ý kiến của nhân dân trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng và không được làm thay đổi lớn đến cơ cấu quy hoạch chung xây dựng. 4.3.2.3. Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn - Nhiệm vụ : 129
  12. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình (1). Ủy ban nhân dân cấp xã lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. (2). Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm: a) Dự báo quy mô tăng dân số điểm dân cư nông thôn theo từng giai đoạn; b) Tổ chức không gian các cơ sở sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trong điểm dân cư nông thôn; c) Định hướng phát triển các điểm dân cư. - Nội dung : (1). Xác định các khu chức năng, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hướng phát triển cho từng điểm dân cư, thiết kế mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán cho từng vùng để hướng dẫn nhân dân xây dựng. (2). Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm xã phải xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và các công trình khác. (3). Đối với những điểm dân cư nông thôn đang tồn tại ổn định lâu dài, khi thực hiện quy hoạch xây dựng thì phải thiết kế cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. - Công tác phê duyệt : Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lập quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. - Điều chỉnh : (1). Quy hoạch điểm dân cư nông thôn được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được điều chỉnh; b) Quy hoạch xây dựng vùng được điều chỉnh; c) Các điều kiện về địa lý, tự nhiên có biến động. 130
  13. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình (2). Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh và quy hoạch xây dựng điều chỉnh đối với các điểm dân cư nông thôn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý. 4.4. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng 4.4.1. Quy hoạch giao thông, đường sá 4.4.1.1. Đặc điểm giao thông (i) Ô tô Hiện nay, ô tô là phương tiện phổ biến, đặc biệt đối các nước phát triển. Việc sử dụng ô tô vì nó có những ưu điểm nổi bật như cơ động, không hạn chế chiều dài hoạt động và thời gian. Tuy vậy khi sử dụng ô tô cũng có những hạn chế nhất định. Đối các nước đang phát triển thì sử dụng ô tô phải đi liền với nâng cấp chất lượng đường và mở rộng làn đường. Mặt khác tai nạn giao thông cũng tăng lên. Trong một số trường hợp, đơn giá có thể cao, gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường khi xe sử dụng các loại động cơ cũ và lạc hậu. Khi hệ thống đường sá chưa đủ rộng ô tô có thể gây ra tắc ngắn giao thông. Xe đạp Xe đạp là phương tiện phổ biến đối nước đang phát triển. Vì nó có những ưu điểm nhất định. Vận tốc của loại phương tiện này thì thường thấp ( nhỏ hơn 30 km/h, cự ly nhỏ hơn 5 km). Tỉ lệ sự cố do xe đạp cũng khá cao và thường gây ra tắc nghẽn giao thông khi người tham gia giao thông không đi theo đúng luật lệ. Xe máy là phương tiện thứ hai sau xe đạp. Xe máy có tính cơ động và có thể đi theo đường ngoằn ngoèo mà ô tô và một số phương tiện giao thông khác khó thực hiện được. Bảng 4.1: Kích thước trung bình và lớn nhất của các loại xe vận tải và xe thô sơ KT trung bình KT lớn nhất Dài Rộng Cao Dài Rộng Cao Ô tô 4.4 1.6 5.0 1.9 Xe tải 4.9 2.0 2.2 5.3 2.1 2.4 Ô tô buýt 11.9 2.5 3.1 18.0 2.5 3.2 Xe tải lớn 9.0 2.45 3.3 18.0 2.5 4.0 Đi bộ 1.8 2.1 Xe đạp 1.8 0.6 1.8 2.0 0.7 2.0 Xe đẩy 1.9 0.65 1.7 2.05 0.85 1.85 Xe tay 1.5 0.85 1.4 1.8 0.9 1.5 Xe buýt và tầu điện 131
  14. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình Phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tầu điện có vị trí quan trọng đối giao thông khu vực đô thị. Hệ thống giao thông này nối liền các điểm trong khu vực hoạt động. Để giảm thiểu tắc nghẽn giao thông trong nhiều thành phố lớn người ta sử dụng phương tiện này như một công cụ giao thông chính. 4.4.1.2. Phân tích hệ thống giao thông Phân tích hệ thống giao thông nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình lập quy hoạch. Việc phân tích này nhằm phản ánh hiện trạng giao thông và tương lai 10 tới 20 năm tới. Công tác dự báo sẽ dựa vào tăng trưởng dân số và sự gia tăng trong sử dụng ô tô. Kết quả phân tích cần làm rõ 4 vấn đề sau: • Khả năng đường vận tải • Đ ỗ xe • An toàn gaio thông • Vấn đề ảnh hưởng môi trường Để hạn chế những tồn tại này một số giải pháp sẽ đưa ra. Các thông tin cơ bản cần thu thập: • Kết cấu hệ thống giao thông: đường chính, đường nhánh • Số lượng ô tô, xe đạp tham gia giao thông, số lượng xe buýt trong giờ cao điểm và giờ khác • Vận tốc ô tô, sự thay đổi vận tốc • Số lượng ô tô đỗ đúng và không đúng quy định, chu kỳ và thời gian đỗ • Số vụ tai nạn: vị trí, thời gian địa điểm, loại xe, nguyên nhân • Biển báo, đèn báo • Thiết bị chỗ qua đường a) Khả năng đường Khả năng chuyển tải của đường khoảng 1800 xe trong một giờ. Điều này nói lên rằng cứ 2 phút sẽ có một xe chạy qua. Nếu tính cho đường một làn trong một giờ có: 2* 18000 xe qua. Nếu số xe chạy qua lớn hơn trị số tính này sẽ có hiện tượng tắc nghẽn giao thông. Thực tế số lượng xe nhỏ hơn tính trên vẫn xảy ra tắc nghẽn, điều này nói lên khả năng đáp ứng của đường nhỏ hơn. Mặt khác nó còn phụ thuộc vào hệ thống đền tín hiệu và thiết bị chỗ cắt qua trục giao thông. Việc khảo sát lượng xe trong 24 giờ và tính cho nhiều ngày sẽ là số liệu tốt giúp việc tính toán giải quyết vấn đề quá tải của đường. Những giải pháp chính cho việc giải quyết vấn đề quá tải là: • Tăng khả năng của đường bằng cách hạn chế các điểm nút cổ chai, mở rộng làn đường, đường tránh và đặt hệ thống tín hiệu • Làm đường mới • Giảm loại xe có vận tốc thấp, làm đường riêng cho loại này. 132
  15. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình b) Nơi đỗ xe Giải quyết vị trí đỗ, số lượng và thời gian đỗ. Nơi trung tâm dịch buôn bán, cửa hàng, vui chơi giải trí sẽ phải giành riêng không gian đỗ xe. c) An toàn giao thông Giảm thiểu tai nạn giao thông đang là chính sách lớn của nhà nước hiện nay. Tất cả những người tham gia giao thông trên đường đều phải chấp hành luật lệ giao thông. Công việc này được cơ quan cảnh sát đảm nhận và có sự tham gia của chính quyền và người dân. Hiện nay đã có những cung đường, đoạn đường, đường phố quản lý trực tiếp bởi người địa phương. d) Môi trường Khuynh hướng hiện nay trong quy hoạch vấn đề tác động môi trường đang được xem là yếu tố quan trọng, đặc biệt đối quy hoạch hệ thống giao thông. Ở đây quan tâm hai yếu tố: tiếng ồn và ô nhiễm không khí. Độ mạnh yếu trong âm lượng ảnh hưởng được thể hiện qua đơn vị đo lường decibel (dBa). Mức quy định như sau: Yên tĩnh 0 dB(a), giới hạn mức cao 120 dB(a). Đối một số nước phát triển giới hạn cho phép đối khu nhà ở từ 50 dB(a) đến 70 dB(a). Khi nghiên cứu tiếng ồn, nguồn sinh ra nó phụ thuộc vào: • Số lượng xe ô tô , xe tải chạy • Vận tộc trung bình của nó • Chất lượng vật liệu làm đường • Sự phản âm do vật quanh đường Theo kết quả nghiên cứu của Hà Lan tiếng ồn phụ thuộc vào vận tốc xe chạy, số lượng tham gia và thống kê ở bảng sau. Bảng 4.2: Quan hệ giữa số lượng xe và vận tốc chạy với độ ồn phát ra dB(a). Số ô tô/h 50 km/h 70 km/h 100 km/h 200 67.5 70 75 300 69.5 72 77 400 70.5 73 78 500 71.5 74 79 600 72.5 75 80 800 73.5 76 81 1000 74.5 77 82 1300 75.5 78 83 1500 76.5 79 84 2000 77.5 80 85 133
  16. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình Để giảm tiếng ồn đến khu nhà ở thì khoảng cách đường tới khu này cần phải đủ xa. Ngoài ra yếu tố khác như địa hình, vận tốc gió thổi và môi trường không khí cũng ảnh hưởn trực tiếp đến hạn việc lan truyền tiếng ồn trong không gian. - Yếu tố địa hình: Nếu phần mặt đất từ đường đến khu nhà ở là đất cát hay vật liệu mềm, rời sự lan truyền tiếng ồn là khó khăn. Hệ số giảm âm khi này ta coi là 1. Nhưng nếu là vật liệu cững thì khả năng giảm âm là rất yếu. Hệ số giảm âm được coi là 0. - Hệ số do gió: Hệ số này kể đến ảnh hưởng của yếu tố khí hậu như vận tốc gió, nhiệt độ và lượng mưa đến khả năng lan truyền âm trong không gian. Mặt khác đặc trưng riêng của mỗi căn hộ cũng chịu sự tương phản âm cũng khác nhau . - Hệ số không khí: Hệ số này xem xét độ giảm âm theo đặc trưng của các phân tử không khí trong môi trường đo lường. Tổ hợp ảnh hưởng từ các yếu tố xem bảng sau. Bảng 4.3: Độ giảm tiếng ồn khi xét đến các yếu tố không gian Độ giảm tối đa do không gian Tổng cộng Giảm âm Khoảng cách dB(A) do vận đến nhà ở Địa hình Gió Không khí tốc (m) 4 6 2.6 0.3 0.2 9.1 8 9 3.0 0.5 0.2 12.7 10 10 3.2 0.6 0.2 14.0 25 14 4.5 1.4 0.5 20.4 50 17 5.5 2.0 0.6 25.1 100 20 6.0 3.0 1.1 30.1 150 22 6.0 3.2 1.4 32.4 200 23 6.0 3.3 1.9 34.2 Ví dụ: Tính toán mức độ ồn Tại giờ cao điểm có 800 xe chạy trên đường/ h. Một khu nhà cách đường 50 mét . Hãy kiểm tra lượng tiếng ồn có cho phép hay không tại khu nhà ở. Từ bảng 4.2 ta có nguồn tiếng ồn đo được là 73.5 dB(a). Nhà cách đường 50 mét, Lượng âm giảm đi 25.1 dB(a). Như vậy âm lượng tại khu nhà ở có trị số là: 73.5 – 25.1 = 48.4 dB(a). So sánh với quy định chung giới hạn 50 – 70 dB(a) như vậy tiếng ồn ảnh hưởng từ đường giao thông đến khu nhà là cho phép ( < 50 dB(a) ). Để ít bị ảnh hưởng của tiếng ồn tới khu dân cư, người ta có thể đưa ra các giải pháp sau: • Đường mới làm cần xa khu dân cư • Làm hàng rào chắn tiếng ồn • Làm khu nhà kho, khu bến bãi ngăn cách nguồn gây tiếng ồn đến khu dân cư. Ô nhiễm không khí 134
  17. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình Ô nhiễm không khí nguyên do nhiều nguyên nhân. Xét ở góc độ giao thông ô nhiễm do chất thải của động cơ và do phương tiện vận tải mang theo bụi tới môi trường. Để kiểm tra độ ô nhiễm ta cần chú ý 2 yếu tố chính sau: - Hàm lượng CO : Tiêu chuẩn 135 mg/m3/h - Hàm lượng NO : Tiêu chuẩn 6000 mg/m3/8 giờ. Để hạn chế ô nhiễm do giao thông gây ra có thể thay đổi loại động cơ và hệ thống lọc khói sau khi xả. 4.4.1.3. Phương pháp chức năng trong hạ tầng cơ sở Việc phân loại chức năng của thành phố sẽ là cơ sở cho công tác lập quy hoạch xét về mức độ quan trọng của mỗi đối tượng trong hệ thống liên hoàn. Phân cấp thành phố đô thị có thể phân ra các cấp sau: 1)Thành phố, đô thị rất quan trọng : Nó có vị trí quan trọng tại cấp xem xét và còn có vị trí quan trọng nữa xét ở mức cao hơn. 2) Thành phố quan trọng: Vị trí quan trọng trong phạm vi xem xét 3) Thành phố, đô thị mức quan trọng vừa phải: Thành phố đô thị xếp dưới mức hai. Hình 4.2: Các dạng phân cấp thành thị và phân cấp hạ tầng cơ sở Phân cấp thành phố dựa trên cơ sở chức năng ( tầm quan trọng và phân cấp) điều này cũng là cơ sở của việc thiếp lập hệ thống đường giao thông với cấp tương xứng đối thành phố hoạt động. Mô hình tổng quát của phân cấp này thể hiện trên hình sau: 135
  18. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình Thành phố cấp cao Thành phố cấp cao Vùng phụ cận Thị xã, làng bản Hình 4.3: Phân cấp thành phố theo hình tháp Chức năng đường Giao thông C,N liên thông Tiếp cận Chức năng sinh hoạt Quy hoạch thị Chức năng khác xã Cộng đồng Vệ sinh Hình 4.4. Chức năng đường Chức năng giao thông hạ tầng Để làm được chức năng này trong quy hoạch ta cần làm rõ các vấn đề sau: Vị trí, thời gian và chất lượng của đường nối và phân cấp của nó: Trung ương, tỉnh, thành phố vệ tinh, thành phố phụ cận... Ở các cấp khác nhau mức độ ưu tiên đường nối cũng có vị trí tương xứng: • Đường cao tốc, đường chính • Đường cấp hai, đường vùng, khu vực • Đường cấp ba, đường thị trấn. Hệ thống đường thành phố lại được phân cấp như sau: • Đường chính, đại lộ • Đường nối vùng ngoại ô 136
  19. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình • Đường nối nội vùng • Đường phố 4.4.1.4. Chất lượng của đường nối và bố trí tuyến Yêu cầu giao thông Yêu cầu chính của hệ thống đường là: • Có bao nhiêu phương tiện tham gia giao thông • Mục tiêu đi lại • Thời gian và chu kỳ đi lại • Loại phương tiện • Tuyến đi Chất lượng của đường nối và độ bền Chất lượng của đường nối có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giao thông về giá thành và vận tốc của phương tiện sử dụng đường. Để thể hiện tính ưu việt của đường nối nó cần làm rõ những mặt sau: tuyến đi, vận tốc và giá thành. Tuyến đường chịu sự chi phối của hệ thống nó thể hiện đặc trưng qua các yếu tố sau: Kết cấu hạ tầng liên thông, mật độ tham gia giao thông và hình dạng lưới phân bố. Đặc trưng cho tuyến là hệ số “khúc khuỷu”, là tỷ số của : khoảng cách tuyến thực/ khoảng cách theo đường chim bay (đường thẳng). Bền vững tuyến – Z được biểu thị như sau: Z = 1/ chất lượng đường nối Zij = tij + kij / γ Trong đó: Z ij = Độ bền tuyến (h) t ij = Thời gian đi từ i đến j (h) k ij = Chi phí đi từ i đến j (f) γ = ước lượng thời gian Mô hình tương tác không gian Phân phối không gian của yêu cầu giao thông có vai trò quan trọng trong phân tích hệ thống giao thông. Thiết kế không gian chỉ ra số lượng tuyến đường trong phạm vi nghiên cứu. Phân phối này bắt nguồn từ các hoạt động kinh tế xã hội của con người trong khu vực. 137
  20. Chương 4: Quy hoạch theo nhóm công trình Yêu cầu giao thông giữa điểm i và j phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: • Khả năng giao thông của điểm xuất phát i • Khả năng tiếp nối của điểm đến j • Chất lượng nối giữa hai vùng i và j Khoảng cách Từ Đến Hình 4.5 : Lưới biểu diễn nơi xuất phát và nơi đến trong hệ thống giao thông Sự tương tác không gian hoặc mô hình phân phối được bắt đầu từ công thức sau: T ij = qi * Xi * Fij Trong đó: T ij = Số tuyến giữa điểm i và j qI = Khả năng vận chuyển của vùng xuất phát i XI = Khả năng hấp dẫn của vùng đếnj Fij = Chất lượng nối thông Công thức này chỉ ra rằng số tuyến giữa các vùng phụ cận tỷ lệ với khả năng giao thông các nút đi và đến và chất lượng của nối thông. Điều này được minh hoạ trong bảng sau. 138
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2